Ma trận và đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền

doc 56 trang thaodu 10060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_bai_viet_so_6_mon_ngu_van_lop_12_chuo.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 (BÀI VỀ NHÀ) CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN Năm học: 2016 – 2017 I. Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn và đoạn trích tiểu thuyết hiện đại Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX Biết cách đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản + Năng lực đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại. + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài thi tự luận về nhà C. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Đọc – hiểu văn - Nhận diện từ - Nêu nội dung ý bản nghị luận ngữ, thao tác lập nghĩa của một cụm Quan điểm, ý kiến luận, phong từ hoặc một câu của người viết về về cách ngôn ngữ trong văn bản, tác 1 vấn đề được đề của văn bản, dụng thao tác lập cập trong văn bản phương thức luận sử dụng trong biểu đạt. văn bản. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 10 10 10 30 Làm văn: Nghị - Huy động kiến luận văn học thức, hiểu biết để viết bài nghị luận văn học Số câu 1 1 NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  2. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Số điểm 7.0 7.0 Tỉ lệ % 70 70 Tổng số câu 2 1 2 5 Số điểm 1.0 1.0 8.0 10 Tỉ lệ % 10 10 80 100 D. ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn) Bài về nhà MÃ ĐỀ: 01 Năm học: 2016 - 2017 LỚP KIỂM TRA 12 A8 (Đề thi gồm 01 trang) Họ và tên học sinh: Lớp: Ngày kiểm tra: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng". Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: "Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?". Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: "Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?". Học trò đồng thanh đáp: "Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!". Nhà hiền triết nói: "Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?". Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế. Một người lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!". Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu. Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!". Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  3. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Người học trò thứ ba nói: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!". Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: "Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong hết!". Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau". Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới. (Sưu tầm) Câu 1. Văn bản trên viết về chuyện gì? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa. Câu 4. Theo anh (chị), nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học nào? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Hết Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  4. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn) Bài về nhà MÃ ĐỀ: 02 Năm học: 2016 - 2017 LỚP KIỂM TRA 12 A8 (Đề thi gồm 01 trang) Họ và tên học sinh: Lớp: Ngày kiểm tra: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Tôi bắt đầu nghiên cứu cả những đứa trẻ và người lớn đang học tập và làm việc ở những nơi thách thức nhất. Và trong mọi nghiên cứu, câu hỏi của tôi là ai là người thành công ở đây và tại sao. Nhóm nghiên cứu của tôi đã tới Học viện Quân đội West Point. Chúng tôi cố gắng đoán xem học viên nào sẽ theo học đến cùng và học viên nào sẽ bỏ giữa chừng. Chúng tôi tới National Spelling Bee và thử đoán xem đứa trẻ nào sẽ tiến xa nhất trong cuộc thi. Chúng tôi tìm hiểu những giáo viên trẻ đang làm việc ở những khu vực khó khăn, hỏi xem giáo viên nào tiếp tục dạy cho đến cuối năm học, và ai là người làm việc hiệu quả nhất? Chúng tôi hợp tác với các công ty tư nhân, khảo sát xem những nhân viên bán hàng nào gắn bó với công việc, ai là người có thu nhập cao nhất? NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  5. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Và điểm chung của những người thành công trong tất cả những công việc này không phải là IQ, không phải là ngoại hình đẹp, không phải là thể chất hay khả năng hoạt động xã hội, mà là sự bền bỉ. Sự bền bỉ là niềm đam mê, là tính kiên trì với những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là sức chịu đựng. Bền bỉ là gắn bó với công việc, không phải tính theo tuần, tháng, mà là năm. Bền bỉ là làm việc chăm chỉ để biến tương lai trở thành sự thật. Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút. Cách đây vài năm, tôi bắt đầu nghiên cứu về sự bền bỉ trong các trường công của Chicago. Tôi đã hỏi hàng ngàn học sinh trung học để xác định sự bền bỉ của họ, sau đó đợi hơn 1 năm sau để xem ai sẽ tốt nghiệp. Với tôi, điều gây “sốc” nhất là việc chúng ta biết quá ít về nó, khoa học biết quá ít về nó và cách để phát triển đức tính này. Hằng ngày, các bậc phụ huynh và giáo viên hỏi tôi rằng “Tôi phải làm gì để phát triển tính cách này ở trẻ?”. Câu trả lời thành thật là, tôi không biết. Điều mà tôi biết chắc chắn là tài năng không giúp bạn thành người bền bỉ. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rất rõ rằng có nhiều cá nhân tài năng không đủ kiên trì thực hiện những cam kết của mình. Thực tế, theo dữ liệu của chúng tôi, tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng. ( Trích bài thuyết trình Chìa khoá của thành công-Angla Lee Ducknowrth,Dẫn theo ngày 20-2-2016) Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút. Câu 3. Theo anh/chị, vì sao bền bỉ lại là chìa khoá của thành công? Câu 4. Anh/chị có đồng ý quan điểm của tác giả: tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng không? Tại sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Hết Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  6. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Văn bản viết về chuyện nhà hiền triết và các học trò bàn cách 0,75 diệt trừ cỏ dại. 2 Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật 0,25 3 Trong văn bản này, cỏ dại ẩn dụ cho cái xấu, cái ác, cho 1,00 những tâm trạng tiêu cực, ; ngô lúa ẩn dụ cho cái đẹp, cái thiện, niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên, trong tâm hồn mỗi con người và trong cuộc sống. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  7. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 4 Đoạn văn đảm bảo các ý: 1,00 Nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học : -Nuôi dưỡng, bảo vệ cái đẹp, cái thiện chính là cách tốt nhất để loại bỏ cái xấu, cái ác -Muốn tâm hồn bình yên, thư thái hãy vun trồng, gìn giữ những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng đẹp đẽ, tốt lành Làm a. Yêu cầu về kĩ năng 1,0 văn Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật Có luận điểm, luận cứ rõ ràng Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 5,0 b. Yêu cầu về kiến thức * MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật Tnú 0,5 * TB: - Giới thiệu xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác 0,5 - Tóm tắt tác phẩm - Phân tích: + Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí: 0,75 - Giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ. - Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu. -Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc “không ngờ” đến. - Bị giặc phục kích bắt, bị tra tấn dã man nhưng Tnú quyết không khai. Khi bọn giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu anh đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”. + Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách 0,75 mạng - Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm. -Tính kỉ luật cao trong mối quan hệ với cách mạng biểu hiện thành lòng trung thành tuyệt đối:Tâm trạng Tnú trong đêm bị bắt, khi bị kẻ thù đốt NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  8. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “người cộng sản không thèm kêu van”. + Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận 0,5 + Tnú là một người sống rất nghĩa tình: Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm thù. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng: anh lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của người dân làng Xôman. + Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú mang trong tim ba mối thù : Thù của bản thân; Thù của gia đình; Thù của buôn làng + Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời + Khi lành lặn: đó là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình (bàn tay cầm 0,5 phấn viết chữ anh Quyết dạy cho ; bàn tay cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt vì học hay quên chữ + Khi bị thương: đó là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng”. Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo khi chính đôi bàn tay tàn tật ấy đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc trong một trận chiến đấu của quân giải phóng. + Nhận xét chung : Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại : Phải dùng bạo lực 0,.25 cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh là con đường tất yếu để tự giải phóng. Hình tượng rừng xa nu và Tnú có quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng xà nu mãi xanh tươi. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật Tnú: -Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. - Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm 0,.25 trầm , khi tha thiết, trang nghiêm. Từ không gian kể chuyện đến nhân vật trong truyện đều mang chất sử thi đậm nét. * KB: Đánh giá chung về nhân vật. 0,5 d. Sáng tạo 0,50 NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  9. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 2 - Biện pháp tu từ: so sánh ( bền bỉ-như một cuộc chạy 1,0 marathon, chứ không phải là chạy nước rút.) - Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh cụ thể, giúp người đọc dễ hiểu hơn về một khái niệm trừu tượng: sự bền bỉ là một chặng đường dài để có thành công. 3 Bền bỉ lại là chìa khoá của thành công: 1,00 - Vì bền bỉ là sự thử thách sức chịu đựng của con người. Ai không chịu đựng được khó khăn, tất yếu sẽ bỏ cuộc và gặp thất bại. - Người viết thấy được khả năng vô tận của con người, gửi gắm niềm tin vào sức mạnh của con người trong cuộc sống. 4 Thí sinh có thể đồng ý/không đồng ý với quan điểm 0,50 của tác giả nhưng phải có lập luận chặt chẽ, lí lẽ chắc chắn, rõ ràng, cô đọng, thuyết phục. Làm văn a. Yêu cầu về kĩ năng 1,0 Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật Có luận điểm, luận cứ rõ ràng Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, 6,0 ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức * MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật cây xà nu 0,5 * TB: 0,25 - Giới thiệu xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác 0,5 - Tóm tắt tác phẩm 1,5 - Phân tích: NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  10. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 + Cây xà nu gắn bó mật thiết, trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man - Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm : ở phần mở đầu trong tác phẩm và kết thúc tác phẩm - Cây xà nu bảo vệ cho người dân Xô Man trước sự huỷ diệt tàn bạo của kẻ thù. 1,25 - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man - Đặc biệt, câu xà nu gắn bó mật thiết với cuộc chiến đấu của người dân Xô Man với kẻ thù tàn bạo. + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng : đau thương mà anh dũng. - Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương như những đau thương của người dân Xô Man - Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời cũng như dân làng Xô 0,5 Man ham tự do, họ luôn vương lên đấu tranh để có tự do. - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi (cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên) cũng như các thế hệ làng Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu. - Vẻ đẹp, những thương tích, đặc tính của xà nu là hiện thân cho vẻ đẹp, những đau thương, khát khao tự do, sức sống của dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm về cuộc sống của người Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quí, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ + Những đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: Sử dụng nhân hoá, ẩn dụ, bút pháp tả thực, tượng trưng, lời văn đậm chất sử thi, câu văn giàu tính tạo hình, nhạc điệu * KB: Đánh giá chung về hình tượng, ý nghĩa của hình tượng, mở 0,5 rộng : liên hệ thực tế. c Sáng tạo 0,50 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  11. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn) Bài về nhà MÃ ĐỀ: 03 Năm học: 2016 - 2017 LỚP KIỂM TRA 12 A2 (Đề thi gồm 02 trang) NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  12. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Họ và tên học sinh: Lớp: Ngày kiểm tra: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình, nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước. Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục. Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam. ( ) Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Việt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn ( ha-noi-3408492.html) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của người viết: “Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục”. Câu 3. Theo anh(chị) vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đep hơn”.? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Hãy phân tích hình ảnh rừng xà nu ở các tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành để làm rõ ý kiến sau: “Rừng xà nu, đó là kiểu ẩn dụ về chính NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  13. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 con người, những con người sống dưới tầm đại bác”. (Đỗ Kim Hồi, Giảng văn Văn học Việt Nam, NXBGDVN, 1997) Hết Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn) Bài về nhà MÃ ĐỀ: 04 Năm học: 2016 - 2017 LỚP KIỂM TRA 12 A2 (Đề thi gồm 02 trang) NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  14. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Họ và tên học sinh: Lớp: Ngày kiểm tra: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Con đã được học và nghe giảng rất nhiều về lòng dũng cảm. Nhưng những gì mà con đã được thấy ở sâu thẳm cuộc sống xung quanh đã chép lại trong con một định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm, không cô đọng nhưng đầy ý nghĩa. Là bố, người đã nén nỗi đau quặn thắt vì căn bệnh ung thư mà mỗi tối vẫn đặt tay lên vai con, nói với con về cuộc đời, về đôi vai con sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất cho mẹ và chị. Những phút giây bố giành giật sự sống của mình để nhìn con lớn lên từng ngày, con không bao giờ quên. Bố đã gửi lòng dũng cảm của mình trên đôi vai con, để con luôn đứng vừng và mạnh mẽ tiến về phía trước Là mẹ, người đã vất vả, tất bật vì công việc mà nuôi hai chị em con ăn học. Suốt mười mấy năm, quần quật từ lúc giọt sương chưa tan đến tận khi mặt trời co rúm ró phía đằng Tây, nhưng chưa buổi tối nào, mẹ bỏ con ngồi học một mình. Hình phạt “nặng nề” trong buổi học của con là những lần thước vào tay. Mẹ đã gửi lòng dũng cảm và niềm tin của mình trong bàn tay con, để những lần con nhìn thấy đường chỉ trên bàn tay và lại nghĩ về những vết chân chim nứt nẻ trên ruộng đồng mỗi mùa hạn hán Là chị, người đã cố gắng hết mình nhưng vẫn bị “trì hoãn thành công” sau kì thi Đại học. Nhưng suốt một năm sau đó, chị đã miệt mài hằng đêm với những quyển sách dày cộm, chỉ với một quyết tâm: “phải học cho mẹ đỡ khổ”. Ngày cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển, chị đã bật khóc lên vì sung sướng trong vòng tay mẹ. Những giọt nước mắt của chị cho con biết rằng thành công phải đổi bằng mặn chát của nước mắt và lòng dũng cảm của mình Con đã học được lòng dũng cảm từ những người thân yêu nhất của mình, để con thấy rằng lòng dũng cảm còn xuất phát từ niềm tin, từ lòng yêu thương không bờ bến, để thấy nó dung dị và giản đơn đến lạ Hai mươi tuổi, con đã bước đi bằng hành trang vô giá là lòng dũng cảm. Bàn chân nhiều lúc tập tễnh ngã dúi dụi về phía trước, nhưng chưa một lần có ý định dừng lại “Nhặt kiếm lên và đi vào rừng thẳm”, đó là cách duy nhất để con đã đang và sẽ vững bước trên chặng đưòng dài phía trước. Con đã đi, bước ra cuộc đời như thế! NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  15. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 (Nguyễn Thái Anh, Dũng cảm bước đi, Bài dự thi, Báo Văn hóa &Thể thao, ngày 14/5/2009) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thao tác lập luận chính sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo anh (chị) vì sao người viết cho rằng: “Bố đã gửi lòng dũng cảm của mình trên đôi vai con, để con luôn đứng vừng và mạnh mẽ tiến về phía trước ” Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Nhưng những gì mà con đã được thấy ở sâu thẳm cuộc sống xung quanh đã chép lại trong con một định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm”? Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh(chị)? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Nhận xét về nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú là nhân vật đậm màu sắc sử thi nhưng cũng có tính cách riêng biệt, độc đáo. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. Hết Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  16. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 -Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,25 -Phương thức biểu đạt nghị luận 0,25 2 Ý kiến: “Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên 0,5 cho giáo dục” -Nền kinh tế tri thức trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. -Ưu tiên cho giáo dục là chú trọng đến sự phát triển của ngành giáo dục, quan tâm đến việc đào tạo con người có trình độ học vấn, có nhân cách đạo đức tốt, đồng thời phát hiện và bổi dưỡng nhân tài. - Khi đó, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều giá trị to lớn cho sự phát triển. Những người có tri thức sẽ bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, hội nhập và phát triển bản thân. Từ đó họ góp phần quan trọng đưa đất nước ngày càng phát triển. 3 Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học và có vị 1,0 trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đep hơn”.Người viết nói như vậy vì: -Phụ nữ là một nửa của thế giới, ngày nay người phụ nữ ngày 0,5 càng có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. - Gia đình tốt, người phụ nữ được quan tâm điều kiện sống, 0,5 được học tập, có nhiều cơ hội phát triển có vị trí xứng đáng trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nhờ đó họ có điều kiện làm việc tốt, được cống hiến để cuộc sống tốt đẹp hơn. 