Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_tra_giua_ki_1_lich_su_lop_11_de_2_nam_hoc_2022_2023_co.docx
Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2) MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 11 Câu 1: Những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ nửa sau thế kỉ XIX? A. Philippin, Xingapo, Brunây. B. Malaixia, Miến Điện (Mianma). C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia. Câu 2: Ý nào sau đây giải thích đúng về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt? A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực hoàn toàn thuộc về tầng lớp quí tộc tư sản hoá. B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền. C. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị, chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. D. Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước. Câu 3: Từ giữa thế ki XIX, chế độ nào giữ địa vị thống trị ở các nước Đông Nam Á? A. Xã hội chủ nghĩa. B. Chiếm nô. C. Phong kiến. D. Tư bản chủ nghĩa. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp A. tư sản. B. binh lính. C. nông dân. D. công nhân. Câu 5: Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ đề ra chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào trong 20 năm đầu (1885 - 1905)? A. Kết hợp ôn hòa và bạo lực. B. Bạo lực. C. Ôn hòa. D. Kết hợp cải cách với bạo lực. Câu 6: Biểu hiện nào sau đây cho thấy cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không lật đổ được triều đại phong kiến Mãn Thanh. B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Đã lật đổ được hoàn toàn ách thống trị của các nước đế quốc. D. Không mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 7: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. B. chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa. C. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh. D. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Câu 8: Nội dung nào trong cải cách giáo dục được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản? A. Pháp luật và triết học. B. Khoa học kĩ thuật. C. Các giáo lí của tôn giáo. D. Văn học nghệ thuật. Câu 9: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX? A. Giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lãnh đạo phong trào. B. Chưa có một đường lối đấu tranh đúng đắn. C. Do sự chống đối của phái thủ cựu trong triều đình. D. Các nước đế quốc mạnh về quân sự, kinh tế. Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là một trong những mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội (1905)? A. khôi phục Trung Hoa. B. quyền bình đẳng ruộng đất. C. thành lập Dân quốc. D. quyền bình đẳng nam nữ Câu 11: Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ làm cho Đảng Quốc đại bị phân hóa, dẫn đến sự ra đời của phái A. Cánh hữu. B. Ôn hòa. C. Cánh tả. D. Cấp tiến. Câu 12: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản sụp đổ? A. Chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng, suy yếu và tự sụp đổ. B. Các nước phương Tây dùng lực lượng quân sự đánh bại Nhật Bản. C. Nhật Bản thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược với nhà Thanh.
- D. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỷ XIX. Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu Lào trở thành thuộc địa của Pháp? A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm, éo Lào công nhận nền thống trị của chúng. B. Chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào với Hiệp ước 1893. C. Pháp buộc triều đình Luôngphabăng chấp nhận nền thống trị. D. Các đoàn thám hiểm người Pháp xâm nhập Lào. Câu 14: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay A. Tướng quân. B. Tư sản. C. Thủ tướng. D. Thiên Hoàng. Câu 15: Những nước nào thuộc phe Hiệp ước? A. Anh, Pháp, Nga. B. Đức, Áo- Hung, Italia. C. Anh, Pháp, Nhật. D. Đức, Áo - Hung, Anh. Câu 16: Mở đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX là cuộc khởi nghĩa của A. Com-ma-đam. B. Pha-ca-đuốc. C. Ong Kẹo. D. Chậu Pa-chay. Câu 17: Vì sao đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của “đế quốc già” và “đế quốc trẻ”? A. Sự chệnh lệch về vị trí kinh tế giữa các nước sau cách mạng công nghiệp. B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa. C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản. D. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 18: Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân Anh khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở Ấn Độ trong nửa sau thế kỉ XIX? A. Duy trì nền thống trị lâu dài ở Ấn Độ. B. Duy trì nền thống trị gián tiếp ở Ấn Độ. C. Xóa bỏ sự cách biệt về chủng tộc ở Ấn Độ. D. Phát triển văn hóa địa phương ở Ấn Độ. Câu 19: Những đế quốc nào thuộc “đế quốc già” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX,? A. Anh, Pháp. B. Mĩ, Đức. C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Anh, Pháp, Đức. Câu 20: Trong những năm đầu thế kỉ XX, Tôn Trung Sơn và Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo phong trào đấu tranh nào sau đây? A. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851). B. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn. C. Cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898). D. Cách mạng Tân Hợi năm (1911). Câu 21: Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa A. nông dân năm 1890 do Samin lãnh đạo. B. do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo. C. của nhân dân Achê và Si -vô-tha. D. của A cha xoa và Pu-côm-pô. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm) Hãy giải thích: Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị là đã làm nên kì tích trong lịch sử châu Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Câu 2: (1 điểm) Từ những kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918), hãy nêu ý kiến của em về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại. Từ đó liên hệ vai trò của bản thân trong việc góp phần bảo vệ hòa bình thế giới? HẾT ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1 C 6 B 11 D 16 B 21 D 2 C 7 D 12 D 17 C 3 C 8 B 13 B 18 A 4 C 9 D 14 A 19 A
- 5 C 10 D 15 A 20 C II. PHẦN TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Giải thích được cuộc Duy Tân Minh Trị là đã làm nên kì tích trong lịch sử châu Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 2 đ - Khái quát tình hình thế giới: các nước tư bản Ấu – Mĩ hoàn thành cách mạng tư 0.25đ sản, đẩy mạnh xâm lược. - Bối cảnh Nhật Bản: lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. 0.25đ - Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực. 0.5đ - Tác động của cải cách đối với Nhật: + Bảo vệ được nền độc lập, thoát khỏi tình trạng lạc hậu. 0.5đ + Phát triển theo hướng TBCN và trở thành đế quốc duy nhất ở châu Á. 0.5đ Câu 2 a, Phát biểu suy nghĩ của bản thân về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại. 0.5 đ b, Từ trên hãy liên hệ với bản thân để xác định được thái độ đúng đắn trong việc 0.5đ xây dựng môi trường hòa bình trong trường học và với những người xung quanh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh tự do nêu lên quan điểm của cá nhân. Tuy nhiên phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: + Tính đúng đắn trong quan điểm, chuẩn mực về đạo đức; + Trình bày logic và khoa học. - Tùy nội dung trình bày và tùy vào việc đáp ứng các nguyên tắc trên, GV có thể đánh giá điểm dựa trên tổng điểm đã quy định của hỏi này câu này.