Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 2710
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018-2019 MÔN : VẬT LÝ - LỚP 9 I/ Phạm vi kiến thức : Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 35 theo PPCT ( sau khi học xong bài : Ôn tập) II/ Nội dung kiến thức : Chương 1 chiếm 40% ; Chương 2 chiếm 60% III/ Phương án kiểm tra : Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ ; 70%TL) 1. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình. Tỉ lệ Trọng số của Trọng số bài Tổng Nội dung (chủ đề) Lý thuyết thực dạy chương kiểm tra số tiết LT VD LT VD LT VD Chương 1. Điện học 20 15 10.5 9.5 52.5 47.5 21 19 Chương 2. Điện từ học 12 10 7 5 58.3 41.7 35 25 Tổng 32 25 9 11 110.8 89.2 56 44 2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề. Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần Cấp độ Nội dung (chủ đề) kiểm tra) Điểm T.SỐ TN TL số Cấp độ 1,2 Chương 1. Điện học 21 3.3 ≈ 4 3 1 2.25đ (Lý thuyết) Chương 2. Điện từ học 35 5.6 ≈ 6 5 1 2.75đ Cấp độ 3,4 Chương 1. Điện học 19 3.04 ≈ 3 2 1 3.0đ (Vận dụng) Chương 2. Điện từ học 25 2.4 ≈ 3 2 1 2.0đ Tổng 100 16 12 4 10.0đ
  2. 3. Ma trận đề kiểm tra. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ Cấp độ thấp Cấp độ cao đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương Biết mối quan hệ Hiểu được công Xác định được mối 1. Điện giữa hiệu điện thức tính điện quan hệ giữa điện học(20 thế trong đoạn năng tiêu thụ của trở của dây dẫn với tiết) mạch nối tiếp. một đoạn mạch. độ dài dây dẫn.Vận Nêu được mối Phát biểu và viết dụng được công quan hệ giữa được hệ thức của thức P = U.I đối điện trở của dây định luật Jun – với đoạn mạch tiêu dẫn với độ dài Len xơ. thụ điện năng. dây dẫn Sử dụng thành thạo công thức điện năng tiêu thụ của một mạch điện A = P .t = U.I.t hoặc A U 2 = I2.R.t = .t để R giải các bài tập đơn giản có liên quan. Số câu 2 1 1 2 1 7 hỏi Số điểm 0.5 0.25 1.5 0.5 1.5 4.25 Tỉ lệ 5% 2.5% 15% 5% 15% 42.5% Chương Nhận biết được Mô tả được hiện Vẽ được đường sức Giải thích 2. Điện sự tồn tại của từ tượng chứng tỏ từ của nam châm được ứng từ trường. nam châm vĩnh vĩnh cửu hình chữ dụng của học(12 Mô tả được cấu cửu có từ tính. U và nam châm nam châm tiết) tạo của nam Nêu được cấu tạo thẳng. trong thực tế châm điện và và hoạt động của Vận dụng được quy nêu được lõi sắt nam châm điện. tắc bàn trái để xác có vai trò làm Nêu được quy ước định một trong ba tăng tác dụng từ. về chiều của yếu tố khi biết hai đường sức từ yếu tố kia. Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
  3. Số câu 2 3 0.5 2 1 0.5 9 hỏi Số điểm 0.5 0.75 1.5 0.5 1.5 1.0 5.75 Tỉ lệ 5% 7.5% 15% 5% 15% 10% 57.5% TS câu 4 4 1.5 4 2 0,5 16 TS 1.0 1.0 3.0 1.0 3.0 1.0 10.0 điểm Tỉ lệ 10% 10% 30% 10% 30% 10% 100%
  4. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Mỗi câu hỏi dưới đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D.Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: ( ví dụ: Câu 1 chọn phương án A thì ghi vào bài làm là: Câu 1 - A, ) Câu 1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch A. bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. B. bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. D. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần. Câu 2. Hai đọan dây bằng nhôm, cùng tiết diện có chiều dài và điện trở tương ứng là l1, R1 và l2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng? A. .R 1 R 2 = l 1 . l 2 C. R1.l1 = R 2.l2 . R1 l1 l2.l2 B. . = D. .R1 = R 2 l2 R 2 Câu 3. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết A. thời gian sử dụng điện của gia đình. B. công suất điện mà gia đình sử dụng. C. điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. số kilôoat trên giờ (kW/h) mà gia đình đã sử dụng. Câu 4. Một dây đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều s có điện trở 8 được chập làm đôi thành dây dẫn có chiều dài l . Điện trở của dây dẫn chập đôi này là 2 A. 4 . B. 2 . C. 16 . D. 8 Câu 5. Khi mắc một điện trở R = 20 vào mạch điện thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A. Công suất tiêu thụ của điện trở này là: A. 5W. B. 10W. C. 40W. D. 0,5W. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm? A. Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam. B. Nam châm có thể hút được sắt, niken. C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau. D. Khi bẻ đôi một nam châm ta được hai nam châm mới. Câu 7. Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh một nam châm. B. Xung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Mọi nơi trên Trái Đất. Câu 8. Hình bên vẽ một ống dây có dòng điện và các kim nam châm. Trong đó có một kim vẽ sai đó là:
