Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phan_tich_nhan_vat_lien_trong_tac_pham_hai_dua_tre_cua_thach.docx
Nội dung text: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
- Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là một cô bé mới lớn nhưng trong cô đã ôm áp những cái rất mới trong sự khao khát và ước muốn của con người ở phố huyện nghèo này. Nhân vật Liên được tác giả khai thác qua rất nhiều chi tiết cũng như khía cạnh. Mới đầu tác gải đã giới thiệu, Liên là một cô bé mới i tám tuổi, nhưng trong tiềm thức của Liên và dưới ngòi bút của tác giả thì Liên như một người đã trường thành, một người tháo vát công việc gia đình rất đảm đang. Với em thì Liên đóng vai trò là mọt người chị cũng là một người mẹ, với gia đình thì Liên là một người con ngoan hiếu thảo, biết giúp đỡ mẹ. dù ở đội tuổi này là ăn học chơi những với Liên thì khống, dường như tác gỉ đã khắc họa Liên là một người già trước tuổi. Với không gian nhỏ trong chiếc nhà cùng với những món hàng của gia đình Liên. Cũng những tiếng trong báo hiệu hết một ngày tàn cho Liên cảm thấy buồn tủi hơn. Với nỗi buồn man mắc đó, và bóng tối đã trùm lên phố nhỏ, trùm lên đồng ruộng, trùm lên cả nỗi buồn của Liên đang thoi thóp thở. Tiêp theo là hình ảnh những đứa trẻ lang thang trên khu phố, dường như Liên đã thức tĩnh được cuộc sống, cảm nhận được mình là người may mắn hơn. Và càng về khuya, tâm trạng Liên ngày càng thức tĩnh và buồn hơn. Từ nhỏ, Liên là cô bé có tuổi thơ chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy, khi cảnh càng về khuya, cảnh đoàn tàu đêm từ Hà nội về chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau. Làm cho Liên hồi tưởng về quá khứ về những ngày sống vui vẻ bên gia đình. Với Liên đó là một kỉ niệm không bao giờ phai. Và cảnh đoàn tàu dường như trong tâm hồn của Liên là một cuộc sống với bao nhiêu là khao khát, khát vọng nhỏ nhoi về với mình. Khi đoàn tàu đi qua, đó cũng là lúc mà hai chị em nhìn ngắm những tia sáng mong manh đi qua. Cảnh hai chị em chờ đoàn tàu đi qua không phải là để bán hàng nhưng đó là cái để iên hòi tưởng về quá khứ, khao khát về cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng như là những con người ở khu phố huyện nghèo này mong mỏi. Qua nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của nhân vật cũng như của những con người ở phố huyện này. Gía
- trị nhân vă của tác phẩm đã được tác giả khắc họa thông qua nhân vật Liên. Làm cho người đọc hiểu rõ hơn về số phận cũng như cuộc sống của con người trong thời kỳ này. Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 2 Qua câu truyện "Hai Đức Trẻ" của Thạch Lam cho người đọc thấy nhân vật Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương. Nhân vật Liên được tác giả đặt ở vị trí trung tâm của truyện. Tính cách tâm hồn cô bé được tái hiện qua ánh mắt quan sát và những suy nghĩ cảm xúc khi đối diện với cuộc sống nơi phố huyện nghèo. Bằng tài nghệ khám phá thế giới nội tâm phong phú tinh tế, Thạch Lam đã tái hiện một cách chân thực sống động những vẻ đẹp tiềm ẩn trong nhân vật Liên 1. Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương. a. Yêu thiên nhiên: Trái tim cô bé nhạy cảm tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên – Tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy đã rộng mở để đón nhận những biến động tinh tế mơ hồ của cảnh vật. Liên càng biết được sự đổi thay của đất trời lúc ngày tàn: + Em lắng nghe từng tiếng động, báo hiệu một ngày sắp hết: từ tiếng trống thu không; tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng; đến cả tiếng muỗi vo ve. Như thể em đang đón nhận cả cái không khí im vắng tĩnh lặng của buổi chiều quê. + Cái nhìn của Liên bao quát cả khung trời phía tây đang rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Bầu trời hồng rự rỡ như lửa cháy với những đám mây "ánh lên như hòn than sắp tàn". Trên nền trời nổi bật đường viền sẫm màu của những rặng tre Khoảnh khắc ngày tàn khơi lên trong cô bé một nỗi buồn man mác mơ hồ. – Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất này. Khi quan sát cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất nghèo khó qua những thứ rác rưởi bot lại trên nền chợ " vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía". Liên yêu mảnh đất này đến mức thuộc lấy cả mùi cát bụi " một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của vùng đất này". – Đặc biệt Liên tìm thấy ở đây những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Qua cách cảm nhận của em một đêm mùa hạ bỗng trở nên trong trẻo êm ả lạ thường " trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát". Có cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thăm thẳm với hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lóe sáng .
