Kế hoạch dạy chuyên đề năm học 2019-2020 môn Toán 7 - Trường THCS Kim Long

doc 10 trang thaodu 6820
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy chuyên đề năm học 2019-2020 môn Toán 7 - Trường THCS Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_chuyen_de_nam_hoc_2019_2020_mon_toan_7_truong_t.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy chuyên đề năm học 2019-2020 môn Toán 7 - Trường THCS Kim Long

  1. TRƯỜNG THCS KIM LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ KHTN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Kim Long, ngày 12 tháng 9 năm 2019 KẾ HOẠCH DẠY CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN TOÁN 7 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Căn cứ vào văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp THCS năm học 2019 – 2020 của Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương; Căn cứ vào chương trình GDPT cấp THCS, nhiệm vụ năm học 2019 – 2020; Căn cứ vào kế hoạch kế dạy chuyên đề năm học 2019 – 2020 của hiệu trưởng trường THCS Kim Long; Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm khối 7 của trường THCS Kim Long, tôi xin xây dựng kế hoạch chuyên đề lớp 7A,B trường THCS Kim Long năm học 2019- 2020 như sau: A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU I. MỤC ĐÍCH - Duy trì và nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường trong năm học này và các năm học tiếp theo - Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không” mà trọng tâm là không để học sinh ngồi nhầm chỗ - Góp phần thực hiện tốt công tác phổ cập đúng độ tuổi - Nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực II. YÊU CẦU - Giáo viên phụ đạo cho học sinh những kiến thức đã học trên lớp nhưng học sinh chưa hiểu, đồng thời hướng dẫn học sinh giải được các bài tập tương đối dễ - Giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản của môn học, để kết quả cuối năm học được tiến bộ hơn, dần tiếp cận với chuẩn KTKN của môn học - Giáo viên được phân công phụ đạo cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo chất lượng cho học sinh sau mỗi buổi lên lớp, tạo sự hứng thư học tập cho học sinh B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I. Nhiệm vụ được giao trong năm học Được BGH nhà trường phân công giảng dạy toán 6C, D, toán 7A, B và Bồi dưỡng HSG khối 7. 1
  2. II. Thuận lợi và khó khăn 1. Thuận lợi a) Đối với GV - Có sự lãnh đạo sâu sát của Hiệu trưởng cùng với BGH, trường có kế hoạch cụ thể trong mọi hoạt động. - Tổ chuyên môn có kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu về các môn. - Nhà trường có đủ phòng học cho học sinh - Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm đến các em học sinh ở tất cả các môn học và các hoạt động thi đua, ngoại khoá của đội, trường, kịp thời động viên các em có thành tích trong học tập rèn luyện đạo đức. Uốn nắn kịp thời các hành vi vi phạm nội quy, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - hoạt động xã hội, kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. - GV giảng dạy nhiệt tình, luôn có tinh thần tìm tòi, sáng tạo để mang lại kết quả tốt nhất. b) Đối với HS - Đa số học sinh đều ngoan, và chăm chỉ học tập. - Học sinh được bố mẹ tạo điều kiện để học tập - Được BGH, tổ khối quan tâm luôn tạo điều kiện giúp đỡ. 2. Khó khăn a) Đối với GV - Trang thiết bị chưa thật đầy đủ để phụ vụ tốt trong công tác giảng dạy, các tài liệu liên quan đến bộ môn còn chưa đầy đủ. - Giáo viên giảng dạy môn toán trong nhà còn thiếu, nên một số giáo viên còn dạy quá nhiều tiết. b) Đối với HS - Kinh tế địa phương đang trong giai đoạn đầu phát triển là nguyên nhân dẫn đến việc các em sa vào các trò chơi điện tử, bỏ học hoặc không dành thời gian cho việc học tập. - Một bộ phận lớn học sinh tiếp thu chậm, còn rỗng kiến thức từ các lớp dưới, chưa chăm học, ý thức kém. - Đa số đình không dành thời gian quan tâm đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường, việc đôn đốc nhắc nhở con em học và làm bài tập ở nhà không thường xuyên, đôi khi còn bỏ mặc. - HS chưa tự giác trong học tập - Trên lớp nhiều học sinh còn trầm, còn làm việc riêng, chưa có ý thức tự giác làm bài, xây dựng bài cũng như các hoạt động của lớp. - Một số HS có động cơ học tập còn chưa đúng đắn thiếu sự quyết tâm do cha mẹ không thực sự đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho con cái. III. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Chất lượng khảo sát đầu năm 2
