Ngân hàng đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 28 trang Hàn Vy 01/03/2023 8163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Ngân hàng đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. NGÂN HÀNG ĐỀ- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN VĂN 12- Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Thực tế, chúng ta thường nếm trải thất bại nhiều hơn thành công. Bởi vậy mà chúng ta quen với thất bại. Chúng ta cũng thường được nghe nhiều lời khuyên rằng đừng nản lòng với những thất bại nhỏ. Thất bại có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được. Nhưng trong đời người thành công chẳng đến được mấy lần, do vậy chúng ta hầu như chẳng hề có cơ hội để chuẩn bị. Vì thế, việc đương đầu với nó chẳng hề dễ dàng. Thành công mà cũng cần phải phòng bị sao? Thành công mà cũng là thứ phải đương đầu sao? Đúng vậy, thành công đột ngột còn nguy hiểm hơn cả thất bại bất ngờ. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề riêng của người chiến thắng trong chương trình tìm kiếm tài năng. Tất cả những thành công không có sự chuẩn bị đều như thế cả. Cách đây không lâu, tôi nghe tin Whitney Houston qua đời, nghe nói là do bị sốc thuốc Không riêng gì Whitney Houston, chúng ta thường nghe thấy tin tức về những ngôi sao sớm nổi chóng tàn như vậy. Những điều đáng buồn này đã nói lên mặt trái của việc thành công mà không có sự chuẩn bị trước. Ánh đèn càng chói lòa thì bóng đổ càng dài, càng đen sẫm. Ánh đèn rực rỡ khiến ta mù quáng, ta không còn có thể nhìn thấy thế giới một cách chuẩn xác. Và rồi kết cục là chúng ta không thể nhìn bản thân mình một cách đúng đắn nữa. Như nhà văn Oscar Wilde từng nói “Con người có hai nỗi bất hạnh lớn nhất. Một là không thể nào đạt được giấc mơ của mình, hai là đạt được giấc mơ đó mất rồi”. (Rando Kim, Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, NXB Hà Nội, 2016) Câu 1 (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 (0.75 điểm) Theo tác giả, tại sao “đừng nản lòng với những thất bại nhỏ”? Câu 3 (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Thành công đột ngột còn nguy hiểm hơn cả thất bại bất ngờ” không? Vì sao? Câu 4 (0,5 điểm) Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa
  2. Khi nào ta yêu nhau. (Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I 1 - PTBĐ chính : Nghị luận 0,75 2 - Theo tác giả, “đừng nản lòng với những thất bại nhỏ ” vì 0.75 “ Thất bại có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được” 3 - HS có thể trả lời: đồng tình hay không đồng tình 0.25 - Lý giải: phù hợp với sự lựa chọn ( Có thể dựa vào văn bản để lý giải: + Thất bại: “có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được”. + Còn thành công bất ngờ thì “Ánh đèn càng chói lòa thì bóng 0.75 đổ càng dài, càng đen sẫm. Ánh đèn rực rỡ khiến ta mù quáng, ta không còn có thể nhìn thấy thế giới một cách chuẩn xác. Và rồi kết cục là chúng ta không thể nhìn bản thân mình một cách đúng đắn nữa’’) 4 -Hs rút ra được một bài học ý nghĩa cho bản thân 0,5 -Có sự lý giải về bài học. ( Lưu ý: HS có thể trả lời bằng một đoạn văn ngắn hoặc gạch đầu dòng đều có điểm) Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được 0,5 vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của người 0,5 phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự 5,0 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng gợi ý sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 0,5 - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ấn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. - Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Đoạn thơ gồm 4 khổ thơ đầu, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. * Cảm nhận đoạn thơ - Về nội dung
  3. Khổ 1: Hình ảnh sóng hiện lên vừa chân thực cụ thể vừa mang 3,0 nét ẩn dụ tinh tế cho tâm trạng người phụ nữ đang yêu - Những đặc tính đối cực của sóng (“dữ dội”,“ồn ào” và “dịu êm”, lặng lẽ”) và trạng thái phong phú, phức tạp, đối lập trong trái tim người phụ nữ đang yêu. - Tương quan sông - bể, tính chất mâu thuẫn - Mượn một qui luật tự nhiên để biểu trưng cho những băn khoăn trong lòng mình. Khát khao vượt giới hạn nhỏ bé, vươn tới không gian rộng lớn hơn để lí giải chính mình của con người. - Đặt trong tính sóng đôi của hình tượng “sóng” và “em”: trạng thái của sóng gắn với khí chất của người phụ nữ luôn luôn hài hòa những đối cực; khát vọng giải mã chính mình của sóng cũng là khát vọng thành thực, khơi tìm bản chất tâm hồn mình của người con gái khi yêu. Khổ 2: Sóng đặt trong thời gian vĩnh hằng bất tận cùng với khát vọng tình yêu vô biên, vĩnh cửu. - Thời gian: “ngày xưa” và “ngày sau” tình yêu chạy theo chiều thời gian thăm thẳm vẫn mãi mãi tươi mới, mãi không hết “bồi hồi”. - Khám phá mới về sóng: tượng trưng cho sự bất diệt của tuổi trẻ và khát vọng tình yêu. - Mượn qui luật tự nhiên để diễn tả một triết lí dung dị nhưng thấm thía về tình yêu và tuổi trẻ: còn tuổi trẻ là còn khát vọng, khát vọng yêu thương mãi còn tức là con người mãi trẻ trung. Khổ 3 và 4: Nhân vật trữ tình em xuất hiện trực tiếp thể hiện những suy tư trong tình yêu. - Chuỗi câu hỏi liên tiếp như truy đến cùng nguồn gốc của sóng cũng chính là nguồn gốc của tình yêu. - Tình yêu là hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn không thể giải thích được câu hỏi về khởi nguồn của nó, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. - Điểm xuất phát: Những suy luận mang tính logic, khoa học có thể giải mã được. Điểm kết thúc: Thắt nút lại vấn đề “khi nào ta 1,0 yêu nhau?” Tạo ra một bí ẩn khó có thể giải mã - Lí trí vận động “em nghĩ” (2 lần) nhưng bất lực “em cũng không biết nữa”: Lời thú nhận đáng yêu về sự bối rối, bất lực khi tìm câu trả lời về cội nguồn của tình yêu-> tình yêu đích thực lớn hơn mọi thứ lí trí. Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất Xuân Quỳnh - một cách cắt nghĩa nữ tính và trực cảm. - Về nghệ thuật - Thể thơ năm chữ; nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm phù hợp với tâm tư, trạng, thái tình cảm của tâm hồn. - - Ngôn ngữ bình dị kết hợp thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ. * Đánh giá chung - “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người con gái với trái tim 0,5 rạo rực khao khát yêu thương. Cặp hình tượng “sóng” và “em”
  4. sóng đôi, bổ sung, hòa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu. - Tình yêu được bộc lộ qua cặp hình tượng “sóng” và “em”. Ở lớp nghĩa thực, hình tượng sóng được miêu tả sinh động, cụ thể với nhiều tính chất, trạng thái phức tạp, đa dạng. Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng được ẩn dụ cho thế giới nội tâm của người con gái trong tình yêu. - Hình tượng “sóng” được tạo thành từ âm điệu thơ đặc biệt và được biến thành một trường ẩn dụ có mối quan hệ tương đồng, gắn bó chặt chẽ với hình tượng “em”, từ đó hình thành nên một kiểu kết cấu song hành đặc biệt cho đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung. - Cặp hình tượng sóng đôi, đan cài là thành công nghệ thuật của Xuân Quỳnh, tạo ấn tượng sâu đậm khó quên trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. - Đoạn thơ đã góp phần thể hiện ý nghĩa của bài thơ: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, 0,5 ngữ pháp. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5 về vấn đề cần nghị luận. TỔNG CỘNG 10.0 Đề 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được ( ). Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta – cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và chăm sóc – sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực. (Tư duy tích cực, Frederic Labarthe – Anthony Strano, NXB Tổng hợp TP HCM, 2014, trang 102,103) Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, vì sao“chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực”? Câu 3. (1.0 điểm) Xác định và cho biết hiệu quả của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong câu: “Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta – cũng
  5. như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và chăm sóc – sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành”. Câu 4. (1.0 điểm) Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở (Sóng, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, Tr 155-156, NXB Giáo dục - 2009) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt: Phương thức nghị luận/ nghị luận. 0.5 Theo tác giả, “chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực” vì: - Khi chúng ta tập trung suy nghĩ tích cực, thì suy nghĩ đó sẽ chuyển mình và bắt đầu lớn lên. 2 - Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của 0.5 ta sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. * Học sinh chỉ cần trả lời được 01 trong 02 ý trên hoặc có thể trả lời cách khác, miễn sao thể hiện được quan điểm của tác giả. - Phép tu từ cú pháp: Chêm xen - Hiệu quả biểu đạt: Bổ sung thêm thông tin cho câu, làm rõ đặc 3 điểm của đối tượng đứng trước. Cụ thể ở đây là trạng thái sẵn 1.0 sàng thay đổi thức dậy, chuyển mình và trưởng thành của phẩm chất con người trước những lời nói và hành động tích cực. Thí sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây chỉ là các gợi ý: 4 1.0 - Đồng ý. Vì: Nhận thức sẽ định hướng lời nói, tư tưởng và hành động. Tư tưởng và hành động sẽ tạo nên cuộc sống, số phận của mỗi người.
  6. - Không đồng ý. Vì: Có trường hợp, vì một lý do nào đó, nhận thức của con người không gắn liền với lời nói và hành động. Hoặc có những người, cuộc đời của họ không diễn ra đúng như họ nhận thức (vỡ mộng). - Vừa đồng ý vừa không đồng ý. Vì: Trong cuộc sống, đa phần, con người sẽ sống cuộc đời như mình nghĩ. Song cũng có khi, cuộc sống thực tại diễn ra không giống như nhận thức. II LÀM VĂN Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.: “ Con sóng dưới lòng sâu 7.0 Dù muôn vời cách trở” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, 0.5 kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: “ Con sóng dưới lòng sâu 0.5 Dù muôn vời cách trở” c.Triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Người viết có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: 1.0 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Nội dung: 3.0 + Những cảm nhận độc đáo của Xuân Quỳnh về sự tương đồng giữa sóng biển với tình yêu cũng như tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. ○ Luôn nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Nỗi nhớ chiếm cả không gian, thời gian và cả trong chiều sâu tiềm thức con người. ○ Luôn thủy chung son sắt và tin vào bến bờ hạnh phúc. + Những cảm xúc chân thành, mãnh liệt vừa nữ tính vừa mạnh mẽ của người phụ nữ khi yêu, - Nghệ thuật : + Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt; lời thơ vừa da diết ở chiều 0.5 sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lí. + Hình tượng “sóng” –“ em”; phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng, 0.5 * Đánh giá chung: - Đoạn thơ thể hiện sâu sắc những phẩm chất của tình yêu chân chính trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc; phát 0.5 hiện, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.5 nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10.0
  7. Đề 3: Nhận xét về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người con gái đáng yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi” ( dẫn theo SGV- Ngữ văn nâng cao 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007,tr 118) Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu Để ngàn năm còn vỗ. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0 Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, biết dẫn dắt hợp lý và nêu , được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với 5 nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề đề và thể hiện nhận thức của cá nhân. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0 Sự phong phú trong tâm hồn người con gái đáng yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè , dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu 5 Để ngàn năm còn vỗ” 3. Triển khai vấn đề nghị luận: Căn vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ. a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ - Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu tình cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. sống là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. sống là bài thơ tiêu biểu nhất trong phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh. Bài thơ gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi.Đoạn thơ ( ) trích trong bài thơ Sóng là sự bồi hồi của trái tim người con gái đang yêu, yêu là sự nhớ thương, thao thức của tâm hồn nhiều nhung nhớ nhớ. b. Giới thiệu về hồn thơ Xuân Quỳnh - Tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi mát vừa chân thành đằm thắm, luôn da diết khắc khoải về hạnh phúc bình dị đời thường. - Cái tôi trữ tình tha thiết, mạnh mẽ táo bạo, luôn nói hộ biết bao người phụ nữ nữ còn e dè, ngại ngùng, không giống bộc bạch tâm sự riêng tư. c. Phân tích đoạn thơ - Tâm hồn nồng nhiệt, tin tưởng vào tình yêu + Thường trực nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải:“ Con sóng dưới lòng sâu cả trong mơ còn thức” + Hòa cùng những con sóng: sóng thơ, sóng lòng, ta tìm về cõi sâu kính của tâm hồn thi sĩ và cũng là của muôn kiếp “ má hồng”. Bài thơ Sóng ra đời khi những con sống lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao thức của một tâm hồn đang yêu. yêu cả bài thơ là những đợt sóng nối tiếp nhau vỗ vào tâm hồn người đọc. Sóng và nhân vật em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm
  8. tư. Đây là khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ nó chỉ duy nó có 6 câu. 6 câu thơ trải dài như nỗi nhớ thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm. +Hai câu thơ đầu với hình thức lập cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối “ Dưới lòng sâu- trên mặt nước” tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với những dạng thức khác nhau. Có con sóng gầm gào trên mặt đại dương nhưng cũng có những con sóng cuộn trào trong lòng biển cả. Con sóng ngầm còn mãnh liệt hơn cả con sóng trên mặt nước. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu, lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa ra em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt. Cũng như sóng kia thôi, dù dịu êm hay dữ dội thì sóng vẫn luôn nhớ bờ và em vẫn luôn nhớ anh. + Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng “sóng” để diễn tả nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế. Có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn với cách trở. Sóng chẳng còn là sóng nếu bình yên lặng lẽ. Vì vậy mà sóng lại được Xuân Quỳnh diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo” không ngủ được”. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời vẫn khao khát tìm về với bến tĩnh tại. Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ, thì thao thức một nỗi niềm. Nên con sóng đã hành trình vượt qua không gian bao la và thời gian xa thẳm. Nó bất chấp cả thời gian “ ngày đêm không ngủ được” để quyết tâm hướng vào bờ cho thỏa nỗi niềm mong nhớ. + Quy luật sóng nhớ bờ, em nhớ anh. Lòng là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người. Nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói “lòng em nhớ” nghĩa là chị phơi bày tất cả tâm hồn mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức- thời gian trong mơ. Vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lý “ cả trong mơ còn thức”. Câu thơ “ cả trong mơ còn thức” loé lên điểm sáng của nghệ thuật. Nó làm đảo lộn nhịp sống, nỗi nhớ không chỉ làm lòng em” bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi đống than” mà nó còn làm em nhớ nhung, thao thức ngay cả trong giấc ngủ. Có thể nói, với câu thơ ấy, Xuân Quỳnh đã có thể được xem là thi sĩ tài năng bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại + Tấm lòng son sắt, thủy chung, tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của tình yêu + Khát khao tận hiến, tận dâng, nguyện hy sinh hết mình cho tình yêu đích thực; - Tâm hồn dè dặt, hoài nghi: Cuộc đời tuy dài thế ( ) Mây vẫn bay về xa Lo âu trước sự hữu hạn của cuộc đời, sự mong manh có bạn trai của tình yêu hạnh phúc. - Nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ sóng, phép nhân hóa, các thủ pháp hô ứng, đăng đối, trùng điệp, thể thơ năm chữ tạo nên nhịp điệu sóng, âm điện sóng d. Bàn luận: -Đoạn thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp trong tâm hồn người con gái đáng yêu ( yêu thương, nhớ nhung, khát khao, say đắm, thoáng vui, thoáng buồn. - Tiếng nói tình yêu chân thành, mãnh liệt vừa có tính truyền thống như tình yêu muôn đời vừa có tính hiện đại nhưng tình yêu hôm nay. - Đặc trưng hồn thơ Xuân Quỳnh: Giàu trực cảm, tha thiết khát khao hạnh phúc đời thường.
  9. →Cảm thức về tình yêu luôn là điểm nhấn trong thơ Xuân Quỳnh- một hồn thơ đa cảm mà dung dị, một trái tim yêu mãnh liệt “ Dữ dội và dịu êm”, “ Ồn ào và lặng lẽ”, khiêm nhường đấy nhưng cũng ào ạt, đam mê như sẵn sàng cháy đến tận cùng nỗi khát khao được yêu và dâng hiến. Thơ Xuân Quỳnh không chỉ hay, đẹp qua ý, tình, con chữ mà hồn thơ thật giản dị, triết lý thấm sâu, lay thức vào những góc khuất lòng người để lại những dư ba cảm xúc. Dấu ấn về phong cách thơ Xuân Quỳnh còn được khẳng định mạnh mẽ hơn khi thơ không chỉ là thơ mà còn hòa quyện,nhuần nhuyễn, đồng điệu giữa chuyện thơ và chuyện đời làm theo hồn thơ đa sắc điệu, quyến rũ lòng người. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa TV 5. Sáng tạo Cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Đề 4: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh mọi người Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó.” Carl Honore (tác giả cuốn Ngợi ca sống chậm) tự đặt cho mình một loạt câu hỏi: Vì sao chúng ta luôn vội vã như vậy? Nguyên nhân tâm lí? Liệu có thể - và có nên ao ước - sống chậm lại? Những căn bệnh được tác giả miêu tả đủ loại, ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng. Bởi ở mọi nơi mọi chỗ, chúng ta khao khát tốc độ, nên đã làm hỏng cuộc đời đi Ông gọi đó là “Thời đại của sự rồ dại.” Từ đó, ông giới thiệu một giải pháp sống chậm, cốt tìm tới sự hài hòa. Trước tiên chúng ta phải nhận thức được rằng cốt sao cho nhanh thường đồng nghĩa với sự vội vàng, hời hợt, nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng. Đó là thứ tư duy lỗi thời. Còn chậm nghĩa là thư thái, cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo. Nhanh và chậm chỉ là tương đối. Cái chính là mỗi người tìm cho mình một nhịp sống hợp lí. Trích Cái vội của người mình, những chấn thương tâm lí hiện đại, Vương Trí Nhàn, NXB Trẻ, 2009, trang 8-9) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2: Em hiểu như thế nào là căn bệnh thời gian được nói tới trong đoạn trích? Câu 3: Theo em, tại sao nhanh và chậm chỉ là tương đối? Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả cho rằng “nhanh thường đồng nghĩa với sự vội vàng, hời hợt, nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng. Đó là thứ tư duy lỗi thời.” Còn trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu lại kêu gọi “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Em đồng tình với quan niệm nào? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
  10. Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời (Trích Đất nước, Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm Ngữ văn12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 118-119) -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I 1 - PTBĐ chính : Nghị luận 0,75 2 - Căn bệnh thời gian là căn bệnh của những người bị ám ảnh thời 0.75 gian trôi qua quá nhanh, từ đó đề cao lối sống gấp, sống vội, làm việc nhanh, chạy đua với thời gian. 3 Nhanh và chậm chỉ có tính tương đối vì mọi sự vận động có thể là 1,0 ĐỌC nhanh khi so sánh với mối quan hệ này nhưng lại là chậm khi so HIỂU sánh với mối quan hệ khác. Nhanh và chậm chỉ là do sự cảm nhận của mỗi người 4 Học sinh xác định quan điểm của cá nhân và lựa chọn. Học sinh lí 0,5 giải hợp lí, rõ ràng Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Đất nước” của NKĐ 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn NL: Mở bài giới thiệu được vấn 0,5 đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự gắn bó và trách nhiệm của 0,5 mỗi người với Đất Nước. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm 5,0 nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng gợi ý sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 0,5 * Cảm nhận đoạn thơ - Về nội dung * Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 3,0 - Sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng - Sự kì vọng vào thế hệ mai sau - Ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cá nhân. - Về nghệ thuật - Nghệ thuật: sử dụng đại từ, kiểu câu khẳng định, các biện pháp tu từ: điệp, hoán dụ, liệt kê, 1,0 * Đánh giá chung
  11. LÀM -Bằng bút pháp trữ tình - chính luận, kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn 0,5 VĂN và suy tư sâu lắng: những tri thức văn hóa làm nên chất liệu nghệ thuật được nhà thơ kiểm nghiệm trong thực tế thông qua sự hài hòa cảm xúc và suy nghĩ, những lý lẽ sắc sảo thể hiện qua hình ảnh gợi cảm và giọng thơ sôi nổi, tha thiết. -Mượn hình thức trò chuyện tâm tình với người con gái yêu thương qua những dòng thơ thơ tự do, nhạc điệu linh hoạt, phóng túng, phù hợp mục đích giải thích, nhắc nhở. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, 0,5 ngữ pháp. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề cần nghị luận. TỔNG CỘNG 10.0 Đề 5 I. Đọc hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng:“Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ. Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng. Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó, sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay?”. (Trích “Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ”, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn – NXB Hội Nhà Văn, năm 2017, trang 217) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn trong đoạn trích: “Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”? Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng” không? Vì sao? II. Làm văn (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
  12. Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ” (Trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.118) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/nghị luận. 0,5 2 Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa: Ước mơ là động lực thay đổi thế 0.5 giới, thay đổi bản thân. Lưu ý: HS trích lại câu trong ngữ liệu có chứa các ý nêu trên vẫn ghi đủ 0,5 điểm. - Hướng dẫn chấm: + HS nêu được 2 ý : 0,5 điểm. + HS nêu được 1 ý: 0,25 điểm. 3 - Giải thích ý nghĩa câu: “Trái ngọt có được sau những chặng đường 1.0 dài thực sự rất xứng đáng” + “Trái ngọt” và “những chặng đường dài” là những hình ảnh ẩn dụ. “Chặng đường dài” là biểu tượng cho những khó khăn, thử thách, thất bại, mà con người phải trải qua trong hành trình khám phá ước mơ. “Trái ngọt” là thành quả, kết quả ngọt ngào sau chặng đường ấy. + Cả câu ý muốn nói: Những thành quả có được sau rất nhiều những thử thách, thất bại, là những thành quả xứng đáng và ý nghĩa. Hướng dẫn chấm: + HS nêu được ý nghĩa các hình ảnh: 0,5 điểm. + HS nêu được ý nghĩa của câu văn: 0,5 điểm. 4 - HS có thể đưa ra các quan điểm khác nhau miễn sao lí giải hợp lí, thuyết 1,0 phục; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: * Đồng tình vì: + Chúng ta phải bỏ thời gian, công sức; đối mặt với khó khăn, thách thức; phải hi sinh rất nhiều thứ để mới có thể đạt được ước mơ. + Trong quá trình thực hiện ước mơ, nhiều khi ta nêm trải cô đơn, thất vọng trên hành trình của chính mình, không ai hiểu, không ai quan tâm. Đôi khi chính chúng ta lại bị định kiến xã hội làm lung lạc ý chí, tư tưởng. * Không đồng tình, vì: + Ước mơ thường bao giờ cũng phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật nên việc thực hiện mơ ước là hợp pháp, được pháp luật bảo vệ.
  13. + Nếu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống xã hội; nếu ta có nỗ lực ý chí, quyết tâm thực hiện thì ước mơ cũng dễ dàng trở thành sự thật. * Vừa đồng tình vừa không đồng tình, vì: + Con đường theo đuổi ước mơ sẽ không an toàn và càng không dễ dàng nếu ta chọn những ước mơ lớn, ước mơ “làm thay đổi thế giới”, ước mơ khó thực hiện. + Ngược lại, nêu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, với nhu cầu của xã hội; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; đáp ứng mong mỏi của mọi người và nỗ lực thực hiện thì con đường theo đuổi ước mơ sẽ an toàn và dễ dàng hơn. - Hướng dẫn chấm: Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích hợp lý, thuyết phục (1.0 điểm). Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích tương đối hợp lý, thuyết phục (0,75 điểm). Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích còn chung chung, chưa thật rõ ý (0, 5 điểm). Học sinh bày tỏ quan điểm và chưa giải thích hoặc giải thích chưa sát với nội dung yêu cầu (0, 25 điểm). Học sinh không trả lời hoặc có trả lời nhưng không liên quan đến yêu cầu của đề (0,0 điểm). II. Làm văn Cảm nhận đoạn thơ 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 Cảm nhận đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” ) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo giải quyết tốt các yêu cầu sau của đề bài: 0.5 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. -Nguyễn Khoa Điềm sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Thơ của ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng. -Đoạn trích “Đất Nước” trích từ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu đoạn trích tác phẩm: 0,25 điểm. * Cảm nhận nội dung của đoạn thơ: 4.0 - Đất nước có từ bao giờ?
