Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hữu cơ Lớp 12 - Chuyên đề: Peptie

docx 18 trang thaodu 1940
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hữu cơ Lớp 12 - Chuyên đề: Peptie", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_huu_co_lop_12_chuyen_de_pep.docx

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hữu cơ Lớp 12 - Chuyên đề: Peptie

  1. CHUYÊN ĐỀ PEPTIT. Câu 1. Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461gam/mol thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được hỗn hợp các α-aminoaxit có tổng phân tử khối là 533 gam/mol. Hãy cho biết X thuộc loại: A. hexapeptit B. tetrapeptit C. pentapeptit D. tripeptit Câu 2. Hỗn hợp A gồm đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (tỉ lệ mol X:Y = 1:3). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 18,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol A, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua Ba(OH)2 dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 325,05. B. 165,00. C. 265,95. D. 135,00. Câu 3. Thủy phân hết m gam Pentapeptit mạch hở chỉ tạo bởi 1 aminoaxit thu được hỗn hợp gồm 17,80 gam Ala, 19,20 gam Ala-Ala, 27,72 gam Ala-Ala-Ala và 45,30 gam Ala-Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 104,44. B. 119,36. C. 81,54. D. 96,98. Câu 4. Thủy phân hoàn toàn tripeptit M cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 36,6 gam hỗn hợp muối của hai α-aminoaxit đồng đẳng liên tiếp (đều chỉ chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử). Nếu thủy phân không hoàn toàn M thì không thu được đipeptit chỉ chứa 1 loại α-aminoaxit. M là A. Gly-Gly-Ala. B. Ala-Gly-Ala. C. Ala-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 5. Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Ðốt a gam hỗn hợp X cần 22,848 lít khí O2 (ở đktc) thu được 5,376 lít N2 (đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được bao nhiêu gam muối? A. 89,68. B. 55,24. C. 75,52. D. 53,28. Câu 6. Phân tử khối của một pentapeptit bằng 373. Biết pentapeptit này được tạo nên từ một amino axit mà trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Phân tử khối của amino axit này là A. 57,0. B. 89,0. C. 60,6. D. 75,0. Câu 7. Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau ? Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α - amino axit là : 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit : Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val. A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. B. Gly- Gly-Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. D. Gly- Ala-Gly-Val-Gly. Câu 8. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 17,025. B. 68,1. C. 19,455. D. 78,4
  2. Câu 9. Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là A. 27,9 B. 29,7 C. 13,95 D. 28,8 Câu 10. Cho 0,125 mol α-amino axit A tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 35,575 gam rắn khan. E là tetrapeptit A-B-A-B (B là α-amino axit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 8,92 gam E bằng lượng oxi vừa đủ thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 21,24 gam. B là. A. Glyxin B. Valin C. Alanin D. α-amino butanoic Câu 11. X, Y là 2 peptit được tạo từ các α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a gần nhất với A. 2,5 B. 1,5 C. 3,5 D. 3,0 Câu 12. A là tripeptit Ala-Glu-X và B là pentapeptit Gly-Ala-X-Lys-Glu (X là α- aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp E chứa A, B cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 2M thu được 95,85 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là. A. NH2-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)COOH C. CH3CH(NH2)CH2COOH D. CH3-CH2CH(NH2)-COOH Câu 13. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng thu được (m + 22,2) gam muối natri của các α -aminoaxit (đều chứa 1 nhóm –NH2 và một nhóm – COOH). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được (m + 30,9) gam muối. X thuộc loại peptit nào sau đây? A. heptapeptit. B. pentapeptit. C. tetrapeptit. D. hexapeptit. Câu 14. Một tripeptit no, mạch hở X có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là: A. 18,00 B. 18,90. C. 21,60. D. 19,80. Câu 15. Hỗn hợp X gồm Ala–Val–Ala, Val–Val, Ala–Ala, Ala–Val, Val–Ala. Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X thu được Alanin và Valin có tỉ lệ về khối lượng là Alanin:Valin=445:468. Đốt 0,4 mol hỗn hợp X thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 216,1 gam. Phần trăm khối lượng Ala–Val–Ala trong hỗn hợp X là: A. 31,47%.B. 33,12%. C. 32,64%.D. 34,08%.
