Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chủ đề 4: Định luật tuần hoàn

docx 21 trang thaodu 5750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chủ đề 4: Định luật tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_chu_de_4_dinh_luat_tuan_hoan.docx

Nội dung text: Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chủ đề 4: Định luật tuần hoàn

  1. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC MỤC LỤC Tiết 1, 2. ÔN TẬP 3 Chủ đề 1 (tiết 3, 4, 5, 6): THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ 6 Chủ đề 2 (tiết 7 đến 11): CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ 9 Tiết 12. KIỂM TRA 1 TIẾT 17 Chủ đề 3 (tiết 13, 14): BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 20 Chủ đề 4 (tiết 15 đến 20): ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 27 Tiết 21. KIỂM TRA 1 TIẾT 46 Chủ đề 5 (tiết 22, 23, 24, 25): LIÊN KẾT HOÁ HỌC 48 Bài 15 (tiết 26). HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ 56 Bài 16 (tiết 27, 28). LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC 58 Chủ đề 6 (tiết 29 đến 34): PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ 60 Tiết 35. ÔN TẬP HỌC KÌ I 68 Tiết 36. THI HỌC KÌ 1 71 Bài 21 (tiết 37): KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN 72 Bài 22 (tiết 38): CLO 77 Bài 23 (tiết 39, 40): HIDRO CLORUA- AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA 82 CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO 89 Bài 24 (tiết 42): SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO 93 Bài 25 (tiết 43, 44): FLO- BROM- IOT 97 Bài 26 (tiết 45, 46). BÀI LUYỆN TẬP : TÍNH CHẤT CỦA FLO, BROM. IOT VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 104 Bài 28 (tiết 47). BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT 108 Tiết 48. KIỂM TRA 1 TIẾT 111 Bài 29 (tiết 49, 50): OXI - OZON 115 Bài 30 (tiết 51): LƯU HUỲNH 120 Bài 31 (tiết 52). BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 124 BÀI 32 (tiết 53, 54): HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT 125 Bài 33 (tiết 55, 56): AXIT SUFURIC. MUỐI SUNFAT 132 Bài 34 (tiết 57, 58). LUYỆN TẬP OXI VÀ LƯU HUỲNH 138 BÀI 35 (tiết 59): BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HỢP CHẤT LƯU HUỲNH 143 Tiết 60. KIỂM TRA 1 TIẾT 146 BÀI 36 (tiết 61, 62): TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 149 BÀI 37 (tiết 63): BÀI THỰC HÀNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 157 Bài 38 (tiết 64, 65). CÂN BẰNG HOÁ HỌC 160 Trang 1
  2. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Bài 39 (tiết 66, 67). Luyện tập: CÂN BẰNG HOÁ HỌC 163 Tiết 68, 69. ÔN THI HỌC KÌ 2 164 Trang 2
  3. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Thầy cô có nhu cầu giao lưu xin liên hệ email: ch_luuthanhdu@yahoo.com Khối 10: 400K; khối 11 400K; khối 12 400K Thầy cô giao lưu cả 3 khối 900K ĐT/Zalo: 0919.064.357 Chủ đề 4 (tiết 15 đến 20): ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Giới thiệu chung chủ đề: Sự biến đổi tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một kiến thức đại cương rất quan trọng trong chương trình giáo dục THPT. Sau khi tìm hiểu sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, học sinh đã nắm được cấu tạo và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn để từ đó giúp học sinh biết được sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi tuần hoàn tính chất của chúng Trong chuyên đề này chúng tôi xây dựng nội dung cho bài 8, bài 9, bài 10 và bài 11 gồm những nội dung chủ yếu sau( thứ tự tiết theo ppct) Tiết 14- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố hóa học. Tiết 15 - Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn. Tiết 16- Hóa trị- thành phần của các hợp chất- định luật tuần hoàn Tiết 17- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Tiết 18, tiết 19: Luyện tập Thời lượng dự kiến thực hiện chuyên đề: 6 tiết (a) I. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức - Học sinh biết được cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn. - Biết được số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. - Học sinh hiểu được thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. - Hiểu khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro. - Hiểu được sự biến thiên tính chất oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A. Kĩ năng - Học sinh vận dụng nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số electron hóa trị của nó. Từ đó, dự đoán tính chất của nguyên tố. - Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất của nguyên tố. - Học sinh vận dụng các quy luật tuần hoàn để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới. - Học sinh được rèn luyện giải các bài tập liên quan đến bảng tuần hoàn: Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo; Quan hệ giữa vị trí và tính chất; So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. Thái độ - Thông qua việc dạy học chương này, Giáo viên truyền đạt tới học sinh một định luật tổng quát của tự nhiên là định luật tuần hoàn. - Trong hóa học, định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn vạch ra hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học, giúp học sinh học tập một cách hệ thống và biết suy luận quy luật. Từ đó, thêm niềm say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học. - Trong cuộc sống con người, trong thiên nhiên cũng có nhiều diễn biến tuần hoàn. - Về mặt tư tưởng, định luật tuần hoàn góp phân hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực tự học; năng lực hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Trang 3
