Luyện thi Đại học môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

doc 44 trang thaodu 6510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện thi Đại học môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_thi_dai_hoc_mon_sinh_hoc_chuyen_de_1_co_so_vat_chat_va.doc

Nội dung text: Luyện thi Đại học môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

  1. THÂN CHÀO QUÝ THẦY, CÔ! Nhằm hỗ trợ cho công tác biên soạn tài liệu để luyện thi môn Sinh, tôi xin chia sẻ 1 trong rất nhiều tư liệu mà tôi đang có. Nếu Thầy, Cô có nhu cầu tôi cung cấp thêm để làm tư liệu giảng dạy, đề thi thử (tất cả đều bản Word, có lời giải chi tiết) thì xin liên hệ số điện thoại: 0942659792. Giá cực kì khuyến mãi. CHUYÊN ĐỀ 1. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ. I. ADN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT. 1. Cấu trúc ADN.  Khái niệm: ADN là đại phân tử sinh học, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit.  Vị trí: - Sinh vật nhân thực: ADN chủ yếu nằm ở trong nhân tế bào (dạng kép thẳng) hoặc trong tế bào chất tại ti thể và lục lạp (dạng mạch kép, vòng). - Sinh vật nhân sơ: ADN nằm trong vùng nhân của tế bào nhân sơ dưới dạng phân tử mạch vòng. - ADN của một số virut chỉ gồm một mạch polinucleotit.  Thành phần: Thành phần hóa học: ADN cấu tạo từ 5 nguyên tố chính là C, H, O, N và P.  Cấu trúc:  Đơn phân:
  2. - Đơn phân của ADN là nucleotit. - Mỗi nucleotit có ba thành phần cấu tạo: + 1 phân tử đường C5H10O4 (đường deoxiribozo) + 1 gốc axit photphoric H3PO4 + 1 nhóm bazơnitơ: có 4 loại bazơnitơ là adenin (A), timin (T), guanin (G), xitozin (X). - Có 4 loại nucleotit (nu) tương ứng với 4 loại bazơnitơ được chia làm 2 nhóm: A và G có kích thước lớn hơn; T và X có kích thước nhỏ hơn.  Mạch đơn: - Trên mỗi mạch đơn của ADN các đơn phân liên kết với nhau thành chuỗi dài nhờ các liên kết cộng hóa trị (hay còn gọi là liên kết photphodieste). - Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa đường C 5H10O4 của nuclêôtit này với phân tử H 3PO4 của nuclêôtit kế tiếp. - Liên kết cộng hoá trị là liên kết rất bền vững, giúp đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN thực hiện quá trình tái bản và phiên mã.
  3.  Mạch kép: - Phân tử ADN có cấu trúc mạch kép gồm 2 mạch đơn liên kết lại với nhau nhờ các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung (NTBS). - Liên kết hidro là các liên kết yếu, dễ bị bẻ gãy nên đảm bảo cho phân tử ADN có khả năng linh động cao, giúp 2 mạch đơn dễ dàng tách nhau ra và liên kết lại trong quá trình thực hiện tái bản và phiên mã. - NTBS: A của mạch đơn này có kích thước lớn liên kết bổ sung với T của mạch đơn kia có kích thước bé bằng 2 liên kết hidro. G của mạch đơn này có kích thước lớn liên kết bổ sung với X của mạch đơn kia có kích thước bé và nối với nhau bằng 3 liên kết hidro và ngược lại. - Trong cấu trúc mạch kép của ADN, 2 mạch đơn có chiều ngược nhau. Mạch gốc có chiều 3’- 5’, mạch còn lại là mạch bổ sung có chiều 5’-3’.
  4.  Cấu trúc trong không gian: - ADN là một chuỗi xoắn kép quấn song song quanh một trục tưởng tượng trong không gian theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải, ngược chiều kim đồng hồ). - Trong phân tử ADN, do các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS o đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20A , khoảng cách giữa o các bậc thang trên các chuỗi xoắn bằng 3,4A , phân tử ADN xoắn theo chu kì o xoắn, mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotit, có chiều cao 34A . - Ý nghĩa của cấu trúc mạch xoắn kép: + Đảm bảo tính ổn định của cấu trúc không gian. + Đảm bảo ADN có kích thước lớn bền vững hơn cấu trúc mạch đơn. + Đảm bảo ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. + Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường.  Đặc trưng của ADN: - ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các nucleotit, vì vậy từ 4 loại nucleotit đã tạo nên nhiều loại phân tử AND đặc trưng cho mỗi loài. - ADN khác nhau được đặc trưng bởi tỉ lệ A+T/G+X - ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết.  Chức năng: - ADN là vật chất lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền dưới dạng các mã bộ ba nuclêôtit.
  5. - ADN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ thông qua sự sao chép. - ADN có chức năng phiên mã cho ra các ARN, từ đây sẽ dịch mã để tạo nên protein đặc thù và tạo nên tính đa dạng của sinh vật. 2. Quá trình nhân đôi ADN.  Vị trí - thời điểm: Diễn ra trong nhân tế bào, ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia.  Nguyên liệu: - Enzim: Enzim tham gia Chức năng Tháo xoắn Dãn xoắn và tách hai mạch kép của ADN để lộ hai mạch đơn ARN polimeraza Tổng hợp đoạn mồi ARN bổ sung với mạch khuôn Gắn các nucleotit tự do ngoài môi trường vào liên kết với ADN polimeraza các nucleotit trong mạch khuôn để tổng mạch mới hoàn chỉnh. Ligaza Nối các đoạn Okazaki thành mạch mới hoàn chỉnh - Khuôn mẫu là ADN - 4 loại nucleotit: A, T, G, X. - ATP  Diễn biến: Gồm 3 bước: Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn: - Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đầu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: - Enzim ADN polimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’ - Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ 3’ cùng chiều với chiều tháo xoắn. - Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN - ligaza Bước 3: Hai phân tử mới được tạo thành
  6. - Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con - Kết thúc quá trình nhân đôi: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu. Chú ý: - Ở sinh vật nhân sơ, mỗi phân tử ADN là một đơn vị tái bản, khi tái bản tạo nên hai phễu tái bản. Đối với sinh vật nhân chuẩn, mỗi ADN gồm nhiều đơn vị tái bản. - Mỗi đơn vị tái bản gồm có hai chạc chữ Y phát sinh từ một điểm khởi đầu và được nhân đôi theo hai hướng.  Kết quả: từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con, trong mỗi ADN con có một mạch là nguyên liệu cũ, một mạch là nguyên liệu mới được xây dựng nên, theo nguyên tắc bán bảo toàn.  Ý nghĩa: Sự tổng hợp ADN là cơ sở hình thành NST, đảm bảo cho quá trình phân bào nguyên phân, giảm phân, thụ tinh xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài được ổn định. Ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử qua các thế hệ. Nhờ đó con sinh ra giống với bố mẹ, ông bà tổ tiên. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1. CÁC BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ ADN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT.
  7. Bài 1: Thành phần nào sau đây không có trong cấu trúc của ADN? A. Đường pentozo B. Bazơnitơ C. Gốc axit photphoric D. Đường deoxiribozo Bài 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết bổ sung giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN? A. A liên kết T bằng 2 liên kết hidro B. T liên kết X bằng 2 liên kết hidro C. X liên kết G bằng 2 liên kết hidro D. G liên kết A bằng 3 liên kết hidro Câu 3: Đơn phân cấu tạo của ADN là: A. Axit amin B. Axit deoxiribonucleic C. Axit ribonucleic D. Nuclêôtit Bài 4: ADN có trong thành phần nào sau đây của tế bào? A. Chỉ có ở trong nhân B. Màng tế bào C. Chỉ có ở bào quan D. Phần lớn ở trong nhân và một ít ở bào quan Bài 5: Trong quá trình hình thành chuỗi polinucleotit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí? A. Cacbon số 3’ của đường. B. Bất kì vị trí nào của đường. C. Cacbon số 5’ của đường. D. Cacbon số 1’ của đường. Bài 6: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là? A. ADN giraza B. ADN polimeraza C. helicaza D. ADN ligaza Bài 7: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. Tháo xoắn phân tử ADN. B. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN. C. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN. D. Nối các đoạn Okazaki với nhau. Bài 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’ 5’ D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’ 3’ Bài 9: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở? A. Tế bào chất B. Riboxom c. Ty thể D. Nhân tế bào Bài 10: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc? A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
  8. Bài 1: Khi phân tích một axit nucleic, người ta thu được thành phần của nó có 20%A, 20%G, 40%X, 20%T. Axit nucleic này là: A. ADN có cấu trúc dạng sợi đơn B. ADN có cấu trúc dạng sợi kép. C. ARN có cấu trúc dạng sợi đơn. D. ARN có cấu trúc dạng sợi kép. Bài 2: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN là: A. Các nucleotit ở mạch đơn này liên kết với các nucleotit ở mạch đơn kia. B. Tổng số nucleotit loại A và loại T bằng tổng số nucleotit loại G và loại X. C. Các nucleotit có kích thước lớn được bổ sung bởi các nu có kích thước bé. D. Tổng các nucleotit loại A và loại G bằng tổng số nucleotit loại T và loại X. Bài 3: Chức năng nào sau đây không phải của ADN? A. Mang và bảo quản thông tin di truyền B. Truyền đạt thông tin di truyền C. Làm khuôn mẫu để thực hiện quá trình phiên mã D. Làm khuôn mẫu để thực hiện quá trình dịch mã. Bài 4: ADN dạng kép thẳng có mặt ở: A. Tế bào nhân sơ B. Ti thể, lục lạp C. Tế bào nhân thực (trong nhân). D. Virut. Bài 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn phân của ADN? A. Đơn phân của ADN là axit amin. B. Mỗi đơn phân được cấu tạo từ 4 thành phần. C. Mỗi đơn phân chứa ít nhất 1 nhóm ba-zơnitơ. D. Trong cấu tạo của đơn phân, thành phần bazơnitơ không liên kết trực tiếp với axit photphoric. Bài 6: Nội dung không đúng khi nói về điểm giống nhau giữa sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là: A. Đều có nhiều đơn vị nhân đôi. B. Đều dựa trên nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C. Đều dựa trên khuôn mẫu là phân tử ADN ban đầu. D. Đều có sự tham gia của enzim ADN poli- meraza Bài 7: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất bản chất của nguyên tắc bán bảo tồn trong nhân đôi ADN? A. Sau quá trình nhân đôi, tạo thành hai phân tử ADN mới, mỗi phân tử ADN gồm một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. B. Trong nhân đôi, một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai đựợc tổng hợp đứt đoạn. C. Trong mỗi phân tử ADN mới được tạo thành, có lượng A=T và G=X. D. Sau quá trình nhân đôi, tạo thành hai phân tử ADN, một phần tử ADN là cũ và một phân tử ADN là hoàn toàn mới.
