Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 3

docx 2 trang thaodu 6230
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_cham_de_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_la.docx

Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 3

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC LẦN THỨ NHẤT – 2017 vòng 3 Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. (10,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: Câu 1. (2,0 điểm) Ý nghĩa của hình ảnh “chiếc bánh dày trên đôi vai mẹ”: là cách hình tượng hoá vết chai sần trên vai mẹ; cách nói ấy vừa có ý nghĩa gợi tả cụ thể, ấn tượng vết chai khác thường, ghi dấu bao nhiêu lần gánh gồng, vất vả mưu sinh, nén chịu đau đớn để nuôi con ăn học của người mẹ, vừa thể hiện một cái nhìn âu yếm, rất đỗi thương yêu của người con với mẹ. Câu 2. (2,0 điểm) Hình ảnh người mẹ qua đoạn văn: + vất vả, lam lũ, chịu thương chịu khó, ; + thầm lặng hi sinh cho con, ; + yêu thương con hết mực, . Câu 3. (2,0 điểm) Dấu chấm lửng kết thúc câu văn thể hiện nỗi xúc động trĩu nặng, không cất thành lời của người con khi nghĩ về vết chai sần trên vai mẹ: ngậm ngùi, xót xa, thương yêu vô hạn ; Câu 4. (2,0 điểm) Chọn được nhan đề đảm bảo: ngắn gọn; nêu được nội dung chủ yếu, bao trùm của đoạn, hoặc nêu được chi tiết, hình ảnh đặc sắc của đoạn. Ví dụ: Đôi vai mẹ; Đôi vai; Điều con chưa biết ; Chiếc bánh dày trên vai mẹ; Lí giải theo các tiêu chí nêu trên. HS có thể chọn nhan đề khác với gợi ý trên, miễn là biết lí giải phù hợp. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên mới cho điểm tối đa. Câu 5. (2,0 điểm) Bài học khi làm văn tự sự: kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận; sử dụng câu văn linh hoạt, dấu câu phù hợp với cảm xúc, nhân vật, sự kiện, ; chi tiết tiêu biểu, đắt giá. Ngoài các ý trên HS có thể rút ra các bài học khác nhưng chung chung chỉ cho ½ số điểm. Phần II. (10,0 điểm) Câu 1. (5,0 điểm) Yêu cầu chung: Đây là một đề mở (có nhiều hướng giải quyết khác nhau), gắn với trải nghiệm của HS, kết nối với đọc hiểu văn bản phần I. HS tự chọn một trong các phương thức biểu đạt phù hợp với chủ đề “Hiểu cha mẹ”. Cách nêu vấn đề gợi mở suy nghĩ cho HS về mối quan hệ giữa bản thân với cha mẹ. Thực tế, ở lứa tuổi HS chưa phải bạn nào cũng hiểu cha mẹ mình (hiểu những vất vả, hi sinh, tình thương yêu cha mẹ dành cho mỗi đứa con), nên việc thấu hiểu cha mẹ là một biểu hiện của sự trưởng thành trong tình cảm và nhận thức. Từ chỗ thấu hiểu cha mẹ, con cái mới có được sự cảm thông, yêu thương, biết ơn sâu sắc những bậc sinh thành. Thấu hiểu cha mẹ chính là một khía cạnh của hiểu cuộc đời. Từ chỗ hiểu cha mẹ, sẽ hiểu cuộc sống với những vất vả mưu sinh, những giá trị đích thực, để hình thành hoàn thiện những suy nghĩ nhận thức tình cảm đúng đắn, tích cực, định hướng cho hành động tốt đẹp, lối sống phù hợp đạo lí, truyền thống. Trong bối cảnh hiện nay, đây là vấn đề thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trung học, có ý nghĩa giáo dục, tính nhân văn. I. Các yêu cầu cụ thể STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Về kĩ năng tạo lập văn bản 1,5 1.1. - Cần xác định một phương thức biểu đạt chủ yếu (tự sự, nghị luận, biểu cảm, ) và có 0,5 thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong bài. - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 1.2. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 0,5 2. Về nội dung của bài viết 3,0 Cần đáp ứng các ý sau: - Thế nào là hiểu cha mẹ? Biểu hiện cụ thể? - Vì sao hiểu cha mẹ là cần thiết? Điều đó có ý nghĩa gì? - Làm thể nào để hiểu cha mẹ? 3 Về sự sáng tạo 0,5 Nội dung: Bài văn thể hiện sự chân thành, tự nhiên, có những ý mới mẻ, độc đáo, sâu 0,25 1
  2. sắc, phù hợp với lứa tuổi Kĩ năng viết: có hình thức độc đáo (lá thư, câu chuyện); có những tìm tòi, lựa chọn từ 0,25 ngữ, hình ảnh; sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt); II. Hướng dẫn chấm điểm: - Điểm 4,0 - 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 2,5 - 3,75: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung khá sâu sắc, thuyết phục. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 1,0 - 2,25: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên hoặc bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu sắc. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm dưới 1,0: Nội dung sơ sài, vận dụng chưa hợp lí các kĩ năng tạo lập văn bản. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề. Câu 2. (5,0 điểm) Yêu cầu chung: HS cần hiểu ý nghĩa hai câu thơ của Trần Đăng Khoa, trên cơ sở đó nêu suy nghĩ của mình. Thực chất đây là vấn đề lí luận văn học về giá trị, chức năng thơ ca nói riêng văn học nói chung, nhưng với HS lớp 7, đề bài nêu vấn đề dưới dạng hai câu thơ với cách nói giản dị, dễ hiểu, quen thuộc của một nhà thơ gấn gũi với các em. HS cần biết vận dụng kiến thức về thơ đã học (ca dao, thơ trung đại, thơ hiện đại) và kiến thức lí luận trong văn bản Ý nghĩa văn chương, để chứng minh, giải thích (là chủ yếu với HS lớp 7) về tác dụng, vai trò bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn con người của thơ ca/văn học. I. Các yêu cầu cụ thể STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Về kĩ năng tạo lập văn bản 1,5 1.1. - Biết tạo lập một văn bản nghị luận (có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt biểu 0,5 cảm, tự sự, ) trong bài. - Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 1.2. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 0,5 2. Về nội dung của bài viết 3,0 Cần đáp ứng trả lời tối thiểu 2 trong số các câu hỏi sau một cách thuyết phục: -Giải thích: Nghe thơ em thấy yêu tiếng hát, nụ cười là yêu con người, thấy đất trời đẹp ra: thơ giúp bạn đọc biết cảm nhận, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn; sống lạc quan, tin yêu, quan tâm, yêu thương; biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sống tinh tế, nhạy cảm, giao hòa cùng vũ trụ. -Chứng minh: bằng việc nêu ra những câu thơ hay, tiêu biểu, chỉ ra tác dụng giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, thẩm mĩ cho bản thân, HS làm sáng tỏ các ý đã giải thích ở trên. + Thơ bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; + Thơ nâng cao năng lực thẩm mĩ: biết cảm nhận, thưởng thức, trân trọng, khơi gợi sáng tạo cái đẹp. 3 Về sự sáng tạo 0,5 Nội dung: Bài văn có những ý mới mẻ, độc đáo, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi trong 0,25 cảm nhận thơ, có dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc và lời bình hay, sắc sảo Kĩ năng viết: Có cách kết bài, mở bài hay, độc đáo; có những tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, 0,25 hình ảnh; sử dụng đa dạng các kiểu câ II. Hướng dẫn chấm điểm: Tương tự câu 1 phần II. Lưu ý: Giám khảo cần thảo luận kĩ về hướng dẫn chấm để vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tế làm bài của học sinh. Hết 2