Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 38: Kiểm tra 1 tiết học kỳ II - Năm học 2018-2019

docx 7 trang thaodu 2080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 38: Kiểm tra 1 tiết học kỳ II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_38_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_ii_nam.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 38: Kiểm tra 1 tiết học kỳ II - Năm học 2018-2019

  1. NS:8- 4-2019 KIỂM TRA I TIẾT HỌC KÌ II Tiết 38 I.MỤC TIÊU: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 năm . Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá mình trong việc học tập thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn. - Thực hiện theo yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thật cần thiết. 1. Kiến thức: - Biết được âm mưu và thủ đoạn của Pháp khi quay lại xâm lược nước ta - Chứng minh được những quyết định và chủ trương kịp thời của Đảng và Hồ Chí Minh- là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. -Nhận định được chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến dịch quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương -Nắm được những nội dung kế hoạch Na- va -Nhận xét được kế hoạch Na-va 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng trình bày, diễn đạt, vận dụng kiến thức của học sinh. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn lich sử, tìm hiểu lịch sử, đặc biệt tự giác nghiêm túc làm bài trung thực, cẩn thận trong kiểm tra. - Tự luận. 4.Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức; thực hành bộ môn; xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; so sánh; phân tích; nhận xét; liên hệ, vận dụng II.HÌNH THỨC: Tự luận và trắc nghiệm .
  2. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên TN TN TN TNKQ TL TL TL TL chủ đề KQ KQ KQ Nêu và nhận biết những hành động của Pháp vi phạm Hiệp Bài 25. Những đinh Sơ bộ năm đầu của cuộc (1946), âm kháng chiến toàn mưu của quốc chống thực Pháp sau dân Pháp (1946- chiến dịch 1950) Việt Bắc Thu-Đông 1947 và chủ trương của Đảng ta 6 câu Số câu 6 c Số điểm 1.5 đ 1,5 đ Tỉ lệ Biết được Chứng Nhận Bài 27.Cuộc hoàn cảnh, Tại sao minh được xét kế kháng chiến toàn âm mưu kế hoạch chiến thắng hoạch quốc chống thực của Pháp Na-va Điện Biên Na-va dân Pháp xâm và Mĩ của Pháp Phủ đã kết của lược kết thúc trong kế và Mĩ bị thúc cuộc Pháp và (1953-1954) hoạch Na- phá sản kháng va. Nội chiến Mĩ dung cơ chống thực
  3. bản của kế dân Pháp hoạch Na- xâm lược va. Chủ trương của Đảng ta đối phó với kế hoạch đó. Số câu 12 c ½ 0.5 ½ c 1c 9 c Số điểm 3 đ 1 2.5 đ 2 đ 2đ 7 đ Tỉ lệ 12 c 1- ½ ½ c 1 c 15 c 3 đ 3 đ 2 đ 2 đ 10 đ
  4. IV. ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC: 2018-2019 Môn :Lịch sử Lớp 9 Thời gian : 45 phút I. Bài tập trắc nghiệm 3đ Khoanh vào câu đúng nhất, mỗi câu là 0,25 đ Câu 1. Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta A. ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta. B. ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. C. ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang. D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng Câu 2. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ A. Cuối tháng 11/1946. B. 18/12/1946. C. 12/12/1946. D. 19/12/1946. Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào A. Sáng 19/12/1946. B. Trưa 19/12/1946. C. Chiều 19/12/1946. D. Tối 19/12/1946. Câu 5. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là A. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta. B. Bộ đội của ta được trường thành lên trong chiến đấu. C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch. D. Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 6. Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách a. Dựa vào bọn Việt gian phản động để chống lại ta.
  5. b. Tăng viện binh từ bên Pháp sang để giành thế chủ động. C. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng. D. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Câu 7. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va A. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị. B. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. C. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc. D. Nhân dân Mỹ phản đối Câu 8. Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương A. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính, ta giành thế chủ động trên chiến trường B. Vì sao chiến tranh Triều Tiên Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương. C. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận. D. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao. Câu 9. Nội dung chủ yếu trong bước một của kế hoạch quân sự Na-va là A. Phòng ngự chiến lược ờ miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc. C. Tấn công chiến lược ở 2 miền Nam -Bắc. D. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Nam-Bắc. Câu 10. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn? A. 44 tiểu đoàn. B. 80 tiểu đoàn, C. 84 tiểu đoàn. D. 86 tiểu đoàn. Câu 11. Đông-Xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây? A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh. B. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào. C. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào. D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào Câu 12. Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì? A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “Đánh chắc, thắng chắc”. C. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”. D. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. II.Tự luận 7đ
  6. Câu 13.Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ như thế nào? 2.5đ Câu 14.Chiến thắng nào đã chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp? Em hãy chứng minh? 2.5đ Câu 15.Em có nhận xét gì về kế hoạch Na- va. 2.0đ V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM 1. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP D D D D D D A A A A C C ÁN ĐIỂM 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2. TỰ LUẬN: (7 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ như thế nào? 2.5đ 13 . - Tháng 12-1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu 0.5 (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. - Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công 0.5 Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. - Tháng 1-1954. liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng 0,5 Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. - Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plây-cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-cu, nơi đây trở 0.5 thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
  7. - Những cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân đã buộc lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản. 0.5 1. Chiến thắng nào đã chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp? Em hãy chứng minh? a. Chiến thắng Điện Biên Phủ. 0.5 14 b.Vì: - Đây là thắng lợi lơn nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp: loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, phá hủy và tịch thu toàn 1 bộ phương tiện chiến tranh. - Đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Na-va – nỗ lực cuối cùng của 0.5 Pháp – Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự. - Buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến 0.5 tranh xâm lược Đông Dương. Em có nhận xét gì về kế hoạch Na- va. 2đ -Đây là kế hoạch toàn diện có qui mô lớn, tâm điểm của kế hoạch 1 15 này là đồng bằng Bắc bộ.Nơi tập trung binh lực mạnh nhất để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. - Điểm yếu của kế hoạch này là giữa tập trung và phân tán. 0,5 - Qua kế hoạch này Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương. 0, 5 * MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM BÀI: 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản. Người chấm thi cần cân nhắc mức độ thí sinh đã làm được, đối chiếu với yêu cầu của từng nội dung để cho điểm thích hợp. 2. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong đáp án thì cho đủ điểm như quy định. 3. Phần trả lời của thí sinh phải đủ các ý, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng thì mới cho điểm tối đa