  9. Bài 8: Khi hỏi về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN B. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN C. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nu-cleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki. D. Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới. Bài 9: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Bài 10: Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzim là? A. Giraza ADN polimeraza ligaza ARN polimeraza. B. Giraza ARN polimeraza ADN polimeraza ligaza. C. Giraza ADN polimeraza ARN polimeraza ligaza. D. Giraza ligaza ARN polimeraza ADN polimeraza. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Liên kết cộng hóa trị trong cấu trúc của ADN có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp 2 mạch của ADN liên kết chặt chẽ với nhau. B. Giúp cho phân tử ADN có tính linh động cao. C. Đảm bảo độ bền vững của mạch đơn, giúp thông tin di truyền được bảo quản chặt chẽ. D. Giúp cho các phần tử ADN liên kết với nhau. Bài 2: Các phân tử ADN được đặc trưng bởi tỉ lệ nào sau đây? A. (A+G) /(T+X) B. (A+T)/(G+X) c. (G+T)/(A+X) D.A/G Bài 3: Trong không gian, phân tử ADN có cấu trúc dạng: A. Xoắn kép song song quanh 2 trục tưởng tượng theo chiều từ trái qua phải. B. Xoắn kép song song quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái qua phải. C. Xoắn kép song song quanh 2 trục tưởng tượng theo chiều kim đồng hồ. D. Xoắn kép song song quanh 1 trục tưởng tượng, ngược chiều kim đồng hồ. Bài 4: Khẳng định nào sau đây không đúng? Một chu kì xoắn của phần tử ADN có: o A. Gồm 10 nucleotit. B. Đường kính 20A . o C. Chiều cao là 34A . D. Gồm 20 nucleotit. Bài 5: Hệ quả của nguyên tắc bổ sung là: A. A = G, T = X B. A = T = G = X C. A = T, G = X D. A + T = G + X. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
  10. Bài 1: Một đoạn phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit như sau: A = 20%, T = 20%, G = 25%, X = 35%. Kết luận nào sau đây về phân tử ADN nói trên là đúng? A. Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch, các nu-cleotit bổ sung cho nhau. B. Phân tử ADN trên có cấu trúc 1 mạch, các nucleotit không bổ sung cho nhau. C. Không có phân tử ADN nào có thành phần nucleotit như đã cho. D. Phân tử ADN trên là cấu tạo đặc trưng của các loài vi khuẩn. Bài 2: Thành phần nào của nucleotit có thể tách ra khỏi chuỗi polinucleotit mà không làm đứt mạch? A. Đường B. Bazơnitơ C. Bazơnitơ và nhóm photphat D. Nhóm photphat Bài 3: Ý nghĩa của liên kết hidro trong cấu trúc ADN là: A. Nối giữa các nucleotit trên cùng 1 mạch. B. Nối giữa A mạch này với G mạch kia, T mạch này với X mạch kia. C. Nối giữa 2 mạch của ADN, đảm bảo tính linh động của phân tử ADN. D. Nối giữa các phân tử ADN. Bài 4: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được đặc trưng bởi: A. Số lượng nucleotit trong ADN. B. Thành phần nucleotit trong ADN. C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN. D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN. Bài 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về ADN? A. Là đại phân tử sinh học được cấu tạo từ 4 nguyên tố hóa học: C, H, O và N. B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit. C. Trong không gian có cấu trúc xoắc kép, gồm 2 mạch ngược chiều quấn song song theo chiều từ trái qua phải. D. Có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT. Bài 1: Chọn đáp án A. Bài 2: Chọn đáp án A. Bài 3: Chọn đáp án D. Bài 4: Chọn đáp án D. Bài 5: Chọn đáp án A. Bài 6: Chọn đáp án D. Bài 7: Chọn đáp án B. Bài 8. Chọn đáp án A. Bài 9: Chọn đáp án D.
  11. Bài 10: Chọn đáp án B. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU. Bài 1: Chọn đáp án A. Bài 2: Chọn đáp án C. Bài 3: Chọn đáp án D. Bài 4: Chọn đáp án C. Bài 5: Chọn đáp án D. Bài 6: Chọn đáp án A. Bài 7: Chọn đáp án A. Bài 8. Chọn đáp án B. Bài 9: Chọn đáp án C. Bài 10: Chọn đáp án B. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Giải: Chọn đáp án D. - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa các nucleotit trên 1 mạch đơn của ADN. - Đây là liên kết bền vững do đó giúp cho thông tin di truyền được mã hóa dưới dạng trình tự nucleotit trên mỗi mạch được bảo quản chặt chẽ qua các quá trình. Bài 2: Giải: Chọn đáp án B. Các phân tử ADN khác nhau được đặc trưng bởi tỉ lệ (A+T)/(G+X). Bài 3: Giải: Chọn đáp án D. Trong không gian, ADN có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch đơn ngược chiều nhau, xoắn song song quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái qua phải (ngược chiều kim đồng hồ). Bài 4: Giải: Chọn đáp án A. Trong không gian, ADN có cấu trúc xoắn kép, mỗi chu kì xoắn có: o - Đường kính 20 A o - Chiều cao giữa các cặp nu: 3,4 A - Gồm 10 cặp nu (20 nu): mỗi mạch có 10 nu liên kết bổ sung tương ứng với nhau. o - Chiều cao 1 chu kì: 34A . Bài 5: Giải: Chọn đáp án C. Theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T A = T G liên kết với X G = X. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Giải: Chọn đáp án B. Phân tử ADN nói trên có thành phân gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X trong đó G ADN X có cấu trúc 1 mạch, các nucleotit không bổ sung cho nhau.
  12. Bài 2: Giải: Chọn đáp án B. Trong chuỗi polinucleotit, các nucleotit nối với nhau nhờ liên kết hóa trị được hình thành giữa đường của nucleotit đứng trước với nhóm photphat của nucleotit đứng sau. Do vậy, thành phần bazơnitơ không ảnh hưởng đến tính liên tục của chuỗi. Bài 3: Giải: Chọn đáp án C. - Liên kết hidro là liên kết yếu được hình thành giữa 2 nucleotit trên 2 mạch của ADN theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. - Nhờ liên kết hidro mà 2 mạch đơn của ADN dễ dàng tách nhau ra và liên kết trở lại, đảm bảo tính linh động trong quá trình tái bản và phiên mã. Bài 4: Giải: Chọn đáp án D. Các phân tử ADN khác nhau được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN đó. Bài 5: Giải: Chọn đáp án A. Vì ADN là đại phân tử sinh học và được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P. DẠNG 2. BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG CẤU TRÚC CỦA ADN ❖ MỘT SỐ CÔNG THỨC CẦN NHỚ: - Tổng số nucleotit của ADN là N = A + T + G + X Trong đó: + Nucleotit trên mạch 1: N1 A1 T1 G1 X1 + Nucleotit trên mạch 2: N2 A2 T2 G2 X2 - Hệ quả của NTBS: + A = T; G = X N = 2A + 2G A + G = T + X = 50%N + A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2 o - Chiều dài của ADN: L = N/2.3,4 A - Số chu kì xoắn: C = N/20 - Số liên kết cộng hóa trị (hay liên kết photphodieste): + Nối giữa các nucleotit: N 2 + Bên trong các nucleotit: N + Trong cả phân tử ADN: 2N 2 - Số liên kết hidro: H = 2A + 3G. - Khối lượng phân tử ADN: M = N. 300 đvC
  13. * Một số lưu ý: - Virut, ADN chỉ có 1 mạch. - Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng. - Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác. - Gen hay chính là một đoạn của ADN nên các công thức được áp dụng như của ADN (sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về gen ở phần sau). ❖ BÀI TẬP A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT. o Bài 1: Gen dài 3488,4A chứa bao nhiêu nucleotit? A.1026 B.2052 C. 3078 D.1539 Bài 2: Gen có khối lượng 783.103 đvC chứa bao nhiêu nucleotit? A. 7830 B.7118 C. 1305 D. 2610 Bài 3: Một gen có 102 chu kì xoắn, gen này có bao nhiêu nucleotit? A. 2040 B. 1020 C. 3060 D. 3468 Bài 4: Gen dài 0,4182m chứa bao nhiêu chu kì xoắn? A. 246 B. 12,3 C. 24,6 D. 123. Bài 5: Gen dài 0,0003519mm sẽ có khối lượng bao nhiêu đvC? A. 1242.103 đvC B. 931500 đvC C. 621.103 đvC D. 61200 đvC Bài 6: Một gen có T = 42,5%. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen này là? A. A = T = 42,5%; G = X = 57,5% B. A = T = 42,5%; G = X = 7,5% C. A = T = 21,25%; G = X = 28,75% D. A = T = 42,5%; G = X = 57,5% Bài 7: Trên mạch khuôn của một đoạn ADN có số nucleotit loại A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Số nucleotit mỗi loại của ADN trên là: A. A = T = 150, G = X = 140. B. A = T = 200; G = X = 90. C. A = T = 90; G = X = 200. D. A = T = 180; G = X= 110. Bài 8: Một gen có chiều dài trên mỗi mạch bằng 0,2346m thì số liên kết hóa trị giữa các đơn phân trên mỗi mạch bằng bao nhiêu? A. 688 B. 689 c. 1378 D. 1879 Câu 9: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit loại T = 1000, chiếm 5/18 tổng số nuclêôtit của gen. Số liên kết hidro của gen là? A. 4400. B. 3600. C. 1800. D. 7000. Bài 10: Một gen có số nuclêôtit loại G = 400, số liên kết hidro của gen là 2800. Chiều dài của gen là? o o o o A. 4080A B. 8160A C. 5100A . D. 5150A . B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
  14. Bài 1: Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin. Kết luận nào sau đây đúng về gen nói trên? A. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1 = 2,5%, X1 = 30% B. A2 = 10%, T2 = 25%, G2 = 30%, X2 = 35% C. A1 = 10%, T1 = 25%, G1 = 30%, X1 = 35% D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2 = 30%, X2 = 2,5% Bài 2: Một phân tử ADN có 30% ađênin. Trên một mạch của ADN đó có số guanin bằng 240000 và bằng 2 lần số nuclêôtit loại xitôzin của mạch đó. Khối lượng của phân tử ADN nói trên (tính bằng đvC) là? A.54.107 B. 10,8.107 C.36.107 D. 72.107 Bài 3: Số liên kết giữa đường với axit trên một mạch của một gen bằng 1679, hiệu số số nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác của gen bằng 20%. Số liên kết hidro của gen nói trên bằng? A. 2268 B. 1932 C. 2184 D. 2016 Bài 4: Một gen có chiều dài trên mỗi mạch bằng 0,2346 micrômet thì số liên kết photphodieste giữa các đơn phân trên mỗi mạch của gen bằng bao nhiêu? A. 688 B. 689 C. 1378 D. 1379 Bài 5: Một gen chứa 1755 liên kết hidro và có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên là? A. A = T= 270; G = X = 405. B. A = T = 405; G = X = 270. C. A = T = 540; G = X =810. D. A = T = 810; G = X = 540. Bài 6: Một gen có chứa 93 vòng xoắn và trên một mạch của gen có tổng số ađênin và timin bằng 279 nuclêôtit. Số liên kết hidro của các cặp G - X trong gen là? A. 1953 B.1302 C. 837 D. 558 Bài 7: Trên một mạch của gen có 30% xitôzin và 25% guanin. Nếu gen đó có 2295 liên kết hidro, thì tổng số liên kết photphodieste của gen đó là? A. 3598 B. 3599 C. 1798 D. 1799 Bài 8: Một gen có chiều dài 469,2 nanômet và có 483 cặp A - T. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là? A. A = T = 32,5%; G = X = 17,5% B. A = T = 17,5%; G = X = 32,5% C. A = T = 15%; G = X = 35% D. A = T = 35%; G = X = 15% Bài 9: Một gen có tổng số liên kết hidro là 4050. Gen này có hiệu số giữa số lượng nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác không bổ sung với nó bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit của gen là? A. 3210. B. 3120. C. 3100. D. 3000. Bài 10: Một gen có M = 720.103 đvC, gen này có tổng giữa nu loại A với một loại nu khác là 720. Số nu từng loại ở mỗi gen là bao nhiêu? A. A = T = 360; G = X = 840. B. A = T = 840; G = X = 360.