  3. Câu 16. Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α-amino axit X1 và X2 ( đều no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Tìm giá trị của m là A. 2,295. B. 1,935. C. 2,806. D. 1,806. Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam peptit X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam glixin; 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala-Val-Gly và Gly-Ala, không thu được đipeptit AlaGly. Công thức cấu tạo của X là: A. Gly-Ala-Gly-Val-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Val-Gly-Gly- Ala. C. Ala-Val-Gly-Ala-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Val-Gly-Ala- Gly. Câu 18. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mach hở Y đều được cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy lội qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Tìm m A. 40. B. 80. C. 60. D. 30. Câu 19. Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác đốt cháy cùng lượng E trên trong O 2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO 2, H2O và N2; trong đó tổng khối lượng của CO 2 và H2O là 115,18 gam. Công thức phân tử của peptit X là A. C17H30N6O7. B. C21H38N6O7. C. C24H44O6O7. D. C18H32N6O7. Câu 20. Peptit X được cấu tạo bởi một amino axit trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm –COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH ( được lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng nhiều hơn X là 75 gam. Số liên kết peptit trong phân tử X là: A. 15. B. 17. C. 16. D. 14. Câu 21. Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y đều thu được glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 cần dùng 44,352 lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 92,96 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 4,928 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn Y thu được a mol Val và b mol Gly. Tỉ lệ a : b là
  4. A. 1 : 1 B. 2 : 1 C. 3 : 2 D. 1 : 2 Câu 22. Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2N-CxHyCOOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α-aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 48,97 gam B. 38,80 gam C. 45,20 gam D. 42,03 gam. Câu 23. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K 2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là A. 55,24%. B. 54,54%. C. 45,98%. D. 64,59%. Câu 24. Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một peptit Y (Biết số nguyên tử nitơ trong X, Y lần lượt là 4 và 5, X và Y chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng NaOH vừa đủ, cô cạn thu được ( m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng O2 vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E gần nhất với: A. 47%. B. 53%. C. 30%. D. 35%. Câu 25. Số tripeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp các α-amino axit : Glyxin ; Alanin ; Phenyl alanin và Valin mà mỗi phân tử đều chứa 3 gốc amino axit khác nhau là A. 6 B. 18 C. 24 D. 12 Câu 26. Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X , tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO 2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần nhất với A. 50.B. 40. C. 45. D. 35. Câu 27. Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi Glyxin và Alanin. Thành phần % khối lượng của Nito trong A và B lần lượt là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu
  5. được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là: A.2 :3 B. 7 :3 C. 3 :2 D. 3 :7 Câu 28. Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B ( M A > 4MB) được trộn theo tỉ lệ mol 1:1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng? A. A có 6 liên kết peptit. B. A có thành phần trăm khối lượng N là 20,29%. C. B có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%. D. A có 5 liên kết peptit. Câu 29. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C 3H10N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 28,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,12 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, 28,08 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, t0 thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là: A. 38,85. B. 36,54. C. 42,9 D. 37,65. Câu 30. Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi peptit được tạo thành từ 1 loại aminoaxit và tổng số nhóm –CONH– trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX: nY= 1 : 2. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12 gam glyxin và 5,34 gam alanin. Giá trị của m là: A. 14,46 gam. B. 11,028 gam. C. 16,548 gam. D. 15,86 gam. Câu 31. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m là: A. 146,8. B. 145. C. 151,6. D. 148. Câu 32. Hỗn hợp E gồm 2 peptit X,Y mạch hở (X, Y được cấu tạo từ glyxin và Alanin trong đó nX:nY=1:2) biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thủy phân hoàn toàn E trong 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong O2 dư thu được 18,816 lít khí, hơi (CO2+H2O), N2, O2. Tỉ lệ số mol Gly và Ala trong X là: A. 1:1. B. 2:1. C. 1:2. D. 2:3. Câu 33. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm 3 peptit X,Y, Z thu được 151,2 gam hỗn hợp các muối natri của gly, ala, val. Đốt cháy hoàn toàn 151,2 gam muối cần 107,52 lít khí O2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam E thu đư ợc 84,4 gam tổng (H2O + N2), CO2. Giá trị của m là: A. 102,4 gam. B. 99,76. C. 104,28. D. 97,6.