  4. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC - Năng lực vận dụng kiến thức định luật tuần hoàn vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học viên 1. Giáo viên - Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A được photocopy thành khổ lớn (Bảng 5/trang 38/SGK). - Bảng bán kính nguyên tử của một số nguyên tố nhóm A được photocopy thành khổ lớn (Hình 2.1/trang 43/SGK). - Bảng giá trị độ âm điện của một số nguyên tố nhóm A theo Pau-linh được photocopy thành khổ lớn (Bảng 6/trang 45/SGK). - Bảng sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố nhóm A được photocopy thành khổ lớn (Bảng 7/trang 46/SGK). - Bảng sự biến đổi tính axit – bazo được photocopy thành khổ lớn (Bảng 8/trang 46/SGK). 2. Học sinh - Học bài cũ có liên quan đến nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và cấu tạo bảng tuần hoàn: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố. III. Chuỗi các hoạt động học 1. Giới thiệu chung Nội dung sự biến đổi tuần hoàn và ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có liên quan đến kiến thức về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và cấu tạo bảng tuần hoàn. Mặt khác trong chương trình THCS ở lớp 9 các em đã được giới thiệu qua về sự biến thiên tuần hoàn cấu tạo nguyên tử và tính chất các nguyên tố của Bảng HTTH các nguyên tố hóa học, nên được khai thác trong hoạt động trải nghiệm kết nối. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): hoạt động được thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức học sinh đã được học từ chuyên đề mở đầu bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhằm gây hứng thú, tò mò cho học sinh tìm hiểu về quy luật biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học cũng như sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học (tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa trị, oxit và hiđroxit) và nội dung định luật tuần hoàn. Các nội dung kiến thức này được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh. Thông qua các kiến thức đã học, học sinh suy luận để rút ra các kiến thức mới. Cụ thể học sinh tự rút ra được: - Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn. - Từ vị trí của nguyên tố trong nhóm A suy ra được số electron hóa trị của nó, từ đó dự đoán tính chất của nguyên tố. - Sự biến đổi tuần hoàn của tính kinh loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro. - Ý nghĩa của định luật tuần hoàn gắn liền với quy luật tuần hoàn trong đời sống. Hoạt động luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài (quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, quan hệ giữa vị trí và tính chất, so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận và giải thích được nguyên nhân của định luật tuần hoàn. ). Hoạt động ứng dụng, tìm tòi, mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập nâng cao kiến thức và không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm, tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh tham gia, nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. 2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học Tiết 15 A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) a) Mục tiêu của hoạt động Trang 4
  5. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Huy động các kiến thức về Bảng HTTH các nguyên tố hóa học mà học sinh đã được học trong chương trình THCS-lớp 9 và dựa vào chương mở đầu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh từ đó rút ra cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn. Nội dung HĐ: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Biết được sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron hóa trị qua mỗi chu kì. b) Phương thức tổ chức HĐ - GV cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - Sau đó giáo viên cho cả lớp hoạt động chung bằng cách cử 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung; hoàn thiện phiếu học tập. - Dự kiến một số vướng mắc của học sinh để hỗ trợ khó khăn của học sinh. - Giáo viên không chốt kiến thức mà liệt kê kiến thức từ đó dẫn dắt gợi mở sự tò mò tìm hiểu tiếp bài học của học sinh. Các vấn đề này sẽ được giả quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( GV cho HS làm bài trên lớp, thời gian 10 phút) HS dựa vào kiến thức đã học trong chuyên đề mở đầu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và sưu tầm tài liệu có liên quan đến bảng HTTH các nguyên tố hóa học hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? Câu 2: Nhóm nguyên tố là gì? Chu kì là gì? Các nguyên tố nhóm A có cấu hình electron hóa trị biến đổi như thế nào qua mỗi chu kì? c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hóa học(35 phút) 1. Mục tiêu: - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. 2. Phương thức tổ chức hoạt động: GV cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1; sau đó GV cho HS hoạt động chung cả lớp để bổ sung cho hoàn chỉnh: Phiếu học tập số 2: 1. Quan sát cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì 2, 3 và nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử . Nó thay đổi như thế nào qua các chu kì? Từ đó có nhận xét gì? Trang 5
  6. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 2. Nguyên tử của các nguyên tố ở trong 1 nhóm A có đặc điểm gì? Nhóm nào gồm các nguyên tố s, p? 3. Cho biết nhóm VIIIA, IA, VIIA gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm lớp e ngoài cùng của các nguyên tố trong các nhóm trên ra sao? Các nguyên tố nhóm IA và VIIA có những tính chất hóa học đặc trưng nào? Lấy ví dụ minh họa 3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => chúng biến đổi một cách tuần hoàn. - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố. 2. Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A. Số TT của nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị -Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA. -Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA VIIIA. 3. a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm) - Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn - Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He) - Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntử b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm) - Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr* - Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm) - Tính chất hoá học: + T/d với oxi tạo oxít bazơ + T/d với Phi kim tạo muối + T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2 c.Nhóm VIIA (Nhóm Halogen) - Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At* - Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm) -Tính chất hoá học: + T/d với oxi tạo oxit axit + T/d với kim loại tạo muối + T/d với H2 tạo hợp chất khí. - Đánh giá hoạt động: thông qua quan sát: thông qua quá trình hoạt động nhóm của HS. GV cần quan sát kĩ các nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung kịp thời Tiết 16 Hoạt động 2: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các đơn chất(45 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử). Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập. HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. Trang 6
  7. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về các đặc điểm của lớp e, số e lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử. PHIẾU HỌC TẬP 3 Câu 1: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau: A. F, O, N, C, B, Be, Li B. Li, B, Be, N, C, F, O C. Be, Li, C, B, O, N, F D. N, O, F, Li, Be, B, C Câu 2: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim D. B và C đều đúng Câu 3: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố: A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim D. A và C đều đúng c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập. 1. Tính kim loại – phi kim : Tính kim loại : M Mn+ + ne - Tính KL là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e để trở thành ion dương. - Nguyên tử càng dễ nhường e tính KL càng mạnh Tính phi kim: X + ne Xn- - Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm. - Nguyên tử càng dễ nhận e tính PK càng mạnh. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua HĐ chung: Viết quá trình hình thành ion của Na, Ca, Al, N, P, O. GV nhận xét, đánh giá chung. 2/ Sự biến đổi tính kim loại – phi kim : a/ Trong một chu kì : Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần. Giải thích: Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải: Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng bán kính giảm khả năng nhường e giảm( Tính KL yếu dần) khả năng nhận thêm e tăng dần => tính PK mạnh dần b/ Trong một nhóm A : Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính PK giảm dần. Giải thích: Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống : Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn khả năng nhường e tăng tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm => tính PK giảm. * Kết luận : Trang 7
  8. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Tính KL-PK biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua HĐ chung cả lớp, GV: Dựa vào BTH xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại mạnh dần: Na; K; S; F. Gv hướng dẫn HS chốt được kiến thức về sự biến đổi tuần hoàn tính chất. 3/ Độ âm điện : a/ Khái niệm Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. b/ Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố. Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần. Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần. Kết luận : Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về sự biến đổi độ âm điện. Tiết 17 Hoạt động 3 : Hoá trị của các nguyên tố hoá học( 20 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì. - Quy luật biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A . (Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3). -Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: +GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 4. 1.Điền các thông tin vào bảng sau Nguyên tố Na Mg Al Si P S Cl Oxit cao nhất Hóa trị cao nhất với oxi Hợp chất khí với Hiđro Hóa trị với Hiđro 2. Nhận xét quy luật biến đổi hóa trị (trong hợp chất với H và trong oxit cao nhất của chúng) 3. Mối quan hệ giữa hóa trị trong hợp chất với H và trong oxit cao nhất của cùng một nguyên tố +HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. + HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: +Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. - Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1. - Hóa trị của nguyên tố trong oxit cao nhất bằng STT của nhóm - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với H + Hóa trị của nguyên tố trong oxit cao nhất bằng 8. Trang 8
  9. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC - Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Hoạt động 4 : oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A( 25 phút) a. Mục tiêu hoạt động: - Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A. - khái quát các quy luật đã học hình thành nội dung định luật tuần hoàn. -Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b. Phương thức tổ chức HĐ: +GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2. Phiếu học tập số 5. 1. Điền các thông tin vào bảng sau Nguyên tố Na Mg Al Si P S Cl Oxit cao nhất Tính axit- bazo Hiđroxit tương ứng Tính axit- bazo 2. nhận xét quy luật biến đổi tính axit- bazo của các Oxit và Hiđroxit 3. Khái quát các quy luật đã học thành định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học +HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. +HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: +Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 Al O Na O MgO 2 3 SiO P O 2 Oxit 2 2 5 SO Cl O Oxit Oxit Oxit Oxit Oxit 3 2 7 Lưỡng Oxit axit Oxit axit bazơ bazơ axit axit tính NaOH HClO Mg(OH) Al(OH) H SiO H PO H SO 4 Bazơ 2 3 2 3 3 4 2 4 Axit Bazơ Hidroxit Axit Axit Axit mạnh rất yếu lưỡng tính yếu TB mạnh Hidroxit kiềm mạnh Bazơ Axit - Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần. - Trong 1 nhóm A : Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN : “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử” Tiết 18 Hoạt động 5 : Mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố( 45 phút) a. Mục tiêu hoạt động: Trang 9
  10. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC - Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. - Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: . Cấu hình electron nguyên tử . Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó. - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: + GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 3. Phiếu học tập số 6. Bài 1. Cho nguyên tố X có Z=16. a.Viết cấu e nguyên tử của nguyên tố X b. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH, tên nguyên tố X, X là kim loại hay phi kim c. Lập công thức phân tử oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng ,hợp chất với H của X. Bài 2. Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết: - Số proton, số electron trong nguyên tử? - Số lớp electron trong nguyên tử? - Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử? - Cấu hình e nguyên tử nguyên tố đó - Lập công thức phân tử oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng của nguyên tố đó Từ bài 1,2 yêu cầu học sinh khái quát mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: +Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 3 Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại. - Số thứ tự của nguyên tố  Số proton, số electron - Số thự tự của chu kì  Số lớp electron. - Số thứ tự của nhóm A  Số electron lớp ngoài cùng. Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó : - Tính kim loại, tính phi kim: .Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B) có tính kim loại. . Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim. - Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro. - Công thức oxit cao nhất. - Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA hchất oxit cao nhất R2O RO R2O3 RO2 2O5 RO3 R2O7 Hchất khí với hiđro RH4 RH3 RH2 RH - Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng. Tiết 19; 20 Hoạt động 5. Luyện tập (2 tiết) a) Mục tiêu hoạt động: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về sự biến đổi tuần hoan cấu hình e, tính chất đơn chất, hợp chất cũng như thành phần phân tử của hợp chất Kỹ năng: thiết lập mỗi quan hệ cấu tạo, vị trí và tính chất của một nguyên tố Trang 10
  11. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 7. b) Phương thức tổ chức HĐ: Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Dạng 1: Mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố, tính chất hợp chất 32 Câu 1/ Cho nguyên tử có kí hiệu 16 X a/ Xác định các giá trị A, Z, p, n, e? Tên X? Cấu hình e ? b/ Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn? c/ X là kim loại , phi kim hay khí hiếm? Giải thích? d/ Hóa trị cao nhất với oxi? Công thức oxit cao nhất? e/ Hóa trị với H trong hợp chất khí? Công thức hợp chất khí với H? ( nếu có). g/ Công thức hidroxit tương ứng ? Cho biết nó có tính axit hay bazơ? Câu 2/ Câu hỏi tương tự cho các nguyên tử có Z = 6,7,11,12,13,14,15,17,19,20 Câu 3/ Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VA. a/ Y có bao nhiêu lớp e? Y có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào? b/ Viết cấu hình e nguyên tử của Y? Câu 4/ Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIB. a/ Y có bao nhiêu lớp e? X có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào? b/ Viết cấu hình e nguyên tử của X? Câu 5/ X thuộc chu kì 4, có 9 e hóa trị . Xác định cấu hinh e của X? Câu 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X thuộc nhóm VIIA là 52 Viết cấu hình e và xác định vị trí của nguyên tố trong BTH? Câu 7: Một nguyên tử R có tổng số các hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 25 hạt. Xác định vị trí của R trong BTH? Dạng 2: So sánh tính chất các nguyên tố lân cận và hợp chất oxit, hidroxit của chúng Câu 1. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích? O, C, N, F, B, Be, Li Câu 2. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính kim loại? Giải thích? Na, Li, Cs, K, Rb Câu 3. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính phi kim? Giải thích? N, O, P, F Câu 4. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính kim loại? Giải thích? Na, K, Rb, Mg, Al Câu 5. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính phi kim? Giải thích? C, S, N, F, O, H, Si, Cl. Câu 6. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều giảmdần tính bazơ? Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3,P2O5, Cl2O7 Câu 7. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần tính axit? NaOH, H2SiO3,HClO4,, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4 Câu 8. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích? Si, S, Cl, Na, Cl, P, Mg, Al. Câu 9. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử? Giải thích? Be, Mg, Ca, Sr, Ba Dạng 3: Xác định hai nguyên tố cùng chu kì thuộc 2 ô liên tiếp, hai nhóm A liên tiếp. Trang 11
  12. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 1: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số đơn vị đthn của X và Y là 25. a) Xác định X và Y. Viết cấu hình e của X và Y. b) X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? CT oxit cao nhất và CT hợp chất khí với hidro của X và Y. Câu 2: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng chu kì ở hai ô liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số e của X và Y là 15. Xác định X và Y . Câu 3:X và Y thuộc cùng chu kì ở hai nhóm A liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số e của X và Y là 51. Xác định X,Y Câu 4: Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì. Xác định X và Y, viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất. Câu 5: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong BTH. B thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của A và B là 23. Xác định A, B. Viết cấu hình e và xác định tính chất hóa học cơ bản của chúng. Câu 6: Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân là 16. Y và Z kế tiếp thuộc hai ô kế tiếp - trong cùng chu kì. Tổng số e trong ion [XY3] là 32. Xác định X, Y, Z. Dạng 4: Xác định hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp. Câu 1. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 22. a) Xác định A và B b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 2. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52. a) Xác định A và B b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 3. Hai nguyên tố A và B thuộc có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết Avà B thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. a) Xác định A và B b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 4. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm A liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 19. Câu 5. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm A liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 25. Dạng 5: Xác định tên nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro Câu 1. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IIA chứa 71,43% khối lượng của R. Xác định tên R. Câu 2. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH 4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi. Tìm nguyên tố đó. Câu 3. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO 3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R. Câu 4. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R 2O5. Trong hợp chất của nó với hidro chứa thành phần khối lượng R là 82,35%. Tìm nguyên tố đó. Câu 5. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40. a) Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của R. b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó. Câu 6. Oxit cao nhất của một nguyên tử ứng với công thức RO 3. Trong hợp chất của nó với hidro chứa 17,65% hidro về khối lượng. Tìm nguyên tố đó. Câu 7. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH 3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% khối lượng của oxi. Tìm nguyên tố đó. Câu 8. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH 2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R. Trang 12
  13. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 9. Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17 : 71. Xác định tên R. Câu 10. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183. a) Xác định tên X. b) Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (lit) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y. Dạng 6: Xác định tên nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học Câu 1. Khi cho 3,33 g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,48 g hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó. Câu 2. Khi cho 0,6g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì có 0,336 lít hidro thoát ra (đktc). Gọi tên kim loại đó. Câu 3. Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thì thu được 5,6 (l) khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại đó. Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 5,85 (g) một kim loại B vào nước thì thu được 1,68 (l) khí (đkct). Xác định tên kim loại đó. Câu 5. Cho 3,33 (g) một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước (d = 1 g/ml) thì thu được 0,48 (g) khí H2 (đkc). a) Tìm tên kim loại đó. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Câu 6. Cho 0,72 (g) một kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672 (ml) khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại đó. Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 6,85 g một kim loại kiềm thổ R bằng 200 (ml) dung dịch HCl 2M. Để trung hòa lượng axit dư cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định tên kim loại trên. Câu 8. Để hòa tan hoàn toàn 1,16 (g) một hiđroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 (g) HCl. a) Xác định tên kim loại R, công thức hiđroxit. b) Viết cấu hình e của R biết R có số proton bằng số nơtron. Câu 9. Khi cho 5,1 (g) oxit kim loại M nhóm IIIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 6,675(g) muối clorua. a) Xác định tên kim loại M. b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 3,68 (g) một kim loại kiềm A vào 200 (g) nước thì thu được dung dịch X và một lượng khí H2. Nếu cho lượng khí này qua CuO dư ở nhiệt độ cao thì sinh ra 5,12 (g) Cu. a) Xác định tên kim loại A. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X. Câu 11: Khi cho 3,33 gam một kim loại tác dụng với nước thì thấy khối lượng dung dịch sau pư tăng 2,82 gam. Hãy cho biết tên kim loại đó? Câu 12. Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,17%. Tìm công thức của oxit kim loại đó? Câu 13: cho 2 nguyên tố kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Biết rằng 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Xác định tên hai kim loại đó? Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước được 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít kí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? a) Tìm tên hai kim loại. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A. Câu 16: Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % của chúng? Trang 13
  14. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 17: Hòa tan 28,4 gam hai muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dung dịch A. a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch A? b) Xác định hai kim loại, biết chúng ở hai chu kì liên tiếp nhau trong nhóm IIA? c) Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu? MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG ĐỀ THI ĐHCĐ Câu 1: (ĐH khối A – 2007) Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A. K+, Cl-, Ar B. Li+, F-, Ne C. Na+, Cl-, Ar D. Na+, F-, Ne Câu 2: (ĐH khối A – 2007) Anion X -, và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hóa học là A. X có STT 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA B. X có STT 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA C. X có STT 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA D. X có STT 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA Câu 3: (CĐ khối A – 2007) Cho các nguyên tố M(Z=11), X(Z=17), Y(Z=9) và R(Z=19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M<X<Y<R B. M<X<R<Y C. Y<M<X<R D. R<M<X<Y 63 65 Câu 4: (CĐ khối A – 2007) Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63 29 Cu là A. 73% B. 50% C. 54% D. 27% Câu 5: (ĐH khối B – 2007) Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 6: (ĐH khối B – 2007) Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức của XY là A. AlN B. NaF C. LiF D. MgO Câu 7: (ĐH khối A – 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3 Li, 8O, 9 F, 11 Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải là A. F, O, Li, Na B. F, Na, O, Li C. F, Li, O, Na D. Li, Na, O, F Câu 8: (ĐH khối B – 2008) Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nto R và hiđro là RH 3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,04% về khối lượng. Nguyên tố R là A. S B. As C. N D. P Câu 9: Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là A. Na, chu kỳ 3, nhóm IA B. Mg, chu kỳ 3, nhóm IIA C. F, chu kỳ 2, nhóm VIIA D. Ne, chu kỳ 2, nhómVII IA Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p6 Câu 11: (ĐH khối A – 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của n.tố X trong oxit cao nhất là A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%. Trang 14
  15. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 12: (ĐH khối A – 2009) Cấu hình electron của ion X 2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 13: (ĐH khối B – 2009) Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N. Câu 14: (CĐ khối A – 2009)Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. phi kim và kim loại. Câu 15: (CĐ khối A – 2009) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 15. B. 17. C. 23. D. 18. Câu 16: (CĐ khối A, B – 2011) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là A. X3Y2. B. X2Y3. C. X5Y2. D. X2Y5. Câu 17: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y. 26 55 26 Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử 13 X , 26Y, 12 Z A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Y có cùng số nơtron. Câu 14: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. Câu 15: (ĐH khối A – 2011) Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các ntử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính n.tử Ca tính theo lí thuyết là A. 0,155 nm. B. 0,196 nm. C. 0,185 nm. D. 0,168 nm. Câu 16: (CĐ khối A, B – 2012) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A.chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA. C. chu kỳ 2, nhóm VA. D. chu kỳ 2, nhóm VIIA. Câu 17: (ĐH khối B – 2012) Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. C. Trong một CK, bán kính nguyên tử KL nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các KL thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. Câu 18: (ĐH khối B – 2012) Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A. Zn B. Cu C. Mg D. Fe Câu 19: (ĐH khối A – 2012) Nguyên tử R tạo được cation R +. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là A. 11. B. 10. C. 22. D. 23. Trang 15
  16. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 20: (ĐH khối A – 2012) Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn. B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s. C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3. D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực. Câu 21: (ĐH khối A – 2012) X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng? A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron. Câu 22: (CĐ khối A, B – 2013) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. Câu 23: (ĐH khối A – 2013) Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s1. Câu 24: (ĐH khối B – 2013) Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion? A. NaF. B. CH4. C. H2O. D. CO2 27 Câu 25: (ĐH khối B – 2013) Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (13 Al ) lần lượt là A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15. Câu 26: (CĐ khối A, B – 2014) Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 3, nhóm VIIIA B. chu kì 4, nhóm IIA C. chu kì 3, nhóm VIIA D. chu kì 4, nhóm IA Câu 27: (ĐH khối B – 2014) Ion X 2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s2 2s2 2p6 . Nguyên tố X là A. Ne (Z = 10) B. Mg (Z = 12) C. Na (Z = 11) D. O (Z = 8) . Câu 28: (ĐH khối A – 2014) Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là A. Al (Z = 13)B. Cl (Z = 17)C.O (Z = 8) D. Si (Z = 14) c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 7. Kiểm tra, đánh giá HĐ: Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 7, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. IV. Câu hỏi /bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực Mức độ nhận biết: Câu 1: Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong HTTH? A. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố có số electron hoá trị như nhau được xếp thành một cột. D. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của khối lượng nguyên tử. Câu 2: Các nguyên tố cùng chu kỳ thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung: A. Cùng số lớp electron. B. Cùng số hiệu nguyên tử. Trang 16
  17. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC C. Cùng số electron hoá trị . D. Cùng số nơtron trong hạt nhân . Câu 3: Trong nhóm A theo chiều từ trên xuống, tính chất nào của nguyên tử các nguyên tố tăng dần? A. Tính kim loại B. Độ âm điện C. Năng lượng ion hóa D. Tính axit của oxit và hidroxit tương ứng Câu 4: Các nguyên tố cùng trong một nhóm thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung: A. Cùng số lớp Electron. B. Cùng số Electron hoá trị. C. Cùng số Electron ngoài lớp vỏ. D. Cùng điện tích hạt nhân. Câu 5: Các nguyên tố luôn thuộc nhóm A là A. Nguyên tố s, p và d. B. Nguyên tố p, d và f C. Nguyên tố s và p. D. Nguyên tố s và f. Câu 6: Nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A) nếu: A. Thuộc chu kì 1, 2 hoặc 3. B. Thuộc chu kì 4, 5, 6 hoặc 7. C. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp s hoặc phân lớp p. D. Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d hoặc phân lớp f. Câu 7: Trong hệ thống tuần hoàn phân nhóm chính(nhóm A) nào chỉ chứa các nguyên tố kim loại: A. I, III B. II, III, C. I, II D. I, II, III Câu 8: Kim loại hoạt động mạnh nhất ở vị trí nào trong BTH? A. Ở đầu nhóm IA B. Ở cuối nhóm IA C. Ở đầu nhóm VIIA D. Ở cuối nhóm VIIA Mức độ thông hiểu Câu 9: Nguyên nhân kim loại có tính khử là A. Số electron ở lớp ngoài cùng ít B. Bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử kim phi C. Số electron ở lớp ngoài cùng nhiều D. Cả A và B Câu 10: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kỳ 4 là nguyên tố phi kim: A. 20 B. 26 C. 30 D.35 Câu 11: Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M có chứa 2 e. Cấu hình electron của R và tính chất là A. 1s22s22p63s2, R là kim loại B. 1s22s22p63s23p2, R là phi kim C. 1s22s22p63s23p6, R là khí hiếm D. 1s22s22p63s2, R là phi kim Câu 12: Cho các nguyên tố: X1, X2, X3, X4, X5 lần lượt có cấu hình electron như sau: 2 2 6 1 2 2 6 2 6 2 2 2 6 2 5 X1 : 1s 2s 2p 3s X2 : 1s 2s 2p 3s 3p 4s X3 : 1s 2s 2p 3s 3p 2 2 6 2 6 1 2 2 6 2 3 X4 : 1s 2s 2p 3s 3p 4s X5 : 1s 2s 2p 3s 3p a: Các nguyên tố cùng chu kỳ là A. X1, X2, X3 B. X1, X3, X5 C. X2, X4, X5 D. X1, X2, X4. b: Các nguyên tố là phi kim: A. X1, X2 B. X3, X5 C. X4, X1 D. X2, X3 c: Các nguyên tố là kim loại: A. X1, X2, X5 B. X3, X4, X5 C. X1, X2, X3 D. X2, X4, X1 Câu 13: Thứ tự tăng tính kim loại của các kim loại trên là dãy nào dưới đây ? A. Be , Mg , Ca , K , Rb. B. Be , Mg , K , Ca , Rb. C. Be , K , Mg , Ca , Rb. D. Be , Mg , Ca , Rb , K. Câu 14: Cho các ngtố sau : K , Ca thuộc chu kì 4 và Mg , Al thuộc chu kì 3 của bảng TH . Tính kim loại của các ngtố giảm dần theo thứ tự nào dưới đây ? A. Ca , K , Mg , Al B. K, Ca , Mg , Al C. K , Mg , Ca , Al D. K , Ca , Al , Mg Câu 15: Trong 4 nhóm kim loại dưới đây, nhóm nào gồm 3 kim loại đều đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại? A. Pb, Cr, Fe B. Hg, Na, Ca C. Zn, Ag, Ni D. Sn, Pt, K Trang 17