  15. C. A = T = 720; G = X = 360. D. A = T = 360; G = X = 720. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Một gen có chứa 2338 liên kết photphodieste giữa các đơn phân. Kết luận nào sau đây đúng: A. Gen có khối lượng bằng 351000 đvC B. Trên mỗi mạch của gen có chứa tổng số 1169 đơn phân C. Số vòng xoắn của gen bằng 117 D. Chiều dài của gen bằng 3978 nanômet Bài 2: Một mạch của gen có số lượng từng loại nuclêôtit A, T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỉ lệ 1:1, 5 :2, 25:2,75 so với tổng số nuclêôtit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micrômet. Số liên kết hidro của gen nói trên bằng? A. 1840 B. 1725 C. 1794 D. 1380 Bài 3: Một gen có chiều dài là 0,408 micrômet. Trên mạch thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A, T, G, X lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1: 2: 3: 4. Số nuclêôtit từng loại trên mạch thứ nhất của gen (A1, T1, G1, X1) là? A. 120, 240, 360, 480. B. 220, 240, 360, 480. C. 480, 360, 240,120. D. 120, 360, 240,480. Bài 4: Một gen có chiều dài là 0,408 micrômet. Mạch thứ hai của gen này có số nuclêôtit loại A = 2T = 3G = 4X. Hãy tính số nuclêôtit từng loại trên mạch thứ hai của gen (A2, T2, G2, X2). A. 576, 288, 144, 480. B. 144, 192, 288, 576. C. 576, 288, 240, 144. D. 576, 288, 192, 144. Bài 5: Một gen gồm có 150 chu kì xoắn, số liên kết hidro của gen là 3500. Trên mạch thứ nhất của gen có A + G = 850 và A – G = 450. Tìm số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen (lần lượt là A1, T1, G1, X1). A. 300, 200, 360, 650. B. 650, 350, 200, 300. C. 650, 360, 200, 300. D. 300, 350, 200, 650. Bài 6: Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 0,6 thì hàm lượng G hoặc X của nó xấp xỉ? A. 0,43. B. 0,34. C. 0,31. D. 0,40. Bài 7: Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêotit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin. Tính % từng loại Nu trên mỗi mạch đơn? A. A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%. B. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1 = 2,5%, X1 = 30%. C. A1 = 10%, T1 = 25%, G1 = 30%, X1 = 35%. D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2 = 30%, X2 = 2,5%. o Bài 8: Gen dài 2584A có hiệu số giữa nucleotit loại A với loại không bổ sung với nó là 296. Số lượng từng loại nucleotit của gen này là? A. A = T = 1056 nu; G = X = 464 nu B. A = T = 232 nu; G = X = 528 nu
  16. C. A = T = 528 nu: G = X = 232 nu D. A = T = 264nu; G = X = 116 nu Bài 9: Gen có 67 chu kì và có tỉ lệ A: X = 7: 3. Số lượng từng loại nucleotit của gen này là? A. A = T = 469 nu; G = X = 201 nu D. A = T = 201 Nu; G = X = 469 nu C. A = T = 938 nu: G = X = 402 nu D. A = T = 402 Nu; G = X = 268 nu Bài 10: Gen có hiệu số giữa nucleotit loại X với 1 loại nucleotit khác bằng 5%. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen này là? A. A = T = 5%; G = X = 45% B. A = T = 15%; G = X = 35% C. A = T = 22,5%; G = X = 27,5% D. A = T =27,5%; G = X = 22,5% D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Trong một phân tử ADN có chứa 900000 timin, bằng 30% tổng số nuclêôtit của ADN. Kết luận nào sau đây sai? A. Số lượng nuclêôtit loại guanin bằng 600000 B. Chiều dài bằng 0,51 milimet C. Tổng số liên kết hidro bằng 3600000 D. Số liên kết photphodieste giữa các đơn phân bằng 5999998 Bài 2: Xét 2 gen có chiều dài bằng nhau. Gen I có tích số %G với %X là 4% và số liên kết hidro của gen là 2880. Gen II có số liên kết hidro nhiều hơn gen I là 240. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen II? A. A = T= 360; G = X = 840. B. A = T = 840; G = X = 360. C. A = T = 720; G = X = 480. D. A = T = 480; G = X = 720. Bài 3: Một gen có số liên kết hidro là 3120 và số liên kết hóa trị của gen là 4798. Trên một mạch của gen, người ta nhận thấy hiệu giữa G với A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch, tổng số nuclêôtit giữa G với A chiếm 30%. Hãy tìm số nuclêôtit từng loại của mạch lần lượt (A1, T1, G1, X1)? A. 90, 390, 270, 450. B. 450, 270, 360, 90. C. 480, 360, 240, 120. D. 120, 390, 270, 450. Bài 4: Một gen có chiều dài là 0,408 micrômet. Trên mạch thứ nhất của gen có số nu loại A, T, G, X lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1: 2: 3: 4. Gen thứ hai dài bằng gen nói trên, mạch thứ hai của gen này có số nu loại A = 2T = 3G = 4X. Cho biết gen nào có số liên kết hidro nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu? A. Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 504 liên kết hidro. B. Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 405 liên kết hidro. C. Gen thứ nhất nhiều hơn gen thứ hai 504 liên kết hidro. D. Gen thứ nhất nhiều hơn gen thứ hai 405 liên kết hidro. Bài 5: Một gen gồm có 150 chu kì xoắn, số liên kết hidro của gen là 3500. Gen thứ hai có số liên kết o hidro bằng gen nói trên, nhưng có chiều dài ngắn hơn chiều dài gen thứ nhất là 510A . Tìm số nuclêôtit từng loại của gen thứ hai? A. A = T = 800; G = X = 550. B. A = T = 550; G = X = 950. C. A = T = 500; G = X = 750 D. A = T = 550; G = X = 800.
  17. Bài 6: Gen có A > G và tích giữa 2 loại nucleotit không bổ sung nhau bằng 5,04%. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen này là: A. A = T = 35%; G = X = 15% B. A = T = 36%; G = X = 14% C. A = T = 37%; G = X = 13% D. A = T = 38%; G = X = 12% Bài 7: Gen có G2 - T2 = 3% tổng số nucleotit của gen. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen này là? A. A = T = 22%; G = X = 28% B. A = T = 15%; G = X = 15% C. A = T = 24%; G = X = 26% D. A = T = 20%; G = X = 30% Bài 8: Gen có G2 + T2 = 12,52% tổng số nucleotit của gen. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen này là? A. A = T = 28%; G = X = 22% B. A = T = 25,5%; G = X = 24,5% C. A = T = 32%; G = X = 18% D. A = T = 26%; G = X = 24% o Bài 9: Một cặp alen đều dài 3060A . Alen A có số nucleotit loại X chiếm 35% tổng số nucleotit của alen, alen a có hiệu số giữa nucleotit loại A với một loại nucleotit khác là 10%. Số nucleotit từng loại của kiểu gen AAa là? A. A = T = 1080 nuclêôtit; G = X = 1620 nuclêôtit. B. A = T = 1620 nuclêôtit; G = X = 1080 nuclêôtit. C. A = T = 1350 nuclêôtit; G = X = 1390 nuclêôtit. D. A = T = 1390 nuclêôtit; G = X = 1350 nuclêôtit. HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT Bài 1: Chọn đáp án B. Bài 2: Chọn đáp án D. Bài 3: Chọn đáp án A. Bài 4: Chọn đáp án D. Bài 5: Chọn đáp án C. Bài 6: Chọn đáp án B. Bài 7: Chọn đáp án C. Bài 8: Chọn đáp án B. Bài 9: Chọn đáp án A. Bài 10: Chọn đáp án A. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU. Bài 1: Chọn đáp án D. Bài 2: Chọn đáp án A. Bài 3: Chọn đáp án B. Bài 4: Chọn đáp án B. Bài 5: Chọn đáp án A. Bài 6: Chọn đáp án A.
  18. Bài 7: Chọn đáp án A. Bài 8: Chọn đáp án B. Bài 9: Chọn đáp án D. Bài 10: Chọn đáp án A. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Giải: Chọn đáp án C. - Liên kết photphodieste giữa các đơn phân = liên kết hóa trị nối giữa các đơn phân N 2 - Theo bài ra:N 2 2338 .  N = 2340.  Khối lượng gen M = N. 300 = 2340.300 = 702000 đvC.  Trên mỗi mạch của gen có N1 = N/2 = 2340/2 = 1170 nu.  Số vòng xoắn của gen C = N/20 = 2340/20 = 117 chu kì. o  Chiều dài của gen L = N/2.3,4 = 3978A = 397,8 nm. Bài 2: Giải: Chọn đáp án A. o Gen có chiều dài 0,2346 micrômet = 2346A  N = 2L/3,4 = 2. 2346/3,4 = 1380 nu.  N1 = N/2 = 1380/2 = 690 nu. A1: T1: G1: X1 = 1:1,5: 2,25: 2,75  A1 = 690/ (1 + 1,5 + 2,25 + 2,75) = 92nu. T1 = 92.1,5 = 138 nu G1 = 92. 2,25 = 207 nu X1 = 92. 2,75 = 253 nu.  Số liên kết hidro của gen H = 2. (A1 + T1) + 3. (G1 + X1) = 1840 liên kết. Bài 3: Giải: Chọn đáp án A. o L = 0,408μm = 4080 A  N = 2L/3,4 = 2.4080/3,4 = 2400 nu  N1 = 1200 nu.  A1 = 1200/(1 + 2 + 3 + 4) = 120 nu T1 = 240 G1 = 360 X1 = 480 Bài 4: Giải: Chọn đáp án D. o L = 0,408μm = 4080A  N = 2400 nu.