  6. Câu 34. Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y và peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một loại amino axit và có tổng số nhóm – CO-NH- trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ nX : nY : nZ = 4 : 6 : 9, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 72 gam glyxin; 56,96 gam alanin và 252,72 gam Valin. Giá trị của m và loại peptit Z là A. 283,76 và hexapeptitB. 283,76 và tetrapeptit C. 327,68 và tetrapeptit D. 327,68 và hexapeptit Câu 35. Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-aminoaxit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị m là: A. 27,85 gam. B. 28,45 gam. C. 31,52 gam. D. 25,10 gam. Câu 36. Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối Gly và b mol muối Ala. Đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962. Câu 37. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y đều mạch hở bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là A. 102,4 B. 97,0 C. 92,5 D. 107,8 Câu 38. Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo từ các α-amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm – COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn F thu được 19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2, CO2, và 19,44 gam H2O. Nếu đun nóng 33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là A. 53 B. 54 C. 55 D. 56 Câu 39. Cho hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α-aminoaxit X1 và X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít khí O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít khí CO2 (đktc). - Thí nghiệm 2: X và Y đều là α - aminoaxit no mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, có khối lượng là k gam. X có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm -COOH còn Y có 1 nhóm −NH2 và 2 nhóm -COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm 2 muối trung hòa.
  7. Lấy 0,25 mol Z tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam muối. Giá trị của (m + k) là: A. 34,235 gam. B. 32,785 gam. C. 30,085 gam. D. 33,055 gam. Câu 40. Hỗn hợp X gồm Ala-Gly, Ala-Gly-Gly, Ala-Gly-Ala-Gly. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Alanin và Glyxin với tỉ lệ số mol Alanin : Glyxin = 15 : 19. Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 11,088 lít O2 (đktc). Khối lượng Ala-Gly-Gly trong m gam hỗn hợp X là A. 4,060. B. 3,654. C. 8,120. D. 6,090. Câu 41: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ muối sinh ra bằng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn T qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với : A. 53%.B. 54%. C. 55%. D. 56%. Câu 42: Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ KOH thì thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, từ m gam X điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng m’ gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn m’ gan hỗn hợp peptit trên cần 7,224 lít khí O2 (đktc). Giá trị gần đúng nhất của m là: A. 7. B. 8 C. 9 D. 10 Câu 43: Hỗn hợp E gồm peptit X và Y lần lượt CnHmOzN4 và CxHyO7Nt đều mạch hở, cấu tạo từ các aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho hỗn hợp E phản ứng với 2 lít dung dịch NaOH 0,65M thu được dung dịch Z. Để trung hòa Z cần dùng 100 ml dung dịch HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam muối trên cần 177,6 gam O2. Giá trị gần nhất với m là: A. 137 B. 147 C. 157 D. 127 Câu 44: Hỗn hợp E chứa 2 peptit X, Y đều mạch hở, có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1 và có tổng số liên kết peptit nhỏ hơn 8. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,48 mol muối Gly và 0,08 mol muối Ala. Giá trị m là? A. 36.64 gam B. 33,94 gam C. 35,18 gam D. 34, 52 gam Câu 45: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 peptit ( trong cấu tạo chỉ chứa Gly, Ala, Val) trong dung dịch chứa 47,54 gam KOH. Cô cạn dung dịch thì thu được 1,8m ( gam) chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hết 0,5m gam X thì cần dùng 30,324 lít O2, hấp thụ sản phẩm cháy vào 650 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy khối lượng bình
