Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam

pdf 2 trang thaodu 17081
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_vat_ly_chuyen_n.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NAM Năm học 2019-2020 Môn: Vật lí - Đề chuyên ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi có02 trang) Câu1. (1,5 điểm) Trên đoạn đường thẳng dài, có hai ô tô L (m) chuyển động đều với tốc độ v1 và xe thứ nhất xuất 500 phát trước xe thứ hai. Trên đường đi, chúng gặp một 200 cái cầu và khi đi trên cầu tốc độ của mỗi xe là v2 0 40 65 90 115 t (s) không đổi. Hình 1 vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khoảng cách L giữa hai ô tô vào thời gian t. Hình 1 1. Xác định khoảng thời gian xe thứ nhất xuất phát trước xe thứ hai. 2. Xác định các tốc độ v1; v2. 3. Xác định chiều dài của cầu. Câu 2. (2,0 điểm) Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 25oC. Để đun nước, người ta dùng một bếp điện loại 220V-1200W, hiệu suất 70%. Biết rằng nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt của ấm và nước ra môi trường. Bỏ qua sự thay đổi điện trở của bếp theo nhiệt độ. 1. Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước đó. 2. Bếp được cung cấp hiệu điện thế 220V. Tính thời gian cần để đun sôi nước. 3. Bếp được cung cấp hiệu điện thế 200V. Tính thời gian cần để đun sôi nước. Câu 3. (2,5 điểm) Cho mạch điện như Hình 2. Cho U = 36V luôn U r không đổi, r = 1,5 , điện trở toàn phần của biến trở Rb = 10. Đèn Đ1ghi 6V - 6W, đèn Đ2ghi 3V-6W. Đ2 Rb 1. Xác định vị trí của con chạy C trên biến trở để cả 2 đèn sáng bình thường. N A C B 2.Thay đèn Đ1 bằng điện trở R1 = 6 . Xác định vị trícủa con chạy C trên biến trở để Đ1 Hình 2 a. đèn Đ2 sáng bình thường. b. công suất tiêu thụ trên đèn Đ2 là nhỏ nhất. Tính công suất đó. (Coi rằng điện trở của các bóng đèn là không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ). Câu 4. (2,0 điểm) Tại điểm A nằm trên trục chính() của một thấu kính, đặt một ngọn nến cao h0=3cm vuông góc với trục () . Phía sau thấu kính (theo chiều truyền ánh sáng), tại điểm A’cách A một khoảng 45cm, đặt một màn hứng ảnh. Điều chỉnh vị trí của thấu kính để thuđược ảnh rõ nét của ngọn nến trên màn hứng ảnh và ảnh này cao 6cm. 1
  2. 1. Vẽ hình tạo ảnh. Xác địnhloại thấu kính và tiêu cự của thấu kính. 2. Khi cây nến cháy, độ cao của cây nến giảm đều theo thời gian và sau 10 phút thì cháy hết. Hãy viết biểu thức và vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của chiều cao ảnh của ngọn nến theo thời gian. 3. Giữ cố định vị trí ngọn nến và di chuyển màn hứng ảnh dọc theo trục () tới một vị trí mà tại đó, chỉ cómột vị trí duy nhất đặt thấu kính để thu được ảnh rõ nét trên màn. Xác định khoảng cần dịch chuyển của màn. 1 1 1 (Lưu ý: thí sinh được sử dụng trực tiếp công thức =+ để giải bài toán). f d d ' Câu 5. (1,0 điểm) Trong một trò chơi, trên đoạn AA’ và A A’ BB’ đặt song song nhau, người ta để các quả bóng màu xanh liên tiếp nhau trên AA’, để M N các quả bóng màu đỏ liên tiếp nhau trên BB’. h Biết AA’ = BB’; M là trung điểm AB còn N là trung điểm A’B’. (Hình 3) B Hình 3 B’ Nhiệm vụ của người chơi là xuất phát từ M, chạy tới lấy 4 quả bóng theo tứ tự bắt buộc là bóng xanh - bóng đỏ - bóng xanh - bóng đỏ, rồi mang về đích tại N. 1. Giả sử rằng mọi người chơi đều có khả năng chạy với tốc độ tối đa như nhau thì người chơi phải chạy theo con đường nào để tới đích với thời gian ngắn nhất? Vẽ hình để chỉ rõ đường chạy và giải thích. 2. Cho AA’ = BB’ = 40m; AB = 10m và tốc độ chạy tối đa của người chơi là 5m/s. Thời gian lấy bóng trung bình là 2s/quả. Tính khoảng thời gian ngắn nhất để hoàn thành yêu cầu của trò chơi. Câu 6. (1,0 điểm) 1. Cho các dụng cụ: 1 nguồn điện U; 1 bóng đèn Đ; 1 chuông điện C; 2 khóa K1, K2; dây dẫn điện. Hãy vẽhai sơ đồ mạch điệnthỏa mãn đồng thời những yêu cầu sau: khi K1 đóng, K2 mở thì đèn sáng; khi K2đóng, K1 mở thì chuông reo. 2. Cho các dụng cụ: 1 nguồn điện U; 1 bóng đèn Đ; 1 chuông điện C; 3 khóa K1, K2 , K3; dây dẫn điện. Hãy vẽ một sơ đồ mạch điệnthỏa mãn đồng thời những yêu cầu sau: khi K1 đóng, K2 và K3 mở thì đèn sáng; khi K2đóng, K1 và K3 mở thì chuông reo;khi K3đóng, K1 và K2 mở thì đèn sáng và chuông reo. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: . 2