  14. + Theo Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước. + Đất nước có từ rất lâu đời qua lời kể “ngày xửa ngày xưa” trong những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. - Quá trình lớn lên của đất nước: + Những cụm từ “Đất Nước có trong”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” đã cho thấy được quá trình hình thành và phát triển đất nước. + Đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu của lịch sử văn hoá dân tộc: •Đất nước bắt đầu cùng với sự ra đời của những phong tục, tập quán rất đẹp trong suốt mấy nghìn năm: ăn trầu, bới tóc, cách đặt tên của người Việt. •Đất nước lớn lên đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người: hình ảnh cây tre - biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm và sức sống bất diệt của dân tộc. Đất nước mang vẻ đẹp tâm hồn của những con người sống ân tình, thuỷ chung qua hình ảnh “gừng cay – muối mặn”. • Đất nước gắn với những con người cần cù, lam lũ, yêu lao động, chịu thương chịu khó qua hình ảnh “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. => Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình-chính luận. Vì thế, đất nước hiện lên thật dung dị, gần gũi, lam lũ nhưng không kém phần cao cả. * Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ: -Thể thơ tự do phóng túng, giàu nhạc điệu, cảm xúc. Giọng thơ tâm tình chân thành, thiết tha, sâu lắng. -Sử dụng sáng tạo, phong phú các chất liệu văn hoá dân gian. - Sử dụng có hiệu quả các phép điệp, liệt kê; các hình ảnh giàu tính biểu tượng (miếng trầu, cây tre, gừng cay, muối mặn, ) - Phong cách thơ trữ tình - chính luận. Hướng dẫn chấm: -Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm – 4,0 điểm. -Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 3,25 điểm. Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,75 điểm. . - Đánh giá chung: 1.0 + Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm về đất nước. Theo đó, đất nước hiện lên dung dị, gần gũi, giàu truyền thống và cao cả, thiêng liêng. + Đoạn trích thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình chính luận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 1.0 điểm. Trình bày được 1 ý: 0,5 điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm phần này nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  15. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,5 vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích nêu ở đề bài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. -Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10.0 D Đề 6 Nhận định về đoạn trích Đất Nước ( Trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. sgk ngữ văn 12 viết: “ Đóng góp riêng của đoạn trích lỡ sự nhấn mạnh tư tưởng “ Đất nước là của Nhân Dân” Anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ: “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” ( Đất nước, trích Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm, sgk ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008,tr 120) HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Điểm 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vào bài thơ; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 3. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: a/ Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận -Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm chống Mỹ cứu nước, Thơ ông giàu chất suy tư cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Đất nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng, làm một trong những đoạn đặc sắc thể hiện cách cảm nhận riêng, độc đáo của nhà thơ về đất nước. trong đó, đó là tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt cả đoạn trích chính là đất nước của nhân dân. b. Giới thiệu tư tưởng đất nước là của nhân dân -Tư tưởng đất nước của nhân dân là một tư tưởng lớn, đã trở thành chân lý được kiểm nghiệm trong thực tế, trải qua quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc và lịch sử văn học. Đây vốn là tư tưởng có nguồn gốc từ quan niệm “ dĩ dân vi bản” ( lấy dân làm gốc) của Nho giáo. Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi định từng tâm niệm “ Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” ( lật thuyền mới biết sức dân như nước). Đến thế kỷ thứ XX, Phan Bội Châu cũng khẳng định: “ dân là dân nước, nước là nước dân”. Tư
  16. tưởng này được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển một cách toàn diện và sâu sắc trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân. - Như vậy, tư tưởng đất nước của nhân dân không phải là đóng góp mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm mà đóng góp của ông đã biến tư tưởng có tính chính trị trở nên gần gũi, dễ cảm nhận, dễ đi vào lòng người bằng một giọng thơ trữ tình tha thiết. Trong đoạn trích Đất Nước, tư tưởng đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trên nhiều bình diện: trong chiều rộng của địa lý, chiều dài của lịch sử, chiều sâu của văn hóa. c. Phân tích, chứng minh -Ở những câu đầu đoạn trích, tư tưởng đất nước là của nhân dân được thể hiện qua cách nhìn nhận của tác giả về không gian địa lý: +Nhà thơ đã liệt kê các danh lam thắng cảnh: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Vịnh Hạ Long, đất tổ Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm mặc dù khi Nguyễn Khoa Điềm sáng tác trường ca này đất nước ta đang bị chia cắt nhưng trong cái nhìn của nhà thơ không gian đất nước vẫn là một khối thống nhất, trải dài từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ rừng tới biển: miền Bắc có núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất tổ Hùng Vương , miền Trung có núi bút non Nghiên ở Quảng Ngãi, miền Nam với cánh đồng bằng sông Cửu Long hiền hòa tươi đẹp cùng những con người hiền lành chăm chỉ “ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”. + Nét đặc sắc của đoạn thơ tác giả cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong hệ quy chiếu với con người. những địa danh trên không phải chỉ đơn thuần là vẻ đẹp thiên tạo ( được hình thành bởi những biến động địa chất) mà in đậm bóng dáng tâm hồn dân tộc Việt. ++ Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái:gợi nhắc câu chuyện cảm động về người vợ nhớ chồng đến Hóa Đá, về cặp vợ chồng yêu nhau hóa thành một hòn Trống và một