  8. tăng 65,615 đồng thời khối lượng dung dịch tăng m1 (gam) và có một khí trơ thoát ra. Giá trị (m1 + m) gần nhất với: A. 78B. 120 C. 50 D. 80 Câu 46: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của gly, b mol muối của ala. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với: A. 0,5 B. 0,76 C. 1,3 D. 2,6 Câu 47: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B( A và B đều là amionaxit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm – COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16. Giá trị a gần nhất với: A. 0,65 B. 0,67 C. 0,69 D. 0,72 Câu 48: Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác đốt cháy cùng lượng E trên trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2; trong đó khối lượng của CO2 và H2O là 115,18 gam.Công thức phân tử của peptit X là: A. C17H30N6O7 B. C21H38N6O7 C. C24H44N6O7 D. C18H32N6O7 Câu 49: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X,Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với: A. 102 B. 101 C. 100 D. 103 Câu 50: X là một peptit mạch hở. Thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các tripeptit thì tổng khối lượng của tripeptit là 56,7 gam. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các đipeptit thì tổng khối lượng của đipeptit là 59,4 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam một amino axit Y (chỉ có một nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Giá trị của a là A. 62,1. B. 64,8. C. 67,5. D. 70,2. Câu 51: Thủy phân hoàn toàn peptit X và peptit Y trong môi trường axit thu được glyxin và alanin. Y có số liên kết peptit nhiều hơn X là 2. Thủy phân hoàn toàn 46,08 gam peptit X bằng 400ml dung dịch NaOH 2M ( lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được 68,8 gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y cần dùng 65,52 lít O2(đktc). Tỉ lệ glyxin và alanin trong peptit Y gần nhất với:
  9. A. 0,35 B. 0,4 C. 0,48D. 0,45 Câu 52: Chia hỗn hợp X gồm glyxin và một số axit cacboxylic no, mạch hở thành 2 phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối sinh ra bằng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O và N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng 20,54 gam so với ban đầu. Phần hai tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi N2 không bị nước hấp thụ. % khối lượng của glyxin trong X gần nhất với: A. 22 B. 28 C. 32 D. 40 Câu 53: Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở (được tạo thành từ các aminoaxit no có 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH), metylamin và axit glutamic trong đó số mol metylamin bằng số mol axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,25 mol CO2, 0,045 mol N2 và 0,265 mol H2O. Giá trị của m gần nhất với: A. 7,1 B. 7,2 C. 7,3 D. 7,4 Câu 54: Peptit X mạch hở được cấu tạo từ hai loại α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm – NH2. Biết X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH theo phản ứng sau: X + 11NaOH → 3A + 4B + 5 H2O Đốt cháy hoàn toàn 56,4 gam X thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2; trong đó khối lượng của CO2 và H2O là 119,6 gam. Mặc khác đun nóng 0,12 mol X với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với: A. 128 B. 135 C. 94 D. 77 Câu 55: Cho hỗn hợp A chứa 2 peptit X và Y đều được tạo từ glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặc khác đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m gần nhất với: A. 560 B. 470 C. 520 D. 490. Câu 56: Hỗn hợp E chứa 2 peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy 0,2 mol E với lượng oxi vừa đủ, thu được N 2; x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,08. Mặt khác đun nóng 48,6 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của glyxin và valin có tổng khối lượng 83,3 gam. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là. A. 37,86% B. 38,89% C. 35,24% D. 33,38% Câu 57: X là đipeptit; Y là pentapeptit đều được tạo bởi từ một loại α-mino axit. X có công thức phân tử là C6H12O3N2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,26 mol hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Ngưng tụ toàn bộ F thu được hỗn hợp khí có thể tích là 40,768 lít (đktc) . Giá trị m là.