  3. Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp HS TS % TS % TS % TS % TS % 7A 44 10 22,7 15 34,1 15 34,1 4 9,1 0 7B 45 1 2,2 10 22,2 18 40 16 35,6 0 Chỉ tiêu phấn đấu Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp HS TS % TS % TS % TS % TS % 7A 44 12 27,2 20 45,6 12 27,2 0 0 7B 45 2 4,4 12 26,7 23 51,1 8 17,8 0 C. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Đối với giáo viên a) Tìm hiểu từng đối tượng học sinh Để nắm được tình hình học sinh trong lớp mình, giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, điển hình: - Thông qua nghiên cứu lí lịch học sinh, giáo viên sẽ nắm được hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, gia đình đông con hay ít con? Phụ huynh có quan tâm giáo dục con cái hay không? Nắm được địa bàn cư trú - Thông qua nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: học bạ, sổ liên lạc, khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý phát hiện kịp thời lỗ hổng trong kiến thức mà học sinh vấp phải. - Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Khơi gợi cho học sinh nói lên những mong muốn, trăn trở của mình. Từ đó, giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Đồng thời phát huy sở trường của học sinh từ đó kích thích các em học tập. - Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên nắm bắt được sự quan tâm giáo dục hay thờ ơ của phụ huynh đối với con em mình. Từ đó có sự tư vấn, phối hợp giữa nhà trường và gia đình để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp b) Xây dựng nội dung Xây dựng động cơ học tập cho học sinh yếu chính là xác định cho học sinh hiểu: Học để là gì? và Vì sao phải học? Người ta phân chia động cơ học tập của học sinh ra thành nhiều loại như sau: - Động cơ mang tính xã hội: Học để sau này góp phần xây dựng đất nước, xây dựng quê hương. - Động cơ mang tính cá nhân: Học vì lợi ích riêng của mình, muốn hơn người, muốn có địa vị cao trong xã hội - Động cơ bên trong: xuất phát từ chính việc học, nghĩa là học để nắm được kiến thức, vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học. - Động cơ bên ngoài: Học vì muốn có điểm tốt, muốn thầy cô và cha mẹ vui lòng Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học, học sinh học tập để có kết quả tốt. Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học, có hứng 3
  4. thú trong học tập. Động cơ tạo nên động lực học, đó chính là thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh. c) Biện pháp thực hiện Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một điểm mạnh, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Song mỗi gia đình có những điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục. Đồng thời phát huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình, giáo viên cần: - Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh. - Hợp tác giữa GV và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động của con em mình thông qua sổ liên lạc. GV và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn - Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp. - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để HS có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng - Dạy phân hoá đối tượng học sinh. - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải trí Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. - Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng: + Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh. + Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. + Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực. + Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như bạn + Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh. + Kiềm chế sự bộc phát, tập thói quen chu đáo và cẩn thận. Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học. Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục. D. CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN 7 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019- 2020 Buổi Tiết Tên bài 1. Khảo sát 1 1 2. Cộng trừ số hữu tỉ 3. Cộng trừ số hữu tỉ 4. Nhân, chia số hữu tỉ 2 5. Nhân, chia số hữu tỉ 6. Nhân, chia số hữu tỉ 7. Hai đường thẳng vuông góc 3 8. Hai đường thẳng vuông góc 9. Hai đường thẳng vuông góc 10. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ 4 11. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ 12. Luỹ thừa của một số hữu tỉ 13. Hai đường thẳng song song 5 14. Hai đường thẳng song song 15. Hai đường thẳng song song 16. Tỉ lệ thức. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau 6 17. Tỉ lệ thức. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau 18. Tỉ lệ thức. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau 19. Số vô tỉ. Số thực 7 20. Số vô tỉ. Số thực 21. Số vô tỉ. Số thực 22. Khảo sát 2 8 23. Tổng ba góc trong một tam giác 24. Tổng ba góc trong một tam giác 25. Đại lượng tỉ lệ thuận 9 26. Đại lượng tỉ lệ thuận 27. Đại lượng tỉ lệ thuận 28. Trường hợp bằng nhau c-c-c 10 29. Trường hợp bằng nhau c-c-c 30. Trường hợp bằng nhau c-c-c 5
  6. Buổi Tiết Tên bài 31. Đại lượng tỉ lệ nghịch 11 32. Đại lượng tỉ lệ nghịch 33. Đại lượng tỉ lệ nghịch 34. Trường hợp bằng nhau c-g-c 12 35. Trường hợp bằng nhau c-g-c 36. Trường hợp bằng nhau c-g-c 37. Trường hợp bằng nhau g-c-g 13 38. Trường hợp bằng nhau g-c-g 39. Trường hợp bằng nhau g-c-g 40. Ôn tập tổng hợp 14 41. Ôn tập tổng hợp 42. Khảo sát 3 E. THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS Điểm kiểm tra STT Họ và tên Lớp Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 1 Nguyễn Tuyết Nhi 7A 2 Dương Thị Ngọc Lan 7A 3 Trần Thùy Dương 7A 4 Nguyễn Vũ Trường Sơn 7A 5 Nguyễn Hải Dương 7A 6 Nguyễn Hoàng Anh 7A 7 Nguyễn Phúc Hải Anh 7A 8 Nguyễn Lê Ngọc Anh 7A 9 Nguyễn Hạnh Tâm 7A 10 Nguyễn Thị Thu Hương 7A 11 Nguyễn Đăng Trung 7A 12 Nguyễn Hữu An 7A 13 Phạm Dương Huyền Anh 7A 14 Nguyễn Quốc Khánh 7A 15 Nguyễn Thị Ngọc Anh 7A 16 Tống Ngọc Phong 7A 17 Trần Nguyễn Khánh Ly 7B 18 Phan Kim Ngân 7A 19 Nguyễn Thị Hiền Thương 7A 20 Đồng Như Quỳnh 7A 21 Lương Thị Hà Ngân 7A 22 Nguyễn Phương Thảo 7B 23 Kiều Anh Tú 7A 24 Trần Minh Hùng 7A 6
  7. 25 Nguyễn Thị Ngọc Anh 7A 26 Đỗ Minh Anh 7A 27 Nguyễn Thị Hằng 7A 28 Khổng Khánh Linh 7A 29 Nguyễn Viết Hải 7A 30 Dương Hải Yến 7A 31 Hà Tuấn Hùng 7A 32 Tạ Hồng Minh 7A 33 Nguyễn Duy Đạt 7A 34 Nguyễn Đức Vũ 7A 35 Nguyễn Thị Minh Thư 7A 36 Nguyễn Tô Hương Giang 7A 37 Phí Ngọc Yến Chi 7A 38 Nguyễn Văn Tú 7B 39 Bùi Thị Mai Linh 7A 40 Vũ Ngọc Linh 7A 41 Lê Hương Giang 7A 42 Lê Việt Hoàng 7B 43 Phí Lê Quỳnh Anh 7A 44 Nguyễn Ngọc Diệp 7A 45 Nguyễn Văn An 7B 46 Nguyễn Ngọc Ánh 7A 47 Vũ Thảo Chi 7B 48 Trần Hà Bá Công 7B 49 Nguyễn Mạnh Dũng 7B 50 Nguyễn Thị Hồng Duyên 7A 51 Nguyễn Thị Thùy Dương 7B 52 Triệu Thùy Dương 7B 53 Trịnh Tiến Đạt 7B 54 Vương Anh Đức 7B 55 Nguyễn Thị Thanh Hà 7B 56 Phan Văn Hải 7B 57 Đỗ Thị Bích Hằng 7B 58 Đào Tuấn Hiệp 7B 59 Tạ Quang Hiếu 7B 60 Nguyễn Văn Hưng 7B 61 Nguyễn Xuân Khôi 7B 62 Tạ Đức Khôi 7B 63 Nguyễn Duy Khương 7B 64 Nguyễn Khánh Linh 7B 65 Đặng Quang Long 7B 66 Phùng Thế Long 7B 67 Nguyễn Hương Ly 7B 68 Nguyễn Thị Thanh Mai 7B 69 Nguyễn Thị Phương Nhung 7B 70 Chu Hồng Phúc 7B 71 Nguyễn Hà Phương 7B 7
  8. 72 Trịnh Tiến Quang 7B 73 Vũ Anh Quân 7B 74 Nguyễn Diệu Quỳnh 7B 75 Nguyễn Tùng Sơn 7B 76 Nguyễn Văn Tài 7B 77 Nguyễn Đức Ngọc Thành 7B 78 Đinh Hà Trang 7B 79 Hoàng Thị Phương Trang 7B 80 Nguyễn Thị Huyền Trang 7A 81 Nguyễn Thị Thanh Trúc 7B 82 Đỗ Bảo Trung 7B 83 Phạm Anh Tuấn 7B 84 Cao Thị Uyên 7B 85 Vương Việt Vĩ 7B 86 Nguyễn Quốc Việt 7B 87 Phùng Quốc Việt 7B 88 Bùi Minh Vũ 7B 89 Nguyễn Văn Mạnh 7A F. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Học kì I Học kì II 1/ Đã thực hiện được: 1/ Đã thực hiện được: 2/ Tồn tại và nguyên nhân: 2/ Tồn tại và nguyên nhân: 3/ Kết quả cụ thể: 3/ Kết quả cụ thể: 8
  9. G. NHỮNG ĐIỂM CẦN BỔ SUNG TRONG KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Học kì I Học kì II 9
  10. H. PHẦN KIỂM TRA CỦA BAN GIÁM HIỆU Ngày Lần Nhận xét Ký tên, đóng dấu tháng KT Phê duyệt của BGH Người lập kế hoạch Bùi Mạnh Hùng Nguyễn Thị Diễm Hằng 10