Kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

docx 6 trang Hàn Vy 02/03/2023 3221
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_lich_su_lop_11_nam_hoc_2021_2022_so_g.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021- QUẢNG NAM 2022 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 601 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Năm 1882, khối Liên minh ra đời ở châu Âu bao gồm các nước đế quốc A. Anh, Áo-Hung, I-ta-li-a. B. Anh, Pháp, Đức. C. Đức, Pháp, Nga. D. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a. Câu 2: Thể chế chính trị của nước Nga sau Cách mạng 1905 – 1907 là A. cộng hòa tư sản. B. quân chủ lập hiến. C. dân chủ tư sản. D. quân chủ chuyên chế. Câu 3: Đâu không phải là sự kiện diễn ra trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Quần chúng bắt giam toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời. B. Quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông. C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát. D. Các đội Cận vệ đỏ chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. Câu 4: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, để thiết lập nền chuyên chính độc tài, Chính phủ Hít-le đã A. liên minh với các nước tư bản châu Âu. B. khai trừ giai cấp tư sản ra khỏi Chính phủ. C. tiến hành ám sát Tổng thống Hin-đen-bua. D. công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ. Câu 5: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương A. gây chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. B. vận dụng linh hoạt Chính sách mới của Mĩ. C. thực hiện chính sách cải cách về kinh tế. D. giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân. Câu 6: Năm 1935, để tăng cường các các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, chính quyền Hít-le A. duy trì chế độ dân chủ tư sản. B. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. C. tiến hành cải cách xã hội tiến bộ. D. ban hành lệnh tổng động viên. Câu 7: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra trước tiên trong lĩnh vực A. nông nghiệp, thương nghiệp. B. thương mại, tín dụng. C. công nghiệp, thương nghiệp. D. tài chính ngân hàng. Câu 8: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất là cuộc cách mạng A. giải phóng dân tộc. B. dân chủ tư sản. C. dân tộc dân chủ. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 9: Tình hình nước Nga trước năm 1917 là A. nước Nga tuyên bố rút ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. B. sự tồn tại song song hai chính quyền đối lập. C. chế độ Nga hoàng lâm vào khủng hoảng sâu sắc. D. quân đội 14 nước đế quốc bao vây tấn công vào nước Nga. Câu 10: Trong Chính sách mới, Tổng thống Mĩ Rudơven đã ban hành một loạt các đạo luật về A. phát triển kĩ thuật. B. mở rộng lãnh thổ. C. nghiên cứu khoa học. D. phục hưng công nghiệp. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tác động của Chính sách mới đối với nước Mĩ trong những năm 30 của thế kỉ XX? A. Tạo thêm nhiều việc làm mới. B. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. C. Khôi phục sản xuất trong nước. D. Hình thành các giai cấp mới.
