Tài liệu ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 9

docx 9 trang thaodu 14210
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 9

  1. ÔN THI HSG CẤP TỈNH MÔN LỊCH SỬ Rất tiếc là năm nay tỉnh không tổ chức kỳ thi học sinh giỏi. Tuy vậy, xin chia sẻ cùng Thầy cô và các em học sinh một vài vấn đề về việc xử lý các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi HSG. Thực tế trong các dạng câu hỏi lịch sử thường gặp trong các kỳ thi HSG, chúng ta thường phải đối mặt với dạng câu phân tích, so sánh, trình bày, nêu, chứng minh, suy nghĩ của anh chị, câu hỏi liên hệ là những dạng câu phổ biến nhất. Các dạng câu này lại cũng có những cách trình bày khác nhau mà các em HS dễ nhầm lẫn. Ở đây tôi chỉ xin nói về 5 dạng câu phổ biến nhất. 1. Dạng câu phân tích là dạng câu hỏi phổ biến, ví dụ em hãy phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai? Với dạng câu này, trước hết các xác định nội dung chính mà câu hỏi cần phân tích, nó là gì? "tính chất, tính đúng đắn, sáng tạo, điểm mới, bước phát triển" của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. 2. Dạng câu so sánh là dạng cậu thường gặp, người ta cần kiểm tra mức độ thông tin mà các em nắm được về 2 hay nhiều giai đoạn, sự kiện, hiện tượng, hội nghị, nghị quyết, chiến lược chiến tranh, nhân vật lịch sử để từ đó nắm được nội dung chính, đồng thời có được đánh giá chung và riêng về sự kiện đó. 3. Dạng câu trình bày là dạng câu dễ ăn điểm nhất, người ta thường yêu cầu các em trình bày về một sự kiện, hiện tượng, nhân vật, giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó, ví dụ hãy trình bày những hoạt động của NAQ từ 1919 đến 1929 và ý nghĩa của những hoạt động đó? dạng câu này thường là liệt kê sự kiện, nhưng cũng cần có đánh giá, nhận định về giai đoạn hay sự kiện cụ thể có tính bước ngoặt hay có ý nghĩa trọng đại chứng tỏ sự thay đổi về chất hoặc lượng của sự kiện 4. Dạng câu chứng minh là dạng câu hỏi người ta đưa ra những nhận định về sự kiện, hiện tượng, nhân vật, giai đoạn và bắt chúng ta bằng những lý lẽ của mình dựa trên nội dung sự kiện có thật để chứng tỏ rằng nhận định đó là đúng hay sai, qua đó kiểm tra khả năng tư duy, mạch phân tích cũng như mức độ nhận biết, thông hiểu lịch sử của các em, ví dụ hãy chứng minh cách mạng Tháng Tám không phải là cuộc cách mạng ăn may?
  2. 5. Dạng đề liên hệ thực tế (kiểu đề mở) là kiểu đề thường gặp trong một số năm gần đây, thường là câu hỏi về những vấn đề thời sự nóng bỏng và bắt chúng ta qua đó phải có được cái nhìn đúng đắn, khách quan và đánh giá đúng đắn về sự kiện, hiện tượng, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, nhưng cũng yêu cầu các em phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết lách sao cho lưu loát. Đề không yêu cầu các em phải ghi nhớ máy móc mà trên cơ sở những sự kiện Lịch sử rút ra những nhận xét theo sự hiểu biết của bản thân. Thông thường trong một bài thi gồm từ 3 tới 5 câu sẽ gần như bao hàm tất cả các dạng đề trên, chúng ta hướng dẫn các em trình bày như thế nào?? VỀ CÁCH TRÌNH BÀY. Tựu chung có cách trình bày phổ biến như sau. 1. Dạng câu so sánh các em nhất thiết nên lập bảng, tuy nhiên trước khi lập bảng cần có mở bài, và nếu đã có mở bài thì nhất thiết phải có kết bài, thân bài chính là phần lập bảng. Tuy nhiên nếu thời gian quá gấp hoặc câu điểm không cao, các em có thể bỏ qua mở bài, làm ngay bảng so sánh và kết thúc bài cần có vài câu đánh giá chung. Cũng có thể đưa phần giống nhau ra ngoài bảng, chỉ đưa phần khác nhau vào trong bảng cũng khoa học. 2. Dạng câu phân tích và chứng minh nhất thiết phải có đủ 3 phần mở, thân, kết bài. Trong câu nên hạn chế sử dụng gạch đầu dòng mà nên sử dụng các ngôn ngữ chuyển tiếp có giá trị tương đương nhau như, một là, hai là, ba là; thứ nhất, thứ hai, thứ ba, hoặc các câu chuyển ý.