  18. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình Electron là[Ar] 3d 54s1. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm IB. B. Chu kỳ 4, nhóm IA. C. Chu kỳ 4, nhóm VIA. D. Chu kỳ 4, nhóm VIB. Câu 17: Biết nguyên tố X có số thứ tự 17 thì vị trí của X trong bảng HTTH là A. Chu kì 3, nhóm VIA, ô 17 B. Chu kì 4, nhóm VIIA, ô 17 C. Chu kì 3, nhóm VIIA, ô 17 D. Chu kì 2, nhóm VIIA, ô 17 Câu 18: Cho biết số thứ tự của Cu là 29. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cu thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IB B. Cu thuộc chu kỳ 4, phân phụ IB C. Ion Cu+ có lớp ngoài cùng bão hòa D. Cả B và C đều đúng. Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố hoá học X có cấu hình e lớp ngoài cùng là (n-1)d 5ns1(trong đó n≥4). Vị trí của X trong BTH là A. Chu kì n, nhóm IB B. Chu kì n, nhóm IA C. Chu kì n, nhóm VIB D. Chu kì n, nhóm VIA Mức độ vận dụng Câu 20: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tăng dần tính phi kim: F, P, O, S, Si. A. F, O, S, P, Si. B. F, O, Si, P, S. C. Si, S, P, O, F D. Si, P, S, O, F Câu 21: Cho 3 nguyên tố 9 X, 16Y, 17 Z . Sắp xếp 3 nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim là A. X,Y,Z B. Y,Z,X C. Z,Y,X D. Z,X,Y Câu 22: Cho các nguyên tố : A, B, C, D lần lượt có số hiệu nguyên tử là : 13, 14, 15, 16. Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim tăng dần là A. A, B, C, D B. D, C, B, A C. D, A, B, C D. B, A, D, C Câu 23: Chọn thứ tự giảm tính bazơ của các hợp chất sau: A. Be(OH)2 , Mg(OH)2 , Ca(OH)2 , Ba(OH)2 B. RbOH , KOH , NaOH , LiOH C. NaOH , KOH , RbOH , LiOH D. Câu A và B đúng . Câu 24: Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là (X) 1s22s22p63s1 (Y) 1s22s22p63s2 (Z) 1s22s22p63s23p1 Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần: A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 B. X(OH)2 < Z(OH)3 < XOH C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)2 < XOH < Y(OH)2 Câu 25: Trong nhóm IA, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính chất biến đổi: A. Bán kính nguyên tử và tính khử tăng B. Năng lượng ion hóa và độ âm điện giảm C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai. Câu 26: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần: A.B < Be < Li < Na. B.Na < Li < Be < B. C.Li < Be < B < Na. D.Be < Li < Na < B. Câu 27: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : P, S, Cl, F. Xếp theo chiều giảm dần: A.P < S < Cl < F. B.F < Cl < S < P. C.S < Cl < P < F. D.Cl < F < P < S. Câu 28: Trong chu kỳ 3. Nguyên tử có bán kính lớn nhất : A. Cl B. Ar C. Na D. Mg Câu 29: Nguyên tố nào sau đây có năng lượng ion hóa lớn nhất? A.3 Li B. 5 B C. 8O D. 19 K Câu 30: Cho các nguyên tố 13 A 15 B 7 C 12 D 19 E a. Các nguyên tố phi kim là A. A, B, E B. A, C, D C. B, E, C D. Tất cả đều sai b. So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố A, B, C, D, E là A. B < C < D < A < E B. A < B < D < E < C Trang 18
  19. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC C. C < B < A < D < E D. D < C < A < E < B Câu 31: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố : P, Cl, Al, Na xếp theo chiều giảm dần là A. Na, Cl, P, Al B. Cl, P, Al, Na C. Na, Al, P, Cl D. P, Na, Al, Cl. Câu 32: Độ âm điện của các nguyên tử : Na, Mg, Al, Si Xếp theo chiều tăng dần: A.Na < Mg < Al < Si. B.Si < Al < Mg < Na . C.Si < Mg <Al < Na . C.Al < Na < Si < Mg . Câu 33: Độ âm điện của các nguyên tử F, Cl, Br, I xếp theo chiều giảm dần: A.F < Cl < Br < I. B. I < Br < Cl < F . C.Cl < F < I < Br. D.I < Br < F < Cl. Câu 34: Trong các nguyên tố H, C, O, Cl, Al, Mg, Na, Ca, Fe. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong dãy trên là A. H B.Cl C. Na D. Kết quả khác. Câu 35: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất? A. Al B. Br C. Na D. Cl Câu 36: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X,Y,Z,T lần lượt là X: 3s2 ; Y: 3s23p5; Z: 3s23p1 ; T: 3s1. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng dần là A. X,Y,Z,T B. X,Z,T,Y C. Z,Y,X,T D. Y,Z,X,T Câu 37: Nguyên tố X ở nhóm VIA. Hợp chất với Hiđro của X có dạng : A. XH4 . B.XH3. C.XH2. D.XH. Câu 38: Ion X2+ có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 nên nguyên tử của nguyên tố X có vị trí trong BTH : A. Ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA. B. Ô 18, chu kỳ 3, nhóm IIA. C. Ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. Tất cả đều sai. Câu 39: Cho cấu hình 2 nguyên tố A( 3d54s1 ); B( 3s23p4) A. Nguyên tử của chúng đều có 6 electron độc thân B. A thuộc nhóm VIB chu kì 4, B thuộc nhóm VIA chu kì 3 C. Cả 2 nguyên tố đều là phi kim D. A thuộc nhóm IA chu kì 4, B thuộc nhóm VIA chu kì 3 23 24 35 39 Câu 40: Cho các kí hiệu 11 Na ; 12 Mg ;17 Cl ; 19 K . Tính kim loại được xếp theo chiều tăng dần: A. Na < Mg < Cl < K. B. Cl < Mg < Na < K. C. Na < Mg < K < Cl. D. Cl < K < Mg < Na. Câu 41: Tính Bazơ của các Oxit: Na2O, MgO, Al2O3 . Xếp theo chiều tăng dần: A.Na2O < MgO < Al2O3. B.Al2O3 < MgO < Na2O. C.MgO < Na2O < Al2O3. D.MgO < Al2O3 < Na2O. Câu 42: Tính Bazơ của các hợp chất Hiđrôxít của các nguyên tố Na, Mg, Al xếp theo chiều giảm dần là A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Câu 43: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất đối với oxi gấp 3 lần hóa trị đối với Hidro. Hợp chất oxit cao nhất của X có tỉ khối hơi so với Nitơ là 2,857. Vậy, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 3 nhóm IVA B. Chu kỳ 3 nhóm VIA C. Chu kỳ 4 nhóm VIA D. Chu kỳ 3 nhóm IIA Câu 44: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì thuộc bảng tuần hoàn, có tổng điện tích dương hạt nhân là 25. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là : A. X thuộc chu kì 3, nhóm II A; Y chu kì 2, nhóm III A. B. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA; Y thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. C. X thuộc chu kì 2, nhóm III A; Y thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. D. Tất cả đều sai. Câu 45: Cho 2 nguyên tố A và B nằm ở 2 ô liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nguyên tử của chúng có tổng số proton là 27. Vậy, 2 nguyên tố đó là A. 13 Al; 14 Si B. 5 B; 13 Al C. 11 Na; 12 Mg D. 4 Be; 12 Mg Trang 19