  5. 2 A. Kim số 1. 1 3 B. Kim số 2. C. Kim số 3. D. Kim số 4. 4 Câu 9. Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì A. sắt non không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện. B. sắt non bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây. C. sắt non có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban. D. sắt non giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây. Câu 10. Dưới tác dụng từ trường của Trái đất: A. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam. B. Hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ hút nhau. C. Hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ đẩy nhau. D. Nam châm luôn hút được sắt. Câu 11. Nếu dây dẫn có phương song song với đường sức từ thì A. lực điện từ có giá trị cực đại so với các phương khác. B. lực điện từ có giá trị bằng 0. C. lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn. D. lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện trong dây dẫn. Câu 12. Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm là những đường cong được vẽ theo quy ước nào dưới đây ? A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm B. Có độ mau thưa tùy ý C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13. ( 1.5 điểm) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len xơ? Câu 14. (2.5 điểm) a) Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nam châm điện? b) Nhờ đâu mà cánh cửa tủ lạnh không có khóa, then cài, mà đóng vẫn chặt? Câu 15. ( 1.5 điểm) Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 0,35A. a) Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó. b) Bóng đèn trên được sử dụng trung bình 5 giờ trong một ngày. Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày. Câu 16. ( 1.5 điểm) Hãy dùng quy tắc nắm tay phải, bàn tay trái để xác định tên các từ cực của ống dây trong hình 1a; Xác định cực của nam châm trong hình 1b. A B F I I a) b) h×nh 1
  6. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ - LỚP : 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 A 0,25 Câu 2 B 0,25 Câu 3 C 0,25 Câu 4 B 0,25 Câu 5 A 0,25 Câu 6 C 0,25 Câu 7 C 0,25 Câu 8 D 0,25 Câu 9 B 0,25 Câu 10 A 0,25 Câu 11 B 0,25 Câu 12 D 0,25 II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 13 Định luật Jun - Len xơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng 0.5 (1.5đ) điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Hệ thức của định luật Jun - Len xơ: Q = I2.R.t 0.5 Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị là Jun (J) I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là ampe (A) R là điện trở của dây dẫn, đơn vị Ôm (Ω) 0.5 t thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là giây (s). 14 a) Cấu tạo của nam châm điện: (2.5đ) - Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non. 0.5 - Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm. 0.5 Hoạt động của nam châm điện: Khi dòng điện chạy qua ống dây, thì ống dây trở thành một nam châm, đồng thời lõi sắt non bị 0.5 nhiễm từ và trở thành nam châm nữa. Khi ngắt điện, thì lõi sắt non mất từ tính và nam châm điện ngừng hoạt động. b) Giải thích: Người ta đặt một nam châm ngầm trong thành bên của tủ và một miếng sắt ngầm trong cánh cửa gần mép cửa. Nam 1.0
  7. châm hút miếng sắt làm cho cánh tủ ép chặt vào thành tủ. 15 Tóm tắt: 0.25 (1.5đ) U = 220V I = 0.35A a) R = ?  = ? b) t = 5h/1 ngày A30 = ? Bài giải: U 220 a) Điện trở của bóng đèn: R 628,6() I 0,35 0.25 Công suất của bóng đèn:  UI 220.0,35 77(W ) 0.25 b) Điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày: 0.75 A30 t 77.30.5 11550(Wh) 11,55(kWh) 16 Mỗi hình vẽ đúng được 0.75điểm (1.5đ) N A B F S N I I S a) b) h×nh 1 (Mọi cách giải đúng khác của học sinh vẫn cho điểm tối đa) Duyệt của tổ chuyên môn GV ra đề Phạm Thái Linh Nguyễn Thị Kiều Duyên Duyệt của chuyên môn Trần Công Quang