(lưu ý chỉ học sinh giỏi, có khả năng chuyển ý tốt mới nên sử dụng cách chuyển ý, nếu không sẽ lủng củng, ngây ngô), nhưng nếu kém về phần chuyển ý thì có thể sử dụng gạch đầu dòng, nhưng phải sử dụng cho các ý tương đương nhau và mang tính khoa học một chút. Trong 2 dạng câu này nhất thiết các em nên có đánh giá, nhận định của bản thân để làm nội dung bài thêm phong phú. 3. Dạng câu nêu hoặc trình bày thường là câu ít điểm, thường thôi nhé, cũng có câu nhiều điểm, dạng câu này cứ làm một cách máy móc là nêu mở bài, gạch đầu dòng các ý cho rõ, khoa học và kết bài, thế thôi. 4. Dạng câu hỏi mở: Trước hết, các dạng câu hỏi liên hệ thực tế, tính mở thường liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua đó liên hệ đến một sự kiện thời sự vừa mới xảy ra, cho nên yêu cầu đầu tiên là các em phải theo dõi và nắm được các sự kiện lịch sử cơ bản và các sự kiện lịch sử mang tính thời sự, như .Toàn cầu hóa, vấn đề biển Đông, chủ quyền biển đảo, tranh chấp chủ quyền biên giới, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn
  3. đề phát triển kinh tế và bền vững môi trường, vấn đề khủng bố và hậu quả, biến đổi khí hậu, vấn đề biên giới quốc gia, vấn đề dân làm chủ, vấn đề luật pháp, vấn đề về văn hóa, lễ hội vv Nắm được các sự kiện đó nhưng các em phải nắm dựa trên các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, không theo dõi các trang mạng lá cải, không rõ nguồn, thể hiện quan điểm cá nhân. Thêm nữa các em cần tránh việc nắm thông tin một chiều. Thứ hai, các câu hỏi mang tính mở thường có một đến hai nội dung cơ bản mà các em phải xoáy vào, phải tập trung công lực để giải quyết, cho nên xác định cho đúng vấn đề trọng tâm của câu hỏi là các em nắm được đằng chuôi rồi nhé. Vậy xác định thế nào? Ví dụ câu hỏi này TỪ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐẢM BẢO THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1945 – 1954, HÃY LỰA CHỌN MỘT NHÂN TỐ CẦN PHÁT HUY TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY? Câu hỏi trên như vậy là một câu hỏi dạng liên hệ, liên hệ từ những nhân tố góp phần thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp đến nhân tố cần cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. Các em cần xác định được 2 nôi dung trọng tâm của câu hỏi. 1 là nhân tố thắng lợi kháng chiến chống Pháp, đây là kiến thức đã học. 2 là một nhân tố quan trọng đang có ý nghĩa tới ngày nay, đây là kiến thức liên hệ. Xác định được 2 nội dung đó rồi các em chia câu hỏi làm 2 phần và giải quyết từng phần, vấn đề quan trọng nhất chính là các em xác định nhân tố chủ đạo, quan trọng hiện nay là gì??? Lòng yêu nước hay sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề đoàn kết hay các vấn đề khác, nói ra được vấn đề nào thì lại phải lập luận, chứng minh thế nào để người ta thấy ý kiến của mình là thuyết phục cứ như thế, các em đọc câu hỏi, xác định nội dung trọng tâm, gạch ý ra rồi giải quyết, sẽ không bị nhầm lẫn nhé. Thứ ba là ở cách trình bày và đưa ra dẫn chứng, nói thế nào thì nói, lịch sử vẫn cần có sự kiện, dữ liệu, cho nên liên hệ thế nào thì các em cũng cần lồng sự kiện lịch sử vào đấy, lồng sự kiện có liên quan nhé. Các sự kiện càng gần với nội dung câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của các em. Vậy lồng sự kiện như thế nào??? Lấy luôn ví dụ trên, chúng ta lấy nhân tố đoàn kết toàn dân là nhân tố cần phát huy trong giai đoạn hiện nay chẳng hạn, qua đó các em lấy một số sự kiện lịch sử chứng tỏ tinh thần đoàn kết trong kháng chiến chống Pháp như trận ĐBP, hậu phương – tiền tuyến, mặt trận Việt Minh và Liên Việt làm dẫn chứng, sự kiện đoàn kết xuôi ngược qua bài Việt Bắc, chiến thắng Tây Bắc, những câu nói nổi tiếng của Bác vv qua đó làm sáng tỏ rằng đó là một nhân tố