  20. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Mức độ vận dụng cao Câu 46: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hidro là RH 3. Trong hợp chất oxit cao nhất, R chiếm 43,66% khối lượng. Vậy, R là A. N (14u) B. S (32u) C. As(75u) D. P(31u) Câu 47: Y là một nguyên tố phi kim thuộc chu kì 3 của BTH, Y tạo được hợp chất khí với Hidro và có công thức oxit cao nhât là YO3. Hợp chất tạo bỡi Y và kim loại M là MY 2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là A. Mg(24u) B. Zn(65u) C. Fe(56u) D. Cu(64u) Câu 48: Hoà tan hoàn toàn 0,3g hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp nhau của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí H2(đktc). Hai kim loại đó là A. Na và K B. Li và Na C. K và Rb D. Rb và Cs Câu 49: Một oxit của nguyên tố nhóm VIA trong BTH có tỉ khối so với metan bằng 4. Công thức hoá học của oxit là A. SO3 B. SeO3 C. SO2 D. TeO2 Câu 50: Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp electron ngoài cùng là np 4. Hợp chất khí X của X với hidro chứa 11,1% hidro về khối lượng. Tên nguyên tố A là A. Lưu huỳnh B. Oxi C. Selen D. Photpho Câu 51: Cation R3+ có cấu hình phân lớp ngoài cùng là np6. Hợp chất oxi cao nhất của R với oxi có chứa 25,53% Oxi về khối lượng. Vậy, R là A. Al B. Ga C. B D.Fe Câu 52: Cho 11,1 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau của nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36lit khí (đkc). Vậy, 2 kim loại đó là A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba Câu 53: Cho 3,2g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp, nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư , thu được 2,24 lít H2(đktc) . Các kim loại đó là : A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Ba D. Sr và Ba Câu 54: Cho 7,35 g hỗn hợp gồm kim loại kiềm A và Kali tác dụng với nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 0,25mol HCl. Vậy , A là A. Rb B. Na C. Li D. Li hoặc Na Câu 55: Cho 3 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm A và kim loại Na , tác dụng hết với nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần dùng 0,2 mol axit HCl. Kim loại kiềm A và cấu hình electron của ion A+ là : A. Li : 1s2 B. K :1s22s22p63s23p6 C. Rb: 1s22s22p63s23p63d104s24p6 D. K : 1s22s22p63s23p64s1 Câu 56: Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố A ở nhóm VIIA là 28, của nguyên tử nguyên tố B ở nhóm IIIA là 40. Vậy, A, B lần lượt là A. F và B B. F và Al C. Cl và B D. Cl và Al Câu 57: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tố X là 8. X và Y là các nguyên tố: A. Al và Br B. Al và Cl C. Mg và Cl D. Si và Br Câu 58: Hợp chất MX 3 có tổng số hạt p, n, e của các nguyên tử là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X lớn hơn M là 8. Tổng 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Nguyên tố M và X là cặp nguyên tố nào sau đây: A. Al và Br B. Al và Cl C. Cr và Cl D. Cr và Br Câu 59: Cho 2 nguyên tố A và B nằm ở 2 ô liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nguyên tử của chúng có tổng số proton là 27. Vậy, 2 nguyên tố đó là A. 13 Al; 14 Si B. 5 B; 13 Al C. 11 Na; 12 Mg D. 4 Be; 12 Mg Câu 60: Phân tử A 2X có tổng số proton là 26. Biết A và X thuộc 2 nhóm A liên tiếp nhau trong cùng một chu kì. Vậy, A và X lần lượt là A. O và F B. N và O C. F và O D. O và N Trang 20
  21. GIÁO ÁN HOÁ HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Câu 61: Hai nguyên tố A và B ở 2 nhóm A liên tiếp nhau trong BTH, B thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất A, B không tác dụng với nhau. Biết tổng số proton trong nguyên tử A và B là 23. Vậy, A và B lần lượt là A. N và S B. S và N C. O và P D. P và S Câu 62: Hợp chất của một nguyên tố có công thức RH 2. Oxit cao nhất của R chứa 40% khối lượng R. Vậy, R là A. O B. C C. S D. C Câu 63: Hợp chất của Y với hiđro là YH. Trong công thức oxit cao nhất, Y chiếm 46,67% khối lượng. Y là A. F(19) C. Cl (35,5) C. Br(80) D. Li(7) Câu 64: R là nguyên tố thuộc nhóm IIA. Hiđroxit tương ứng với oxit của R chứa 55,17% khối lượng oxi. R là A. Be B. Mg C. Ca D. Ba Câu 65: Oxit cao nhất của một nguyên tố A chứa 52,94% khối lượng A. Xác định A. A. Mg B. Al C. Ba D. S Câu 66: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Tỉ lệ thành phần phần trăm của nguyên tố R trong oxit cao nhất và % nguyên tố trong hợp chất khí đối với Hiđro là 0,5955. R là A. Mg B. Al C. Br D. S Câu 67: Có 2 oxit của cùng một nguyên tố R. Trong oxit thứ nhất, oxi chiếm 12/19 khối lượng oxit; trong oxit thứ hai R chiếm 7/11 khối lượng oxit. Xác định R. A. C B. S C. N D. Không xác định Câu 68: Cho 8,5g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng với H 2O dư thu được 3,36l khí H2 (đktc). Tên 2 kim loại kiềm là A. Na, K B. Li, K C. K, Rb D. Li, Na Câu 69: Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2(đkc). Hai kim loại đó là A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba Câu 70: Hoà tan 4g hỗn hợp Fe và một kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24lít 2 H2(đktc). Nếu chỉ dung 2,4g kim loại hoá tri II cho vào d HCl 1M thì không dùng hết 500ml. Kim loại hoá trị II là A. Ca B. Zn C. Mg D. Ý kiến khác Câu 71: Khi cho 0,6g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì thu được 0,336lit H 2 (đktc). Kim loại đó là `A. Ca B. Zn C. Mg D. Ý kiến khác Câu 72: Để tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,24g một muối sunfat kim loại R cần dung 62,4g dung dịch BaCl2 10%. Sau khi lọc bỏ kết tủa, còn lại 100ml dung dịch 0,2M muối clorua kim loại R. R là A. Mg B. Al C. Ba D. Fe Trang 21