  19.  N1 = N2 = 1200 nu. Ta có: Trên mạch 2: A = 2T = 3G = 4X  A2: T2: G2: X2 = 12: 6: 4: 3  A2 = 12.1200/(12 + 6 + 4 + 3) = 576 T2 = 288 G2 = 192 X2 = 144 Bài 5: Giải: Chọn đáp án B. C = 150 chu kì  N = C. 20 = 3000 nu.  2A + 2G = 3000 H = 2A + 3G = 3500  G = 500 nu = G1 + G2 = G1 + X1  A = 1000 nu = A1 + A2 = A1 + T1 Trên mạch 1: A1 + G1 = 850 A1 – G1 = 450  A1 = 650 nu  T1 = A – A1 = 1000 - 650 = 350 Gl = 200 nu  X1 = G – G1 = 500 - 200 = 300. Bài 6: Giải: Chọn đáp án C. Theo bài ra: (A+T)/(G+X) = 0,6  2A/2G = 0,6  A/G = 3/5  A = 3/5G Khi đó, hàm lượng G (hoặc X) của ADN là: G / N G / 2A 2G G / 2. 3 / 5G 2G G / 16 / 5. G 5 /16  0,31. Bài 7: Giải: Chọn đáp án D. Theo bài ra ta có:G A 15%N . Mặt khác: G + A = 50% N  G = 32,5% N = G1 + G2 = G1 + X1 A = 17,5% N = A1 + A2 = A1 + T1 Trên mạch 1: T1 = 10% N  A1 = 7,5% X1 = 30% N G1 = 2,5% Trên mạch 2: A2 = T1 = 10% T2 = Al = 7,5% G2 = X1 = 30% X2 = G1 = 2,5%. Bài 8: Giải: Chọn đáp án C. o L = 2584A  N = 1520 nu.
  20.  A + G = 760. Mặt khác, theo bài ra hiệu số giữa nu loại A với loại không bổ sung với nó là 296 nu.  A G 296  A = 528 nu = T G = 232 nu = X. Bài 9: Giải: Chọn đáp án A. C = 67 chu kì  N = 1340 nu  A + G = 670. Theo bài ra: A/X = 7/3 hay A/G = 7/3  A = 7/3 G.  7/3 G + G = 670  G = 201 nu = X A = 469 nu = T. Bài 10: Giải: Chọn đáp án C. Hiệu số giữa nu loại X với một nu loại khác bằng 5%  nu loại khác phải là A (hoặc T).  X A G A 5% Mặt khác, G + A = 50%.  G = 27,5% = X A = 22,5% = T. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Giải: Chọn đáp án D. T = 900000 nu = 30% N  N = 3.106 nu.  G = 50% - 30% = 20% N = 600000nu. o  L = N/2.3,4 = 5,1.106 A = 0,51 mm.  H = 2A + 3G = 2T + 3G = 2. 900000 + 3. 600000 = 3600000 liên kết.  Số liên kết photphodieste nối giữa các đơn phân N 2 3.106 2 2999998 liên kết. Vậy A, B, C đúng Bài 2: Giải: Chọn đáp án D. * Xét gen I: %G. %X = 4% Mà G = X  %G = %X = 20%.  %A = %T = 30%  G = 2/3 A. Gen có 2880 liên kết hidro  H = 2A + 3G = 2880
  21. 2A + 3.2/3A = 2880  A = 720nu = T  G = 480 nu = X.  N = 2400 nu. * Xét gen II: Gen II có chiều dài bằng gen I nên có số nu bằng nhau  N = 2400 nu.  A + G = 1200 (1) Mặt khác, gen II có nhiều hơn gen I 240 liên kết hidro  2A + 3G = 3120 (2) Từ (1) và (2)  A = 480 = T G = 720 = X. Bài 3: Giải: Chọn đáp án A. Gen có 4798 liên kết hóa trị  2N - 2 = 4798  N = 2400  A + G = 1200 Mặt khác, số liên kết hidro H = 2A + 3G = 3120.  A = 480 = T G = 720 = X. Trên mạch 1: G1 – A1 = 15% N1 = 15%. 1200 = 180. G1 + A1 = 30% N1 = 30%. 1200 = 360.  G1 = 270 A1 = 90. Bài 4: Giải: Chọn đáp án C. * Xét gen 1: o L = 0,408μm = 4080 A  N = 2400 nu. N1 =1200. Trên mạch 1 có A: T: G: X = 1: 2: 3: 4 A1 = 1200/(1 + 2 + 3 + 4) = 120. T1 = 240 G1 = 360 X1 = 480.  Số liên kết hidro của gen 1 = 2. (A1 + T1) + 3. (G1 + X1) = 2. (120 + 240) + 3. (360 + 480) = 3240 liên kết. * Xét gen 2: Chiều dài bằng gen 1 nên có số nu bằng gen 1 N = 2400.  N2 = 1200.
  22. Trên mạch 2 có A = 2T = 3G = 4X. A2: T2: G2: X2 = 12: 6: 4: 3 A2 = 12. 1200/ (12 + 6 + 4 + 3) = 576 T2 = 576/2 = 288 X2 = 192 G2 = 144.  Số liên kết hidro của gen 2 = 2. (A2 + T2) + 3. (G2 + X2) = 2. (576 + 288) + 3. (192 + 144) = 2736 liên kết. Như vậy, gen 1 có nhiều hơn gen 2 số liên kết hidro là: 3240 - 2736 = 504 liên kết. Bài 5: Giải: Chọn đáp án D. * Xét gen 1: C = 150 = N/20  N = 150.20 = 3000 nu. o  L = N/2. 3,4 = 5100 A * Xét gen 2: Số liên kết hidro bằng gen 1  2A + 3G = 3500 (1) o Chiều dài gen 2 ngắn hơn gen 1 là 510A o  L = 5100 - 510 = 4590 A  N = 2700.  A + G = 1350 (2) Từ (1) và (2)  A = 550 = T G = 800 = X. Bài 6: Giải: Chọn đáp án B. Ta có tích giữa 2 loại nu không bổ sung bằng 5,04%  %A. %G = 5,04%. Mặt khác ta luôn có: %A + %G = 50%. Đặt % A = x, %G = y ta có: x.y = 0,0504 x + y = 0,5 x > y Giải hệ phương trình ta có: x = 0,36 = 36% = %A = %T y = 0,14 = 14% = %G = %X. Bài 7: Giải: Chọn đáp án A. Đặt % T = %A = x; %G = %X = y Ta có: y2 - x2 = 0,03. y + x = 0,5.
  23. Giải hệ ta có: x = 0,22 = 22%. y = 0,28 = 28% Bài 8: Giải: Chọn đáp án D. Đặt % T = %A = x; %G = %X = y  x2 + y2 = 0,1252 x + y = 0,5 Giải hệ ta có: x = 0,26; y = 0,24 Hoặc x = 0,24; y = 0,26. Bài 9: Giải: Chọn đáp án A. * Xét alen A: o L = 3060A  N = 1800 nu. Trong đó: X = 35% N = 35%. 1800 = 630 nu = G A = 15% N = 15%. 1800 = 270 nu = T. * Xét alen a: o L = 3060A  N = 1800 nu. A + G = 900. Hiệu số giữa nu loại A với 1 nu loại khác là 10%.  A - G = 10% N = 10%. 1800 = 180.  A = 540 = T. G = 360 = X. Vậy kiểu gen AAa có số nu từng loại là: A = T = 270.2 + 540 = 1080 nu. G = X = 630.2 + 360 = 1620 nu. GIỜ GIẢI LAO!!! 1. THỬ TÀI TINH MẮT Luật chơi: Nhìn vào bức tranh và tìm chú gấu đang lẩn trốn ở đâu? TÌM GẤU
  24. DẠNG 3. XÁC ĐỊNH SỐ ADN CON VÀ SỐ NUCLEOTIT TỰ DO MÔI TRƯỜNG CUNG CẤP CHO QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI Xét một phân tử ADN (gen) nhân đôi liên tiếp k lần: - Tổng số ADN (gen) được tạo thành = 2k - Số ADN (gen) con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào = 2k -2 - Số chuỗi polinucleotit được tạo ra = 2.2k - Số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp = 2. (2k -1) - Tổng số nucleotit lấy từ môi trường nội bào = N. (2k - l) - Số lượng nu mỗi loại lấy từ môi trường nội bào: k k Amt = Tmt = (2 - l). A = (2 - l). T k k Gmt = Xmt = (2 -1). G = (2 -1). X A. KHỞI ĐỘNG - NHẬN BIẾT Bài 1: Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu? A.2 B. 3 C. 6 D. 8 Bài 2: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli sau 5 lần nhân đôi thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN trong vùng nhân chỉ chứa N14? A. 5 B.10 C. 30 D. 32 Gợi ý: Khi chuyển vi khuẩn sang môi trường chỉ có N 14, các phân tử ADN trong vùng nhân chỉ chứa N14 phân tử ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường. Bài 3: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là bao nhiêu?