  4. quan trọng, trong giai đoạn hiện nay khi tình hình thế giới và trong nước như thế này, thế kia thì chúng ta cần phải đoàn kết hơn nữa, phát huy tinh thần đó. Thứ 4, quan trọng chính là văn phong, viết cho hay, lập luận rõ ràng, chính xác, đưa ra dẫn chứng cụ thể, tránh nói giảm, nói tránh, ẩn dụ nhé. Bố cục trình bày cần có 3 phần, phần thân bài cần tách ra một phần riêng đê thể hiện quan điểm bản thân. VIẾT BÀI SỬ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ 3 PHẦN. Đại đa số các em không biết cách làm bài như thế nào với cấu trúc mở bài, thân bài, kết bài, và sợ bị nhầm lẫn sang văn v.v có nhiều bạn kêu em viết sử giống viết văn Xin khẳng định viết sử mà viết giống văn là người chấm không ưa rồi, Sử là sử mà văn là văn chứ, tuy nhiên phải làm sao để làm đủ 3 phần, đảm bảo là bài sử nhỉ??? MỞ BÀI: Mở bài trong sử thường có 2 cách là trực tiếp và gián tiếp, với những bạn có khả năng, văn phong tốt thường chọn mở bài gián tiếp vì cách này hay nếu biết trình bày, đi vào lòng người ngay câu mở đầu. Tuy nhiên đa số các em nên mở bài trực tiếp vì nó dễ, không bị lạc đề, và nhất là giáo viên cũng không chấm điểm kém cho chúng ta vì vào đề trực tiếp đâu. Mở bài trực tiếp là gì? là dùng ngay nội dung của câu hỏi để đặt vấn đề, thông qua đó để ngỏ đường dẫn mà chúng ta sẽ giải quyết ở thân bài. ví dụ câu Chứng minh cách mạng tháng Tám 1945 không phải là cuộc cách mạng ăn may chẳng hạn. Các em có thể mở bài như sau: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và thắng lợi chỉ trong 15 ngày. Thắng lợi nhanh chóng và to lớn của cuộc cách mạng đã thể hiện sức mạnh to lớn và sự chuẩn bị chu đáo của Đảng và dân tộc ta. Tuy nhiên có một số nhận định từ cho rằng, cách mạng Tháng Tám thành công chẳng qua là do nổ ra trong thời cơ bỏ ngỏ, do ăn may vậy sự thật là thế nào??? Các em nên viện dẫn ngay nội dung sự kiện đó để mở bài sẽ tốt nhất. Nếu mở bài gián tiếp có thể viết: Trong bất kỳ cuộc cách mạng nào, vấn đề chuẩn bị chu đáo, chớp thời cơ luôn là vấn đề sống còn đến sự thành bại, thực tế chỉ ra rằng, vào năm 1945 tại châu Á, rất nhiều quốc gia đứng trước cơ hội ngàn năm có một để giải phóng dân tộc khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh. Duy chỉ có VN và Lào là 2 quốc gia ở ĐNA đã nổi dậy làm cách mạng và giành được thắng lợi. Chính sự chuẩn bị chu đáo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, cùng việc chớp thời cơ ngàn năm có một của Đảng ta đã khiến cuộc cách mạng nổ ra thành công,
  5. nhanh chóng mà ít đổ máu. Thắng lợi to lớn trên là không thể phủ nhận, tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng THÂN BÀI: Phần thân bài chiếm 90% khối lượng trình bày và chiếm luôn 90% số điểm của các em, chính vì thế cần đầu tư đặc biệt cho phần này, mở bài ra là giải quyết luôn. không sử dụng ngôn ngữ nói, từ địa phương hay những từ có hình tượng, cấm ẩn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh như trong văn. Sử dụng ngôn ngữ chuyển tiếp các ý là một lợi thế. gạch đầu dòng là điểm trừ ở cách trình bày, nhưng không cấm các em dùng. Phần thân bài cần phải giải quyết tất cả mọi vấn đề đã được đặt ra ở mở bài cũng như giải quyết vấn đề mà câu hỏi đặt ra, chứng minh, phân tích, so sánh, trình bày, hay gì gì đó Tóm lại làm thế nào thì làm nhưng cần có trọng tâm. Cuối mỗi ý hoặc cuối thân bài có thể có đánh giá, nhận định của bản thân. Phần kết bài là