hòn Mái. Người dân Việt Nam đặt những địa danh này để gợi nhớ về lối sống thủy chung yêu thương tình nghĩa trong tình yêu đôi lứa của con người. ++ Những áo đầm ở làng Gióng là dấu vết còn lại của trận đánh năm xưa khi cậu bé làng Phù Đổng nhổ tre ngà đánh đuổi giặc Ân →Biểu trưng cho truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc. ++ 99 ngọn núi ở mặt đất Phong Châu ngày xưa ( nay là nơi đặt đền Hùng) gọi nhắc truyền thuyết về 99 con voi quây quần chầuu phục về đất tổ→biểu tượng cho ý thức hướng về nguồn cội. ++ Núi Bút, non Nghiên: Lại nhắc về truyền thống hiếu học tinh thần vượt khó của nhân dân ta → Mỗi danh lam thắng cảnh là sự hóa thân của nhân dân vào đất nước. người dân đã thổi vào trong đó một linh hồn sống ( một huyền thoại) để sự vật vô tri vô giác trở nên bất tử với thời gian. Điều đặc biệt làm nên những danh lam thắng cảnh ấy không phải là các vĩ nhân mà là những con người vô danh bình dị: người vợ nhớ chồng cặp vợ chồng yêu nhau, những người học trò nghèo Vì thế mỗi tên núi tên sông vang lên đều thể hiện tình cảm thiêng liêng; đằm thắm và gần gũi, yêu thương và tự hào. - Bốn câu thơ cuối đoạn trích, ý thơ nâng lên tầm khái quát mang tính triết luận về vai trò của nhân dân: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi- Chẳng mang một hình dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha- Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy- Những cuộc đời đã hóa núi sông ta. + Hai câu thơ đầu là sự khắc hoạ dáng hình của nhân dân trong không gian đất nước” trên khắp ruộng đồng gò bãi”giố ng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang “ một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa
  17. là nhân dân không chỉ góp nên tên gọi danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau. + Hai câu sau: từ những cuộc đời, những hoá thân cụ thể, nhà thơ nhận thức sau hơn về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người, giữa đất nước và nhân dân→Lời nhắc nhở nhẹ nhàng, sâu sắc ý thức giữ gìn đất nước và tiếp nối truyền thống. - Tư tưởng đất nước của nhân dân còn chi phối đến cả hình thức nghệ thuật đoạn trích: + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. + Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng linh hoạt, sáng tạo ( lấy ý tưởng từ các truyền thuyết, các câu chuyện cổ tích, bài ca dao, dân ca ) khiến tư tưởng có tính luận đề trở nên mộc mạc, gần gũi, thấm thía. + Các động từ góp cho, góp nên, góp mình, góp tên kết hợp với nghệ thuật điệp cấu trúc→ làm nổi bật vai trò lớn lao của những người dân làm nên đất nước. d. Bàn luận -Trong đoạn trích này, tư tưởng đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện đậm nét, trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm vào mọi biểu hiện nhỏ bé nhất của hình tượng đất nước. - Với Nguyễn Khoa Điềm đây còn là kết quả của những năm tháng hoạt động với phong trào học sinh sinh viên ở nội thành Huế, được tận mắt chứng kiến những hi sinh, những đóng góp to lớn của nhân dân để làm nên đất nước. Trong hoàn cảnh đương thời, khi ở miền Nam đang lan truyền tư tưởng thực dân, phản động của đế quốc Mỹ ( ở đâu sung sướng nhiều tiền ở đó là Tổ Quốc) thì việc nhìn nhận rõ vai trò của nhân dân với đất nước càng có ý nghĩa. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; cảm nhận sâu sắc về đoạn thơ. e. Chính tả,dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng Đề 7: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 111 ) HƯỚNG DẪN CHẤM
  18. Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. 7.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài 0.5 triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ nêu trong đề bài. 0.5 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn thơ được trích dẫn. - Cảm nhận về đoạn thơ: 5.0 + Về nghệ thuật: Chú ý hiệu quả sử dụng thể thơ, kết cấu đối đáp, lối xưng hô mình – ta, giọng điệu tâm tình, thế giới hình ảnh thơ, các phép tu từ . + Về nội dung: • Nỗi nhớ thiết tha về những kỉ niệm gắn bó sẻ chia, tình nghĩa son sắt thủy chung giữa Việt Bắc với Cách mạng. • Nỗi nhớ khắc khoải về hình ảnh người mẹ Việt Bắc cần cù, chịu thương chịu khó. • Nỗi nhớ da diết về cuộc sống kháng chiến tại Việt Bắc tuy gian khó mà ấm áp, vui tin, lạc quan. - Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Thông qua nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi, đoạn thơ là khúc ca ân tình về cuộc sống kháng chiến tại Việt Bắc, về tình nghĩa thủy chung giữa Việt Bắc với Cách mạng. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn 0.5 đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng 0.5 Việt. ĐỀ 8 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình
  19. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục. HƯỚNG DẪN CHẤM Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ. 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc 0.5 qua đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 5,0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu, tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5 * Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ - Về nội dung: + Cảnh thiên nhiên: được tái hiện ở cả bốn mùa với màu sắc và vẻ đẹp khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống; mùa hè rực rỡ, 3.5 sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh bình. + Con người: Trong nỗi nhớ của nhà thơ, con người Việt Bắc hiện lên thật đẹp, cần cù, chăm chỉ và rất đỗi ân tình, luôn là chủ thể của bức tranh thiên nhiên. + Cảnh và người hòa quyện, gắn bó nhau. Con người làm cho cảnh trở nên gần gũi, sinh động, có hồn. Nhờ cảnh, vẻ đẹp con người được tôn vinh. - Về nghệ thuật: + Đoạn thơ có cấu trúc hoàn chỉnh như một bài thơ. Các câu thơ được bố trí xen kẽ giữa tả cảnh và tả người tạo nên cấu trúc hài hòa, cân đối. + Hình ảnh đẹp; âm điệu ngọt ngào, tha thiết; cách xưng hô gần gũi, quen thuộc; 0.5 *Đánh giá chung: - Cả đoạn bộc lộ nõi nhớ của người ra đi, nỗi nhớ ấy dệt nên bức tranh bốn mùa với 0,5 vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh và người. Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc qua: thể thơ, hình ảnh, xưng hô . d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0.5 mẻ. Đề 9 Cổ nhân từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”, “ Thi trung hữu nhạc”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Viêt Bắc” của Tố Hữu để làm sáng tỏ:
  20. Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục. HƯỚNG DẪN CHẤM Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ. 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 5,0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu, tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5 -Văn học, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật có sự gắn bó chặt chẽ. Qua mỗi tác phẩm, chúng ta có thể tìm thấy được những cảm xúc tạo nên giá trị thẩm mỹ tích cực. Nhiều văn nghệ sĩ quen thuộc với nhận xét. trong thơ có họa, trong họa có thơ, tho là nhạc của tâm hồn Trong nhiều tác phẩm, độc giả dễ dàng tìm thấy được mối giao cảm nghệ thuật đó. 3.5 - Ở bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã biết tới thăm đối sách để tạo nên những bức tranh đẹp về thiên nhiên con người Việt Bắc. một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất là ( ) * Giải thích ý kiến: - Thi: thơ, một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu ảnh và nhất là có nhịp điệu ( theo từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục 2007,tr 309 -Thi trung hữu họa: trong có hoạ ( có tranh, có cảnh) - Thi trung hữu nhạc: trong thơ có nhạc → ý kiến trên của người xưa nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là giàu hình ảnh và nhạc điệu 0.5 + Chất liệu của thơ ca nói riêng, văn học nói chung là ngôn từ ( hội họa dùng đường nét màu sắc, âm nhạc dùng giai điệu, âm thanh ). Ngôn từ có đặc điểm riêng, giàu sức gợi mở,liên tưởng, khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc hình khối âm thanh. 0,5 + Trong thơ có hoạ vì : Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. trong thơ ta bắt gặp nhiều hình ảnh biểu tượng, hình tượng. Hình ảnh câu thơ là biểu hiện của những rung cảm nội tâm, mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú. + Trong thơ có nhạc vì: thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở Thanh điều, nhịp điệu của lời nói ( ngôn từ). âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều từ ngữ không thể nói hết. nhạc điệu trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đâp trái tim, bước đi của tình cảm con người *Chứng minh ý kiến qua đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu - Thi trung hữu họa: Đoạn thơ trong Việt Bắc giàu chất họa. Đó là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong 4 mùa: + Bức tranh mùa đông: có sự hài hòa giữa màu xanh bạc Ngàn của rừng già và màu đỏ tươi đậm của bông hoa chuối rừng →Thiên nhiên không lạnh lẽo mà căng tràn sức sống,, ấm áp, tươi tắn. Hình ảnh người lao động khỏe khoắn, bình dị với công việc đi nương quen thuộc.
  21. + Bức tranh mùa xuân: thiên nhiên thơ mộng với bạt ngàn sắc trắng của hoa mơ như một tấm áo choàng trắng tinh khiết khoác lên mình cả núi rừng. Con người thì khéo léo, cần mẫn với động tác đang nói chuyển chuyển nhịp nhàng như một nghệ sĩ + Bức tranh mùa hè: nổi bật với sắc vàng rực rỡ của rừng phách, âm thanh sôi động của tiếng ve. Con người cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó với dáng điệu “ hái măng một mình” của cô gái Việt Bắc. +Bức tranh mùa thu: huyền ảo lung linh với ánh trăng hoà bình. Con người ăn nghĩa thuỷ chung. -Thi trung hữu nhạc: không chỉ có màu sắc, bức tranh tứ bình về bốn mùa Việt Bắc còn được dệt nên bởi âm điệu: + Thể thơ lục bát: nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng Nhưng dù gỗ con người vào nhịp thở đều đặn của những kỉ niệm + sử dụng cặp đại từ mình ta kết hợp với nghệ thuật đối tạo ra sự căng cứng về cấu trúc và sự nhịp nhàng của ngôn từ →Tất cả tạo nên nhạc điệu đầy quyến luyến, trầm bổng, ngân nga. + biện pháp điệp: điệp từ “ nhớ” được lặp lại 5 lần tạo nên nhịp ru cho bài thơ, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ trong lòng người đi. →Đoạn thơ có giọng tâm tình, đằm thắm, là tiếng nói của tình thương mến ngọt ngào Thơ Tố Hữu phong phú nhạc điệu, một cái nhạc giàu có tự bên trong của tâm hồn hòa với nhập liệu nơi cúng và đời sống. * Đánh giá: - Khẳng định câu nói của cổ nhân là hoàn toàn đúng với thơ ca và được minh chứng rõ qua đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu - Doạn thơ giàu chất nhạc, chất hoạ, thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 Đề 11: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục. HƯỚNG DẪN CHẤM Cảm nhận về khí thế dũng mãnh và chiến thắng trong đoạn thơ. 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5
  22. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 5,0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu, tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5 * Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ - Về nội dung: - Phân tích khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu): 3,0- + Nghệ thuật: Sử dụng từ láy (rầm rập, điệp điệp trùng trùng), so sánh-thậm xưng (Đêm đêm rầm 1.5 rập như là đất rung), hoán dụ (mũ nan), cường điệu (bước chân nát đá), đối lập (Nghìn đêm thăm thẳm sương dày >< Đèn pha bật sáng như ngày mai lên) + Nội dung: Khí thế chiến đấu sôi động, hào hùng với nhiều lực lượng tham gia, hình ảnh con đường bộ đội hành quân, dân công đi tiếp viện, đoàn quân ô tô quân sự - Phân tích khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau): + Nghệ thuật: Điệp từ vui, biện pháp liệt kê các địa danh của mọi miền đất nước + Nội dung: Tin vui chiến thắng đồn dập bay về, vì Việt Bắc là thủ đô, là đầu não của cuộc kháng chiến. Niềm vui của đất nước hoà cùng Việt Bắc tạo nên bức tranh kháng chiến thắng lợi toàn diện và toàn vẹn. - Về nghệ thuật: - Phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật: Rất điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát. + Các từ láy, động từ (rầm rập, rung, nát đá, lửa bay), tính từ gợi tả (Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan, Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Nghìn đêm thăm thẳm sương 0,5 dày, Đèn pha bật sáng) + Các biện pháp tu từ: so sánh, hoán dụ, cường điệu, trùng điệp + Giọng thơ: âm vang, sôi nổi, hào hùng. *Đánh giá chung: + Đoạn thơ đã nói lên nỗi nhớ của tác giả Tố Hữu. Đằng sau nỗi nhớ ấy chính là những tâm tư, tình cảm của Tố Hữu. + Chất trữ tình chính trị đã được biểu hiện rõ nét trong nỗi nhớ của người ra đi ấy. Hơn thế nữa, nó còn được thể hiện qua sự vận động từ nội dung đến nghệ thuật của đoạn thơ. + Chất trữ tình chính trị chính là phong cách tiêu biểu của hồn thơ Tố Hữu. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 ĐỀ 12 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: - Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
