Kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có gợi ý)

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_de_2_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có gợi ý)

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, LỚP 12-ĐỀ 2 NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN : NGỮ VĂN Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi : Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên gấp gáp với những thay đổi chóng mặt. Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Cánh cửa mở ra xã hội rộng lớn đôi khi che khuất giá trị nhỏ bé của mỗi cá nhân. Có những người bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì. Và trong quá trình mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân. Chỉ đến khi bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du, họ mới nhận thức được con người mình, trở về với những giá trị sống đích thực và cảm nhận được ý nghĩa, hạnh phúc cuộc sống này Vậy các bạn hãy nhớ, đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh mình với người khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn. Chương trình FM Sức Khỏe (Kênh VOV giao thông quốc gia) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”. (0,5 điểm) Câu 3. Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân? (1.0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? (1.0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Bàn về hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng : Hình tượng Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa dân tộc. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẳng Không gian mênh mông
  2. Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ ” (Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, chương V) Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy bình luận . Hết GỢI Ý LÀM BÀI NGỮ VĂN 12 – KIỂM TRA GIỮA KỲ I I. Phần đọc hiểu Câu Yêu cầu kỹ năng – kiến thức Điểm 1 PTBĐ chủ yếu của đoạn trích: Nghị luận 0.5 2 Hình ảnh “giấc mộng phù du”: Có ý nghĩa chỉ những ham muốn về những giá 0.5 trị không bền vững, có đó rồi mất đó. 3 Nguyên nhân khiến con người đánh mất giá trị của bản thân: 1.0 - Bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì. - Mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân. - So sánh mình với người khác - Đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. 4 Tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? Vì: Sự phát triển 1.0 nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin đã rút ngắn, thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, con người trên mọi vùng miền của trái đất dễ dàng trao đổi, chia sẻ thông tin, tri thức, tình cảm như trong một ngôi làng nhỏ bé. II. Phần làm văn Câu Yêu cầu kỹ năng – kiến thức Điểm Cảm nhận hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất nước, và bình luận ý kiến . 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
  3. với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Cảm nhận hình tượng Đất nước và bày tở quan điểm đánh giá về ý kiến về hình tượng Đất nước trong đoạn trích. 3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai ý kiến. 0.5 b. Giải thích ý nghĩa các ý kiến 1,0 - Hình tượng Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa dân tộc: Ý kiến này nói về khía cạnh nghệ thuật xây dựng hình tượng Đất nước mà đặc biệt là việc tác giả sử dụng thi liệu từ văn học dân gian, văn hóa dân tộc. c. Cảm nhận hình tượng Đất nước 2.5 - Hình tượng Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa dân tộc + Hình tượng Đất nước được xây dựng từ những hình ảnh gần gũi quen thuộc, gắn liền với đời sống văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của người Việt: miếng trầu bà ăn, tóc mẹ thì bới sau đầu, cái kèo cái cột, giần sàng, giỗ Tổ, con cúi + Tác giả vận dụng linh hoạt, sáng tạo vốn văn học dân gian, như: ca dao (Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm), thành ngữ (một nắng hai sương, gừng cay muối mặn), thần thoại (Trăm trứng nở trăm con), truyền thuyết (Thánh Gióng) cổ tích (Tấm Cám, Cây khế), d. Bình luận: 1.0 - Ý kiến trên chứa đựng ý nghĩa sâu sắc ; thể hiện cái nhìn khái quát về nghệ thuật và nội dung tư tưởng đoạn trích. - Ý kiến xác đáng ấy có vai trò định hướng việc tiếp nhận đoạn trích Đất nước ở người đọc. 4. Sáng tạo 0.5 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 Hết