phần cuối của bài, nhiều em lại kết bài như mở bài, nghĩa là mở ra, giải quyết xong phải đóng lại thì em lại mở ra tiếp. Nếu thông minh người ta thường kết bài gây tò mò và muốn tìm hiểu thêm cho người đọc. Nhưng mình thì thôi nhé, thế là đủ. Kết bài là đóng lại vấn đề nên ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ như tóm lại, trên đây là hoặc đơn giản là xuống dòng. Trình bày nên tách 3 phần riêng, hết mở bài xuống dòng, viết hoa đầu dòng, lùi vào nhé các em. NGUYÊN TẮC LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ. Nguyên tắc làm bài thi môn lịch sử phải đạt được là Đúng, trúng và hay. Đúng là lý giải không sai vấn đề mà đề hỏi, không lan man xa đề hoặc lạc đề. Trúng là tập trung xoáy sâu, khai thác triệt để trọng tâm vấn đề nội dung câu hỏi đặt ra; và hay là phương pháp lập luận chặt chẽ theo đặc trưng bộ môn, vấn đề hình thức trình bày tường minh. Theo đó sẽ có 3 mức độ chấm điểm cho một bài thi là bài đúng nội dung, khai thác được trọng tâm câu hỏi và có phương pháp trình bày và tư duy tốt. Rất nhiều bạn nhắn tin hỏi là Thầy ơi em thuộc gần hết rồi, Thầy có đề nào cho em làm không??? nhưng khi cho một kiểu đề yêu cầu phân tích hay tổng hợp thì các em làm sai be bét, bê nguyên sách giáo khoa vào, nói chung là chưa đạt yêu cầu của một bài thi.
  6. Căn cứ trên các đề thi từ xưa đến cấu trúc thi mới như mấy năm gần đây cho thấy, nội dung học thuộc lòng không quá 30% nội dung bài thi; và nội dung này cũng không phải là nội dung cứ thuộc là kể ra mà nó chỉ có giá trị như dẫn chứng minh họa. Phần quan trọng nhất là những đánh giá nhận xét ý nghĩa của sự kiện và kỹ năng xâu chuỗi tổng hợp. Để đạt điểm cao trong kỳ thi cần có một phương pháp làm bài hiệu quả, và nắm vững những bí quyết đặc trưng của thi môn sử. Khi nhận đề thi, cần đọc kỹ lưỡng các câu hỏi trong đề thi để tránh được lạc đề, xác định được đề thi có bao nhiêu câu, câu nào ngắn, câu nào dài để khi trả lời tránh tình trạng trả lời thừa hay thiếu. Khi làm một câu trong đề, để tránh tình trạng bỏ sót các ý cần viết dàn ý sơ lược ra giấy nháp gồm các ý chính, các ý nhỏ trong ý chính. Đây là phần quan trọng, nhưng tránh làm nháp hết các nội dung trả lời ra giấy rồi viết lại vào trong bài, vì sẽ rất mất thời gian . Cam đoan với các em đây là điều gần như không một bạn nào làm khi thi Lịch sử, đó là sai lầm hết sức lớn, các em sợ hết thời gian, sợ người bên cạnh cứ cắm cúi viết trong khi mình chưa được chữ nào trong bài thi. Cần lập dàn ý vì các lý do sau Một là tránh bỏ sót kiến thức. Hai là sắp xếp kiến thức theo thứ tự trình bày. Ba là không bị nhầm lẫn, lạc đề, quên sự kiên Bốn là cơ cấu được thời gian làm bài, không để sót thời gian Năm là căn cứ vào đó về có thể tự chấm bài cho mình Về Cấu trúc: Đề thi HSG môn Sử hiện nay thường có từ 3- 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có thang điểm khác nhau. Câu nào có số điểm cao thì có độ khó hơn và độ dài hơn, với dạng câu hỏi này thì dành nhiều thời gian hơn. Để tận dụng thời gian, tạo hưng phấn cho chính mình cho nên làm bài tuân theo nguyên tắc: Câu nào thuộc nhất làm trước. Cần tập trung cao cho loại câu hỏi cần phải tổng hợp kiến thức, hãy xác định rõ xem những nội dung trả lời nằm ở những bài nào, chương nào. Những câu hỏi mang tính chất trình bày sự kiện, phải trình bày theo thứ tự: hoàn cảnh, chủ trương, diễn biễn, kết quả, ý nghĩa sự kiện. Những câu hỏi nhận định, giải thích, nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc: Xác định sự kiện trước khi trình bày nội dung sự kiện. Cũng như các môn thi khác, yếu tố thời gian là cực kì quan trọng. Vì vậy, cần phân phối thời gian các câu sao cho hợp lí.
  7. Một bài học đáng giá cần nhớ cho các thí sinh là việc trình bày. Trình bày không chỉ là viết đẹp viết sach , mà quan trọng là phải viết tắt đúng quy định, không sai chính tả và đặc biệt là diễn đạt đúng ngôn ngữ lịch sử trong sáng, lập luận chặt chẽ đảm bảo nguyên tắc : Đúng, trúng và hay. . KỸ NĂNG LÀM KIỂU ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ. Kiểu đề liên hệ thực tế (kiểu đề mở) là kiểu đề thường gặp trong một số năm gần đây, thường là câu hỏi về những vấn đề thời sự nóng bỏng và bắt chúng ta qua đó phải có được cái nhìn đúng đắn, khách quan và đánh giá đúng đắn về sự kiện, hiện tượng, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, nhưng cũng yêu cầu các em phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết lách sao cho lưu loát. Đề không yêu cầu các em phải ghi nhớ máy móc mà trên cơ sở những sự kiện Lịch sử rút ra những nhận xét theo sự hiểu biết của bản thân. Kiểu đề này không khó mà cũng không dễ, nói như vậy vì các lý do sau đây. Một là: Đây là kiểu đề không cần phải ghi nhớ quá nhiều, thậm chí không cần ghi nhớ sự kiện lịch sử, qua đó chỉ cần các em nắm được nội dung cơ bản là đã có thể liên hệ tới bất cứ một sự kiện cụ thể nào mà các em đã được nghe nói tới, đọc báo, xem ti vi hay thậm chí theo dõi trên các trang mạng điện tử, mạng xã hội Chính vì thế ngay cả các em học sinh học lực trung bình cũng có thể làm được kiểu đề này nếu các em quan tâm, theo dõi nhiều trên các phương tiện truyền thông. Hai là: Tuy không cần ghi nhớ quá nhiều sự kiện nhưng kiểu đề này lại bắt các em phải có cái nhìn đúng đắn, khách quan, đánh giá đúng bản chất sự kiện, hiện tượng, hơn nữa các em phải trình bày thế nào để lưu loát, không bị lỗi, đồng thời thấy được kỹ năng phân tích, so sánh của bản thân các em, cho nên lại yêu cầu các em phải có kỹ năng đọc, nghe, hiểu và trình bày tốt. Ba là: Kiểu đề này thường là câu cuối trong đề thi, mức độ điểm cũng không cao, nên đôi khi các em lơ là, viết qua loa, đây là sai lầm rất lớn, bởi vì với dạng câu hỏi này, thường có lien hệ trực tiếp tới một vài câu hỏi trong bài. Nó cũng đồng thời là mức thang đánh giá khả năng thực tiễn của học sinh, nên Thầy cô khi chấm bài thường rất quan tâm đến dạng câu hỏi này, thậm chí nếu các em làm tốt còn có thể được khuyến khích.
