Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 sách Cánh Diều

docx 3 trang hoaithuk2 23/12/2022 6330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 sách Cánh Diều

  1. PHÒNG GDĐT . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỀU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ vắng nhà ngày bão Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sáng lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại. Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. (Trích Hồ trong mây- Đặng Hiển) Thực hiện các yêu cầu Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. A. Thể thơ tự do B. Thể thơ năm chữ C. Thể thơ bốn chữ D. Thể thơ lục bát Câu 2. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Thức tỉnh C. Thao thức
  2. B. Đánh thức D. Thức giấc Câu 3. Mẹ vắng nhà trong tình huống nào? A. Mẹ vắng nhà ngày bão. B. Mẹ vắng nhà ngày mưa. C. Mẹ vắng nhà ngày tết. D. Mẹ vắng nhà trong ngày đầu đông. Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? A. Tình yêu và đức hy sinh của mẹ là phép nhiệm màu sưởi ấm lòng con. B. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt là nét đẹp trong đời sống của người Việt. C. Hạnh phúc của trẻ thơ chính là được phụ giúp bố mẹ làm việc nhà. D. Bài thơ tôn vinh vị trí của người mẹ và ngợi ca tình cảm gia đình. Câu 5. Hai câu thơ “Thương bố con vụng về/ Củi mùn thì lại ướt” đã khắc họa tâm trạng của người mẹ như thế nào? A. Mẹ thao thức vì con đang bị ốm. B. Mẹ bồn chồn, lo lắng cho bố con lúc gặp thiên tai C. Mẹ an nhiên khi bố và các con đều có tinh thần tự lập. D. Mẹ thất vọng vì bố con vụng về. Câu 6. Tác giả kể lại bố đã làm gì khi không có mẹ bên cạnh? A. Che lại mái nhà sau cơn bão. B. Giúp đỡ hàng xóm khắc phục hậu quả C. Đội nón đi chợ, thay mẹ nấu món canh chua. D. Phơi lúa bị cơn mưa dài làm ướt. Câu 7. Các chi tiết “chị vẫn hái lá”, “ Em thì chăm đàn ngan” thể hiện điều gì? A. Giúp đỡ gia đình B. Chăm ngoan học giỏi C. Thích vật nuôi D. Biết yêu đất nước Câu 8. Tại sao nói bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão’ đã kết thúc rất có hậu? A. Ông bà đã gửi cho con cháu một lá thư tay cùng lời nhắn gửi yêu thương. B. Gia đình xây được một căn nhà mới rất khang trang và đẹp đẽ. C. Bố và con được mẹ tặng những món quà quê quý giá. D. Bão tan, trời xanh trở lại, mẹ về mang theo hạnh phúc ngập tràn. Câu 9. Qua lời tỏ bày của nhân vật trữ tình, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình cảm gia đình trong bài thơ? Câu 10. Là một người con, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật thầy Ha-men trong đoạn trích sau: Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảng sân trước mặt và lớp học y nguyên
  3. không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi. Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kỳ cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này! Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế. - Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi tôi Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi đi đi thôi!”. (Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê)