Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2

docx 2 trang thaodu 7490
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_cham_de_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_la.docx

Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC LẦN THỨ NHẤT - 2017 Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 – vòng 2 Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. (10,0 điểm) Câu 1.CH mức biết: truy xuất thông tin. Cú đặt ra nhiệm vụ:đứng dậy và bước đi vòng quanh vài bước cho Ping? (1,0 điểm) Câu 2.CH mức hiểu: kết nối các thông tin để lí giải bằng ngôn ngữ của mình. Ping có thái độ “ngờ vực” (chưa tin hẳn) sau khi nghe Cú giao nhiệm vụ: vì Pingnghĩ Cú thừa biết mình chỉ giỏi nhảy. (1,0 điểm) Câu 3.CH mức hiểu: HS cần hiểu thế nào là thông thái vànhận biết những câu nói nào thể hiện sự thông thái theo cách hiểu trên. (uyên bác, uyên thâm, có kiến thức sâu rộng – nghĩa từ điển; và sáng suốt, xét đoán đúng đắn thực tiễn, thấu thị sâu sắc những nguyên lí cuộc sống – nghĩa trong ngữ cảnh). Những câu nói chứng tỏ sự “thông thái” của Cú: + Ta biết cháu đang nghĩ rằng mình nhảy giỏi, + Hãy bước đi như cháu có thể đi và như cháu sẽ đi bằng hai chân của mình, ngay từ lúc này; + Nếu cháu tin rằng mình không thể thì cháu sẽ không thể. Nếu cháu tin rằng cháu có thể thì cháu sẽ có thể. Lời nói tạo nên niềm tin, niềm tin tạo ra hành động. + Để kiểm soát định mệnh của cháu, cháu phải kiểm soát suy nghĩ của mình. Cách cháu nghĩ và điều cháu nghĩ sẽ quyết định tương lai của cháu. Khi theo đuổi mơước của mình, cho dù cháu nghĩ mình có thể hoặc không thể thì đằng nào cháu cũng đúng cả + “Để sống một cuộc sống có chủ đích, đừng bước đi bằng đôi chân mà hãy bước đi bằng ý chí của mình”. (2,0 điểm) Câu 4.CH mức hiểu, giải thích ý nghĩa câu nói: “Để sống một cuộc sống có chủ đích, đừng bước đi bằng đôi chân mà hãy bước đi bằng ý chí của mình”: cuộc sống có chủ đích là cuộc sống có mục đích, chủ định, mục tiêu cụ thể, không buông trôi theo số phận và may rủi. Để sống một cuộc sống như vậy ý chí có vai trò quan trọng tạo động lực và sức mạnh để con người thực hiện mục đích sống, lí tưởng sống của mình. Đưa ra một minh chứng thực tế: Nic Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, (2,0 điểm) Câu 5. CH mức vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản dịch (thơ chữ Hán đã học lớp 7) và liên môn tích hợp trong đọc hiểu văn bản dịch từ tiếng Anh.(1,0 điểm) HS sẽ có thể nhận xét theo các phương án (PA) sau: - PA 1: Bản dịch sát ý/thoát ý/chuyển tải đúng và đầy đủ nội dung câu văn nguyên bản. - PA 2: Bản dịch chưa sát ý/thoát ý/chưa diễn đạt hết ý nội dung câu văn nguyên bản. - PA 3: Bản dịch vượt quá nội dung câu văn nguyên bản. Cho điểm tối đa với PA 1. Cho ½ số điểm với PA 3, không cho điểm với PA 2. Câu 6. CH mức vận dụng: từ hiểu đặc trưng thể loại ngụ ngôn truyện dân gian đã học từ lớp 6, vận dụng xem xét đặc trưng trên thể hiện trong câu chuyện về con Ếch Ping và con Cú: đây là chuyện về loài vật, qua đó ngụ ý nói về chuyện niềm tin, ý chí của con người trong cuộc sống. (1,0 điểm) Câu 7. CH mức vận dụng: Từ văn bản trên, rút ra bài học cho bản thân: mấu chốt của sự thành công. HS có thể nêu một trong những ý sau: - Khao khát hành động; - Dám thay đổi chính mình; không sợ thất bại; - Có ý chí và niềm tin ? (2,0 điểm) Phần II. (10,0 điểm) Nếu vẽ một biểu tượng của ước mơ mà em đang ấp ủ, em sẽ vẽ hình ảnh gì? Chia sẻ về ước mơ đó. Mục đích: Kiểm tra khả năng thể hiện, trình bày suy nghĩ bằng nhiều hình thức. Yêu cầu: 1
  2. Đề bài tạo cho HS hứng thú để chia sẻ những ước mơ mình ấp ủmột cách chân thành sâu sắc. Khi biểu hiện được ước mơ bằng một hình ảnh, HS sẽcó quá trình suy ngẫm kĩ lưỡng sâu sắc hơn về ước mơ của mình. HS cần trả lời các CH: Mình ước mơ điều gì? Hình ảnh nào sẽ là biểu tượng mình thấy phù hợp nhất cho ước mơ đó? Chia sẻ ước mơ ấy dưới hình thức nào: một câu chuyện kể, một lá thư hay một bài thơ ? Cách chấm điểm: - Bài văn thể hiện được ước mơ của bản thân một cách tự nhiên, sinh động. Hình ảnh biểu tượng phù hợpvới ước mơ, độc đáo, hấp dẫn. (6,0 điểm) - Hình thức bài văn đảm bảo các yêu cầu chung: có bố cục 3 phần, mở bài, thân bài, kết luận và yêu cầu riêng của từng kiểu văn bản tự sựhoặc biểu cảm, nghị luận. (2,0 điểm). - Trình bày sáng sủa, sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, không có lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (1,0 điểm) - Sáng tạo trong nội dung, hình thức (câu chuyện hấp dẫn, ý nghĩa, nổi bật hình ảnh biểu tượng cho ước mơ đang ấp ủ; có nhiều phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hoặc có quan điểm riêng, có cách viết thuyết phục lôi cuốn, ) (1,0 điểm) Hết 2