Kiến thức trọng tâm Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kỳ II

doc 12 trang thaodu 8520
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức trọng tâm Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_trong_tam_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ky_ii.doc

Nội dung text: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kỳ II

  1. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II I. VĂN BẢN: *Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau: 1. Tục ngữ: a. Khái niệm tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội). b. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: -Hình thức (nghệ thuật): lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. -Nội dung: phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. - Học sinh nắm được ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học: + Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. + Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. + Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. + Tấc đất tấc vàng. + Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. +Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. + Nhất thì, nhì thục. c. Tục ngữ về con người và xã hội: - Hình thức: giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ - Nội dung: Luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. - Học sinh nắm được ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học: +Một mặt người bằng mười mặt của. + Cái răng, cái tóc là góc con người. + Đói cho sạch, rách cho thơm. + Học ăn, học nói, học gói, học mở. + Không thầy đố mày làm nên. + Học thầy không tày học bạn. + Thương người như thể thương thân. +Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 2. Các văn bản nghị luận, truyện, bút kí: Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung Nghệ thuật Tinh thần Hồ Chí Nghị luận Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, Bài văn là một yêu nước Minh (chứng giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và mẫu mực về lập của nhân ( 1890- minh) cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm luận, bố cục và dân ta 1969) lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý: cách dẫn chứng “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó của thể văn nghị là một truyền thống quý báu của ta”. luận. Sự giàu đẹp Đặng Thai Nghị luận Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn Kết hợp khéo của tiếng Mai (1902- diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp léo giữa giải Việt 1984) đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ thích, chứng 1
  2. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những minh với bình phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo luận. trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một Các lí lẽ, dẫn biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. chứng cụ thể, thuyết phục, tính khoa học cao. Đức tính Phạm Văn Nghị luận Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị Bài văn vừa có giản dị của Đồng(1906 chứng trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, những chứng cứ Bác Hồ -2000) minh trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà cụ thể và nhận hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư xét sâu sắc, vừa tưởng và tình cảm cao đẹp. thấm đượm tình cảm chân thành. Ý nghĩa Hoài Thanh Nghị luận Tác giả khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của Lối văn nghị của văn (1909- văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn luận vừa có lí chương 1982) chương là hình ảnh của sự sống muôn hình lẽ, vừa có cảm vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những xúc, hình ảnh, tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn dẫn dắt vấn đề có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu tự nhiên, hấp văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. dẫn. Sống chết Phạm Duy Truyện Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan Lời văn cụ thể, mặc bay Tốn (1883- ngắn hiện phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm sinh động, khéo 1924) đại thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của léo trong việc nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô vận dụng kết trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Những trò Nguyễn Ái Truyện Tác phẩm đã khắc hoạ được hai nhân vật có Giọng văn sắc lố hay là Quốc ngắn tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội sảo, hóm hỉnh Varen và hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp và khả năng Phan Bội thuộc: tưởng tượng, hư Châu - Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực cấu. dân Pháp phản động ở Đông Dương. - Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. Ca Huế Hà Ánh Bút kí Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các Liệt kê, ngôn trên sông Minh danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn ngữ giàu hình Hương nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc ảnh, giàu cảm cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt xúc văn hoá – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Quan Âm Chèo Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích - Xây dựng Thị Kính đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và xung đột kịch trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo gay gắt 2
