Lý thuyết tóm tắt Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Nhiệt năng – Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt

doc 5 trang thaodu 6212
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết tóm tắt Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Nhiệt năng – Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docly_thuyet_tom_tat_vat_ly_lop_8_chu_de_nhiet_nang_dan_nhiet_d.doc

Nội dung text: Lý thuyết tóm tắt Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Nhiệt năng – Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt

  1. Chủ đề : Nhiệt năng – Dẫn nhiệt – Đối lưu – bức xạ nhiệt ( 3 bài thành 1 chủ đề ) Sau khi học xong HS đọc phần trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi trong SGK và phần vận dụng trong sách sau đó mới làm phần trắc nghiệm. 1. Nhiệt năng - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: + Cách 1: Thực hiện công Ví dụ: Xoa hai bàn tay vào nhau (thực hiện công) thì thấy hai bàn tay nóng lên (nhiệt năng của hai bàn tay tăng). + Cách 2: Truyền nhiệt Ví dụ: - Nhúng một chiếc thìa inox đang nguội lạnh vào một cốc nước nóng thì thấy chiếc thìa nóng dần ⇒ Nước truyền nhiệt năng cho chiếc thìa
  2. Chú ý: Khi xác định chiều truyền nhiệt thì nhiệt năng chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 3. Nhiệt lượng - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu là Q - Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (kí hiệu là J) 1 kJ (kilôjun) = 1000 J Ví dụ: Một vật đang có nhiệt năng là 300J. Khi thực hiện truyền nhiệt, nhiệt năng của vật tăng lên đến 700J thì phần nhiệt năng 200J nhận được gọi là nhiệt lượng. B. Lý thuyết 1. Sự dẫn nhiệt Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Phần thí nghiệm các em đọc SGK Ví dụ: - Cho các đinh được gắn bằng sáp vào các thanh đồng. Dùng đèn cồn nung nóng đầu A của thanh đồng ⇒ Các đinh rơi xuống ⇒ Nhiệt truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra. 2. Khả năng dẫn nhiệt của các chất - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Ví dụ: - Nồi xoong, chảo thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thức ăn sẽ nhanh chín.
  3. - Ống xả xe máy làm bằng kim loại (thép, titan ) dẫn nhiệt tốt, nên khi xe máy hoạt động ống xả nóng rất nhanh. - Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thủy ngân). Dùng đèn cồn nung nóng miệng một ống nghiệm trong đó có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp ⇒ Miếng sáp không bị chảy ra ⇒ nước dẫn nhiệt kém - Chất khí dẫn nhiệt kém nhất. Ví dụ: Chim thường đứng xù lông vào mùa đông vì để tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp lông, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên hạn chế nhiệt truyền từ cơ thể ra môi trường ⇒ chim giữ ấm cho cơ thể tốt hơn. C. Lý thuyết 1. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu. Phần thí nghiệm các em đọc SGK tham khảo - Chiếc đèn dầu đang cháy. Nhờ có bóng đèn mà hiện tượng đối lưu diễn ra nhanh hơn, duy trì tốt sự cháy và làm cho đèn sáng hơn.
  4. - Đèn kéo quân quay được là nhờ dòng đối lưu của không khí - Ống khói lò sử dụng ở các gia đình, các lò ở nhà máy càng cao thì quá trình đối lưu xảy ra càng nhanh, hiệu quả làm việc cao hơn. - Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà tạo sự đối lưu không khí 2. Bức xạ nhiệt - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. - Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều. Ví dụ: - Nhiệt do Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng bức xạ nhiệt. Ứng dụng: Nước nóng tạo ra từ Mặt Trời do các tia nhiệt truyền xuống ống nước.
  5. - Nhiệt truyền từ bếp lửa ra môi trường xung quanh chủ yếu cũng bằng bức xạ nhiệt. Chẳng hạn như sưởi ấm hai bàn tay lên bếp lửa, hình thức truyền nhiệt từ bếp lửa sang bàn tay chủ yếu là bức xạ nhiệt.