Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 33: Làm bài tập lịch sử

docx 6 trang thaodu 7820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 33: Làm bài tập lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_7_tiet_33_lam_bai_tap_lich_su.docx

Nội dung text: Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 33: Làm bài tập lịch sử

  1. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 33 : LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ ( PHẦN CHƯƠNG III - NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp HS giải một số bài tập về nước Đại Việt thời Trần ( thế kỉ XIII - XIV) nhằm khắc sâu kiến thức về: - Sự thành lập nhà Trần - Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII. - Tình hình nước Đại Việt thế kỉ XIII. - Nhà Trần suy sụp cuối thế kỉ XIV 2. Tư tưởng: Tinh thần tự giác học tập. Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lập tự cường của cha ông ta thời Trần. 3. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng khái quát, tổng hợp, nhận xét . * Trọng tâm: Các dạng bài tập về nước Đại Việt thời Trần thế kỉ XIII II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu , Máy tính, Phiếu học tập III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:1phút 2. Kiểm tra bài cũ: ( xen vào phần bài tập) 3. Bài mới: 41phút * Khởi động:3phút Thông qua một số hình ảnh-> Nhận biết những hình ảnh sau là công trình văn hoá tiêu biểu của triều đại phong kiến nào đã học? * Nội dung: 38phút I. Nhà Trần thành lập
  2. Bài tập 1: 7phút Chọn câu trả lời đúng (Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng) ( HS thảo luận cặp đôi) 1. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? a. Năm 1226, nhà Trần cướp ngôi nhà Lý b. Năm 1226, nhà Lý suy yếu phải dựa vào nhà Trần c. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh d. Năm 1226, Trần Thủ Độ tự xây dựng cơ đồ nhà Trần 2. Kinh đô và quốc hiệu nước ta dưới thời Trần là gì? a. Kinh đô là Cổ Loa (Hà Nội), Quốc hiệu Đại Cồ Việt b. Kinh đô là Thăng Long (Hà Nội), Quốc hiệu Đại Việt c. Kinh đô là Tây Đô (Thanh Hóa), Quốc Đại Việt d. Kinh đô là Thăng Long, Quốc hiệu Đại Ngu 3. Sau khi thành lập, nhà Trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? a. Các vua Trần nhường ngôi sớm cho con rồi xưng là Thái thượng hoàng. b. Vua Trần đứng đầu nhà nước, các chức quan đầu triều đều do người họ Trần nắm giữ. c. Nhà Trần lập thêm 1 số cơ quan mới và 1 số chức quan mới d. Tất cả các nội dung trên. 4. Chủ trương tuyển chọn quân đội của Nhà Trần là gì? a. Quân phải đông, nước mới mạnh b. “Quân phải đông và phải tinh nhuệ” c. “ Quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông” d. Quân đội phải “văn- võ song toàn” II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thế kỉ XIII Bài tập 2: 10phút Nối cột A với cột B sao cho đúng để thấy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII. ( HS thảo luận nhóm) Cột A Cột B
  3. 1. Vua Trần A. Tuy còn nhỏ nhưng đã tự tổ chức 1 đội quân hơn 1000 người tham gia kháng chiến. 2. Trần Quốc Tuấn B. Thực hiện “vườn không, nhà trống” 3. Trần Thủ Độ C. Viết Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội 4. Trần Quốc Toản D. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng” 5. Các bô lão E. “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” 6. Binh sĩ G. Đồng thanh hô “nên đánh”, muôn người như một 7. Nhân dân H. Thích vào tay “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ) I. Ba lần sứ giả Mông Cổ đưa thư dụ hàng đều bắt giam vào ngục. Bài tập 3: 3phút Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ của quân dân Đại Việt thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, theo em ý nghĩa lịch sử nào quan trọng nhất? ( HS hoạt động cá nhân) a. Đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lước nước ta của nhà Nguyên b. Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. c. Nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân trong việc bảo vệ đất nước d. Góp phần ngăn chặn âm mưu xâm lược Nhật Bản và một số nước khác của quân Nguyên. III. Tình hình nước Đại Việt thế kỉ XIII Bài tập 4:10phút Nhận biết những đặc điểm nổi bật của nước Đại Việt dưới thời Trần ở thế kỉ XIII (Đánh dấu “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai) ( HS thảo luận nhóm) STT Đặc điểm của nước Đại Việt dưới thời Trần Đánh dấu 1 - Ban hành bộ đầu tiên của nước ta: luật Hình thư
  4. 2 - Nhà trần đặt quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long 3 -Đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam 4 - Gồm 2 tôn giáo chính là phật giáo và nho giáo đều phát triển 5 -Vua Trần nối ngôi khi vua cha còn sống 6 - Khoa học kĩ thuật thời Trần chưa phát triển 7 - Văn Miếu và Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta dưới thời Trần 8 - Ruộng đất tư gồm 2 loại: điền trang (ruộng đất do khai hoang mà có ) và thái ấp (Ruộng đất do nhà nước ban tặng ) 9 - Quân đội bao gồm: cấm quân, chính binh (phiên binh), hương binh, dân binh 10 - Nhà Trần không phải nhà nước phong kiến quân chủ quí tộc. 11 - Chủ trương kháng chiến của nhà Trần là “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của giặc , buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta ” 12 - Chùa Một Cột là công trình văn hóa tiêu biểu của nước ta thời Trần 13 - Dưới thời Trần “nhân dân quá nửa làm sư” 14 - Tín ngưỡng cổ truyền như thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc không được coi trọng như trước 15 - Trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước là Thăng Long, ngoài ra còn hình thành nhiều đô thị và thương cảng 16 - Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu và sụp đổ - Nhà Trần tồn tại 174 năm Bài tập 5: 8phút Trò chơi ô chữ ( HS hoạt động cá nhân) Hàng ngang: 1. ( 6 chữ cái) Đây là một chức quan trông coi việc sửa, đắp đê. ( Hà Đê Sứ ) 2. ( 9 chữ cái) Trung tâm kinh tế sầm uất dưới thời Trần ( Thăng Long) 3. ( 13 chữ cái) Một bộ phận của quân đội nhà Trần ( Quân Địa Phương) 4. ( 10 chữ cái ) Trung tân buôn bán với nước ngoài ( Cảng Vân Đồn ) 5. ( 10 chữ cái) Đây là một biện pháp tưới tiêu cho đồng ruộng ( Nạo vét kênh)
  5. Hàng dọc: Đây là một việc làm nói lên sự quan tâm của nhà Trần trong việc trị thuỷ, đề phòng lũ lụt bảo vệ mùa màng ( Đắp đê) Bài tập 6 (Bài tập về nhà): Dựa vào các thông tin và sơ đồ sau, hãy hoàn thiện sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần - Vua, quan đại thần, Quan văn, quan võ, quan sử viện, thái y viện, Tôn nhân phủ, Hà đê sứ, khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. - 12 lộ (chánh phủ sứ, phó an phủ sứ), phủ (tri phủ), Huyện- châu (tri huyện, tri châu), Xã (xã quan) *Chính quyền trung ương * Ở địa phương Đáp án Bài tập 1: 1-c 2- b 3-d 4- c Bài tập 2: 1- I 2- C, D 3- E 4- A 5- G 6- H 7- B Bài tập 3: Đáp án b Bài tập 4: 1- S 2- Đ 3- S 4- Đ 5- Đ 6- S 7- S 8- Đ 9- Đ 10- S 11- Đ 12- S 13- Đ 14- S 15- Đ 16- Đ
  6. Bài tập 5 *Chính quyền trung ương * Ở địa phương 12 Lộ Vua Quan đại thần ( Ch¸nh phñ sø, phã an phñ sø) Phủ ( Tri phủ) Quan văn Quan võ Huyện, Châu Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn Nhân ( Tri huyện, Tri châu) phủ, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ Xã (Xã quan) 4. Củng cố: 2’ - GV khái quát nội dung cơ bản của chương III - Nước Đại Việt thời Trần. 5. HDVN: 1’ - Làm bài tập số 6. - Hoàn thành nội dung đúng vào vở ghi . 6. Rút kinh nghiệm: DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN