Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023

docx 7 trang Hàn Vy 03/03/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023

  1. BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG, CHIA SẺ Thời gian thực hiện: 2 tiết I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: Nêu được: - Khái niệm quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Những việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Những biểu hiện trái với sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ cần phê phán, lên án. 2.Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: - Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về quan tâm, cảm thông và chia sẻ theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn của con người với con người. - Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính. 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ để chuẩn bị vào bài học mới. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì? Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Nhìn hình đoán chữ, ca dao, tục ngữ” c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Ví dụ: Quan tâm Chia sẻ d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giới thiệu trò chơi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trình bày câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học. 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm quan tâm, cảm thông và chia sẻ b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, cùng Thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung câu chuyện “Mười năm cõng bạn đến trường”, - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì? c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh. Câu hỏi Trả lời Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện + Mỗi ngày hai lần, dù nắng hay mưa, Hiếu sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của Hiếu và vẫn luôn đưa Minh đến trường. Minh? + Khi có xe đạp, Hiếu vẫn tiếp tục chở Minh đi học.
  3. + Khi học Đại học, tuy khác trường nhưng hai bạn vẫn thường xuyên động viên, quan tâm lẫn nhau. Cảm nhận của em sau khi đọc xong câu Em cảm thấy tình bạn của hai bạn Hiếu và chuyện? Minh rất vĩ đại. + Em rất thán phục trước tình cảm bạn bè của hai bạn, sự hi sinh quan tâm động viên của Hiếu dành cho Minh. Thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Khái niệm/ SGK d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Khái niệm ứng phó với tình huống căng I. Khám phá thẳng: 1. Khái niệm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Quan tâm là thường xuyên - GV phát PHT, HD thảo luận. Từ đó dẫn dắt HS: tìm chú ý đến người khác. hiểu khái niệm quan tâm, chia sẻ - Cảm thông là đặt mình vào Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập vị trí của người khác, nhận - Học sinh làm việc nhóm suy nghĩ, trả lời. biết và hiểu được cảm xúc của họ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chia sẻ là sự đồng cảm, - Hs Trả lời. san sẻ với người khác khi - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực gặp khó khăn, hoạn nạn hiện, gợi ý nếu cần theo khả năng của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ a. Mục tiêu: - Liệt kê được các biểu hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS trò chơi Tiếp sức. Lớp chia thành 4 đội, 2 đội thi viết các biểu hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ lên bảng, 2 đội thi viết những biểu hiện của không quan tâm, chia sẻ lên bảng. Đội nhanh, nhiều đáp án đúng nhất chiến thắng c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các đội d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 2. Biểu hiện của quan GV phổ biến luật chơi, yêu cầu HS Quan sát tranh/ sách tâm, cảm thông và chia sẻ GK trang 12 và tổ chức trò chơi Biểu hiện của sự quan tâm, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập cảm thông và chia sẻ trong - HS: cuộc sống: + Nghe hướng dẫn. +Tham gia chơi. + Giúp đỡ người khác khi - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực họ gặp khó khăn. + Quan tâm đến mọi người hiện, gợi ý nếu cần trong mọi hoàn cảnh. Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận + Biết lắng nghe và đặt GV: mình vào vị trí của họ. - Yêu cầu HS nhận xét chéo. + Khích lệ, động viên khi HS: họ gặp trở ngại trong cuộc - Nhận xét cho nhóm bạn. Báo cáo điểm. sống. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn
  4. -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt KT * GV tổ chức cho HS HĐ cặp đôi trao đổi các câu hỏi về các tình huống / SGK/ 12 Cho HS xem video, giáo dục KNS, liên hệ giáo dục HS. - Trong cuộc sống chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau vì: + Hành động quan tâm, chia sẻ sẽ giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. + Bản thân chúng ta cũng nhận được nhiều niềm vui, cảm thấy sống có ích, cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn. - Chúng ta cần khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp. Việc chúng ta cần: + Giải thích cho bạn bè hiểu ý nghĩa của việc biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. + Cùng với bạn bè tìm hiểu và giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh chúng ta. + Khuyên nhủ bạn nếu bạn có thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ a. Mục tiêu: - Hiểu vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua câu hỏi HĐ cá nhân để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. + Đặt tên cho câu chuyện: Cái giá của sự chia sẻ, Cho đi là nhận lại, + Bài học: Phải biết giúp đỡ người khác họ gặp khó khăn. d. Tổ chức thực hiện: 3. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ + Hành động quan tâm, chia sẻ sẽ giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. + Bản thân chúng ta cũng nhận được nhiều niềm vui, cảm thấy sống có ích,
  5. cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn. + Phải biết giúp đỡ người khác họ gặp khó khăn. + Cho đi là nhận lại 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Nội dung: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Theo dõi và trả lời tình huống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: III. Luyện tập BT 1: 1.Bài tập 1 BT 2: GV hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, 2 Những hành động, lời nói sách giáo khoa trang 14,15. Cho HS sắm vai thực hiện thể hiện sự quan tâm, tiểu phẩm, đưa ra cách giải quyết cảm thông và chia sẻ của Học sinh HĐ nhóm. em với bố mẹ, người thân N1,2: Tình huống 1 trong gia đình: + Giúp bố mẹ làm việc nhà. + Hỏi: Nay bố/ me có đi làm mệt không ạ? Bố/ mẹ có cần con giúp việc gì không ạ? + Chăm sóc em trai khi em bị ốm. N3,4: Tình huống 2 2. Bài tập 2. + Đóng vai P: “Đúng đây là việc của cô lao công và cũng là việc của chúng mình nữa. M nghĩ xem nếu như cậu vứt cốc bỏ vào thùng rác thì cô lao công sẽ không phải nhặt và vứt nó nữa, cô sẽ đỡ vất vả hơn. Nếu như tất cả học sinh đều làm thế, thì cô sẽ vất vả đến nhường nào. Chúng mình phải biết cảm thông và giúp đỡ người khác từ những điều nhỏ nhặt nhất”. GV gọi từng nhóm trình diễn, nhận xét, bổ sung
  6. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả cá nhân, tiểu phẩm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh thực hành hoạt động Thiết kế, chiếc thiếp yêu thương, gửi bạn bè, người thân, người cần giúp đỡ c. Sản phẩm: Sản phẩm của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho HS HĐ cá nhân Gv chiếu nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thiết kế thiệp Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Hs chủ động tìm hiểu, xây dựng bài báo cáo. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần); giúp đỡ, gợi ý học sinh trong hình thức trình bày. HS: - Trình bày kết quả làm việc. Trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày . - Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.