  3. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II truyền thống. Vở chèo và trích đoạn này thể - Nhân vật chủ hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi yếu được xây thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối dựng qua ngôn lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn ngữ, cử chỉ, nhân trong xã hội phong kiến hành động II. TIẾNG VIỆT: BÀI HỌC NỘI DUNG ÔN TẬP RÚT GỌN CÂU 1. Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc rút gọn câu nhằm làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước; ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). 2. Các thành phần câu được rút gọn: - Chủ ngữ - Vị ngữ 3. BT SGK / 15, 16 CÂU ĐẶC BIỆT 1. Thế nào là câu đặc biệt? -Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. 2. Tác dụng của câu đặc biệt: Câu đặc biệt thường dùng để: -Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. -Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. -Bộc lộ cảm xúc -Gọi đáp. 3. BT SGK/ 29 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ 1.Thế nào là câu chủ động và câu bị động? ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động ĐỘNG(CẢ TIẾT 1 VÀ hướng vào người, vật khác (chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động). TIẾT 2) *VD: Mọi người/ yêu mến em. CN-> Chủ ngữ là chủ thể của hoạt động “yêu mến”. Con mèo/vồ con chuột. CN-> CN là chủ thể của hoạt động “vồ” -Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động). *VD: Em /được mọi người yêu mến. CN-> Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động “yếu mến” Con chuột /bị con mèo vồ. CN-> Chủ ngữ là đối tượng của hành động “vồ” 2. Mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại: -Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. -Tránh lặp lại từ ngữ, sự việc đã được nói ở trước. 3. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: - Hai cách: + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau cụm từ ấy. *Vd: Câu chủ động: Một nhà sư đã xây ngôi chùa này từ thế kỉ XIII. ->Chuyển thành câu bị động: Ngôi chùa này được một nhà sư xây từ thế 3
  4. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II kỉ XIII. +Chuyển từ(hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ(cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. *VD: Câu chủ động: Một nhà sư đã xây ngôi chùa này từ thế kỉ XIII. ->Chuyển thành câu bị động: Ngôi chùa này xây từ thế kỉ XIII. 3. BT SGK/58,64,65 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ 1.Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: ĐỂ MỞ RỘNG CÂU -Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm Chủ - vị (cụm C – V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. *Vd: Mẹ về /khiến tôi rất vui. CN VN - Chủ ngữ: Mẹ/ về c v -> Cụm cn-vn làm thành phần CN trong câu. - Cụm động từ: khiến tôi / rất vui c v ĐT Phụ ngữ sau cho ĐT“khiến” -> Cụm c –v làm Phụ ngữ sau trong cụm động từ. 2.Các thành phần nào của câu có thể được cấu tạo bằng cụm Chủ - vị: - Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V. 3. BT SGK/65,69 THÊM TRẠNG NGỮ 1. Đặc điểm của trạng ngữ: CHO CÂU a) Về ý nghĩa: - Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. b) Hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu; - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. * VD: Vào hè, phượng nở ngập trời. 2. Công dụng của trạng ngữ: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. 3. BT SGK/47,48 LIỆT KÊ 1.Thế nào là phép liệt kê? -Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 2. Các kiểu liệt kê: -Xét về cấu tạo: + Liệt kê theo từng cặp. 4
  5. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II (VD: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy). + Liệt kê không theo từng cặp. (VD: Sống, chiến đấu, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại.) -Xét về ý nghĩa: + Liệt kê tăng tiến. (VD: Dì Hảo khóc. Dì khóc rưng rức, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.) + Liệt kê không tăng tiến. (VD: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng) 3. BT SGK/104 DẤU CÂU 1.Dấu chấm lửng được dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giản nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 2.Dấu chấm phẩy dùng để: - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 3.Dấu gạch ngang có những công dụng sau: - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; - Nối các từ nằm trong một liên danh. * Chú ý: Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối. 4. BT SGK /123, 130, 131 III.TẬP LÀM VĂN: 1. Đề 2(tr.58)Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. * Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây. - Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây. b. Thân bài: * Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm * Lợi ích của rừng: - Cân bằng sinh thái: + Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí, + Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất, * Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta: - Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống. - Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai. - Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng, * Rút ra bài học về bảo vệ rừng: - Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng. 5