  25. A.3 B.7 C. 8 D. 14 o Bài 4: Một gen có chiều dài là 5270A . Gen nhân đôi 5 lần, số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là bao nhiêu? A. 3100 B.15500 C. 96100 D. 99200 Bài 5: Sau 4 lần nhân đôi (tái bản) liên tiếp, một phân tử ADN tạo được số phân tử ADN là? A. 4 B. 5 C. 8 D. 16 Bài 6: Một ADN có 3000 nu tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu tự do ở môi trường nội bào? A. 24.000 nu B. 21.000 nu C. 12.000 nu D. 9.000 nu Bài 7: Một phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân tử ADN con hoàn toàn mới (không mang sợi khuôn của ADN ban đầu)? A. 3 B. 7 C. 14 D. 15 Bài 8: Hai phân tử ADN nhân đôi liên tục 3 lần, số phân tử ADN tạo thành là bao nhiêu? A. 6 B. 8 C. 12 D. 16 Bài 9: 5 phân tử ADN nhân đôi liên tục 4 lần, số phân tử ADN tạo thành là bao nhiêu? A.64 B.80 C. 16 D. 32 B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU o Bài 1: Một phân tử ADN của vi khuẩn có chiều dài là 34.10 6 A và A chiếm 30% tổng số nucleotit. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp hai lần. Tính số nucleotit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi? A. 4.106 B. 12.106 C.16.106 D. 2.107 o Bài 2: Một phân tử ADN có chiều dài 4080A và có A = 2G. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần. Tính số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi? A. 2400 B. 400 C. 24800 D. 12400 o Bài 3: Một gen chiều dài 5100A có số nu loại A = 2/3 một loại nu khác tái bản liên tiếp 4 lần. Số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là? A. A = T = 9000; G = X = 13500 B. A = T = 2400; G = X = 3600 C. A = T = 9600; G = X = 14400 D. A = T = 18000; G = X = 27000 Bài 4: Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử ADN này nhân đôi một lần, số nu tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là? A. 6.106 B. 3.106 C. 6.105 D. 1,02.105 o Bài 5: Một gen có chiều dài 5100 A , có 3900 liên kết hidro. Gen này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nu từng loại mà môi trường nội bào cần cung cấp là? A. A = T = 9000, G = X = 13500 B. A = T = 2400, G = X = 3600 C. A = T = 9600, G = X = 14400 D. A = T = 4800, G = X = 7200
  26. o Bài 6: Gen có chiều dài 2193A , quá trình tái bản đã tạo ra các gen con với tổng số 64 mạch đơn và chứa 8256 nuclêôtit loại timin. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trong gen ban đầu là? A. A = T = 20% = 258; G = X = 30% = 387 B. A = T = 10% = 129; G = X = 40% = 516. C. A = T = 40% = 516; G = X = 10% = 129. D. A = T = 30% = 387; G = X = 20% = 258. Bài 7: Một gen có 120 chu kỳ xoắn, hiệu số giữa A với một loại nu không bổ sung là 20%. Gen trên tự nhân đôi 5 lần thì tổng số liên kết hidro có trong tất cả các gen con là? A. 38320 B. 38230 C. 88320 D. 88380 Bài 8: Một gen có số liên kết hidro là 3450, hiệu số giữa A với một loại nu không bổ sung là 20%. Gen tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt thì số lượng từng loại nu môi trường đã cung cấp là? A. Amt = Tmt = 13950; Xmt = Gmt = 32550 B. Amt = Tmt = 35520; Xmt = Gmt = 13500 C. Amt = Tmt = 32550; Xmt = Gmt = 13950 D. Amt = Tmt = 13500; Xmt = Gmt = 35520 Bài 9: Một tế bào chứa gen A và B, khi 2 gen này tái bản một số lần liên tiếp bằng nhau cần tới 67500 nu tự do của môi trường. Tổng số nu có trong tất cả các gen con được hình thành sau các lần tái bản ấy là 72000. Biết gen A có chiều dài gấp đôi gen B. Tổng số nu của mỗi gen là? A. 3000 và 1500 B. 3600 và 1800 C. 2400 và 1200 D. 1800 và 900 Bài 10: Gen tự nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn nhiều gấp 8 lần so với mạch đơn ban đầu của gen. Hãy tìm số lần tự nhân đôi của gen? A. 8. B. 6. C. 4. D. 3. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Một gen có 150 chu kì xoắn và G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, cần môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là? A. T = A = 6300; G = X = 4200 B. A = T = 4200; G = X = 6300 C. A = T = 1200; G = X = 1800 D. A = T = 1200; G = X = 1800 o Bài 2: Một phân tử ADN của vi khuẩn có chiều dài là 34.10 6 A và A chiếm 30% tổng số nucleotit. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp hai lần. Số nu loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là? A. 12.106 B. 18.106 C. 6.106 D. 9.106 Bài 3: Phân tử ADN ở vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển E. coli này sang môi trường chỉ có chứa N14 thì sau 5 lần tự sao thì tỷ lệ các mạch polinucleotit chứa N15 trong tổng số các mạch được tổng hợp trong các phân tử con là bao nhiêu? A. 1/4 B.1/8 C. 1/16 D. 1/32
  27. Bài 4: Một tế bào chứa gen A và B. Tổng số nu của 2 gen trong tế bào là 4500. Khi gen A tái bản 1 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nu bằng 2/3 số nu cần cho gen B tái bản 2 lần. Chiều dài của gen A và gen B là? o o o o A. LA = 4080A , LB = 1780A . B. LA = 4080A , LB = 2040A . o o o o C. LA = 3060A , LB = 4590A . D. LA = 5100A , LB = 2550A . Bài 5: Một tế bào chứa chứa gen A và B. Gen A chứa 3000 nu, tế bào chứa 2 gen nói trên nguyên phân liên tiếp 4 lần. Trong tất cả các tế bào con tổng số liên kết hidro của các gen A là 57600. Số nu từng loại môi trường cung cấp cho quá trình tái bản của gen A là? A. Amt = Tmt = 13500, Xmt = Gmt = 9000 C. Amt = Tmt = 9000, Xmt = Gmt = 13500 B. Amt = Tmt = 14400, Xmt = Gmt = 9600 D. Amt = Tmt = 9600, Xmt = Gmt = 14400 Bài 6: Một tế bào chứa 2 gen đều có chiều dài bằng nhau là gen A và gen B. Gen A chứa 1500 nu. Tế bào chứa hai gen nói trên nguyên phân liên tiếp 4 lần. Trong tất cả các tế bào con, tổng số liên kết hidro của các gen B là 33600. Số nu tự do từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen B là? A. Amt = Tmt = 9000, Gmt = Xmt =2250. C. Amt = Tmt = 2250, Gmt = Xmt = 9000 B. Amt = Tmt = 9600, Gmt = Xmt = 2400. D. Amt = Tmt = 2400, Gmt = Xmt = 9600 Bài 7: Một gen con tự nhân đôi đã tạo thành hai gen con, hình thành nên 3800 liên kết hidro trong số đó số liên kết hidro giữa các cặp G - X nhiều hơn số liên kết các cặp A - T là 1000, chiều dài của gen đó là? o o o o A. 2411A B. 2550A C. 5100A D. 2250 A Bài 8: Một gen chứa 2520 nu trong đó có 20% nu loại X. Gen nhân đôi một số lần, trong các gen con có 40320 nu. Số lần nhân đôi của gen là? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Bài 9: Một tế bào chứa chứa gen A và B, khi 2 gen này tái bản một số lần liên tiếp bằng nhau đã cần tới 67500 nu tự do của môi trường. Tổng số nu có trong tất cả các gen con được hình thành sau các lần tái bản là 72000. Biết gen A có chiều dài gấp đôi gen B. Tổng số nu của mỗi gen là: A. 3000 và 1500 B. 3600 và 1800 C. 2400 và 1200 D. 1800 và 900 Bài 10: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14? A. 32. B. 30. c. 16. D. 8. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
  28. Bài 1: Khi gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành 3800 liên kết hidro. Trong số các liên kết hidro đó, số liên kết hidro trong các cặp G, X nhiều hơn số liên kết hidro trong các cặp A, T là 1000. Gen tự nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn nhiều gấp 8 lần so với mạch đơn ban đầu của gen. Tính số nuclêôtit tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự nhân đôi nói trên? A. A = T = 3150; G = X = 2800. B. A = T = 2150; G = X = 2700. C. A = T = 2450; G = X = 2800. D. A = T = 2800; G = X = 2150. o Bài 2: Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080A . Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là? A. A = T = 30240; G = X = 45360. B. A = T = 29760; G = X = 44640. C. A = T = 14880; G = X = 22320. D. A = T = 16380; G = X = 13860. Bài 3: Một gen dài 0,51μm . Khi gen đó tự nhân đôi một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 18000 nuclêôtit để tổng hợp nên các ADN con có nguyên liệu mới hoàn toàn. Biết rằng trên một mạch của gen có nu loại A chiếm 15%, T chiếm 25%. Số lượng từng loại nuclêôtit cần cung cấp cho toàn bộ quá trình tự nhân đôi trên là? A. A = T = 4800; G = X = 7200. B. A = T = 4200; G = X = 6300. C. A = T = 3600; G = X = 5400. D. A = T = 5400; G = X = 3600. Bài 4: Xét 2 gen có chiều dài bằng nhau. Gen I có tích số % G với %X là 4% và số liên kết hidro của gen là 2880. Gen II có số liên kết hidro nhiều hơn gen I là 240. Khi hai gen này tự nhân đôi liên tiếp, môi trường đã cung cấp 5520 nuclêôtit loại A. Tính số đợt tự nhân đôi của mỗi gen (gen I, gen II). A. 2 đợt, 3 đợt - 3 đợt, l đợt B. 1 đợt, 3 đợt - 2 đợt, l đợt. C. 2 đợt, 3 đợt - 1 đợt, 3 đợt. D. 3 đợt, 2 đợt - 3 đợt, l đợt. Bài 5: Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25% số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 nuclêôtit. Phân tử ADN này có chiều dài là? o o o o A. 5712A B. 11804,8A C. 11067 A D. 25296 A Bài 6: Gen cần môi trường cung cấp 15120 nu tự do khi tái bản. Trong đó có 3360 guanin. Số nu của gen trong đoạn từ (2100 - 2400). Số lượng từng loại nu của gen là? A. A = T = 480, X = G = 600 C. A = T = 550, X = G = 530 B. A = T = 600, X = G = 480 D. A = T = 530, X = G = 550 o Bài 7: Hai gen I và II đều dài 3060A . Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số A của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số đợt môi trường cung cấp tất cả 1620 nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và gen II là? A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 2 và 1
  29. o Bài 8: Hai gen nhân đôi liên tiếp 3 đợt và đều dài 3060A . Gen I có 20% nu loại A, gen II có 30% nu loại A. Tổng số gen con tạo ra từ quá trình nhân đôi của 2 gen là: A. 8 B. 16 C. 12 D. 24 Bài 9: Một gen khi tái bản được môi trường nội bào cung cấp 3636 nu, trong đó có 426 nu loại T. Các gen con chứa tất cả 4848 nu. Số lần gen tự nhân đôi là? A. 2 B.3 C. 4 D. 5 Bài 10: Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các nu tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Cuối quá trình đã tạo ra số gen gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch không đánh dấu. Mạch thứ nhất chứa các nu không đánh dấu chứa 600T và 150X. Mạch thứ 2 chứa các nu không đánh dấu chứa 450T và 300X. Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN nói trên là? A. Amt = Tmt = 3750, Gmt = Xmt =3150. C. Amt = Tmt = 2250, Gmt = Xmt = 2250 B. Amt = Tmt = 3150, Gmt = Xmt = 3750. D. Amt = Tmt = 3150, Gmt = Xmt = 1350 HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT Bài 1: Chọn đáp án D. Bài 2: Chọn đáp án C. Bài 3: Chọn đáp án A. Bài 4: Chọn đáp án C. Bài 5: Chọn đáp án D. Bài 6: Chọn đáp án B. Bài 7: Chọn đáp án C. Bài 8: Chọn đáp án B. Bài 9: Chọn đáp án B. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU Bài 1: Chọn đáp án B. Bài 2: Chọn đáp án D. Bài 3: Chọn đáp án A. Bài 4: Chọn đáp án A. Bài 5: Chọn đáp án A. Bài 6: Chọn đáp án A. Bài 7: Chọn đáp án C. Bài 8: Chọn đáp án C. Bài 9: Chọn đáp án A.