  8. Bốn là: Chính vì là kiểu đề mở, nên có nhiều đáp án khác nhau, không theo một quy chuẩn nào, nên giáo viên khi ôn thi thường rất khó hướng dẫn các em, các em cũng không có một tiêu chuẩn nào để làm dạng đề này cả. Chú ý. Trước hết, các dạng câu hỏi liên hệ thực tế, tính mở thường liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua đó liên hệ đến một sự kiện thời sự vừa mới xảy ra, cho nên yêu cầu đầu tiên là các em phải theo dõi và nắm được các sự kiện lịch sử cơ bản và các sự kiện lịch sử mang tính thời sự, như .vấn đề biển Đông, chủ quyền biển đảo, tranh chấp chủ quyền biên giới, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề phát triển kinh tế và bền vững môi trường, vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề khủng bố và hậu quả, biến đổi khí hậu, vấn đề bầu cử quốc hội sắp tới, vấn đề dân làm chủ, vấn đề luật pháp, vấn đề về văn hóa, lễ hội vv Nắm được các sự kiện đó nhưng các em phải nắm dựa trên các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, không theo dõi các trang mạng lá cải, không rõ nguồn, thể hiện quan điểm cá nhân. Thêm nữa các em cần tránh việc nắm thông tin một chiều. Thứ hai, các câu hỏi mang tính mở thường có một đến hai nội dung cơ bản mà các em phải xoáy vào, phải tập trung công lực để giải quyết, cho nên xác định cho đúng vấn đề trọng tâm của câu hỏi là các em nắm được đằng chuôi rồi nhé. Vậy xác định thế nào? Ví dụ câu hỏi này TỪ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐẢM BẢO THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1945 – 1954, HÃY LỰA CHỌN MỘT NHÂN TỐ CẦN PHÁT HUY TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY? Câu hỏi trên như vậy là một câu hỏi dạng liên hệ, liên hệ từ những nhân tố góp phần thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp đến nhân tố cần cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. Các em cần xác định được 2 nội dung trọng tâm của câu hỏi. 1 là nhân tố thắng lợi kháng chiến chống Pháp, đây là kiến thức đã học. 2 là một nhân tố quan trọng đang có ý nghĩa tới ngày nay, đây là kiến thức liên hệ. Xác định được 2 nội dung đó rồi các em chia câu hỏi làm 2 phần và giải quyết từng phần, vấn đề quan trọng nhất chính là các em xác định nhân tố chủ đạo, quan trọng hiện nay là gì??? Lòng yêu nước hay sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề đoàn kết hay các vấn đề khác, nói ra đc vấn đề nào thì lại phải lập luận, chứng minh thế nào để người ta thấy ý kiến của mình là thuyết phục cứ như thế, các em đọc câu hỏi, xác định nội dung trọng tâm, gạch ý ra rồi giải quyết, sẽ không bị nhầm lẫn nhé.
  9. Thứ ba là ở cách trình bày và đưa ra dẫn chứng, nói thế nào thì nói, lịch sử vẫn cần có sự kiện, dữ liệu, cho nên liên hệ thế nào thì các em cũng cần lồng sự kiện lịch sử vào đấy, lồng sự kiện có liên quan nhé. Các sự kiện càng gần với nội dung câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của các em. Vậy lồng sự kiện như thế nào??? Lấy luôn ví dụ trên, chúng ta lấy nhân tố đoàn kết toàn dân là nhân tố cần phát huy trong giai đoạn hiện nay chẳng hạn, qua đó các em lấy một số sự kiện lịch sử chứng tỏ tinh thần đoàn kết trong kháng chiến chống Pháp như trận ĐBP, hậu phương – tiền tuyến, mặt trận Việt Minh và Liên Việt làm dẫn chứng, sự kiện đoàn kết xuôi ngược qua bài Việt Bắc, chiến thắng Tây Bắc, những câu nói nổi tiếng của Bác vv qua đó làm sáng tỏ rằng đó là một nhân tố quan trọng, trong giai đoạn hiện nay khi tình hình thế giới và trong nước như thế này, thế kia thì chúng ta cần phải đoàn kết hơn nữa, phát huy tinh thần đó. Thứ 4, quan trọng chính là văn phong, viết cho hay, lập luận rõ ràng, chính xác, đưa ra dẫn chứng cụ thể, tránh nói giảm, nói tránh, ẩn dụ nhé. Bố cục trình bày cần có 3 phần, phần thân bài cần tách ra một phần riêng đê thể hiện quan điểm bản thân. Xin lưu ý, trên đây là kinh nghiệm cá nhân, sẽ không tránh khỏi sai sót, nếu thấy cần bổ sung thêm gì các thầy cô, các bạn cứ thêm vào, bổ sung ạ!. Trân trọng!