  6. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II - Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách. - Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng c. Kết bài: Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. Liên hệ bản thân làm gì để bảo vệ rừng. 2. Đề 4(tr.59)Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống * Dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người. b. Thân bài: - Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí, ) - Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi, ) - Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng: + Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. + Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất, - Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống. c. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh, 3. Đề 5(tr.59) Hãy chứng minh lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. * Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu về Bác và tình cảm sâu sắc của nhân dân đối với Bác: Bác Hồ là danh nhân văn hóa của nhân loại, anh hùng giải phóng dân tộc, là vị cha già kính yêu của toàn dân tộc Nười sống mãi trong niềm tôn kính của nhân dân Việt Nam và lòng ngưỡngmooj của bạn bè thế giới. -Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác: là một nhân vật đặc biêt quan trọng nhưng Bác vẫn sống rất giản dị, thanh bạch. b. Thân bài: * Bác giản dị trong cách ăn: - Bác là chủ tịch nước từng đi nhiều nơi, được thưởng thức nhiều món ăn ngon nhưng trở về với đời sống thường nhật Bác vẫn rất giản dị, bữa ăn của Bác chỉ có vài ba món rau dưa, khi ăn Bác không làm rơi vãi hạt cơm nào - Dịp lễ tết hễ có món gì lạ và ngon Bác lại mời các cô chú phục vụ cùng ăn * Bác giản dị trong cách ăn mặc: - Bộ quần áo ka ki đã sờn, đôi dép lốp cao su chiếc giường mây cũ ( trích dẫn những câu thơ viết về trang phục của Bác) - Bác từng được tặng những chiếc áo đẹp, áo ấm nhưng Bác thường đem tặng lại cho đồng bào, chiến sĩ. * Bác giản dị trong cách ở: 6
  7. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II - Ngày còn ở chiến khu, Bác sống trong hang đá, trong những ngôi nhà sàn đơn sơ. - Khi đất nước độc lập, Bác từ chối những tòa nhà to lớn, đồ sộ mà sống trong ngôi nhà ba gian ngói đỏ, rồi ngôi nhà sàn mộc mạc. - Bác được tặng nhiều đồ vật có giá trị giúp việc sinh hoạt được dễ dàng hơn như điều hòa, tủ lạnh, những Bác từ chối tất cả và đem tặng lại cho đồng bào, chiến sĩ, * Bác rất giản dị, tiết kiệm trong các sinh hoạt hằng ngày: không sử dụng những thứ không cần thiết, tự trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn c. Kết bài: - Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp cả Bác: giản dị, khiêm nhừng,thanh bạch. - Rút ra bài học từ lối sống giản dị của Bác: rèn lối sống giản dị ngay từ khi còn nhỏ. 4. Đề(tr.87) Một nhà văn có nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói trên. *Dàn bài: a- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và trích dẫn câu nói b. Thân bài : * Giải thích ý nghĩa từng từ, cụm từ trong câu và cả câu nói : - Sách chứa đựng trí tuệ của con người - Sách là ngọn đèn sáng: Ngọn đèn sáng chiếu soi, soi toả đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm, thiếu hiểu biết. - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt không bao giờ tắt * Vì sao? - Sách ghi lại những hiểu biết của con người. - Những hiểu biết ấy không chỉ có ích cho một thời mà nó có ích cho muôn đời. * Vận dụng câu nói như thế nào? - Chăm đọc sách. - Chọn sách để đọc, áp dụng điều hay mà làm. c. Kết bài : - Khẳng định lại nội dung của câu nói - Liên hệ bản thân về việc đọc sách và chọn sách để đọc. 5. đề 1(tr. 88) "Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất nước lại có thể góp phần tạo nên mùa xuân của đất nước? * Dàn bài: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Cứ vào mùa xuân hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước, phong trào trồng cây vào mùa xuân đã trở thành một truyền thống tót đẹp của dân tộc VN. - Giới thiệu vấn đề cần giải thích: dẫn lời kêu gọi của Bác b. Thân bài * Nội dung lời khuyên của Bác (Hiểu lời khuyên của Bác như thế nào?) - Mùa xuân đất trời tươi đẹp, là dịp để mọi người vui chơi sau một năm làm việc vất vả. - Mùa xuân cũng là mùa có khí hậu phù hợp cho cây cối phát triển, thích hợp nhất cho việc trồng cây. - Trên cơ sở đó, Bác Hồ mong muốn mọi người vui xuân nhưng cũng cần thời gian dành cho trồng cây, làm cho ngày xuân trở thành ngày hội trồng cây trên cả nước. - Khi việc trồng cây trở thành ngày hội đầu năm, đất nước sẽ càng giàu đẹp hơn, mùa xuân sẽ càng có ý nghĩa hơn. 7
  8. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II * Ý nghĩa lời khuyên (Vì sao Bác muốn việc trồng cây vào mùa xuân trở thành một ngày Tết? ) - Tổ chức ngày hội trồng cây vào mùa xuân vùa tranh thủ được sức lao động khi mọi người đã hoàn thành công việc của năm cũ, chưa bước vào công việc của năm mới - Trồng cây vào mùa xuân cây dễ sống, dễ phát triển tạo nên sức sống mới - Khi trồng cây đã trở thành truyền thống, việc trồng cây sẽ giúp cho lá phổi xanh của đất nước thêm dồi dào sức sống, bầu không khí thêm trong lành, môi trường sống của con người thêm tốt đẹp - Trồng được nhiều cây, nhân dân ta có thêm nhiều nguyên liệu phục vụ cho đời sống. * Tạo ra được “Tết trồng cây”, cuộc sống của nhân dân ngày thêm tốt đẹp, đất nước ngày càng giàu mạnh, đát nước ngày càng xuân. c. Kết bài: - Để lời kêu gọi trồng cây có sức thuyết phục, BH là người gương mẫu trong việc trồng cây, chăm bón cây mà khu vườn Bác ở là một hình ảnh tiêu biểu. - Hiểu được ý nghĩa trong lời kêu gọi của Bác, mọi người, bản thân, tích cực tham gia trồng cây và chăm sóc cây, nhất là vào dịp Tết. 6. Đề 2(tr. 88) Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy? * Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm, - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện, * Liên hệ bản thân: Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp, ) c. Kết bài: 8