  30. Bài 10: Chọn đáp án D. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Giải: Chọn đáp án A. C = 150  N = 3000 nu.  A + G = 1500 mà G = 600 = X  A = T = 900. Khi gen tự nhân đôi 3 lần liên tiếp, số nu mỗi loại môi trường cần cung cấp là: A = T = 900. (23 - 1) = 6300 G = X = 600. (23 - 1) = 4200 Bài 2: Giải: Chọn đáp án A. o L = 34.106 A  N = 2.107 nu. Theo bài cho A = T = 30% N = 0,3.2. 107 = 6.106  G = X = 20% N = 4. 106 Gen nhân đôi liên tiếp 2 lần, số nu loại G môi trường cần cung cấp là: 6 2 6 Gmt = 4. 10 . (2 - 1) = 12. 10 Bài 3: Giải: Chọn đáp án D. Sau 5 lần tự sao, số mạch polinucleotit được tạo ra là: 25.2 = 64 mạch. Trong đó, số mạch polinucleotit được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường (chỉ chứa N 14) là: 25. 2 - 2 = 62 mạch.  Số mạch polinucleotit chứa N15 là: 64 - 62 = 2 mạch. Vậy tỉ lệ các mạch polinucleotit chứa N15 là: 2/64 = 1/32. Bài 4: Giải: Chọn đáp án D. Theo bài ra ta có: NA + NB = 4500. 1 Khi gen A tái bản 1 lần đòi hỏi môi trường cung cấp số nu = NA. (2 -1) = NA. 2 Khi gen B tái bản 2 lần đòi hỏi môi trường cung cấp số nu = NB. (2 - 1) = 3NB. Theo bài ra: NA = 2/3. 3NB = 2NB. o  2NB + NB = 4500  NB = 1500 nu  LB = 2550A o NA = 3000 nu  LA = 5100 A Bài 5: Giải: Chọn đáp án A. Tế bào nguyên phân 4 lần liên tiếp  Gen A và B tự nhân đôi 4 lần liên tiếp. Xét gen A: N = 3000 nu. A + G = 1500 Sau 4 lần tự nhân đôi tạo ra số gen A là: 24 = 16 gen A. Theo bài ra, tổng số liên kết hidro trong các gen A là 57600 Số liên kết hidro có trong 1 gen A là: 57600/16 = 3600 liên kết  2A + 3G = 3600
  31. A = 900 = T. G = 600 = X. Số nu từng loại môi trường cung cấp cho gen A là: 4 Amt = Tmt = 900. (2 - 1) = 13500. 4 Gmt = Xmt = 600. (2 - 1) = 9000. Bài 6: Giải: Chọn đáp án C. Gen A và B có chiều dài bằng nhau  Tổng số nu của gen A và gen B bằng nhau.  NA = NB = 1500.  A + G = 750. Tế bào nguyên phân 4 lần liên tiếp  Gen A và B tự nhân đôi 4 lần liên tiếp. Xét gen B: Sau 4 lần tự nhân đôi tạo ra số gen con là: 24 = 16 gen.  Số liên kết hidro có trong mỗi gen con là: 33600/16 = 2100 liên kết.  2A + 3G = 2100.  A = 150 = T; G = 600 = X. Vậy số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen B là: 4 Amt = Tmt = 150. (2 - 1) = 2250. 4 Gmt = Xmt = 600. (2 - 1) = 9000. Bài 7: Giải: Chọn đáp án C. Khi gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành 3800 liên kết hidro Số liên kết hidro của mỗi gen là: 3800  2A + 3G = 3800. Số liên kết hidro trong các cặp G - X (3G) nhiều hơn trong các cặp A - T (2A) là 1000  3G - 2A = 1000.  A = T = 700; G = X = 800. o  N = 3000 nu  L = 5100 A Bài 8: Giải: Chọn đáp án C. N = 2520 nu. Số nu có trong tất cả các gen con sau k lần nhân đôi là: N. 2k = 40320 k = 4. Bài 9: Giải: Chọn đáp án A. Gen A dài gấp đôi gen B  NA = 2NB. k Số nu môi trường cung cấp cho gen A là: NA. (2 - 1) k Số nu môi trường cung cấp cho gen B là: NB. (2 - 1) k 3NB. (2 - 1) = 67500 (1). k k k Tổng số nu có trong tất cả các gen được tạo thành: NA. 2 + NB. 2 = 3NB. 2 = 72000 (2) Từ (1) và (2)  NB = 1500
  32. NA = 3000. Bài 10: Giải: Chọn đáp án B. Sau 5 lần nhân đôi mỗi vi khuẩn tạo ra số phân tử ADN là: 25 = 32 phân tử. Trong đó số phân tử ADN hoàn toàn chứa N14 (nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường) là: 25 - 2 = 30 phân tử. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Giải: Chọn đáp án C. Khi gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành 3800 liên kết hidro  Số liên kết hidro của mỗi gen là: 1900  2A + 3G = 1900. Số liên kết hidro trong các cặp G - X (3G) nhiều hơn trong các cặp A - T (2A) trong 2 gen là 1000  Trong 1 gen là 500  3G - 2A = 500.  A = T = 350; G = X = 400. Khi gen tự nhân đôi tạo ra số mạch đơn nhiều gấp 8 lần số mạch đơn ban đầu  2k = 8  k = 3. Vậy gen tự nhân đôi 3 lần. Khi đó, số nu mỗi loại môi trường cần cung cấp là: A = T = 350. (23 - 1) = 2450 G = X = 400. (23 - 1) = 2800. Bài 2: Giải: Chọn đáp án C. o L = 4080A  N = 2400 nu. A = T = A1 + T1 = 480 nu.  G = X = 720 nu. Số chuỗi polinucleotit tạo ra sau k lần tự sao = 2k. 2 = 64  k = 5. Số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình tự sao là: A = T = 480. (25- 1) = 14880 G = X = 720. (25 - 1) = 22320. Bài 3: Giải: Chọn đáp án B. o L = 0,51μm = 5100A  N = 3000 nu Gọi k là số lần tự nhân đôi của gen  Số nu môi trường nội bào đã cung cấp để tổng hợp nên số ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới = 3000. (2k - 2) = 18000  k = 3. Trên mạch 1: A1 = 15% N1 = 0,15.1500 = 225 T1 = 25%N1 = 0,25. 1500 = 375.
  33.  A = T = A1 + T1 = 600.  G = X = 900. Số nu mỗi lại môi trường đã cung cấp cho toàn bộ quá trình nhân đôi: A = T = 600. (23 - 1) = 4200 G = X = 900. (23 - 1) = 6300. Bài 4: Giải: Chọn đáp án A. * Xét gen I: %G. %X = 4%  %G = %X = 20%.  %A = %T = 30%.  A = 3/2G. Gen có 2880 liên kết hidro  2A + 3G = 2880  2. 3/2G + 3G = 2880  G = X = 480 nu; A = T = 720 nu.  N = 2400 nu. * Xét gen II có chiều dài bằng gen I  N = 2400 nu.  A + G = 1200. Mặt khác: Gen II có nhiều hơn gen I 240 liên kết hidro  2A + 3G = 3120  A = T = 480; G = X = 720. Gọi số lần tự nhân đôi của gen I và II lần lượt là x và y.  Số nu loại A môi trường cung cấp cho gen I là: 720. (2x - 1) Số nu loại A môi trường cung cấp cho gen II là: 480. (2y - 1) Theo bài ra: 720. (2x - l) + 480. (2y - 1) = 5520  Giải biện luận ta có x = 2; y = 3 hoặc x = 3; y = 1 Bài 5: Giải: Chọn đáp án B. Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN là 2 mạch. Số mạch đơn được tạo ra sau k lần tái bản là: 2k. 2 Theo bài ra: 2/(2k.2) = 0,0625 k = 4. Số nu môi trường đã cung cấp cho quá trình tái bản = N. (24 - 1) = 104160  N = 6944 nu. o  L = 11804,8 A Bài 6: Giải: Chọn đáp án B. Theo bài ra, tổng số nu của gen nằm trong khoảng từ 2100 - 2400 Số nu môi trường cung cấp = N. (2k - 1) = 15120 2k - 1 nằm trong khoảng từ 6,3 - 7,2.  k = 3.