  2. Câu 12: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do A. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát ở Bô-xni-a. B. các nước đế quốc mâu thuẫn với các nước thuộc địa. C. tình trạng căng thẳng giữa đế quốc Anh và đế quốc Mĩ. D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Câu 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã giải quyết được nhiệm vụ chính trị cơ bản là A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. B. đưa nước Nga tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa. C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. Câu 14: Nội dung chủ yếu của các Hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là kí hòa ước và các hiệp ước để A. phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. B. bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản. C. trao trả độc lập cho nhân dân các nước thuộc địa. D. buộc các đế quốc Đức, Áo-Hung phải đầu hàng. Câu 15: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực A. công nghệ sinh học. B. kinh tế - tài chính. C. khoa học - kĩ thuật. D. văn hóa - giáo dục. Câu 16: Trong Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết (1921), Nhà nước A. không thu thuế lương thực. B. chỉ nắm ngành giao thông vận tải. C. nắm các ngành kinh tế chủ chốt. D. chỉ nắm ngành ngân hàng. Câu 17: Năm 1921, Đảng Bônsêvích Nga đề ra Chính sách kinh tế mới trong bối cảnh A. các nước đế quốc đang tiến hành chiến tranh phá hoại. B. Chính sách cộng sản thời chiến đang phát huy hiệu quả. C. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. D. đất nước đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở A. Luân Đôn (Anh). B. Giơnevơ (Thụy Sĩ). C. Béc-lin (Đức). D. Vécxai (Pháp). Câu 19: Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) vì A. nước Mĩ nằm ngoài châu Âu nên không thể tham chiến. B. muốn tạo điều kiện cho Đức thôn tính châu Âu. C. không đủ tiềm lực quân sự để tham gia cuộc chiến. D. muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe. Câu 20: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc có thái độ hung hăng nhất là A. Nga. B. Pháp. C. Anh. D. Đức. Câu 21: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Đức chủ trương A. phát xít hóa bộ mày nhà nước. B. thực hiện các quyền dân chủ. C. tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước. D. thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm). Phân tích ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 2 (1 điểm). Phân tích đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX. HẾT
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút I. Phần đáp án câu trắc nghiệm (7 điểm): 601 1 D 2 D 3 C 4 D 5 A 6 D 7 D 8 B 9 C 10 D 11 D 12 D 13 A 14 A 15 B 16 C 17 C 18 D 19 D 20 D 21 A I. Phần đáp án câu trắc nghiệm (7 điểm): Gồm các mã đề: 601,603,605,607 CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Phân tích ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 2,0 * Đối với nước Nga : - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của 0,25 hàng triệu con người ở Nga. - Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao 0,75 động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. * Đối với thế giới: - Làm thay đổi cục diện thế giới: Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu 0,5 tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với Chủ nghĩa tư bản. Mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại - Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới; 0,5 mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa. Làm cho phong trào cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau. 2 Phân tích đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản 1,0 trong những năm 30 của thế kỉ XX. - Chuyển từ chế độ chuyên chế Thiên hoàng sang chế độ quân phiệt. 0,25 - Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước gắn liền với chiến tranh xâm lược thuộc địa. 0,25 - Thông qua các cuộc đấu tranh (đảo chính quân sự) trong nội bộ giới cầm quyền. 0,25 - Thời gian kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX. 0,25 Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt trong khi chấm.
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 602 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát ở Bô-xni-a. C. tình trạng căng thẳng giữa đế quốc Đức và đế quốc Mĩ. D. sự đối đầu giữa hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước. Câu 2: Năm 1907, khối Hiệp ước ra đời ở châu Âu bao gồm các nước đế quốc A. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a. B. Anh, Pháp, Nga. C. Đức, Pháp, Nga. D. Anh, Áo-Hung, I-ta-li-a. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tác động của Chính sách mới đối với nước Mĩ trong những năm 30 của thế kỉ XX? A. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. B. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. C. Khôi phục sản xuất trong nước. D. Tạo thêm nhiều việc làm mới. Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ tham chiến trong giai đoạn hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do A. sự cầu cứu của các nước thuộc phe Hiệp ước. B. các nước đế quốc Anh, Pháp, Nga đã suy yếu. C. Đức đã thôn tính châu Âu và chuẩn bị tấn công Mĩ. D. phong trào cách mạng ở các nước châu Âu dâng cao. Câu 5: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Đức chủ trương A. tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước. B. thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít. C. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. D. thực hiện quyền tự do, dân chủ trong xã hội. Câu 6: Mục đích chủ yếu của Hội nghị Vécxai (1919-1920) và Hội nghị Oa-sinh-tơn (1921-1922) là A. thông qua kế hoạch tấn công nước Nga Xô viết. B. phân định lại bản đồ chính trị châu Á và châu Phi. C. phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận. D. thành lập tổ chức quốc tế có tên là Hội Quốc liên. Câu 7: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương A. thực hiện chính sách cải cách về kinh tế. B. giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân. C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. D. vận dụng Chính sách mới của Mĩ. Câu 8: Trong Chính sách mới, Tổng thống Mĩ Rudơven đã ban hành một loạt các đạo luật về A. nội thương. B. ngoại thương. C. ngân hàng. D. thương nghiệp. Câu 9: Trước Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga là nước A. thuộc địa nửa phong kiến. B. quân chủ lập hiến. C. cộng hoà tư sản. D. quân chủ chuyên chế. Câu 10: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, để thiết lập nền chuyên chính độc tài, Chính phủ Hít-le đã A. liên minh với các nước tư bản châu Âu.
