Hướng dẫn ôn tập học kì môn Giáo dục công dân 9

docx 2 trang Hoài Anh 17/05/2022 3510
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_hoc_ki_mon_giao_duc_cong_dan_9.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì môn Giáo dục công dân 9

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN 1. Khái niệm - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung - Hợp tác là phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác 2. Ý nghĩa - Giúp phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao tiếp, học hỏi giữa các nước - Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu - Tiến tới hòa bình thế giới 3. Nguyên tắc hợp tác - Coi trọng, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. - Bình đằng cùng có lợi - Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, - Phản đối mọi âm mưu , hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. 4. Trách nhiệm của học sinh - Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. - Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nam. - Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp - Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 1. Khái niệm - Là những giá trị tinh thần, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác 2. Ý nghĩa - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. 3. Nhiệm vụ của học sinh
  2. - Chúng ta cần học tập, giữ gìn, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp, vận động mọi người xóa bỏ những tập tục lạc hậu có hại cho đời sống xã hội. - Chúng ta cần phải tìm hiểu, học tập để kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc. BÀI 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO 1. Khái niệm - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. 2. Biểu hiện - Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. 3. Ý nghĩa - Giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập và lao động 4. Cách rèn luyện - Biết kiên trì, rèn luyện đức tính sáng tạo trong cuộc sống - Học sinh phải có ý thức học tập tốt, phương pháp học phù hợp - Tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT , CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ 1. Khái niệm - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. 2. Ý nghĩa - Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội 3. Các yếu tố cần thiết để người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Có sức khỏe - Lao động kỉ luật và tự giác - Trong quá trình lao động phải có năng động sáng tạo - Lao động tích cực, nâng cao tay nghề