Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 4621
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ki_1_lich_su_lop_12_de_1_nam_hoc_2022_2023_co.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1) MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 12 Câu 1. Năm 1949, sự kiện nào ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô? A. phóng con tàu vũ trụ. B. đưa người lên thám hiểm mặt trăng. C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 2. Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX? A. Các quốc gia đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. B. Các quốc gia (trừ Nhật Bản) trong khu vực đều trong tình trạng kém phát triển. C. Tiến hành công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu. D. Các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Câu 3. Một trong những ý nghĩa của sự thành lập nước CH Nhân dân Trung Hoa (1/10/1049) là A. kết thúc sự thống trị của chủ nghĩa phát xít. B. góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân. C. chuẩn bị những điều kiện cho thắng lợi tiếp theo. D. đưa đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH. Câu 4. Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc A. khôi phục kinh tế. B. Cải cách ruộng đất. C. cải cách- mở cửa. D. bắt đầu xây dựng CNXH. Câu 5. Đến giữa những năm 50 của TK XX, tình hình chung của khu vực Đông Nam Á là A. tất cả các quốc gia đều giành được độc lập. B. tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. C. hầu hết các quốc gia giành được độc lập. D. tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Câu 6. Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành A. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới. B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. trung tâm khoa học - kĩ thuật lớn nhất thế giới. D. nơi tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp và quân sự. Câu 7. Trong chiến lược”Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của TK XX), để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác Mĩ đã sử dụng A. tính năng động của nền kinh tế. B. lực lượng quân đội mạnh. C. khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố. D. khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”. Câu 8. Mục đích các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan là A. muốn cạnh tranh với Liên Xô. B. muốn trở thành Đồng minh của Mĩ. C. để xâm lược các quốc gia khác. D. để phục hồi và phát triển kinh tế. Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quá trình phát triển Nhật Bản coi trọng yếu tố nào? A. Đầu tư ra nước ngoài. B. Giáo dục và khoa học- kĩ thuật. C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. Đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 10. Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước A. phòng thủ chung Đông Á. B. an ninh Mĩ – Nhật. C. phát triển kinh tế Mĩ – Nhật. D. liên minh Mĩ – Nhật. Câu 11. Tổ chức nào được thành lập từ quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Hội quốc liên. B. Liên hợp quốc. C. ASEAN. D. Liên minh châu Âu. Câu 12. Liên hợp quốc là A. một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh. B. diễn đàn hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên. D. tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh. Câu 13. Tháng 1 năm 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức A. Hiệp ước Vacsava. B. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. C. Hội đồng tương trợ kinh tế. D. Thống nhất châu Phi. Câu 14. Sự kiện đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe giữa Mĩ và Liên Xô là sự ra đời của
  2. A. kế hoạch Mácsan và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. học thuyết Truman và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). C. khối NATO và Hiệp ước Vácsava. D. khối NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Câu 15. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra nhằm giải quyết A. vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường. B. những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất. C. những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người. D. yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang. Câu 16. Năm 1961, Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ. Sự kiện này có ý nghĩa gì? A. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. B. Làm giảm uy tín của Mĩ trên trường quốc tế. C. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. D. Làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh”. Câu 17. Một trong những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. B. nhiều nước bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. C. sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949). D. Mĩ phát động chiến tranh xâm lược các nước Đông Bắc Á. Câu 18. Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh. B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới. C. sự suy yếu của các nước TBCN châu Âu. D. sự ủng hộ của các nước đồng minh. Câu 19. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài. B. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của các nước XHCN. C. quan hệ mật thiết với Mĩ, Liên Xô và Trung Quốc. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ và ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế. Câu 20. Nhân tố nào quyết định hàng đầu sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Con người được coi là vốn quý nhất. C. Vai trò quản lý của nhà nước. C. Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài. D. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại. Câu 21. Cơ quan nào của Liên hợp quốc mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định? A. Đại hội đồng. B. Hội đồng bảo an. C. Hội đồng kinh tế- xã hội. D. Hội đồng Quản thác. Câu 22. Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, vì A. Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh. B. Liên Xô sụp đổ, chế độ XHCN ở Đông Âu tan rã. C. ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp D. sự canh tranh của Nhật và Tây Âu. Câu 23. Đâu không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ? A. Diễn ra đầu tiên ở ngành chế tạo công cụ lao động. B. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. Khoa học gắn liền với kĩ thuật. Câu 24. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay? A. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất. B. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế. C. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới. D. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế. Câu 25. Cơ hội lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN là A. học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tiến. B. góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. C. củng cố nền an ninh và quốc phòng đất nước. D. tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực.
  3. Câu 26. Một trong những sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” là thắng lợi của cách mạng A. Việt Nam(1975). B. Ănggôla(1975). C. Môdămbich(1975). D. Trung Quốc(1949). Câu 27. Trong thập kỉ cuối của thế kỉ XX, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ? A. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ. B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ. C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ. D. Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ. Câu 28. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản khác so với Tây Âu và Mĩ là A. có cơ cấu vùng kinh tế hợp lý. B. tận dụng cơ hội bên ngoài. C. các công ty ở Nhật có sức cạnh tranh cao. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 29. Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hiệp quốc để đối phó với vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay ? A. Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm cường quốc. B. Bình đắng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. Câu 30. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh lạnh và hai cuộc Chiến tranh thế giới đã qua trong thế kỉ XX? A. Để lại hậu quả nghiêm trọng. B. Không có xung đột quân sự trực tiếp. C. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại. D. Diễn ra trên lĩnh vực kinh tế và chính trị ĐÁP ÁN 1D 2C 3D 4C 5C 6B 7D 8D 9B 10B 11B 12A 13C 14C 15B 16A 17C 18A 19D 20A 21A 22B 23A 24D 25A 26A 27B 28D 29C 30A