Ma trận và Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám

docx 5 trang thaodu 7620
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.docx

Nội dung text: Ma trận và Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn Khối: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ _ MÔN: NGỮ VĂN. LỚP: 7 Điểm Câu Biết Hiểu Vận dụng (10 hỏi ( 1,0 điểm) (1,0 điểm) ( 8,0 điểm) ĐIỂM) 1 3,0 điểm a. Nhận biết phương 0,5 điểm thức biểu đạt chính. b. Nêu ngắn gọn nội 0,5 điểm dung đoạn trích. c. Xác định ít nhất hai 0,5 điểm từ Hán Việt. d. Điều người bố muốn 0,5 điểm khuyên En-ri-cô. e. Trong học tập em 1,0 điềm thấy mình là một tên lính hèn nhát hay dũng cảm? Em hãy trả lời bằng 1 đoạn văn ngắn từ 2-3 dòng. Viết một đoạn văn ngắn 3,0 điểm khoảng 5 - 7 câu về chủ đề “Niềm vui trong học 2 tập” có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa (lưu ý gạch chân xác định) Viết một bài văn phát 4,0 điểm biểu cảm nghĩ về người 3 thầy hoặc cô mà em kính yêu.
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ĐỀ ĐỀ NGHỊ Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn Khối: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề kiểm tra gồm 02 trang Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu a đến câu e: “Thứ sáu, ngày 28 Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.” (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm) c. Xác định ít nhất 2 từ Hán Việt có trong đoạn trích. (0,5 điểm) d. Qua đoạn trích người bố muốn khuyên En-ri-cô điều gì? (0,5 điểm) e. Trong học tập em thấy mình là một tên lính hèn nhát hay dũng cảm? Em hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 2-3 dòng. (1,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu về chủ đề “Niềm vui trong học tập” có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa (lưu ý gạch chân xác định). Câu 3: (4,0 điểm)
  3. “Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đến biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ân thầy cô từ sâu thẳm tâm hồn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trồng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kính yêu.  HẾT  Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:
  4. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Môn: Ngữ Văn – Lớp: 7 HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM TỪNG PHẦN Câu 1 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu từ câu a đến câu e. a - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 điểm b Nội dung: - En-ri-cô chưa ham học trong khi tất cả mọi người đều phải 0,25 điểm học. - Việc học tập như chiến trường, En-ri-cô phải cố gắng để 0,25 điểm không là một tên lính hèn nhát. c - Từ Hán Việt: thiếu nữ, binh lính, luyện tập, khí giới, chiến 0,5 điểm trường (hs chỉ cần xác định đúng 2 từ là được trọn điểm) d - Nói về sự cần thiết của việc học. 0,5 điểm - Cha mong con phải cố gắng để không là tên lính hèn nhát 0,5 điểm trong chiến trường chinh phục kiến thức. e HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ 1,0 điểm được yêu cầu của đề. Một số gợi ý: - Là tên lính hèn nhát vì: Chưa có sự cố gắng, còn ngại khó, ngại khó, ngại khổ, chưa coi việc học là niềm vui, là mục đích phấn đấu - Là tên lính dũng cảm vì: Chăm chỉ, chịu khó. Không ngại khó khăn, gian khổ, tìm tòi, sáng tạo Câu 2 Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 b- 7 câu về chủ đề “Niềm vui trong học tập” có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa (lưu ý gạch chân xác định). - Viết đúng đề tài: Niềm vui trong học tập 1,0 điểm - Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (5-7 câu). 0,5 điểm - Thiếu hoặc thừa 1 câu: trừ 0,25 điểm - Có sử dụng đúng: + 1 cặp từ trái nghĩa: 0,5 điểm 1,0 điểm + có gạch dưới xác định: 0,5 điểm - Diễn dạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ. 0,5 điểm
  5. Câu 3 1. Yêu cầu về kỹ năng: - HS viết được một bài phát biểu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả kết hợp tự sự vào bài văn. 2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về người thầy (cô) giáo. 0,5 điểm b. Thân bài: 0,5 điểm - Những câu danh ngôn và ca dao tục ngữ hay về thầy cô. - Phẩm chất của thầy (cô) giáo: tận tụy với công việc dạy chữ, 1,5 điểm dạy người. - Kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo. 1,0 điểm c. Kết bài: Tình cảm đối với thầy (cô) giáo. 0,5 điểm Biểu điểm: - Điểm 4,0: Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn. - Điểm 3,0: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ cảm xúc tự nhiên, diễn đạt suôn sẻ, mắc 3 - 4 lỗi chính tả, chữ viết rõ. - Điểm 2,0: Bố cục đủ, hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung, đôi chỗ ý văn, cảm xúc sơ sài, mắc 5 - 6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ. - Điểm 1,5: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về, thiếu cảm xúc cụ thể, chỉ kể và tả về kỉ niệm, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài (khoảng 15 dòng). - Điểm 1,0: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề (đoạn ngắn tối thiểu 10 dòng). -Điểm 0,0: bỏ trắng, không làm. Trên đây chỉ là những gợi ý biểu điểm, Gv cần linh hoạt chấm theo sự tư duy và sáng tạo của hs. HẾT