  34. Khi đó ta có N = 2160 nu. Theo bài cho: số nu loại G môi trường cung cấp = G. (23 - 1) = 3360  G = X = 480 nu.  A = T = 600 nu. Bài 7: Giải: Chọn đáp án A. o Xét gen I: L = 3060A  N = 1800 nu. A = 20% N = 0,2.1800 = 360 nu = T  G = X = 540 nu. o Xét gen II: L = 3060A  N = 1800 nu. Có A = 3/2 số nu loại A của gen I  A = 3/2.360 = 540 nu = T G = X = 360 nu. Gọi số lần nhân đôi của gen I và II lần lượt là x và y.  Số nu loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 540. (2x - 1) + 360. (2y - 1) = 1620 Giải biện luận phương trình ta có x = 1, y = 2 Bài 8: Giải: Chọn đáp án B. Tổng số gen con được tạo ra từ quá trình nhân đôi của 2 gen là: 2. 23 = 16 gen Chú ý: Bài tập cho rất nhiều dữ kiện nhưng lại không được dùng đến mà chỉ có mục đích làm rối nên cần đọc và phát hiện nhanh tránh mất nhiều thời gian. Bài 9: Giải: Chọn đáp án A. Các gen con chứa tất cả 4848 nu trong đó số nu môi trường nội bào cung cấp là 3636 nu  Số nu có trong gen ban đầu là: 4848 - 3636 = 1212 nu. Số nu môi trường nội bào cung cấp: 1212. (2k - 1) = 3636  k = 2 Bài 10: Giải: Chọn đáp án D. Một ADN nhân đôi tạo ra các gen con gồm có 6 mạch đánh dấu và 2 mạch không đánh dấu  Tạo ra tất cả 8 mạch = 4 gen con.  2k = 4  k = 2. Mạch thứ nhất chứa các nu không đánh dấu (mạch gốc của ADN ban đầu) có: 600 T và 150 X  T1 = 600; X1 = 150. Mạch thứ 2 chứa các nu không đánh dấu (mạch còn lại của ADN ban đầu) có: 450T và 300X.  T2 = 450; X2 = 300  ADN ban đầu có: A = T = 1050; G = X = 450.  Số nu mỗi loại môi trường cung cấp là:
  35. 2 Amt = Tmt = 1050. (2 - 1) = 3150. 2 Gmt = Xmt = 450. (2 - 1) = 1350. DẠNG 4. XÁC ĐỊNH SỐ LIÊN KẾT HIDRO VÀ LIÊN KẾT HÓA TRỊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁ VỠ TRONG NHÂN ĐÔI ADN * Tính số liên kết hidro - Số liên kết hidro trong một phân tử ADN là: H = 2A + 3G - Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi: H (21 + 22 + + 2k) = 2H. (2k -1) - Tổng số liên kết hidro được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng: 2k.H - Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi là: H = H. (20 + 21 + + 2k - 1) = H. (2k-1) * Tính số liên kết cộng hóa trị Chú ý: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa các nucleotit trong 1 mạch nên nó không bị phá vỡ, sau khi nhân đôi thì số lượng liên kết hóa trị tăng lên gấp đôi. k Sau khi nhân đôi k lần thì số liên kết hóa trị hình thành là: LKHTht = HT. (2 - 1) A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT. o Bài 1: Một phân tử ADN có chiều dài là 4080A . Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi của ADN là? A.16786 B. 19184 C. 16800 D. 19200 Bài 2: Một phân tử ADN nhân thực có 50 chu kì xoắn. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần. Số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi là? A. 15968 B. 14970 C. 1600 D. 1500 Bài 3: Mạch thứ nhất của một gen có A = 400, T = 200, G = 400 và X = 500. Gen này tự nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số liên kết hidro hình thành trong quá trình tự nhân đôi trên là? A. 3900 B. 7800 C. 54600 D. 62400 o Bài 4: Một gen dài 5100A và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen tự nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số liên kết hoá trị hình thành trong quá trình nhân đôi trên là? A. 2998. B. 5998. C. 20986. D. 41986. o Bài 5: Một gen dài 4080A và có tỷ lệ A = T = G = X tự nhân đôi liên tiếp 2 lần. Tổng số liên kết hidro đã hình thành là? A. 12000. B. 18000. C. 6000. D.21000. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU Bài 1: Một gen có 450 nu loại G và số nu loại T chiếm 35% tổng số nu của gen. Khi gen nhân đôi đã phá vỡ số liên kết hidro là? A. 299. B. 4050. C. 3450. D. 2999.
  36. Bài 2: Một gen có 450 nu loại G và số nu loại A chiếm 35% tổng số nu của gen. Tổng số liên kết hóa trị nối giữa các nu được hình thành khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là? A. 3450 B.92938 C. 92969 D. 106950 Bài 3: Một gen có 450 nu loại G và số nu loại X chiếm 15% tổng số nu của gen. Tổng số liên kết hidro được hình thành khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là? A. 3450 B. 9296 C. 213900 D. 106950 Bài 4: Một gen chứa 900A và 600X. Khi gen đó tự nhân đôi 2 lần, số liên kết hidro bị phá vỡ và hình thành lần lượt là? A. 3600 và 7200 B. 10800 và 21600 C. 3600 và 10800 D. 7200 và 14400 Bài 5: Một gen có 150 chu kỳ xoắn và có A/G = 2/3 tự nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi trên là A.3900. B. 11700. C. 27300. D. 31200. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Tính số liên kết hidro bị phá vỡ và hình thành khi gen nhân đôi 4 lần? A. 3600 và 4680 B. 4680 và 70200 C. 70200 và 140400 D. 74880 và 149760 Bài 2: Một phân tử ADN nhân thực có 50 chu kì xoắn. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần. Tính số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi? A. 998 B. 14970 C. 4940 D. 15968 Bài 3: Một gen chứa 2520 nu trong đó 30% nu loại T. Gen nhân đôi một số lần, trong các gen con có 40320 nu. Số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình gen nhân đôi là? A. 40320 B. 48384 C. 30240 D. 45360 Bài 4: Một plasmit có 105 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết hóa trị nối giữa các nuclêôtit được hình thành là? A. 16.105. B.8.(2.105 2). C. 14.105. D. 7.(2.105 2). Bài 5: Một gen có khối lượng phân tử là 720000 đvC. Gen này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3. Gen tự nhân đôi liên tiếp một số đợt đã cần dùng 36000 nuclêôtit tự do các loại. Quá trình tự sao nói trên của gen đã hình thành bao nhiêu liên kết cộng hóa trị giữa đường và nhóm photphat? A. 35970. B. 38368. C. 71970. D. 17850. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. 5 Bài 1: Trong một đoạn phân tử ADN có khối lượng phân tử là 7,2.10 đvC, ở mạch 1 có A 1 + T1 = 60%, mạch 2 cóG2 X2 10%, A2 2G2 . Nếu đoạn ADN nói trên tự nhân đôi 5 lần thì tổng số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình trên là? A. 89280 liên kết B. 98280 liên kết C. 89820 liên kết D. 98820 liên kết Bài 2: Một gen khi tự nhân đôi thành 2 gen con đã lấy từ môi trường 525 nu loại T. Tổng số nu của 2 gen con là 3000 nu. Số liên kết hidro bị phá vỡ và số liên kết hóa trị giữa các nu được hình thành lần lượt là?
  37. A. 3450 và 2996 B. 1725 và 1498 C. 1500 và 2998 D. 1725 và 2998 Bài 3: Mạch đơn của gen X = 10% và bằng1/2 số nu loại G của mạch đó. Gen này có T = 420. Khi gen nhân đôi số liên kết hóa trị nối giữa các nu được hình thành là 8386. Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình tái bản là? A. 9066 liên kết B. 9660 liên kết C. 9060 liên kết D. 9606 liên kết. o Bài 4: Gen dài 5100A , có G/A = 2/3. Gen tái bản liên tiếp 4 lần. Tổng số liên kết hidro bị hủy và được tái lập trong lần tự sao cuối cùng của gen là? A. 54000 và 108000 B. 57600 và 28800 C. 28800 và 57600 D. 108000 và 54000 Bài 5: Mạch đơn của gen có 10%X và bằng 1/2 số nu loại G của mạch đó. Gen này có 420T. Khi gen nhân đôi số liên kết hóa trị giữa các nu được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9584. Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT. Bài 1: Chọn đáp án A. Bài 2: Chọn đáp án B. Bài 3: Chọn đáp án C. Bài 4: Chọn đáp án D. Bài 5: Chọn đáp án B. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU. Bài 1: Chọn đáp án C. Bài 2: Chọn đáp án B. Bài 3: Chọn đáp án C. Bài 4: Chọn đáp án B. Bài 5: Chọn đáp án C. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Giải: Chọn đáp án C. Ta có G = X và A = T nên ta có %G - %A = 10% và %G + %A = 50%  G = 30% và A = 20% Số nucleotit loại G trong gen đó là 0,3. 3600 = 1080 Số liên kết H trong một mạch là: 3600 + 1080 = 4680 Số liên kết H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là: 4680. (24 - 1) = 70200 Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2. 4680. (24 - 1 ) = 140400 Bài 2: Giải: Chọn đáp án B Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là 50. 20 = 1000 nu
  38. Số liên kết hoá trị giữa các nu trong phân tử ADN là N 2 1000 2 998 (liên kết) Số liên kết hóa trị mới được hình thành giữa các nu sau 4 lần nhân đôi là: 998. 24 1 14970 (liên kết) Bài 3: Giải: Chọn đáp án D. N = 2520 nu trong đó A = T = 30%  A = T = 756 nu  G = X = 20% = 504 nu.  Số liên kết hidro có trong gen là: H = 2A + 3G = 3024 liên kết. Gen nhân đôi 1 số lần tạo ra các gen con có chứa 40320 nu  N. 2k = 40320  k = 4 Vậy gen tự nhân đôi 4 lần đã phá vỡ số liên kết hidro là: H. 24 1 3024.15 45360 liên kết. Bài 4: Giải: Chọn đáp án C. N = 2.105  Số liên kết hóa trị nối giữa các nu trong plasmit là: N = 2.105 liên kết. Plasmit nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hóa trị nối giữa các nu được hình thành là: HT 2.105. 23 1 14.105 liên kết Chú ý: plasmit là phân tử ADN dạng vòng nên số liên kết hóa trị nối giữa các nu bằng số nu. Bài 5: Giải: Chọn đáp án A. M = 720000 đvC  N = 2400 nu.  Số liên kết cộng hóa trị nối giữa các nu trong gen là:N 2 2398 . Gen tự nhân đôi 1 số lần cần môi trường cung cấp số nu bằng: N. 2k 1 36000  k = 4. Quá trình gen tự nhân đôi 4 lần đã hình thành số liên kết hóa trị giữa đường và nhóm photphat (liên kết hóa trị nối giữa các nu) là: HT 2398. 24 1 35970 liên kết. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Giải: Chọn đáp án A. M = 7,2.105 đvC  N = 2400 nu. Mạch 1: A1 + T1 = 60% N1 = 0,6. 1200 = 720 = A = T  G = X = 480.  Số liên kết hidro có trong gen là: H = 2A + 3G = 2880 liên kết. Khi gen tự nhân đôi 5 lần thì tổng số liên kết hidro bị phá vỡ là: H. 25 1 2880.31 89280 liên kết Bài 2: Giải: Chọn đáp án B.
  39. Tổng số nu của 2 gen con là 3000  N = 1500 nu Trong đó, T = 525 = A  G = 225 = X.  Số liên kết hóa trị nối giữa các nu trong 1 gen là: N 2 1500 2 1498 Số liên kết hidro trong 1 gen là: H = 2A + 3G = 1725.  Khi gen tự nhân đôi tạo 2 gen con (nhân đôi 1 lần): - Số liên kết hidro bị phá vỡ là:H. 21 1 1725 . - Số liên kết hóa trị nối giữa các nu được hình thành: N 2 . 21 1 1498 . Bài 3: Giải: Chọn đáp án B Ta có: Trên mạch 1: X1 = 10% N1 = 1/2 Gl  G1 = 20% N1  G = X = G1 + X1 = 30% N1 = 15%N  A = T = 35% = 420  G = X = 180.  N = 1200 nu.  Số liên kết hidro của gen là: H = 2A + 3G = 1380. Khi gen tự nhân đôi k lần số liên kết hóa trị nối giữa các nu được hình thành là: HT N 2 . 2k 1 8386  k 3. Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi là: H. 23 1 1380.7 9660. Bài 4: Giải: Chọn đáp án C. o L 5100A  N 3000 nu  A + G = 1500 và G = 2/3 A.  A = 900; G = 600.  Số liên kết hidro có trong gen là: H = 2A + 3G = 3600. Gen tái bản liên tiếp 4 lần: - Tổng số liên kết hidro bị phá hủy trong lần nhân đôi cuối cùng là:H.24 1 3600.8 28800 . - Tổng số liên kết hidro hình thành trong lần nhân đôi cuối cùng là: H.24 3600.16 57600 . Bài 5: Giải: Chọn đáp án D Ta có: Trên mạch 1: X1 = 10% N1 = 1/2 G1  G1 = 20% N1 G = X = G1 + X1 = 30% N1 = 15% N.  A = T = 35% = 420  G = X = 180.  N = 1200 nu.
