Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Tỉnh Nghệ An

docx 23 trang thaodu 13351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NGHỆ AN NĂM HỌC 2018- 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạncó thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn- Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu : Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm. Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Đề 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đoạn trích sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.131) Đề 1 Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều- Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93- 94)
  2. Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận 0,5 điểm 2 Thành phần biệt lập tình thái : Chắc chắn 0,5 điểm 3 Học sinh có thể nêu một trong hai biện pháp tu từ sau: 0,5 - Điệp ngữ/ điệp cấu trúc câu điểm - Liệt kê 4 Nội dung chính của đoạn trích là lời nhắn nhủ: 0,5 - Mỗi con người sinh ra trên đời đều đã có sẵn những giá trị riêng không trộn lẫn điểm với bất kì ai khác. - Chúng ta cần phải tự tin vào bản thân, biết trân trọng, tự hào về giá trị của chính mình và phát huy những điều đó để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Câu Nội dung Điểm Phần II LÀM VĂN 1 Phần làm văn nghị luận xã hội : Viết bài văn ngắn bàn về vấn đề: Đừng xấu hổ khi không 3,0 điểm biết, chỉ xấu hổ khi không học. a.Bài viết ngắn gọn, đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0,5 điểm bài. Mở bài nêu được vấn đề , thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi 0,25 điểm không học.
  3. - Mở rộng: 0,25 điểm + Không nên lấy quan điểm đừng xấu hổ khi không biết để ngụy biện cho sự non kém 0,25 điểm của bản thân. + Biết xấu hổ khi không học cũng chính là biết giữ lòng tự trọng, từ đó biết cố gắng nâng cao và khẳng định giá trị bản thân. * Bài học về nhận thức và hành động: - Cần nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc không học để từ đó có ý thức cầu thị, có niềm đam mê tìm tòi, học hỏi. - Khi học cần phải có mục tiêu, có phương pháp, có sự lựa chọn đúng đắn và học phải kết hợp với hành.
  4. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 điểm
  5. 2 Phần làm văn nghị luận văn học (chọn 01 trong 02 đề)
  6. Đề 1: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích 5,0 điểm
  7. a.Bài viết ngắn gọn, đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0,5 điểm bài. Mở bài nêu được vấn đề , thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  8. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích 0,5 điểm
  9. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, 0,25 điểm kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng 0,25 điểm - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 1,75 điểm - Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được tác giả khắc họa trong cảnh ngộ đặc biệt: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, một mình bơ vơ nơi đất khách quê người, lòng cô đơn, buồn tủi, ngổn ngang trăm mối - Vẻ đẹp của Thúy Kiều: + Thủy chung, son sắt với người yêu + Hiếu thảo với cha mẹ + Tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu, vị tha: trong tình cảnh cô đơn, bị đọa đày về tinh thần nhưng nàng Kiều lại xót xa cho người thân trước khi nghĩ đến mình.
  10. Phần Câu Nội dung Điểm
  11. - Vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du thể hiện qua hình thức nghệ thuật 0,5 điểm đặc săc: thể thơ lục bát, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, điển tích điển cố, cách sử 0,5 điểm dụng từ và thành ngữ - Qua khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ: ngợi ca vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến; thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật trong từng cảnh ngộ
  12. d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 điểm
  13. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 điểm
  14. Đề 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong 5,0 điểm đoạn trích
  15. a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu 0,5 điểm được vấn đề , thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  16. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường 0,5 điểm Trường Sơn trong đoạn trích
  17. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
  18. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 0,25 điểm
  19. - Vẻ đẹp của người lính lái xe được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh chiến đấu đặc biệt: 0,25 điểm lái những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt.
  20. - Vẻ đẹp của người lính lái xe: 1,75 điểm + Tư thế chiến đấu hiên ngang, ung dung + Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, yêu đời + Nét tinh nghịch, tếu táo.
  21. - Vẻ đẹp của người lính lái xe được tác giả thể hiện qua hình thức nghệ thuật: thể thơ tự 0,5 điểm do; ngôn ngữ thơ giàu tính khẩu ngữ; hình ảnh thơ chân thực, bay bổng; các biện pháp tu từ đặc sắc; giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn - Tình cảm của tác giả: tin yêu, tự hào, ngợi ca, khâm phục đối với người lính lái xe trên tuyến đường Trường 0,5 điểm Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung. d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 điểm