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích: 1,0 HS đọc và nhận ra những thông điệp hàm ẩn trong văn bản. Trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất. Có thể lựa chọn thông điệp về ý thức bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước bền vững/tinh thần học hỏi nâng cao trình độ bản thân/tích cực đấu tranh vì bình đẳng giới (Có thể trình bày gạch ý, hoặc viết đoạn văn ngắn) II Hình a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 0,5 thức phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Rừng xà nu là ẩn 0.5 dụ về con người Tây Nguyên. Nội c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  17. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 dung hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Bài viết đảm bảo những ý sau: 0,5 1.Giải thích - Ẩn dụ: là cách dùng từ ngữ theo nghĩa bóng, nghĩa chuyển dựa trên cơ sở liên tưởng, so sánh ngầm. Đây là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học, tạo nên những hình tượng nghệ thuật sinh động mang nhiều ý nghĩa. -Ý kiến nhận xét rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một hình tượng nghệ thuật độc đáo tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người 3,0 sống dưới đạn đại bác của kẻ thù. 1,0 2.Phân tích, chứng minh: a. Rừng xà nu tượng trưng cho cuộc sống đầy đau thương mất mát của dân làng Xô Man nói riêng cũng như lịch sử bi thương của đồng bào Tây Nguyên nói chung. - Cả rừng xà nu bị đại đại bác của kẻ thù tàn phá gợi hình ảnh người dân Xô Man bị kẻ thù kìm kẹp, đánh đập, giết hại Khi giặc về đón trong làng, ngọn roi của chúng không từ một ai, tiếng kêu khóc vang dậy cả làng. - Nhựa xà nu đen và đặc quánh lại từng cục máu lớn tượng trưng cho những mất mát đau thương của dân làng và lòng căm thù giặc sâu sắc. 2,0 b. Rừng xà nu tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man trong lịch sử đấu tranh anh dũng, chống kẻ thù. * Xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, tinh thần dũng cảm, bất khuất chống kẻ thù của con người: - Cây xà nu tượng trung cho sức sống mãnh liệt không sức mạnh bạo tàn nào tiêu diệt nổi chúng.Những cây xã nu bị đạn đại bác tàn phá những vẫn sinh sôi, nảy nở thành những cánh rừng bát ngát ưỡn tấm ngực lớn che chở cho dân làng - Cây xà nu tượng trưng cho con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không kẻ thù nào khuất phục được họ.Bị kìm kẹp, tra tấn, giết hại nhưng họ vẫn hăng hái tham gia cách mạng, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù.Nhất là Tnú bị giặc đốt 10 đầu ngón tay, vẫn giữ vững khí tiết của một người chiến sĩ, luôn kiên định tư tưởng: Người cộng sản không thèm kêu van. * Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng tự do, hòa bình của con người: - Đặc tính ham ánh sáng mặt trời như xà nu. Đó cũng là cuộc sống tự do, hòa bình của nhân dân. -Từ trong đau thương, tăm tối. người dân vẫn hướng đến cách NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  18. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 mạng, tin tưởng đi theo Đảng, đánh giặc cứu nước. * Cây xà nu tượng trưng cho ý chí quyết tâm, nối tiếp nhau tham gia cách mạng của dân làng: - Cạnh một cây xà nu mới ngã gục có 4,5 cây con mọc lên -Người dân hết lớp này đến lớp khác đứng lên đánh giặc: Anh Quyết hi sinh, Tnú và Mai bước tiếp, Mai ngã xuống, Dít đứng lên thay, rồi bé Heng theo Dít trưởng thành -Chính những người dân nơi đây với tinh thần quyết tâm đánh giặc đã góp phần làm nên sự trường tồn của dân tộc cũng như những rừng xà nu nối tiếp nhau đến tận chân trời tạo nên khúc vĩ thanh ấn tượng cho tác phẩm. c. Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng hình tượng: -Nhà văn nhắc đi nhắc lại hình ảnh rừng xà nu trong toàn bộ tác phẩm:rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, thân xà nu, thân, cành xà nu, nhựa xà nu, khói xà nu Mỗi lần xuất hiện lại mang dáng vẻ riêng, đều hàm chứa ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống, phẩm chất con người. - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa đặc sắc là cho xà nu và con người luôn khăn khít, soi chiếu vào nhau, tạo nên sự hòa nhập, cộng hưởng giữa con người với thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, tráng lệ. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh quen thuộc đậm màu sắc Tây Nguyên. -Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. 1,0 3. Đánh giá: - Nhà văn thể hiện sự am hiểu sâu sắc về con người, cuộc sống của vùng đất Tây Ngueyen anh hùng. Khăc họa thành công hình tượng xà nu, nhà văn gợi ra số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. - Qua đó, tác giả khẳng định quy luật:chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo, ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh; làm cách mạng phải dùng bạo lực. d. Sáng tạo 0,25 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Ngôn ngữ diễn đạt 0,25 Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐỀ 4 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 -Phương thức biểu đạt nghị luận 0,25 - Thao tác lập luận phân tích. 0,25 2 “Bố đã gửi lòng dũng cảm của mình trên đôi vai con, 0,5 NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  19. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 để con luôn đứng vừng và mạnh mẽ tiến về phía trước ” Người viết nói như vậy vì: -Người bố đã dũng cảm chống chọi với căn bệnh ung thư nguy hiểm để giảnh giật sự sống cho mình. -Chính người bố là tấm gương sáng truyền cho con lòng dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách làm chỗ dựa cho người thân trong gia đình và luôn đứng vững trong cuộc đời. 3 “Nhưng những gì mà con đã được thấy ở sâu thẳm cuộc sống 1,0 xung quanh đã chép lại trong con một định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm”? Người viết nói như vậy từ chính sự trải nghiệm của bẩn thân mình, khi chứng kiến những người thân của mình cố gắng vượt lên hoàn cảnh khó khăn: -Là sự mạnh mẽ nén nỗi đau của ban thân, đối mặt với khó khăn, thử thách, để vượt lên số phận, sống có ý nghĩa. - Là sự nhẫn nại, hi sinh, gánh lấy nỗi vất vả khó nhọc để đem lại niềm vui và cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. - Là sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng, để vượt qua thất bại, gặt hái được thành công. 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích: 1,0 HS đọc và nhận ra những thông điệp hàm ẩn trong văn bản. Trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất. Có thể lựa chọn thông điệp về sự nỗ lực vươn lên thử thách/ hoặc về sự nhẫn nại, đức hi sinh, lòng biết ơn (Có thể trình bày gạch ý, hoặc viết đoạn văn ngắn) II Hình a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 0,5 thức phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tnú là nhân vật 0.5 đậm màu sắc sử thi nhưng cũng có tính cách riêng biệt, độc đáo. Nội c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù dung hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Bài viết đảm bảo những ý sau: 3,0 - Màu sắc sử thi của nhân vật Tnú, chàng trai TN gan góc, NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  20. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 dũng cảm, một lòng trung thành với CM: + Ngay từ nhỏ +Bị giặc bắt và giam cầm + Trong những giây phút đau thương nhất. Tnú vẫn giữ được tinh thần bất khuất của người cộng sản. + Hình ảnh 10 ngón tay bị cháy => Có thể nói, cuộc đời Tnú phản ánh con đường giác ngộ 2,0 cách mạng và cuộc đấu tranh tự do của người dân Xô Man. Con người Tnú hội tụ phẩm chất đẹp đẽ nhất của người dân nơi đây: dũng cảm, kiên cường, yêu thương, gắn bó với cách mạng, với buôn làng. 0,5 - Tình cách riêng biệt, độc đáo của Tnú thể hiện rõ nét qua cách biểu hiện tình yêu sự gắn bó sâu nặng với gia đình, quê hương: + Yêu buôn làng, rừng núi. + Yêu thương vợ con. c. Nhận xét, đánh giá Tnú là người con ưu tú nhất của dân làng Xô Man, cũng là hiện thân cho vẻ đẹp của một thế hệ, một thời đại. Cùng với tầm vóc sử thi, những nét cá tính độc đáo, riêng biệt, khiến cho nhân vật này càng trở nên sống động, chân thực. d. Sáng tạo 0,25 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Ngôn ngữ diễn đạt 0,25 Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  21. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn) Bài về nhà MÃ ĐỀ: 05 Năm học: 2016 - 2017 LỚP KIỂM TRA 12 A1 (Đề thi gồm 02 trang) Họ và tên học sinh: Lớp: Ngày kiểm tra: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang bị để đối phó với điều nàỵ, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa. ChildLine — một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỉ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận. Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi. Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay cộng đồng xung quanh, thì ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ. Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.Những trang lá cải NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  22. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 paparazzi, những chương trình truyền hình thực tế, chính trị, các hãng tin và đôi khi là hacker, tất cả đều đang gieo hạt xấu hổ. Thế nhưng, trong nền văn hoá sỉ nhục này, làm người khác tổn thương được trả giá. Cái giá này không đo được những gì mà các nạn nhân như Tyler và quá nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, người dân tộc thiếu số, các thành viên trong cộng đồng người đồng tính phải gánh chịu. Nhưng nó lại đo được lợi nhuận của những người săn tìm. Họ kiếm tiền bằng những click chuột. Càng nhiều hổ thẹn thì càng nhiều click chuột. Càng nhiều click thì càng nhiều tiền quảng cáo. Chúng ta đang ở trong một vòng tròn nguy hiểm. Chúng ta click vào những loại tin lá cải càng nhiều thì chúng ta gây nguy hiểm cho cuộc sống của đồng loại mình càng lớn. Thay đổi hành vi bắt đầu bằng việc củng cố niềm tin. Chúng ta đã thấy điều đó đúng với phân biệt chủng tộc, ám ảnh với người đồng tính và rất nhiều thành kiến khác, bây giờ và trong quá khứ. Khi chúng ta thay đổi niềm tin về hôn nhân cùng giới, nhiều người được sống bình đẳng hơn. Khi chúng ta bắt đầu coi trọng sự bền vững, nhiều người đã bắt đầu tái chế rác thải. Vì thế, khi văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng, cái mà chúng ta cần là một cuộc cách mạng văn hoá. Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Đã đến lúc cần một sự can thiệp với Internet và với nền văn hoá của chúng ta. (Trích Cái giá của nỗi nhục nhã-Monica Lewinxki, Dẫn theo ngày 06/4/2015) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn sau: Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo. Câu 3. Hành động click vào những loại tin lá cải để lại hậu quả gì? Câu 4.Vì sao sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn trong thế giới thực? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. Hết NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  23. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn) Bài về nhà MÃ ĐỀ: 06 Năm học: 2016 - 2017 LỚP KIỂM TRA 12 A1 (Đề thi gồm 02 trang) Họ và tên học sinh: Lớp: Ngày kiểm tra: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  24. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”? Câu 3. Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào? Câu 4. Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về cảnh Mị cởi trói A Phủ trong truyện“ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mi cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  25. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay " rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra ( Trích “Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài) Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Cháy cả ruốt đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy!Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh: -Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này! Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ ( Trích “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành) Hết Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  26. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 ĐỀ 5 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,25 2 Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu 1,00 văn sau: Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo. - Biện pháp tu từ ẩn dụ: gieo những hạt giống -mảnh đất văn hoá - Hiệu quả nghệ thuật: làm câu văn mang tính gợi hình ảnh cụ thể, tạo sự liên tưởng để cảnh báo hiện tượng xấu trong cuộc sống thật và thế giới ảo, đó là sự sỉ nhục người khác. 3 Hành động click vào những loại tin lá cải để lại hậu quả: 0,50 Là hành động góp phần gieo những hạt giống của sự sỉ nhục, nỗi xấu hổ và tham dự vào “môn thể thao đổ máu” làm tổn thương người khác. 4 Sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn 1,00 trong thế giới thực vì: -Con người có thể ẩn danh, giấu mặt nên không có trách nhiệm với lời lẽ, thái độ cùa mình. -Sự sỉ nhục bị khuếch đại với số lượng, phạm vi lớn: “ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ”. -Sự sỉ nhục có thể lưu lại mãi mãi, và mỗi lần có ai đó chạm tới, sự sỉ nhục đó lại hiện lên, lại khiến người bị sỉ nhục tổn thương. II Hình a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ phần 0,5 thức mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Nội c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, dung các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  27. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 sinh động. Bài viết đảm bảo những ý sau: 2,0 1. Phân tích hành động Mỵ chạy theo A phủ -Vài nét về nhân vật Mỵ : +Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và tâm hồn +Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như 1 con rùa nuôi xó cửa” - Lí giải hành động Mỵ chạy theo A Phủ: +Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ . Ngay sau khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ cô định tự tử vì ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình và không chấp nhận cuộc sống ấy . Nhưng sự uất ức đến nỗi muốn chết ấy lại là một biểu hiện của lòng ham sống và khát vọng tự do, vì không muốn tiếp tục một cuộc sống đầy đoạ nên cô đã tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát +Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan .Vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tết, những yếu tố ngoại cảnh đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu trong tâm hồn lầm lũi thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc một rõ , một tha thiết. Thế là từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc , tâm trạng và cuối cùng là hành động . +Trong cái trạng thái nửa say, nửa tỉnh, lại thêm sự thôi thúc của tiếng sáo réo rắt đã dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước chân vào nhà thống lý Pá tra “cô quấn lạ tóc và với tay lấy váy mới , chuẩn bị đi chơi”.Nhưng khi bị trói Mị bỗng ý thức được cảnh ngộ hiện tại của mình và trong lòng lại trào lên một nỗi đau xót, tủi nhục. Mị lại thổn thức , miên mang nghĩ về thân phận không bằng con trâu , con ngựa của mình rồi dần thiếp đi . + Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói ,ban đầu Mị thật thản nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ”thì Mị lại chợt bừng tỉnh “trông người lại nghĩ đến ta”. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về 2,0 những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  28. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 mình bị đánh, bị trói trước đây Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong long Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công .Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh, cùng trốn khỏi Hồng Ngài + Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở đây thì chết mất”. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ 1,0 đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới. 2. Phân tích hành động thị theo Tràng về làm vợ - Vài nét về nhân vật thị + Cảnh ngộ : Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh + Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ - Phân tích, lí giải hành động theo Tràng về làm vợ + Bề ngoài Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trơ trẽn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc, thị đã 0,5 cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị đâu xầm xầm chạy đến. Thị đứng trước mặt mà sưng sỉa ,cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chạp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Người phụ nữ ấy hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để được ăn! +Đó là ý thức bám lấy sự sống là vì để được sống chứ không phải là loại người lẳng lơ. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý. 3. Nêu sự tương đồng và khác biệt a, Tương đồng : -Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  29. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ. -Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc – Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm , đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ-luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp . b. Sự khác biệt : – Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh tế trong Vợ chồng A phủ- Tô Hoài ( Phân tích ngắn gọn ) – Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, xây dựng tình huống éo le, cảm động trong Vợ Nhặt -Kim Lân ( phân tích ngắn gọn) – Sáng tạo về nội dung : Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi riêng, khắc họa phẩm chất , số phận của những người phụ nữ trong từng cảnh ngộ khác nhau : Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945, Tô Hoài tập trung khắc họa số phận , vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong kiến 4. Lí giải sự khác nhau +Do thể loại +Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn +Do hoàn cảnh d. Sáng tạo 0,25 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Ngôn ngữ diễn đạt 0,25 Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  30. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 ĐỀ 6 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0.5 2 Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể 0.5 hiểu: - Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu - Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua. 3 - Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình 0.75 sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu. - Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: - Vậy, vì 0.25 sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? 