  10. A. 39,44 gam B. 35,18 gam C. 38,12 gam D. 36,48 gam Câu 58: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở (được tạo bởi X, Y là 2 - aminoaxit no, chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm – COOH; MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa 0,24 mol muối của X và 0,32 mol muối của Y. Mặt khác đốt cháy 38,2 gam E cần dùng 1,74 mol O2. Tổng khối lượng phân tử của X và Y là: A. 164. B. 206. C. 220. D. 192. Câu 59: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Phần trăm khối lượng peptit của X trong E gần với : A. 19,0% B. 17,5% C. 18,0%D. 18,5% Câu 60: Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và được tạo bởi alanin và glyxin; X và Y là đồng phân; MY < MZ; trong H có mO:mN = 52:35 . Đun nóng hết 0,3 mol H trong dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 120g rắn khan T. Đốt cháy hết T thu được 71,76g K2CO3. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 3 phân tử của peptit bằng 17. Tổng số nguyên tử có trong phân tử Z là A. 62 B. 71 C. 68 D. 65 Câu 61: Hỗn hợp A gồm 2 peptit mạch hở Ala-X-Ala và Ala-X-Ala-X trong đó X là một α-aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thu được 14x mol Alanin và 11x mol X. Đốt 13,254 gam hỗn hợp A cần 17,0325 lít O2 (đktc). Đun 13,254 gam hỗn hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là: A.14,798. B.18,498. C.18,684 D.14,896. Câu 62: Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no; Z là este thuần chức của glyxerol và 2 axit thuộc cùng dãy đồng đẳng axit acrylic. Đốt cháy 0,16 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 196,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng bình tăng 112,52 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,688 lít (đktc). Mặt khác đun nóng 64,86 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được lượng muối là. A. 78,24 gamB. 87,25 gamC. 89,27 gamD.96,87 gam Câu 63: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala , Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly- Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X gồm cần 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol Xtác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam mưối? A. 104,00 B. 100,50 C. 99,15 D. 98,84
  11. Câu 64: X, Y là hai peptit mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi là 9 và đều được tạo bởi từ glyxin và valin. Đốt cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 2,43 mol O2, thu được CO2, H2O và N2; trong đó khối lượng của CO2 nhiều hơn khối lượng của H2O là 51,0 gam. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam E với 600 ml dung dịch KOH 1,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (1,6m + 8,52) gam rắn khan. % khối lượng của Y (MX MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E là. A. 11,86%B. 12,68% C. 10,64% α− D. 13,24% Câu 69: Hỗn hợp E chứa 4 peptit X, Y, Z, T đều được tạo từ một loại amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH, có tổng số liên kết peptit nhỏ hơn 11. Đốt cháy E cần dùng x mol O 2, thu được hỗn hợp gồm N2, H2O và y mol CO2. Biết rằng tỉ lệ x : y = 1,25. Mặt khác đun nóng lượng E trên với dung dịch HCl dư thấy lượng HCl phản ứng là
  12. 0,14 mol, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là A. 17,57 gam B. 15,61 gam C. 12,55 gam D. 15,22 gam Câu 70: Hỗn hợp X gồm hai peptit A và B. Tổng liên kết peptit của hai peptit là 7. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp thu được a mol alanin và b mol glyxin. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong khí oxi vừa đủ thu được 0,53 mol CO2 và 0,11 mol khí N2. Tỉ lệ a : b gần đúng là A. 0,6923 B. 0,867 C. 1,444 D. 0,1112 Câu 71: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin. Hỗn hợp H gồm X (7,5a mol), Y (3,5a mol), Z (a mol) ; X chiếm 51,819% khối lượng hỗn hợp. Đốt cháy hết m gam H trong không khí (vừa đủ), thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là (2m + 3,192) gam và 7,364 mol khí N2. Đun nóng m gam H trong 400 ml dung dịch NaOH 1,66M (vừa đủ), sau phản ứng thu được 3 muối trong đó có 0,128 mol muối của alanin. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất thu được là A. 5,352g B. 1,784g C. 3,568g D. 7,136g Câu 72: Hỗn hợp E chứa tetrapeptit (X) và pentapeptit (Y) mạch hở, được tạo bởi từ glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 27,99 gam E bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thu được 45,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thu được tăng 23,17 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,144 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là. A. 48,55% B. 30,87%C. 69,13%D. 51,45% Câu 73: Hỗn hợp E chứa peptit X (CxHyO5N4) và chất hữu cơ Y (C8H16O4N2). Để phản ứng hết 40,28 gam E cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được x gam một ancol Z duy nhất và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 α-aminoaxit; trong đó có a gam muối A và b gam muối B (M A < MB). Dẫn toàn bộ x gam Z qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 2,016 lít khí H2 (đktc); đồng thời khối lượng bình tăng 6,66 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất là. A. 0,8B. 0,6C. 0,9D. 0,7 Câu 74: Hỗn hợp A gồm 4 peptit mạch hở Val-Val, Val-Ala-Gly, Ala-Gly-Gly-Ala và Gly-Gly-Gly-Gly-Gly.Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng A bằng oxi vừa đủ thu được 44 gam CO2 và 3,36 lít N2 (đktc). Mặt khác cho 10 gam hỗn hợp A trên tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây : A. 34,18B. 15,15C. 13,82D. 14.98 Câu 75: Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp E chứa tetrapeptit và pentapeptit đều mạch hở trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa 0,02 mol Gly- Gly-Gly-Ala; 0,01 mol Gly-Ala-Ala-Ala-Gly; 0,02 mol Gly-Gly-Ala; 0,04 mol Ala-Ala- Gly; 0,06 mol Gly-Ala; 0,08 mol Ala-Gly; 0,06 mol Gly-Gly; 0,13 mol Alanin và 0,14 mol Glyxin. Nếu đun nóng m gam E với V lít dung dịch NaOH 1,5M (dùng dư) đến
  13. phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (1,6m + 4,62) gam rắn khan. Giá trị của V là. A. 0,90 B. 0,80C. 0,75D. 0,85 Câu 76: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-aminoaxit no mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,2491 B. 2,5760 C. 2,3520 D. 2,7783 Câu 77: Thủy phân hoàn toàn a mol tetrapeptit (E) Ala-X-X-Gly (X là amino axit chứa 1nhóm NH2) cần dùng dung dịch chứa 6a mol NaOH. Mặt khác đốt cháy 11,28 gam E cần dùng V lít O2 (đktc) thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩmcháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thu được 41,37 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thu được giảm 18,81 gam. Khối lượng phân tử của X là. A. 132B. 133C. 147D. 161 Câu 78: X là peptit được tạo bởi từ 2 α-amino axit đều no, mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X theo phản ứng sau: → → + 0 (1) X + 4H2O (H , t ) 2A + 3B (2) X + 7NaOH 2A’ + 3B’ + 3H2O A chỉ chứa 1 nhóm – NH2. Lấy 0,1 mol B cho tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E. E tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy 16,85 gam X bằng oxi vừa đủ thu được CO2, N2 và 12,15 gam H2O. MX= ? A. 660B. 702C. 674D. 632 Câu 79: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151.2 gam hỗn hợp các muối Na của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X , Y ở trên cần dùng 107.52 lít khí O2 thu được 64.8 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với: A. 102 B.97 C.92 D.107 Câu 80: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin; X không có đồng phần; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 16. Thủy phân hết hỗn hợp H gồm X (10a mol), Y (9a mol), Z (a mol) trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch T chỉ chứa 0,54 mol muối A và 0,19 mol muối B (MA < MB). Đốt cháy hết A và B thu được Na2CO3; tổng khối lượng CO2 và H2O là 109,8g. mZ: mX gần nhất với: A. 0,15 B. 0,2C. 0,1 D. 0,25 Câu 81: Hỗn hợp X gồm tripeptit, pentapeptit và hexapeptit được tạo từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm cháy vào
  14. 1 lít dung dịch Ba(OH)2 1,5M thì thấy có 8,288 lít một khí trơ duy nhất thoát ra (đktc), đồng thời khối lượng dung dịch tăng 49,948 gam. Giá trị m gần nhất với A. 59. B. 48. C. 62. D. 45. Câu 82: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở ( cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y ( được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2( đktc). Mặt khác thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hớn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là: A. 3:1. B. 3:2. C. 2:1. D. 4:1. Câu 83: X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được các tripeptit có tổng khối lượng là 35,1 gam. Mặc khác thủy phân không hoàn toàn cùng lượng X trên lại thu được hỗn hợp các đipeptit có tổng khối lượng là 37.26 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam hỗn hợp