  23. Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? HƯỚNG DẪN CHẤM Cảm nhận về khí thế dũng mãnh và chiến thắng trong đoạn thơ. 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 5,0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu, tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5 * Cảm nhận về những kỉ niệm thời kháng chiến gian khổ nhưng thắm đượm nghĩa tình.qua đoạn thơ 3,0 - Về nội dung: + Nhớ cảnh thiên nhiên khắc nghiệt. + Nhớ nơi chiến khu đầy khó khăn, gian khổ, nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc. + Bày tỏ sư trống vắng trong lòng người ở lại khi chia tay. + Khẳng định lòng thuỷ chung, son sắt + Khẳng định VB là căn cứ địa, là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn cách mạng. Về nghệ thuật: - Phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật: Rất điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát, lối 1.5 xưng hô mình- ta; nghệ thuật phối thanh hài hoà; nhịp thơ 4/4 làm nên những tiểu đối cân xứng, hô ứng về câu trúc, nhạc điệu: (Mưa nguồn suối lũ/ những mây cùng mù; Miếng cơm chấm muối/ mối thù nặng vai; Trám bùi để rụng/ măng mai để già) Có những cặp tiểu đối khắc ghi những sự kiện, có những cặp tiểu đối vế đầu nói về hiện thực gian khổ, vế còn lại khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc son sắt thủy chung. Người đọc như gặp lại hồn xưa dân tộc trong những trang thơ lục bát của Tố Hữu *Đánh giá chung: + Những vần thơ mộc mạc, giản dị tác giả đã bày tỏ một cách sâu sắc nỗi lòng của người ở lại, những kỉ niệm kháng chiến đầy gian khổ mà đậm nghĩa tình không thể nào quên của nhân dân VB với cán bộ về xuôi + Chất trữ tình chính trị đã được biểu hiện rõ nét trong nỗi nhớ của người ra đi ấy. Hơn thế nữa, nó còn được thể hiện qua sự vận động từ nội dung đến nghệ thuật của đoạn thơ. 0,5 + Chất trữ tình chính trị chính là phong cách tiêu biểu của hồn thơ Tố Hữu. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 Đề 13 Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
  24. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Trích Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, trang 88) HƯỚNG DẪN CHẤM Cảm nhận đoạn thơ trong bài trong bài Tây Tiến của Quang Dũng 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. 0,5 - Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích và trích dẫn đoạn thơ trên. b/ Cảm nhận đoạn thơ - Nội dung: 0,5 + Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo. + Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn 3,5 ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn. - Nghệ thuật: Học sinh cần khai thác những nét đặc sắc về nghệ thuật: cách 1,0 gieo vần; nghệ thuật hài thanh; hệ thống từ láy gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật sử dụng hình ảnh, chi tiết tạo nên chất nhạc, chất hoạ, chất thơ *Đánh giá 0,5 - Bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua nỗi nhớ của Quang Dũng, là cái nền để người lính Tây Tiến xuất hiện. - Khắc họa thiên nhiên bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, ngôn ngữ giàu chất họa và nhạc
  25. - Vẻ đẹp thiên nhiên làm nên sức hấp dẫn của thi phẩm Tây Tiến và thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Đề 14 Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích:Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.) HƯỚNG DẪN CHẤM a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp người linh Tây Tiến c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. (0,25) 0,5 - Giới thiệu đoạn thơ : Bức chân dung về người lính Tây Tiến; dẫn thơ. (0,25) -Chân dung người lính Tây Tiến: 3,5 + Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa,lãng mạn: Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ. + Vẻ đẹp bi tráng. -Nghệ thuật: 1,0 + Cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng + Ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh đặc sắc, giàu cảm xúc + Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh; sử dụng từ hán Việt gợi sắc thái cổ kính Đánh giá chung: Bằng bút pháp tương phản đầy ấn tượng của cảm 0,5 hứng lãng mạn cùng với chất bi tráng hào hùng, QD đã tạc nên một
  26. bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến. Qua đó, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Đề 15: Có ý kiến cho rằng hình tượng người lính trong bài thơ tây tiến vừa mang vẻ đẹp của những tráng sĩ thời xưa vừa mang vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kháng chiến chống pháp bằng hiểu biết của anh(chị) về bài thơ hãy làm sáng tỏ ý trên? a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp người linh Tây Tiến c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. (0,25) 0,5 - Giới thiệu ý kiến (0,25)
  27. * Giải thích ý kiến: 3,5 - “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; -“Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ 1,0 đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp. * Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến -Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước + Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; +Tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; +Thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. + Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ, chốn biên ải + Chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, -Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp + Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; + Lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa. + Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; + Những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; + Ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ Đánh giá chung: Bằng bút pháp tương phản đầy ấn tượng của cảm 0,5 hứng lãng mạn cùng với chất bi tráng hào hùng, QD đã tạc nên một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến. Qua đó, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. C. Kết bài - Liên hệ, mở rộng - Đánh giá chung