4 HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ thông điệp đó có ý 1.0 nghĩa với em ? ( Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác . Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc). II Hình a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ phần mở 0,5 thức bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Nội c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các dung luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Bài viết đảm bảo những ý sau: 2,0 Phân tích cảnh Mị cởi trói A Phủ và cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú qua mỗi đoạn trích: 1.Cảnh Mị cởi trói A Phủ: - Về nội dung: +Vài nét về nhân vật Mỵ : ++Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  31. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 thể xác và tâm hồn ++Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như một con rùa nuôi xó cửa” + Tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ: ++ Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói, ban đầu Mị thật thản nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ”thì Mị lại chợt bừng tỉnh “trông người lại nghĩ đến ta”. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong long Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công .Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và 2,0 bất giác chạy theo anh, cùng trốn khỏi Hồng Ngài ++ Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở đây thì chết mất”. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới. - Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích: Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, phù hợp với quy luật tâm lí, ngôn từ sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, giàu chất thơ. 2. Cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú: - Về nội dung: + Đoạn văn kể chuyện nhân vật Tnú bị thằng Dục tra tấn mười ngón tay bằng chính nhựa xà nu ; + Tnú là người tuyệt đối trung thành với cách mạng, có bản lĩnh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù tàn bạo 1,0 + Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc. + Mười ngón tay Tnú trở thành vẻ đẹp bi hùng và lãng mạn. Tiếng thét Giết của anh thành tiếng kèn xung trận của phong trào đồng khởi long trời lở đất của người dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh cách mạng. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  32. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 + Trong cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, nhà văn đã xây dựng một tập thể anh hùng. Đứng đầu là hình ảnh cụ Mết với tiếng hô “Chém! Chém hết!” rực lửa căm hờn. Cụ đã dẫn đầu dân làng, cùng với họ xông lên giết giặc để cứu Tnú, đem lại sự bình yên cho buôn 0,5 làng Xô Man. Cuộc chiến đấu thắng lợi nhờ có vũ khí vật chất tuy còn thô sơ ( giáo , mác lấy từ núi Ngọc Linh về) và nhờ có vũ khí tinh thần là lòng căm thù giặc cao độ, tinh thần đoàn kết của dân làng. - Nghệ thuật: +Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. Tnú trở thành nhân vật mang đậm tính sử thi. + Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. 3/ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cảnh cứu người: - Tương đồng: + Cả hai cảnh cứu người đều là những đoạn văn tiêu biểu ca ngợi sự vùng lên đấu tranh, đề cao tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người dân miền núi xa xôi của Tổ quốc trước bạo lực của kẻ thù tàn bạo, độc ác. + Các nhà văn cách mạng đều phản ánh chân thực hiện thực và có cái nhìn nhân đạo đối với người dân miền núi. Đó là niềm tin vào khả năng đấu tranh của người lao động để được đổi đời, tìm đến hạnh phúc và về với cách mạng. - Khác biệt: + Nhân vật Mị cởi trói cho A Phủ là hành động đi từ tự phát đến tự giác của một cá nhân đối với một cá nhân. Họ đến với nhau thông qua sự đồng cảm, xót thương của người cùng cảnh ngộ. Việc giác ngộ cách mạng của họ chỉ được diễn ra sau lần bỏ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. Đoạn trích đã phản ánh tinh thần phản kháng của người dân miền núi Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhà văn Tô Hoài thể hiện thành công khả năng quan sát, miêu tả quá trình phát triển tính cách nhân vật một cách tự nhiên, hợp lí . +Dân làng Xô Man cứu A Phủ là hành động được đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Họ đến với nhau khi nhận thức được chân lí: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”( Lời dạy của cụ Mết). Họ sớm giác ngộ cách mạng, một lòng một dạ trung thành đi theo Đảng. Đoạn trích đã phản ánh tinh thần đồng khởi của người dân miền núi Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  33. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 Mĩ. Nhà văn Nguyễn Trung Thành thể hiện thành công khả năng miêu tả gợi cảm hứng sử thi, tô đậm vẻ đẹp lẫm liệt, bi hùng ở nhân vật. d. Sáng tạo 0,25 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Ngôn ngữ diễn đạt 0,25 Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  34. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  35. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Số 3 An Nhơn Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: “Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao ?” Tại sao không ?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn” (Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17, 18) Câu 1: Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”? (0,5 điểm) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”? (1,0 điểm) Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn”? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống? Câu 2 (5,0 điểm): Anh chị hãy làm rõ sự khác nhau trong nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ sau: 1. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Trích Tây Tiến của Quang Dũng – in trong Ngữ văn 12 Tập một, NXBGD, 2008, tr. 88) 2. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - in trong Ngữ văn 11 Tập hai, NXBGD, 2007, tr. 39) NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  36. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt: nghị luận. Câu 2: (0,5 điểm) Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Câu 3: (1,0 điểm) - Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta có đủ động lực và sức mạnh để tiếp cận và nắm bắt thế giới. - Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta tiến xa khỏi vị trí mà mình đang đứng để “vươn ra biển lớn”. Câu 4: (1,0 điểm) - Đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để phục vụ những điều có ích cho bản thân và cộng đồng. - Không đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để thỏa mãn những nhu cầu không trong sáng, không lành mạnh, không chính đáng. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đoạn văn có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. - Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: 1. “Đam mê” là gì?: + Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo đuổi. + Những miềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta. 2. Biểu hiện của niềm đam mê? + Một vài lĩnh vực của niềm đam mê: say mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật, say mê văn học nghệ thuật + Biểu hiện của niềm đam mê: dồn tâm huyết và tình cảm cho niềm đam mê, luôn suy nghĩ và tìm cách để thực hiện, mong muốn và khát khao đạt được sở nguyện 3. Ý nghĩa của niềm đam mê? + Con người không có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao. + Không có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản thân. + Ca ngợi, tôn vinh những ai dám theo đuổi đam mê và đem đam mê của mình để phục vụ cộng đồng. Phê phán những kẻ yếu hèn đã sớm giã từ đam mê khi gặp khó khăn, thử thách. 4. Bài học nhận thức và hành động? + Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng. + Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời. Câu 2 (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm cùng với những cảm nhận sâu sắc về nội dung cảm xúc 2 đoạn thơ trích trong 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ và Tây Tiến, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý sau đây: a) Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm b) Làm rõ những nét khác nhau trong nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ b.1. Nội dung cảm xúc trong đoạn thơ của Quang Dũng là nỗi nhớ Tây Tiến - nhớ con đường hành quân trên núi rừng Tây Bắc - Nỗi nhớ đó được khơi dòng khi nhà thơ đã rời xa sông Mã – con sông gắn bó với người lính Tây Tiến. Đó là nỗi nhớ ấy mênh mang, đầy ắp, da diết và nó có khả năng mở ra một vùng hoài niệm. - Nhớ con đường hành quân Tây Tiến là nhớ những địa danh xa lạ gắn với cái dữ dội, khắc nghiệt và cả cái vẻ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc - Từ nỗi nhớ Tây Tiến đã ta nhận ra tâm hồn lãng mạn của nhân vật trữ tình. Chính tâm hồn lãng mạn ấy đã giúp những những người lính Tây Tiến vượt lên gian khổ hy sinh để chiến đấu và chiến thắng. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  37. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 b.2. Nội dung cảm xúc trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử là những hoài niệm về thôn Vĩ – nơi có người tình trong mộng của nhà thơ. - Hoài niệm thôn Vĩ được khơi dòng từ một câu hỏi mà tác giả tự phân thân để hỏi chính mình: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Câu hỏi vừa chứa đựng niềm ao ước được về thăm thôn Vĩ vừa thể hiện sự mặc cảm về hoàn cảnh hiện tại và khả năng thực hiện ao ước của mình. - Từ trong dòng hoài niệm cảnh thôn Vĩ hiện ra với vẻ đẹp trong trẻo, đắm say; người thôn Vĩ duyên dáng, kín đáo, phúc hậu để lại trong lòng anh bao nhung nhớ. - Lắng sâu trong bức tranh Vĩ Dạ ấy là cảm xúc đắm say mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi nói về thôn Vĩ. Từ hoài niệm của nhân vật trữ tình, ta nhận ra được một tâm hồn khao khát cái đẹp và đầy ắp tình người của nhà thơ. c) Đánh giá chung: - Hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ, hoài niệm của nhân vật trữ tình về một miền đất có nhiều kỉ niệm. - Từ nội dung cảm xúc người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình. - Cách thể hiện nội dung cảm xúc của 2 nhà thơ rất tài hoa. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  38. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Số 3 An Nhơn Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người. Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả. Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình. (Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì? Câu 3. Em hiểu như thế nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình”? Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2.0 điểm) Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” Câu 2 (5.0 điểm) Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục - 2009) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vui lớn, tình cảm lớn. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  39. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận Câu 2. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt. (0.5) Câu 3. “Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợ hãi với tất cả mối quan hệ xung quanh mình. (1.0) Câu 4. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: Muốn khuyên chúng ta sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong cuộc sống. (1.0) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2.0 điểm) Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” 1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” 2. Giải thích: Ý nghĩa của cả câu: Lời khuyên con người nên có tâm thế tích cực trong việc đón nhận những sự việc xảy ra trong cuộc sống. 3. Bàn luận. - Ý nghĩa của vấn đề: + Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm nguy đe dọa cuộc sống bình yên của con người + Khi chúng ta tích cực vượt qua những sợ hãi để đón nhận mọi sự việc xảy đến với mình, chúng ta sẽ có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Phê phán những người luôn sợ hãi, sống thu mình trong những vỏ bọc; những người luôn bi quan, chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy những điều tiêu cực và mất niềm tin vào cuộc sống. 4. Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân Câu 2 (5.0 điểm) 1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: qua khổ thơ thấy được nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc. Từ đó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vui lớn, tình cảm lớn. 2. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 3. Phân tích đoạn thơ: Đoạn thơ viết về nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cuộc sống, con người ở Việt Bắc: khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. + Bốn câu đầu: Hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian nan, cực khổ: chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa ,chăn sui đắp cùng -> nghĩa tình sâu nặng, cảm động. + Hai câu tiếp theo là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến: Con người Việt Bắc lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó, nhưng tấm lòng hi sinh thầm lặng, chắt chiu tất cả cho cách mạng, vì cán bộ: Nắng cháy lưng – địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô + Sáu câu còn lại: Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống, sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên. * điệp từ nhớ-> Nhấn mạnh, khắc sâu vào nỗi nhớ . * Hàng loạt những hình ảnh, âm thanh thân quen: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, tiếng suối xa, tiếng học i-tờ, ca vang núi đèo, đồng khuya đuốc sáng → âm thanh thiên nhiên gợi hồn núi rừng Việt Bắc - âm thanh cuộc sống bình dị, ấm áp mà vui tươi Đoạn thơ thể hiện niềm vui của người cán bộ cách mạng với cuộc sống của người dân Việt Bắc: tuy khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.  Thể hiện tình cảm nhớ thương da diết của tác giả về những năm tháng gắn bó với cuộc sống, con người Việt Bắc không thể nào quên. 4. Đánh giá: - Con người Việt Bắc bình dị, nghĩa tình, thủy chung cùng cuộc sống kháng chiến với bao tình cảm ấm áp, lạc quan trở thành ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người đi. - Hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, sáng tạo, giàu sức gợi 5. Liên hệ bài thơ “Từ ấy”: NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  40. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 + Ghi dấu sự kiện Tố Hữu đứng vào hàng ngũ của Đảng, bắt gặp lý tưởng cách mạng + Nội dung: • Bài thơ thể hiện niềm vui của người thanh niên trẻ tuổi khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng • Nhà thơ tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với quần chúng lao khổ + Nghệ thuật: hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu. 6. Đánh giá một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: + Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng về tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. + Nghệ thuật: ++ Giọng thơ tâm tình tự nhiên ++ Hình ảnh gần gũi, giản dị, trong sáng NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  41. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Số 3 An Nhơn Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới Họ làm việc suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc mà họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy và khi họ nhận lại được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm, vì họ không yêu chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không yêu bản thân mình. Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không nhàm chán và chúng ta không thất vọng (Bốn thỏa ước, Don Miguẹl Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực ? (1,0 điểm) Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi điều gì? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng được cuộc sống một cách thực sự. Câu 2. (5,0 điểm) Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)? Hết NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  42. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm) Câu 2. - Những thái độ của con người với công việc: (0,5 điểm) + Xem công việc như một việc phải làm, không có niềm đam mê, yêu thích với công việc + Xem công việc như một niềm đam mê, họ yêu thích công việc của mình - Biểu hiện thái độ tích cực: (0,5 điểm) + Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn mình tưởng tượng. + Làm điều mình yêu thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống một cách thật sự. + Khi ấy, chúng ta sẽ có niềm vui, không chán nản, không thất vọng Câu 3. Điều Họ tìm cách chạy trốn là: công việc không yêu thích, những gánh nặng đè nặng lên vai họ: tiền nhà, gia đình và họ chạy trốn chính bản thân mình (0,5 điểm) Câu 4. Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý miễn sao có cách lí giải phù hợp - Nếu lựa chọn đồng tình, có thể lí giải: khi chúng ta làm vì niềm yêu thích, đam mê với công việc thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn. - Nếu lựa chọn không đồng tình, có thể lí giải: mỗi công việc nếu không có phần thưởng được đặt ra, chúng ta sẽ thiếu đi động lực để tiến lên, vượt qua những trở ngại. Phần thưởng càng lớn, động lực quyết tâm phấn đấu càng cao. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng được cuộc sống một cách thực sự. 1. Giải thích “tận hưởng được cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sự hạnh phúc trong công việc và trong cuộc sống của mỗi con người.Câu 2. (5,0 điểm) 2. Bàn luận + Hưởng thụ thành quả trong công việc (khi được làm công việc mình yêu thích, khi hoàn thành công việc, khi công việc của mình có ích cho mọi người, cho xã hội ). + Hưởng thụ những niềm vui trong cuộc sống + Phê phán những quan niệm sai lầm 3. Rút ra bài học cho bản thân Câu 2. (5,0 điểm) Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)? 1. Xác định vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) 2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Vận dụng tốt các thao tác lập luận, đặc biệt là thao tác lập luận so sánh để làm rõ sự giống và khác nhau trong việc thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm. - Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm và khẳng định vấn đề cần nghị luận - Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua “Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử + Cảnh vườn thôn Vĩ đẹp trong nắng ban mai(với cành lá mơn mởn đẫm sương, ánh như ngọc) được miêu tả trực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động. Con người xứ Huế hiền lành, phúc hậu. + Cảnh trời, mây, sông, nước, nhất là cảnh dòng sông trăng, bến sông trăng với con thuyền chở đầy trăng huyền ảo, thơ mộng nhưng tất cả đều thấm đượm nỗi buồn. => Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết của nhà thơ. - Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  43. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 + Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: vẻ đẹp sinh động khi chảy qua những địa danh khác nhau (khi ở rừng già Trường Sơn, khi chảy qua cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại; khi chảy qua vùng ngoại ô Kim Long; khi chảy qua nội vi thành phố Huế ) + Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên qua cái nhìn hướng nội và cách thể hiện đầy tài hoa của tác giả: ông đã nhìn sông Hương như một cô gái Huế, từng có lúc là một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, lúc là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe loẹt. - Điểm tương đồng: + Cả hai nhà thơ đều lấy những địa danh nổi tiếng của xứ Huế(Vĩ Dạ và sông Hương) làm điểm nhấn và khởi hứng cảm xúc. + Cùng tái hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc con người xứ Huế rất riêng, rất thơ mộng. Có được điều đó chứng tỏ mảnh đất, con người Huế đã chiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả. + Cả hai đều là những cây bút tài hoa, tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú. - Điểm khác biệt: + Đây thôn Vĩ Dạ: bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử nên điểm nhìn cảm xúc trong một không gian hẹp, cái nhìn từ kí ức. Cảnh vật của xứ Huế hiện lên với những nét đặc trưng rất bình dị, quen thuộc, gần gũi nhưng cũng thật lãng mạn: cảnh khu vườn mướt như ngọc, sông trăng huyền ảo, con người với vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng cảnh vật in đậm cảm xúc về tình đời, tình người của nhà thơ. + Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn điểm nhìn là sông Hương, đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn. . Vì thế vùng đất cố đô hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa. - Lí giải sự khác biệt: + Xuất phát từ đặc điểm của thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơ nghiêng về cảm xúc, tâm trạng mang tính chủ quan. Bút kí có tính xác thực và khách quan. + Đối với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giả từng gắn bó, giờ đã trở thành kỉ niệm. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người con của xứ Huế nên chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn máu thịt của ông. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  44. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Số 3 An Nhơn Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Chỉ còn hơn một tháng nữa là con sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia, con biết kỳ thi này sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời con. Tuy mẹ không nói ra nhưng con biết từ sâu thẳm trong lòng mẹ mong con sẽ có kết quả thật tốt để được một tấm vé vào trường Đại học Ngoại thương. Mẹ luôn nói với con rằng, phải học thật giỏi, phải đỗ đại học thì sau này mới có công việc ổn định, mới có thể sống thật tốt và làm chủ cuộc đời mình. Nhưng mẹ ơi, theo thống kê mỗi năm có hàng trăm nghìn cử nhân ra trường và thất nghiệp chỉ vì “thừa thầy thiếu thợ”. Mẹ à, bằng cấp giống như một tấm vé để chúng ta bước lên một hòn đảo hoang nhưng có tồn tại được trên hòn đảo ấy không thì phải do năng lực và trí tuệ đúng không mẹ. Cuộc đời cũng vậy mẹ nhỉ? Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. Trở thành một nhà đối ngoại kinh tế là ước mơ mà mẹ định hướng cho con và cũng là niềm tự hào của mẹ. Con biết khi con nói ra điều này mẹ sẽ sốc lắm. Thế nhưng mẹ ơi, mẹ nghĩ sao nếu con không nộp hồ sơ vào trường Đại học Ngoại thương như mẹ mong muốn mà con chọn học một trường nghề? Mẹ sẽ thất vọng vì con đúng không ạ? Chắc chắn là thế rồi bởi vì mẹ hy vọng ở con nhiều thế cơ mà. Con sẽ học nghề thay vì học đại học được không mẹ? Con muốn trở thành một người thợ lành nghề. Con thấy rằng, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về người thợ lành nghề càng cao. Trong khi mọi người chỉ đổ xô đi học đại học, lượng người đi học nghề rất ít. Thành một người thợ có lẽ cuộc sống sẽ vất vả hơn nhưng ít nhất con biết mình sẽ không thất nghiệp. Con sẽ tự lo cuộc sống của con và những người con yêu thương mẹ ạ. Con sẽ phấn đấu và nỗ lực để có những thành công của riêng con và không làm mẹ thất vọng. Và đương nhiên con vẫn là đứa con ngoan của mẹ. Con muốn tự mình quyết định tương lai và cuộc đời mình. Con muốn làm một người thợ nghề thành công thực sự chứ không muốn thành một nhà đối ngoại trong mộng tưởng. Mong mẹ hãy ủng hộ con!” (Trích Thư gửi mẹ - Lời tâm sự của đứa con trước kỳ thi THPT quốc gia – Báo Infonet) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao người mẹ luôn mong muốn con mình phải vào được đại học? Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích cụm từ “thừa thầy thiếu thợ”, tại sao nghịch lí đó lại diễn ra trong cuộc sống hiện nay? Câu 4. (1,0 điểm) Anh/ chị có cùng quan điểm với người con qua câu nói: Con muốn tự mình quyết định tương lai và cuộc đời mình? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. Câu 2. (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Kim Lân là cây bút tiêu biểu có những khám phá về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt , (Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo Dục 2016) để làm sáng tỏ ý kiên trên. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo Dục 2016) để thấy được sự gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  45. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên: Sinh hoạt Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao người mẹ luôn mong muốn con mình phải vào được đại học: vì mẹ yêu thương con, mong con đỗ đại học thì sau này mới có công việc ổn định, mới có thể sống thật tốt và làm chủ cuộc đời mình. Câu 3. (1,0 điểm) - Giải thích cụm từ “thừa thầy thiếu thợ”: + Thừa thầy: là thừa lớp người được đào tạo có kiến thức, kinh nghiệm, truyền dạy cơ bản lí thuyết – lớp người lao động trí óc. + Thiếu thợ: là thiếu lớp người được đào tạo cơ bản thực hành – lớp người lao động chân tay. - Tại vì: + Hiện nay, đa số mọi người đổ xô đi học đại học, ai cũng nghĩ học đại học sẽ dễ tìm việc làm nhẹ nhàng nhưng có thu nhập cao. + Người đi học nghề rất ít, học nghề cơ hội việc làm không nhiều, làm việc nặng nhọc thu nhập không được cao. Câu 4. (1,0 điểm) Cùng quan điểm với người con. Vì: + Người con có bản lĩnh, đủ tuổi trưởng thành để tự quyết định cuộc đời của mình. + Đây là một người con rất yêu thương mẹ và có những nhìn nhận thấu đáo về thực tế cuộc sống. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. - Nêu luận điểm chính của đoạn văn: chọn nghề phù hợp, vững chắc cho tương lai. - Triển khai luận điểm: + Nghề nghiệp là công việc gắn với cuộc đời của mỗi người. Vì vậy lựa chọn nghề là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên (học sinh), nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi người. + Nếu lựa chọn đúng sẽ có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. Vì vậy cần chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này. + Còn nhiều bạn trẻ chọn nghề theo xu hướng thời thượng; chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình; chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội; Vì thế dẫn đến hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, phải làm trái nghề - Kết thúc: Mỗi bạn trẻ cần có ý thức, suy nghĩ nghiêm túc khi chọn nghề. Nhà nước cần có những định hướng, giải pháp hợp lí để đáp ứng nhu cầu thực tế. Câu 2. 1. Giới thiệu chung: - Giới thiệu về tác giả Kim Lân, Nam Cao - Giới thiệu ý kiến và 2 nhân vật trong hai tác phẩm. 2. Cụ thể: a. Giải thích ý kiến + Kim Lân là cây bút truyện ngắn tiêu biểu đã phát hiện ra tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nghèo, đói nhưng ở họ vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. b. Phân tích, bình luận: * Khám phá riêng của Kim Lân về người nông dân qua nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” : + Thân phận nghèo khó của Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng không lấy nổi vợ, câu chuyện nhặt được vợ của Tràng và cảnh rước nàng dâu đã phơi bày tất cả sự nghèo đói và tình trạng thê thảm của thân phận con người). Cảnh ngộ của Tràng cũng là tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Vẻ đẹp của Tràng : ++ nhân hậu, thương người ( cưu mang, đón nhận Thị về làm vợ) ++ khát khao hạnh phúc gia đình ( “nhặt” Thị về làm vợ, sự thay đổi ở Tràng trong buổi sáng hôm sau ) ++ lạc quan, hướng về tương lai ( sự thay đổi của Tràng sau khi có vợ, hiểu rõ hơn về hình ảnh đoàn người cướp kho thóc của Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng kết thúc tác phẩm) *Liên hệ với nhân vật Chí Phèo của Nam Cao trong “Chí Phèo” NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  46. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 + Sơ lược vài nét về nhân vật Chí Phèo: số phận, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, cái chết đầy bi kịch. + Qua “Chí Phèo”, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận người dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. *Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn : - Hai nhà văn đã gặp nhau ở giá trị văn chương chân chính: tư tưởng nhân đạo. + Tấm lòng yêu thương và sự đồng cảm với số phận của người nông dân. + Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong những hoàn cảnh khổ cực, bi thảm. + Tố cáo, lên án mạnh mẽ xã hội đương thời. -> Kim Lân và Nam Cao là những cây bút tiêu biểu viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. 