  5. B. tiến hành ám sát Tổng thống Hin-đen-bua. C. công khai khủng bố Đảng Cộng sản Đức. D. khai trừ giai cấp tư sản ra khỏi Chính phủ. Câu 11: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính trị cơ bản là A. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. B. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. C. đưa nước Nga thoát ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. D. đưa nước Nga trở thành một nước Xã hội chủ nghĩa. Câu 12: Năm 1935, để tăng cường các các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, chính quyền Hít-le A. thành lập quân đội thường trực. B. duy trì chế độ dân chủ tư sản. C. tiến hành cải cách xã hội tiến bộ. D. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. Câu 13: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực A. văn hóa - giáo dục. B. khoa học - kĩ thuật. C. công nghệ sinh học. D. chính trị - xã hội. Câu 14: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là cuộc cách mạng A. dân tộc dân chủ. B. dân chủ tư sản. C. giải phóng dân tộc. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 15: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới. B. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. C. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá. Câu 16: Trong Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết (1921), Nhà nước A. chỉ nắm ngành ngân hàng. B. không thu thuế lương thực. C. tập trung khôi phục công nghiệp nặng. D. chỉ nắm ngành giao thông vận tải. Câu 17: Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. quần chúng bắt giam toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời. B. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát. C. quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông. D. các đội Cận vệ đỏ chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. Câu 18: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Đức. Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở A. Béc-lin (Đức). B. Oa-sinh-tơn (Mĩ). C. Giơnevơ (Thụy Sĩ). D. Luân Đôn (Anh). Câu 20: Các nước đế quốc gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) xuất phát từ mâu thuẫn về vấn đề A. thuộc địa. B. tôn giáo. C. dân tộc. D. biển đảo. Câu 21: Năm 1921, Đảng Bônsêvích Nga đề ra Chính sách kinh tế mới trong bối cảnh A. các nước đế quốc đang tiến hành chiến tranh phá hoại. B. các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá. C. đất nước đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. D. Chính sách cộng sản thời chiến đang phát huy hiệu quả. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm). Phân tích ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 2 (1 điểm). Phân tích đặc điểm của quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức trong những năm 30 của thế kỉ XX. HẾT
  6. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KI I – NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút I. Phần đáp án câu trắc nghiệm (7 điểm): 602 604 606 608 1 B B C D 2 B C A C 3 A B B C 4 D B A C 5 C D C C 6 C D A C 7 C C B B 8 C D B D 9 D B D C 10 C C C C 11 A D B C 12 A C A D 13 D D D B 14 D A A A 15 C C D D 16 C B A C 17 B C A A 18 C C D D 19 B D B A 20 A C A A 21 B D B B II. Phần đáp án câu tự luận (3 điểm): Gồm các mã đề 602,604,606,608 CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Phân tích ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 2,0 * Đối với nước Nga : - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của 0,25 hàng triệu con người ở Nga. - Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao 0,75 động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. * Đối với thế giới: - Làm thay đổi cục diện thế giới: Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu 0,5 tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với Chủ nghĩa tư bản. Mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại - Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới; mở 0,5 ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa. Làm cho phong trào cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau. 2 Phân tích đặc điểm của quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức trong những 1.0 năm 30 của thế kỉ XX. - Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. 0,5 - Thông qua hoạt động tuyên truyền gây ảnh hưởng của Đảng Quốc xã do Hít-le cầm 0,25 đầu. - Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước diễn ra trong một thời gian ngắn. 0,25 Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt trong khi chấm.