  9. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. 7. Đề 5(tr. 88 )Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. * Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. a. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: + Học: quá trình con người tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: vế thứ hai thúc giục con người tiếp tục học tập, tiếp thu kiến mới. + Học mãi: khẳng định con người phải luôn luôn học tập, đây là quá trình diễn ra suốt đời và mãi mãi không có điểm dừng Học, học nữa, học mãi: Lời khuyên ngắn gọn, chia làm ba ý mang tính tăng cấp như một khẩu hiệu cổ vũ con người học tập không ngừng. - Tại sao phải Học, học nữa, học mãi? + Kiến thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn muốn tiếp thu thì càng phải học. + Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. (Dẫn chứng) + Xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. + Cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. - Học ở đâu? Học như thế nào? + Học mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi người: Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống, có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi, + Học đúng phương pháp để đạt hiệu quả cao. - Mở rộng: + Hiện nay, có những người lơ là, xem nhẹ việc học, thụ động trong tiếp thu kiến thức mới. + Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ, ) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. 8. Đề 1 (tr.51) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” *Dàn bài: a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí b.Thân bài: *Giải thích nghĩa của câu tục ngữ - Nghĩa đen: Nếu như chúng ta bỏ công sức ra mài một cục sắt thì có ngày sẽ được một cây kim -Nghĩa bóng: Muốn thành công phải có ý chí và sự kiên trì 9
  10. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II *Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngũ bằng các dẫn chứng - Trong lịch sử dân tộc: Nhờ có lòng kiên trì, sự quyết tâm, chúng ta đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược - Trong cuộc sống: Nhân dân ta khai khẩn đất hoang, phủ xanh đồi trọc, đắp đê ngăn lũ Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay các vận động viên khuyết tật, những người nổi tiếng, những tấm gương về học tập, - Trong thơ văn: Có chí thì nên, Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên (Hồ Chí Minh), c. Kết bài: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong đời sống và bài học rút ra cho bản thân 9. 6. Đề 2(tr. 88) Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy? * Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm, - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện, * Liên hệ bản thân: Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp, ) c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. 10
  11. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II Đề 3/sgk88: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công. * Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. * Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: + Thất bại: gặp nhiều khó khăn, không hoàn thành công việc. + Thành công: đạt được những kết quả mà ta mong muốn hay hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Thất bại là mẹ thành công: Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới có thành công. Người xưa khuyên chúng ta bền gan, bền chí, quyết tâm vươn lên sau mỗi lần thất bại. - Tại sao nói Thất bại là mẹ thành công? + Để đạt được thành công thì vấp ngã, thiếu sót, hay thất bại là điều không tránh khỏi. + Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. + Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: thất bại khiến con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. + Nêu một vài đẫn chứng minh họa để lí lẽ có sức thuyết phục - Mở rộng: + Câu tục ngữ trên chỉ đúng với những ai có ý chí, nghị lực. Còn những người nản lòng trước khó khăn thì thất bại chẳng bao giờ là mẹ thành công. + Đây là bài học chân lí trong cuộc sống, khuyên con người có ý chí vượt lên thất bại, không nên sợ thất bại từ việc nhỏ đến việc lớn. * Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ - Liên hệ bản thân Đề 1sgk.51: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” * Mở bài: - Ai cũng muốn thành công trong công việc và trong cuộc sống. - Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong cuộc sống. * Thân bài: - Giải nghĩa câu tục ngữ + Nghĩa đen: Chiếc kim làm bằng thanh sắt nhỏ bé thô sơ nhưng người làm ra nó phải tốn nhiều công sức, thời gian. + Nghĩa bóng: Muốn thành công con người phải có ý chí, bền bỉ, kiên nhẫn. Ý chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại, không có ý chím sự kiên trì con người không làm được gì cả. - Dẫn chứng từ thực tế: + Trong kháng chiến: Chiến lược trường kì kháng chiến và đã kết thúc thắng lợi, + Trong lao động: Nhân dân ta kiên trì đắp đê chống lũ, bảo vệ mùa màng, + Trong học tập: những tấm gương như Nguyễn Ngọc Kí, Mạc Đĩnh Chi, + Trong đời sống: Những tấm gương kiên trì của các vân động viên khuyết tật, + Trong văn chương: có chí thì nên, một số câu nói, bài thơ của Bác Hồ, * Kết bài: Giá trị và ý nghĩa câu tục ngữ. 11
  12. Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 7 – Học kì II 12