3. Đánh giá: - Kim Lân và Nam Cao là những cây bút tiêu biểu viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Với “Chí Phèo”, “Vợ nhặt” – tự những tác phẩm ấy đã nói lên giá trị của mình và với những giá trị đó, nó xứng đáng vào hàng ngũ những tác phẩm thành công nhất của văn học thời kì trước Cách mạng. - Sự gặp của hai nhà văn chứng minh nhân đạo là một nội dung xuyên suốt trong văn học Việt Nam. * Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  47. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Số 3 An Nhơn Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO 5 I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “ (1) Cuộc sống vốn đã phức tạp rồi, không cần phải trầm trọng hóa mọi thứ thêm nữa. Nếu bạn có thể làm gì đó để đơn giản nó, hãy làm. Nếu không, hãy để mọi thứ được tự nhiên! Nếu bạn thèm hamberger, hãy ăn hamberger. Nếu bạn thấy mình béo quá, hãy giảm béo. Nếu bạn yêu ai đó, hãy nói với họ. Nếu bạn chưa tìm thấy đam mê thực sự, hãy thử nhiều công việc khác nhau cho đến khi tìm thấy nó. Nếu bạn thích làm nhiều việc, hãy làm tất cả, lần lượt từng việc một. Bạn thấy chứ? Mọi thứ không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ. Chỉ có những ý nghĩ phức tạp mới khiến ta lo lắng. Hãy suy nghĩ đơn giản, làm những gì mình muốn (miễn là hợp pháp và không phương hại ai) và tận hưởng cuộc sống! (2) Niềm vui khi nhận điểm 9 sẽ sớm phai đi, nhưng lòng đố kị với kẻ được điểm 10 sẽ còn vương lại mãi trong tâm trí. Đó là chuyện muôn thuở. Ta thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có. Chúng ta so sánh mình với người khác để thấy rằng hiện tại của chúng ta không đủ tốt. Và bằng cách đó, ta gây áp lực không cần thiết lên chính mình. Và đó là khởi nguồn của mọi bi kịch. (Bình an nội tâm - Cân bằng cuộc sống, dẫn theo wallstreetenglish. edu.vn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Nêu nội dungchínhcủa đoạn (1)? Câu 3. Theo anh/chị vì sao mọi người lại “Thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có”? Câu 4. Việc khao khát những điều tốt đẹp hơn và trân trọng những gì ta đang có, có mâu thuẫn lẫn nhau hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình ”. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng hắn tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006) để nhận xét về tình cảm nhân đạo của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ. NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  48. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận. (0.5) Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả nêu ra những điều bạn có thể muốn làm và khuyên ta làm điều đó ngay khi có thể như ăn bánh hamberger, giảm béo, tìm kiếm đam mê, (0.5) Câu 3. Mọi người “Thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có”, bởi vì: - Con người luôn muốn điều tốt hơn nữa, không biết đủ, không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với hiện tại. (0.5) - Con người có bản chất so sánh, đứng núi này trông núi nọ, (0.5) Câu 4. HS nêu quan điểm cá nhân, làm rõ quan điểm. Sau đây là một vài gợi ý: - Khao khát những điều tốt đẹp và trân trọng những gì ta đang có không hề mâu thuẫn nhau, mà bổ sung cho nhau (0.5) - Khao khát vươn lên là động lực hoàn thiện bản thân mình ở tương lai, còn trân trọng những gì mình đang có là biết giá trị của những nổ lực trong quá khứ và thành quả ở hiện tại. (0.5) II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình ”. 1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình”. 2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: * Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: * Các câu phát triển đoạn: – Bàn luận: + Mỗi người là môt cá thể độc lập, so sánh mình với bất kì ai đều là khập khiễng. + So sánh mình với người khác một cách tiêu cực, dù là so sánh hơn hay kém, bản chất chính là sự đố kị. + Nguyên nhân của sự so sánh có thể là: sự mặc cảm, tự ti về bản thân + So sánh mình với người khác có nhiều tác hại: gây áp lực cho bản thân, gây nhiều bi kịch, + Đôi khi trong cuộc sống, so sánh với người khác lại là động lực để chúng ta nổ lực phấn đấu. * Câu kết đoạn: Liên hệ, rút ra bài học. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng hắn tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài). Từ đó liên hệ tới tâm trạng nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo– Nam Cao) để cảm nhận về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm. 2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: a/ Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận b/ Thân bài: * Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: - Trước đêm mùa xuân, do bị đày đoạ, áp chế, Mị trở thành một người phụ nữ “vô hồn”, mất hết ý thức về thời gian, tuổi tác. Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa lụi tắt và nó sẽ trỗi dậy khi có điều kiện. - Do sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với Mị trong đêm mùa xuân nên sức sống trong Mị đã dần hồi sinh -Mị nhớ lại thời xa xưa. Mị còn trẻ, Mị khao khát hạnh phúc, tình yêu-> tiếng sáo đã thức tỉnh Mị -Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân, giữa thế giới được đánh thức với cuộc sống thực tại làm cho Mị muốn giải thoát khỏi cuộc sống tủi nhục bằng cái chết. - Mị lại thực hiện một sự giải thoát bằng một loạt các hành động thật bình thản và quyết liệt (dẫn chứng) NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  49. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 - A Sử đã dâp tắt mọi khát khao của Mị, nhưng A Sử chỉ trói được thể xác chứ không trói đươc tâm hồn Mị -> Tai Mị vẫn nghe tiếng sáo và Mị vùng bước đi quên cả cảnh ngộ thực tại của mình. Đây là tiền đề để sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy ở hành động cứu A Phủ và giải thoát bản thân. - Nghệ thuật: khắc hoạ thành công nhân vật qua diễn biến tâm lí và hành động. * Liên hệ tới tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh dậy: - Sau cuộc gặp gỡ đầy tình cờ với thị Nở trong đêm trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông, cuộc đời Chí Phèo như được lật sang một trang mới. - Sáng sớm hôm sau, hắn tỉnh dậy. Hắn bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình và có những cảm xúc của một con người. - Lần đầu tiên từ khi ra tù, Chí Phèo tỉnh rượu và nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống hằng ngày xung quanh hắn Những âm thanh ấy đã gợi nhớ trong hắn ước mơ giản dị từ thuở xa xưa, bản chất người trong hắn đang mơ hồ tỉnh dậy. - Qua đó, nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh bi đát của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời khẳng định và tin tưởng vào bản chất lương thiện tốt đẹp của họ. * Suy nghĩ về giá trị nhân đạo của 2 tác phẩm – Ở cả hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo : Đó là sự phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ở người lao động; trân trọng, nâng niu khát vọng tốt đẹp của họ. – Tuy nhiên vì ra đời trước Cách mạng tháng Tám nên trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, tác giả chưa mở ra được con đường tươi sáng đối với các nhân vật. Khát vọng tốt đẹp ở người nông dân nghèo không thể thực hiện. Còn ở truyện Vợ chồng A Phủ ra đời sau cách mạng Tháng Tám, nhà văn Tô Hoài đã gieo vào lòng người niềm tin vào tương lai tươi sáng của các nhận vật. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng, thoát khỏi số phận nô lệ, đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc c/ Kết bài: – Tóm lại vấn đề đã nghị luận. – Liên hệ và nêu cảm nghĩ vẻ đẹp tâm hồn/ tình yêu thương con người NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN
  50. TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN ÔN THI THPTQG NĂM 2018 SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT Số 3 An Nhơn Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO 6 I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tỉ phú Hồng Kông Y Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình” “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ hại cho chúng mà thôi”. Y Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền? Nhưng cũng có người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng Bảy thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được. Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện. [ ]. Có người cho rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là : ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm. (Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:/tuoitre.vn, ngày 10/5/2015) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates, không muốn để lại nhiều của cải cho con? Câu 3. Anh/chị rút ra thông điệp gì từ văn bản trên? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn cuối của văn bản “Có người cho rằng để tự chịu trách nhiệm” không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Văn bản phần Đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ đó. Câu 2 (5,0 điểm) Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới NHÓM VĂN, TỔ VĂN-SỬ-GDCD GIÁO VIÊN PHẠM THỊ XUÂN