các aminoaxit (chỉ chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH). Giá trị a gần nhất với : A : 43.8 B 39 C 40.2 D 42.6 Câu 84: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α- amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là A. 9 và 51,95. B. 9 và 33,75. C. 10 và 33,75. D. 10 và 27,75. Câu 85: X là một α-aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng a mol X thu được hỗn hợp A gồm tripeptit mạch hở Y và tetrapeptit mạch hở Z với tỉ lệ số mol Y : Z = 8 : 3. Đốt hỗn hợp A cần 0,945 mol oxi thu được 12,33 gam H2O. Đốt hỗn hợp B gồm a mol một α-aminoaxit R no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm – COOH; 0,25a mol Y và 0,5a mol Z sau đó hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 567,36 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng R trong hỗn hợp B là A. 26,50% B. 32,12% C. 35,92% D. 26,61% Câu 86: X là một peptit mạch hở có các mắt xích được cấu tạo từ α-amino axit cùng dãy đồng đẳng với Alanin. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch chứa 0,4 mol NaOH thu được dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan, Y không tác dụng với dung dịch NaOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,68 mol O2 thu được CO2, N2 và 1,2 mol H2O. Phân tử khối của X có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây? A. 320B. 500 C. 360 D. 430
  15. Câu 87: X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam. Giá trị của a là A. Tăng 49,44. B. Giảm 94,56. C. Tăng 94,56. D. Giảm 49,44. Câu 88: Hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X ( X là aminoaxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH ) và axit cacboxylic Y no đơn chức, mạch hở , tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít O2 ( đktc ) thu được 50,75 gam (CO2 + H2O ), N2, Na2CO3. X, Y lần lượt là: A. Gly, CH3COOH. B. Ala, CH3COOH. C. Ala, HCOOH. D. Gly, HCOOH. Câu 89: Hỗn hợp A gồm 2 peptit mạch hở Ala-X-Ala và Ala-X-Ala-X trong đó X là một α-aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thu được 14x mol Alanin và 11x mol X. Đốt 13,254 gam hỗn hợp A cần 17,0325 lít O2 (đktc). Đun 13,254 gam hỗn hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 14,798. B. 18,498. C. 18,684 . D. 14,896. Câu 90: X và Y đều là 2 peptit cấu tạo từ 1 loại -aminoaxit no, hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH (A). X là 1 peptit vòng còn Y là 1 peptit hở, X và Y có cùng số liên kết peptit. Cho m (gam) X phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng được dung dịch chỉ chứa 111m/71 gam muối của A. Đốt hỗn hợp gồm 0,01mol X và 0,015mol Y cần 18,06 lít O2 (đktc). Mx là? A. 497 B. 568 C. 399 D. 456 Câu 91: X, Y, Z (MX < MY < 246 < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ valin và 1 α- aminoaxit A thuộc dãy đồng đẳng của glyxin; Y không có đồng phân; tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử ba peptit bằng 13. Đun nóng hoàn toàn 56,82g hỗn hợp H gồm X, Y, Z (phân tử khối trung bình của X, Y, Z bằng 189,4) trong dung dịch chứa 56m gam ROH (dùng dư 5% so với lượng phản ứng; R là kim loại kiềm), cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng được rắn T. Đốt hết T trong O2 dư thu được 69 m (g) muối R2CO3; tổng khối lượng CO2 và H2O là 115,919g. Khối lượng của Z trong H là A. 6,9g B. 12,6g C. 9,09g D. 8,64g Câu 92: X, Y (MX < MY) là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Z, T (MZ < MT) là hai este ba chức; trong đó Z được tạo bởi một loại axit X hoặc Y, T được tạo bởi X và Y; cả Z, T đều được tạo nên từ glixerol và có tổng số liên kết pi bằng 10. Đốt cháy hoàn
  16. toàn 27,52g hỗn hợp H gồm Z, T trong oxi dư, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 57,6g. Mặt khác cũng lượng H trên tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2,1M. Tổng số nguyên tử có trong T là A. 22 B. 32 C. 24 D. 28 Câu 93: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 3 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Tổng x + y bằng: A. 9,0. B. 10,0 C. 12,0 D. 11,0 Câu 94: Hỗn hợp A gồm tripeptit Ala-Gly-X và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-X (X là α- aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp A, sau phản ứng thu được 93,184 lít khí CO2 (đktc) và 50,94 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp A trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m gam muối khan. Tổng khối lượng muối glyxin và muối X trong m là. A. 13,412 gam. B. 9,729 gam. C. 10,632 gam. D. 9,312 gam Câu 95: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ glyxin, alanin, valin; Y không có đồng phân. Hỗn hợp H chứa X, Y, Z (X chiếm 75% số mol H). Đốt cháy hết 81,02g H trong oxi dư, thu được 0,51 mol N2. Đun nóng cũng lượng H trên trong dung dịch chứa KOH 1,4M và NaOH 2,1M, kết thúc phản ứng thu được 129,036g rắn T có chứa 3 muối và số mol muối của alanin bằng 0,22 mol. Đốt cháy hoàn toàn lượng rắn T trên thì thu được 70,686g muối cacbonat trung hòa. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 14. % khối lượng Z trong H gần nhất với: A. 19% B. 21% C. 12% D. 9% Câu 96: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các amino axit thuộc dãy đồng đẳng của Gly; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp H chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6:2:1. Đốt cháy hết 56,56g H trong oxi vừa đủ, thu được nCO2:nH2O=48:47 . Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56g H trong 400ml dung dịch KOH 2M (vừa đủ), thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là A. 0,843 B. 0,874 C. 0,698 D. 0,799 Câu 97: Hỗn hợp H gồm 1 đipeptit A (được tạo nên từ 1 α-amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và 1 este B đơn chức, phân tử chứa 2 liên kết ; A, B mạch hở. - Đốt cháy hoàn toàn H với 21,504 lít O2 (đktc) sinh ra 36,96g CO2. - H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1,76M thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 36,3 B. 30,02 C. 36,14 D. 36,46
  17. Câu 98: Hỗn hợp E chứa peptit X mạch hở ( tạo bởi Gly và Ala) và este Y mạch hở (được tạo bởi etylen glycol và một axit đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 23,08 gam hỗn hợp muối F, trong đó có a gam muối Gly và b gam muối Ala. Lấy toàn bộ F đem đốt cháy thu được Na2CO3, N2; 23,76 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Mặt khác, đốt cháy m gam E cần 0,89 mol O2. Tỉ lệ gần đúng của a:b là ? A. 2,5B. 2,8C. 2,4 D. 2,6 Câu 99: Hỗn hợp X gồm hai peptit đều mạch hở là X1 (C19HxOzNt), X2 (C22HnOmNk). Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp gồm 4,806 gam alanin và 3,744 gam valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH đặc, dư, thì khối lượng dung dịch NaOH tăng a gam. Giá trị a gần nhất với: A. 25,24. B. 26,72. C. 24,35. D. 23,48 Câu 100: Cho hỗn hợp X gồm các tripeptit Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu và Gly-Val-Ala. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu được 4 amino axit, trong đó có 4,875 gam glyxin và 8,01 gam alanin. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là A. 118,2 gam B. 60,0 gam C. 98,5 gam D. 137,9 gam Câu 101. X, Y, Z là ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được 0,48 mol CO2. Mặt khác đun nóng 43,04 gam hỗn hợp E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối của glyxin và alanin có tổng khối lượng là 64,32 gam. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E có giá gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 33% B. 26% C. 42% D. 16% Câu 102. Cho hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai oligopeptit X (a mol) và Y (2a mol). Đun nóng M bằng 360 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi Z chứa một chất duy nhất và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 37,24 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 71,97 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Biết hai peptit X, Y cùng số nguyên tử cacbon, thủy phân hoàn toàn chúng thu được các α–aminoaxit chỉ gồm valin và alanin. Phần trăm về khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ hơn trong M là: A. 34,58% B. 53,65% C. 57,20% D. 61,36% Câu 103. Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 73,78 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa m gam muối của alanin và hỗn hợp F chứa 2 0 ancol. Đun nóng toàn bộ F với H 2SO4 đặc ở 140 C, thu được 21,12 gam hỗn hợp ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là.
  18. A. 44,4 B. 11,1 C. 22,2 D. 33,3 Câu 104. X, Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và có tổng số liên kết peptit trong X, Y bằng 11. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 640 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ lượng muối cần dùng 1,92 mol O2, thu được Na 2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO 2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là. A. 58,37% B. 42,86% C. 48,64% D. 54,56%