  40. Khi gen nhân đôi, số liên kết hóa trị nối giữa các nu được hình thành ở lần cuối cùng là: N 2 . 2k 1 N 2 . 2k 1 1 9584  k 4 DẠNG 5. XÁC ĐỊNH SỐ ĐOẠN MỒI VÀ ĐOẠN OKAZAKI XUẤT HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI * Xét với một chạc chữ Y Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu, 0 đoạn Okazaki Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn Okazaki  Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 1 * Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y Số đoạn mồi = Số đoạn Okazaki + 2 A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT. Bài 1: Trên một đơn vị tái bản của ADN có 30 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu? A. 30 B. 29 C. 31 D. 32 Bài 2: Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu? A. 51 B.52 C. 50 D. 49 Bài 3: Giả sử 1 ADN của sinh vật nhân thực đang nhân đôi có 30 đơn vị nhân đôi thì sẽ có tổng cộng bao nhiêu chạc chữ Y trong chính ADN đó? A. 30. B. 15. C. 120. D. 60. Bài 4: Giả sử 1 chạc chữ Y của sinh vật nhân sơ có 30 đoạn Okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi của một chạc chữ Y đó? A. 32. B. 31. C. 15. D. 16. Bài 5: Giả sử 1 đơn vị nhân đôi của sinh vật nhân thực có 30 đoạn Okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi của một chạc chữ Y trong chính đơn vị nhân đôi đó? A. 32. B. 30. C. 15. D. 16.
  41. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU Bài 1: Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản. Qua trình tái bản hình thành 80 đoạn Okazaki. Xác định số đoạn mồi được tổng hợp? A. 80 B. 81 C. 90 D. 82 Bài 2: Trên một chạc chữ Y của đơn vị tái bản có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là? A. 466 B. 464 C. 460 D. 468 Bài 3: Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 2 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có số đoạn Okazaki chưa được xác định, đơn vị tái bản thứ 2 có 16 đoạn Okazaki. Biết 2 đơn vị trên nhân đôi đã cần tổng hợp lên 40 đoạn mồi. Số đoạn Okazaki được hình thành ở đơn vị tái bản 1 là? A. 20 B. 18 C. 16 D. 22 Bài 4: Giả sử trên 1 phễu tái bản của một đơn vị nhân đôi (vòng tái bản) của sinh vật nhân thực có 30 đoạn Okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi của đơn vị tái bản nói trên? A. 31 B. 32 C. 62 D. 61 Bài 5: Trên một đoạn ADN có 5 replicon hoạt động sao chép, trên mỗi replicon đều có 10 đoạn Okazaki. Số đoạn primer (ARN mồi) đã và đang hình thành là: A. 52 B. 60 C. 50 D. 55 C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Trong qụá trình nhân đôi của một phân tử ADN có 15 đơn vị tái bản, trong mỗi đơn vị tái bản có 18 đoạn Okazaki. Xác định số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị tái bản của ADN này tái bản một lần? A. 270 B. 285 C. 300 D. 272 Bài 2: Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số đơn vị tái bản giống nhau là 5, mỗi chạc chữ Y của 1 đơn vị tái bản đều có 16 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi hình thành trong quá trình tái bản là bao nhiêu? A. 90 B. 160 C. 85 D. 170 Bài 3: Giả sử một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, trên 1 chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Số ARN mồi đã được tổng hợp cho một quá trình nhân đôi ADN là? A. 120 B. 232 C. 128 D. 240 Bài 4: Một gen thực hiện nhân đôi 3 lần, trên gen có 10 đơn vị tái bản và mỗi chạc chữ Y có 15 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần tổng hợp cho quá trình trên là? A. 2240 B. 1190 C. 172 D. 2210 Bài 5: Trong quá trình tái bản của một phân tử ADN có 10 đơn vị tái bản, trên một đơn vị tái bản của ADN có 15 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho ADN này tái bản 3 lần là bao nhiêu? A. 150 B. 170 C. 1190 D. 1360
  42. D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Một phân tử ADN của sinh vật khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là: A. 53. B. 56. C. 59. D. 50. o Bài 2: Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 81600A thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị tái bản như nhau, biết chiều dài mỗi đoạn Okazaki là 1000 nuclêôtit. Số đoạn ARN mồi tham gia quá trình tái bản là? A. 48. B. 46. C. 36. D. 24. Bài 3: Phân tử ADN của E. coli gồm 4,2.106 cặp nuclêôtit và chỉ có 1 đơn vị tái bản. Ở mạch 5’- 3’, trung bình, mỗi đoạn Okazaki có 1500 nuclêôtit. Ở mạch không liên tục có bao nhiêu đoạn Okazaki được tổng hợp? A. 1500. B. 3000. C. 1400. D. 2800. Bài 4: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn Okazaki có 1000 nuclêôtit. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản nói trên là A. 315. B.360. C. 165. D. 180. Bài 5: Một phân tử ADN của nấm men có tổng số 2.10 11 cặp nu tiến hành nhân đôi 3 lần. Nếu trên phân tử ADN này có 35 đơn vị nhân đôi và mỗi đoạn Okazaki dài 200 nu thì tổng số đoạn mồi được tổng hợp là? A. 1011 70 . 23 1 B. 109 35 . 23 1 C. 109 70 . 23 1 D. 108 70 . 23 1 HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT. Bài 1: Chọn đáp án D. Bài 2: Chọn đáp án B. Bài 3: Chọn đáp án D. Bài 4: Chọn đáp án B. Bài 5: Chọn đáp án D. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU. Bài 1: Chọn đáp án C. Bài 2: Chọn đáp án A. Bài 3: Chọn đáp án A. Bài 4: Chọn đáp án B. Bài 5: Chọn đáp án B.
  43. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Giải: Chọn đáp án C. Trên mỗi đơn vị tái bản có 18 đoạn Okazaki  Số đoạn mồi cần cho 1 đơn vị tái bản là: 18 + 2 = 20. Có tất cả 15 đơn vị tái bản giống nhau  Số đoạn mồi cần thiết là: 20.15 = 300. Bài 2: Giải: Chọn đáp án D. Mỗi chạc chữ Y của 1 đơn vị tái bản có 16 đoạn Okazaki  Số đoạn mồi cần cho quá trình nhân đôi của một đơn vị tái bản là: 16. 2 + 2 = 34.  Số đoạn mồi cần cho quá trình tái bản (5 đơn vị tái bản) là: 34. 5 = 170. Bài 3: Giải: Chọn đáp án D. Số đoạn Okazaki trên 1 chạc chữ Y là 14 đoạn  Số đoạn mồi trên 1 đơn vị tái bản là: 14. 2 + 2 = 30.  Số đoạn mồi cần tổng hợp cho quá trình nhân đôi của ADN là: 30. 8 = 240. Bài 4: Giải: Chọn đáp án A. Trên 1 chạc chữ Y có 15 đoạn Okazaki  Số đoạn mồi cần cho 1 đơn vị tái bản là: 15. 2 + 2 = 32.  Số đoạn mồi cần cho 1 gen thực hiện nhân đôi 1 lần là: 32. 10 = 320. Gen thực hiện nhân đôi 3 lần thì số đoạn mồi cần tổng hợp là:320. 23 1 2240 . Bài 5: Giải: Chọn đáp án C Trên 1 đơn vị tái bản có 15 đoạn Okazaki  Số đoạn mồi trên một đơn vị tái bản là: 15 + 2 = 17.  Số đoạn mồi cần cho quá trình nhân đôi 1 lần của ADN là: 17. 10 = 170. Phân tử ADN nhân đôi 3 lần thì số đoạn mồi cần tổng hợp cho quá trình này là: 170. 23 l 1190 D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO. Bài 1: Giải: Chọn đáp án C. Số đoạn mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình nhân đôi trên là: (15 + 2) + (18 + 2) + (20 + 2) = 59. Bài 2: Giải: Chọn đáp án D. o Mỗi đoạn Okazaki có 1000 nu  Chiều dài đoạn okzaki là: 1000. 3,4 = 3400A . o Chiều dài của một đơn vị tái bản là: 81600/6 = 13600A .  Số đoạn Okazaki trên 1 đơn vị tái bản là: 13600/3400 = 4.  Số đoạn mồi trên 1 đơn vị tái bản là: 4 + 2 = 6.  Số đoạn mồi tham gia quá trình nhân đôi của 6 đơn vị tái bản là: 6. 4 = 24. Bài 3: Giải: Chọn đáp án D. ADN có 4,2.106 cặp nu = 8,4.106 nu.
  44. Mỗi đoạn Okazaki ở mạch 5’ - 3’ có 1500 nu  Số đoạn Okazaki trên mạch 5’ - 3’ (mạch không liên tục) là: (8,4.106/2)/1500 = 2800. Bài 4: Giải: Chọn đáp án D. Mỗi đoạn Okazaki có 1000 nu  Chiều dài 1 đoạn Okazaki là: o 1000. 3,4 = 3400A = 3,4.10-4 mm. Chiều dài của một đơn vị nhân đôi là: 0,051/15 = 3,4.10-3 mm.  Số đoạn Okazaki có trên 1 đơn vị nhân đôi là: (3,4.10-3)/(3,4.10-4) = 10.  Số đoạn mồi cần cho 1 đơn vị tái bản là: 10 + 2 = 12.  Số đoạn mồi cần cho quá trình nhân đôi của 15 đơn vị tái bản là: 15.12 = 180. Bài 5: Giải: Chọn đáp án A. Mỗi đoạn Okazaki dài 200 nu  Số đoạn Okazaki có trên phân tử ADN là: (2.1011)/200 = 1011.  Số đoạn mồi = (số đoạn Okazaki + 2. số đơn vị tái bản) = 1011 + 2.35 = 1011 + 70.  Số đoạn mồi được tổng hợp khi ADN nhân đôi 3 lần là: 1011 70 . 23 1 .