Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 4 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (Có đáp án)

pdf 5 trang thaodu 6440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 4 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_lan_4_so_giao.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 4 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI LẦN 4 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi sau: (1) “Có một quy tắc hết sức quan trọng trong việc đối nhân xử thế và quản trị ( ). Quy tắc đó là: “Luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng”. William James, một nhà tâm lí học và triết học tiên phong người Mỹ, diễn tả sâu sắc hơn: “Nguyên nhân sâu sa nhất trong bản chất con người là sự thèm khát được khen ngợi”. ( ) (2) Mọi người đều muốn được khen và thừa nhận giá trị, nhưng lời khen đó phải cụ thể rõ ràng, thể hiện sự chân thành chứ không phải là lời sáo rỗng nghe cho êm tai. Chúng ta đều khao khát được tán thưởng, được thừa nhận, đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được như thế. Nhưng không ai muốn sự giả dối và nịnh bợ. ( ) (3) Cách đây nhiều năm, một cậu bé mười tuổi gày gò, người dính đầy múi dầu mỡ làm việc trong một xưởng máy ở Naples. Do gia cảnh nghèo khó, cậu phải kiểm tiền từ sớm để phụ giúp gia đình, nhưng không vì thế mà cậu từ bỏ ước mơ trở thành ca sĩ. Giọng của cậu nghe như là tiếng ếch ộp hay ễnh ương kêu”. Thế nhưng may mắn thay cho cậu bé khi trong đời cậu còn có một người mẹ. Trong cơn tuyệt vọng, cậu lại tìm thấy được tia sáng từ người thân duy nhất của mình. Người mẹ tuy chỉ là người phụ nữ nhà quê nghèo khó nhưng luôn là một khán giả nhiệt thành nhất của cậu. Bà sẵn sàng đi chân đất để tiết kiệm tiền cho cậu đi học nhạc. Bà luôn âu yếm bảo rằng bà tin cậu có thể hát được và hát hay. Sự khích lệ của người mẹ không được học hành cao nhưng tràn đầy lòng hy sinh, tình thương và niềm tin vào con đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé. Cậu tên là Erico Caruso. Sau này cậu trở thành ca sĩ hát nhạc kịch vĩ đại và nổi tiếng nhất của thời đại”. (Dẫn theo thegioicamxuc.vn) Trang 1
  2. Câu 1. Thông hiểu Nguyên tắc quan trọng trong việc đối nhân xử thế và quản trị được ghi lại trong đoạn văn số (1) là gì? Giải thích ngắn gọn nội dung nguyên tắc đó? (0,75 điểm) Câu 2. Nhận biết Theo tác giả, thế nào là một lời khen đúng đắn? (0,5 điểm) Câu 3. Thông hiểu Câu chuyện về ca sĩ hát nhạc kịch Erico Caruso được kể ở đoạn văn số (3) nhằm mục đích gì? (0,5 điểm) Câu 4. Vận dụng Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lời khen đối với sự phát triển của con người? (1,25 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao Dựa vào văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Phía sau lời khen Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao Trong “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài nhiều lần miêu tả sự xuất hiện của âm thanh tiếng sáo với những đoạn văn như sau: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai, con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu. -“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu ( ). Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo”. -“Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rời rồi ” -“Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”. -“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ” Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên gãi cân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” -“Cả đêm ấy, Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh”. (Trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài) Trang 2
  3. Anh/chị hãy phân tích chi tiết tiếng sáo trong những đoạn văn trên để thấy được sự tác động của chi tiết này đối với tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Nội dung Đọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ nội dung bài học Cách giải: Quy tắc: Luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng. Giải thích: nguyên tắc này có nghĩa là trong giao tiếp ứng xử hàng ngày với những người khác phải làm cho họ luôn cảm thấy bản thân họ là người quan trọng, không thể thiếu. 2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Lời khen đúng đắn là lời khen cụ thể rõ ràng, thể hiện sự chân thành chứ không phải là lời sáo rỗng nghe cho êm tai. 3. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: - Câu chuyện được đưa ra nhằm: những lời khen, lời động viên khi đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm sẽ có vai trò vô cùng quan trọng đến sự thành công của con người => vai trò của lời khen trong cuộc sống. 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Ý nghĩa lời khen với sự phát triển của con người: - Tạo thêm tự tin cho người khác. - Tạo sự khích lệ, động viên đối với mọi người. - Lời khen còn chứng tỏ họ được quan tâm, thấy việc làm của mình có ý nghĩa vì thế mà càng có động lực, quyết tâm làm việc hơn. - Làm văn 1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: phía sau lời khen 2. Bàn luận - Lời khen là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khiến họ phấn chấn, có niềm tin hơn vào quyết định của mình, vào cuộc sống. - Lời khen kịp thời đúng lúc có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống: + Tạo thêm tự tin cho người khác. + Tạo sự khích lệ, động viên đối với mọi người. + Lời khen còn chứng tỏ họ được quan tâm, thấy việc làm của mình có ý nghĩa vì thế mà càng có động lực, quyết tâm làm việc hơn. Trang 3
  4. - Nhưng những lời khen cần chân thực, không giả tạo dễ gây ảo tưởng cho người được nghe. Lời khen không chỉ dành cho những người thành công mà còn dành cho những người kém may mắn, chưa chạm tay đến thành công để họ có động lực, niềm tin tiếp tục cố gắng. - Bên cạnh lời khen cũng cần những lời góp ý chân thành để giúp mọi người có thể khắc phục điểm yếu, hoàn thiện bản thân. 2 Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng linh hoạt, đắc địa. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ. • Phân tích ý nghĩa của tiếng sáo Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân là một nhân tố quan trọng tác động, làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong Mị. *Đoạn 1: - Tiếng sáo là dấu hiệu của đêm tình mùa xuân, là chất xúc tác làm cho những cảm xúc trong tâm hồn Mị sống dậy, Mị có những cảm giác của sự sống: + Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi - trái tim Mị được thức dậy những cảm xúc của tuổi trẻ. + Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. – tiếng sáo thức dậy cả tài năng âm nhạc *Đoạn 2: - Tiếng sáo dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. + Mị nhớ về ngày xưa tươi đẹp của mình, nhớ rằng mình cũng từng có những ngày Tết vui: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu ( ). + Tiếng sáo chập chờn đánh thức Mị: Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. + Mị nhớ về mình của ngày trước: Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. + Mị sống lại những thói quen mà lâu nay đã mất đi: Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo” *Đoạn 3: Tiếng sáo làm Mị thức tỉnh thực tại đau khổ của mình: - Ý thức về cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! - Sự phản kháng thoát khỏi thực tại lại trỗi dạy mạnh mẽ: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. - Đau đớn cho tình cảnh của mình: Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. => Tiếng sáo vẫn thôi thúc và ám ảnh Mị: Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. *Đoạn 4: Tiếng sáo làm thức dậy sức sống trong Mị một cách mạnh mẽ - Lần đầu sau bao lâu bị giam cầm, mất hoàn toàn ý thức về cuộc sống, Mị đã thắp sáng đời mình một cách chủ động: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn Trang 4
  5. cho sáng. - Thức dậy ý thức và khát vọng: Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. *Đoạn 5 : Tiếng sáo khiến Mị quên đi thực tại phũ phàng nhưng cũng làm cho bi kịch ở thực tại trở nên đậm nét hơn - Mị mất hoàn toàn cảm giác đau đớn về thể xác , vẫn rong ruổi chạy theo tiếng sáo trong tiềm thức: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. - Nhận ra hoàn cảnh của mình với nỗi đau đớn tột cùng: Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên gãi cân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa *Đoạn 6: Tiếng sáo tạo ra một sự giao tranh trong tâm hồn Mị -Cảm giác lúc thật lúc ảo: Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ -Sự khao khát được giải thoát vẫn ẩn sâu trong tâm hồn Mị: Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa => Ý nghĩa chi tiết tiếng sáo: - Tiếng sáo là hiện thân của ký ức tươi đẹp. Là tín hiệu của đêm tình. - Là ẩn dụ để chỉ tuổi trẻ của Mị. - Là biểu tượng cho khát vọng tự do. *Nghệ thuật: - Xây dựng chi tiết đặc sắc - Miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo - Dẫn truyện tự nhiên, sinh động - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, giàu chất thơ Trang 5