Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 môn Lịch sử - Mã đề thi 001 - Trường THPT Chuyên Cao Bằng

doc 4 trang thaodu 4930
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 môn Lịch sử - Mã đề thi 001 - Trường THPT Chuyên Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2020_mon_lich_su_ma.doc

Nội dung text: Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 môn Lịch sử - Mã đề thi 001 - Trường THPT Chuyên Cao Bằng

  1. SỞ GD & ĐT CAO BẰNG KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút ĐỀ THI THAM KHẢO Đề gồm có: 04 trang Mã đề thi 001 Câu 1: Tính chất của cách mạng tháng Mười Nga là A. cách mạng tư sản. B. cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. cách mạng văn hóa. D. cách mạng công nghiệp. Câu 2: Sau khi Liên Xô tan rã, vị thế ngoại giao của Liên bang Nga như thế nào? A. Suy giảm nghiêm trọng trong cộng đồng các quốc gia độc lập. B. Suy giảm nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. C. Là quốc gia kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. D. Nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các nước phương Tây. Câu 3: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của A. các nước Tây Âu. B. các nước Đông Âu. C. thực dân phương Tây. D. các nước phát xít. Câu 4: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là "Năm châu Phi" vì A. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. B. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. tất cả các nước ở châu Phi đã giành được độc lập. D. hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã. Câu 5: Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược A. “Ngăn đe thực tế”. B. “Phản ứng linh hoạt”. C. “Trả đũa ổ ạt”. D. “Cam kết và mở rộng”. Câu 6: Nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển là A. chi phí quốc phòng thấp, có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế. B. phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản. C. nhờ có nguồn lực từ bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ. D. vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của Nhà nước. Câu 7: Giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ đâu? A. Giai cấp tư sản dân tộc bị phá sản. B. Viên chức, công chức bị sa thải. C. Thợ thủ công bị thất nghiệp. D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất. Câu 8: Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam có hoạt động nổi bật là A. Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu. B. Đấu tranh để tang Phan Châu Trinh. C. Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc- lanh. D. Phan Châu Trinh Viết “Thất điều thư”. Câu 9: Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động ở nước ngoài? A. Sự thật. B. Nhân đạo. C. Người cùng khổ. D. Đời sống công nhân. Câu 10: Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là A. Tư sản dân tộc. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 11: Năm 1944, ngay sau khi mới thành lập, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã giành 2 trận thắng lớn ở đâu? A. Bắc Sơn, Võ Nhai. B. Tân Trào, Chiêm Hóa. C. Phay Khắt, Nà Ngần. D. Võng La, Mê Linh. Câu 12: Chỉ thị " Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12/3/1945) đã xác định kẻ thù của cách mạng lúc này là A. đế quốc phát xít Pháp -Nhật. B. đế quốc Pháp và tay sai. C. phát xít Nhật. D. phong kiến tay sai. Câu 13: Sách lược đối ngoại của Đảng ta từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là A. hòa với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp. B. hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. C. tiến hành của kháng chiến đánh đuổi tất cả các thế lực ngoại xâm.
  2. D. nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi để kéo dài thời gian hòa bình. Câu 14: Để giải quyết căn bản nạn đói ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi A. tăng gia sản xuất. B. tiết kiệm lương thực. C. nhường cơm sẻ áo. D. bãi bỏ các thứ thuế vô lý. Câu 15: Ý nghĩa quan trọng nhất Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 đối với cách mạng là A. ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). B. làm cho thực dân Pháp mất đi sự ủng hộ của đế quốc Mĩ. C. Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. D. Pháp thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Câu 16: Từ năm 1951, Đảng ta đã ra hoạt động công khai với tên gọi mới là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Việt Nam Cộng sản Đảng. C. Đảng Lao Động Việt Nam D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 17: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1954) của dân tộc Việt Nam? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954). B. Bộ đội Việt Nam vào tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954) C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21/7/1954). D. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng (16/5/1955). Câu 18: Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam là A. ấp chiến lược. B. quân đội Sài Gòn. C. cố vấn quân sự Mĩ. D. chiến thuật “trực thăng vận”. Câu 19: Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (năm 1976) của nước ta có ý nghĩa A. chính thức thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. bầu ra các cơ quan, chức vụ cao nhất của đất nước. D. bầu ra Ban dự thảo hiến pháp mới của Quốc hội. Câu 20: Đại hội VI (12/1986) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam là đổi mới về A. chính trị. B. kinh tế. C. giáo dục. D. văn hóa. Câu 21: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. quá trình thống nhất thị trường thế giới. B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. C. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. D. sự ra đời các công ty xuyên quốc gia. Câu 22: Nội dung nào sau đây đã khẳng định Mĩ Latinh là "Lục địa bùng cháy"? A. Phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ phát triển. B. Công nhân đấu tranh với các cuộc tổng bãi công đòi tăng lương. C. Giai cấp nông dân nổi dậy đòi giảm sưu, giảm thuế. D. Cao trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài bùng nổ mạnh mẽ. Câu 23: Nguyên nhân nào quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản? A. Áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. B. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. C. Có vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. D. Chi phí quốc phòng thấp, có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế. Câu 24: Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hoạt động ngoại giao chủ yếu của các nước Tây Âu là gì? A. Tấn công nhằm tiêu diệt các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu. B. Phối hợp với Mĩ trong việc hạn chế sự ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Á. C. Bất hợp tác với Mĩ nhằm ngăn chặn nguy cơ bị Mĩ khống chế, chi phối. D. Tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa ở các nước thuộc địa cũ. Câu 25: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu A. sự thiếp lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới. B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam. D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
  3. Câu 26: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930. C. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân. D. xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. Câu 27: Nội dung nào sau đây khẳng định Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn trong chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương? A. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật. D. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn Đông Dương. Câu 28: Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp có đặc điểm nào dưới đây? A. Hòa hoãn, tránh xung đột. B. Đối đầu trực tiếp về quân sự. C. Thương lượng chấm dứt xung đột. D. Vừa đánh vừa đàm phán. Câu 29: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. B. án ngữ hành lang Đông – Tây của thực dân Pháp. C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. Câu 30: Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Nam Việt Nam ngay sau khi kháng chiến chống Pháp (1945-1954) thắng lợi là A. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B. chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. làm hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh. Câu 31: Sau chiến thắng Đường số 14 – Phước Long của quân dân miền Nam Việt Nam (1/1975), chính quyền Sài Gòn đã làm gì? A. Đưa quân đến hòng chiếm lại nhưng thất bại. B. Phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. C. Nhanh chóng rút quân để bảo toàn lực lượng. D. Phối hợp với quân đội Mĩ phản công tái chiếm. Câu 32: Nội dung nào dưới đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam ngay sau đại thắng mùa Xuân năm 1975? A. Đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ. B. Đã khắc phục xong hậu quả của chiến tranh. C. Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. D. Kinh tế được phục hồi, bước đầu có tích lũy. Câu 33: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp, vì A. không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh. B. quân Đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản. C. các nước không đi theo con đường cách mạng vô sản. D. chưa có đường lối đấu tranh rõ ràng hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Câu 34: Trong sự phát triển “thần kì" của Nhật Bản (1952 – 1973) có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác? A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành then chốt. C. Xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ. D. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân trong nước. Câu 35: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về A. lực lượng cách mạng. B. khuynh hướng chính trị. C. đối tượng cách mạng. D. mục tiêu trước mắt. Câu 36: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì A. đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác. B. góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
  4. C. đã chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ. Câu 37: Yếu tố quyết định làm xuất hiện phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là gì? A. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang theo khuynh hướng phong kiến đã thất bại và bế tắc. B. Xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những lực lượng mới, tiến bộ hơn. C. Khuynh hướng dân chủ tư sản có sức sống mãnh liệt đối với nhân dân ta. D. Sự chuyển biến và hoạt động tích cực của các sĩ phu yêu nước thức thời. Câu 38: Ý kiến nhận xét nào sau đây không phản ánh về Luận cương chính trị tháng 10/1930 A. Xác định được vấn đề chiến lược của cách mạng Đông Dương. B. Xác định được giai cấp lãnh đạo của cách mạng Đông Dương. C. Giải quyết sáng tạo vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. D. Chưa giải quyết hợp lý vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Câu 39: Thực tiễn của cuộc vận động cứu nước ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 thể hiện rõ bài học kinh nghiệm gì của cách mạng Việt Nam? A. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Kết hợp đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. D. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Câu 40: Nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975) là A. hậu phương được xây dựng vững chắc. B. truyền thống đoàn kết của nhân dân ta C. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng. D. liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.