- ==> Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh. b. Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người. – Liên thương trong cuôc sông nghèo khổ cơ cực của những người dân nghèo. + Em xót xa khi thấy những đứa trẻ nhà nghèo phải tìm bới nhặt nhạnh trong đống rác mặc dù biết mình không có tiền cho chúng. + Liên dành cho cụ Thi điên chút lòng qua cút rượu rót đầy. + Cô bé thương mẹ con chị Tí " ngày mò cua bắt tép tối lại dọn hàng tới tận khuya mà cũng chẳng ăn thua" + Ánh mắt cô bế siết bao ái ngại khi quan sát cảng khốn cùng của gia đình bác sẩm " cả nhà ngủ gục trên manh chiếu rách; chiếc thau sắt trống không " Dường như em mường tượng được nỗi đói rét cùng cực đang chờ đợi họ. – Cùng với nỗi xót xa trong cuộc sống vất vả nghèo khó cơ cực của những người dân phố huyện, cô bé Liên còn cảm nhận cả sự bế tắc tù đọng trong kiếp sống của họ. Họ bị giam cầm trong giữa cái ao đời quẩn quanh tăm tối không ánh sáng không tương lai. Cái nhìn của en thấm đượm niềm thương cảm sâu xa. "Chừng ấy người ngồi lặng trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho " ( sr mình quên mất đoạn dc này) ==> Miêu tả những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diên với thiên nhiên con người cuộc sống. Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tinh yêu thương. 2. Không chỉ biết yêu thương cô bé Liên còn biết ước mơ, biết hướng tới tương lai a. Tâm hồn ấy luôn thiết tha hướng về ánh sáng – Bản thân cô bé phải sống trong không gian tiêu điều tăm tối của phố huyên nghèo, đặc biệt bóng tối như trùm lấp cả đất trời chiếm lĩnh mọi khoảng thời gian không gian. Không phải ngẫu nhiên Thạch Lam tô đậm đêm tối " đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối tối hết cả con đường thăm thẳm qua sông, con đường qua chợ, những ngõ con vào làng càng ". Trên nền trời cuộc sống tăm tối ấy nổi bật hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ nhoi đáng thương như bị qiam cầm trong bóng tối " Từ khi nhà Liên dọn ở Hà Nội về đây, từ khi
- có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và An cũng phải ngồi với cái tối của quang cảnh phố chung quanh". – Nhưng bằng tất cả sức sống của một tâm hồn trẻ thơ tươi sáng, Liên đã không chịu " khuất phục" cái bóng tôi dày đặc kia. Ánh mắt em luôn thiết tha kiếm tìm những nguồn sáng. Có lúc cô bé ngước lên bầu trời đêm thăm thẳm đển chiêm ngưỡng " hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lấp lánh", có lúc Liên tìm về những với những ngọn đèn gần gũi ấm áp xung quanh: đèn dây sáng trong hiệu khách; vầng sáng nhỏ tên chõng hành chị Tí; thậm chí Liên nâng niu đến cả từng hột sáng lọt qua khe liếc. Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng. b. Cô bé còn biết kiếm tìm những niềm vui, biết hướng tới tương lai. Vẻ đẹp này được thể hiện qua niềm mong đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện. – Liên cố thức đợi chuyến tàu không phải để bán thêm vài món hàng mà em đợi tàu để được nhìn thấy một cộc sông náo động, một nguôn sáng rực rỡ. Bởi vì con tàu ấy là niềm vui duy nhất sau mỗi ngày dài đằng đẵng buồn tẻ và tăm tối của cuộc sống nơi đây Cho nên Liên đợi nó như người ta mong một điều gì đó lớn lao kì diệu. – Liên đánh thức em dậy từ lúc tàu chưa đến cô bé đón với tất cả niềm hân hoan vui sướng + Qua cái nhìn của e con tàu bỗng trở nên lỗng lẫy lạ thường "đoàn tàu rầm rộ đi tới ." Con tàu như đến môth thế giới của thần thoại. Nó khơi lên trong Liên biết bao nhiêu cảm xúc hồi tưởng về một quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng về môt thế giới khác + Lúc con tàu đi qua Liên vẫn còn bâng khuâng dõi theo. Nó đánh thứ trong Liên những ý nghĩ mơ hồ mà em không lí giải được. Em chìm vào giấc ngủ với ý nghĩ " minhg sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như .một vùng nhỏ" Suy nghĩ ấy chứng tỏ Liên đã sớm có ý thức về bản thân mình, sự thức tình cái tôi cá nhân ấy đã gieo vào lòng người đọc niềm hi vọng rằng cô bé có tâm hồn tươi sáng kia sẽ không bị giam cầm trong kiếp sống tù đọng tăm tối này mãi mãi. Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 3 Truyện ngắn Hai đứa trẻ, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lòng mình thấy êm đềm trước bức tranh phô huyện nghèo chứa đầy bóng tối, hay vì sao mình không chỉ có cảm giác xót thương những người dân lao động nghèo mà chỉ thấy yêu quý, đồng cảm với họ không?
- Theo tôi, đó là vì tất cả đều hiện lên qua đôi mắt trìu mến và tâm hồn luôn ngập tràn ước mơ, hi vọng của cỏ thiếu nữ Liên nhân vật trung tâm của câu chuyện. Như ta đã biết, Liên là một thiếu nữ Hà Thành đã từng được sông trong những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc bên gia đình và người thân. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình sa sứt, cha cô mất việc. Vì thế, mấy mẹ con phải dắt nhau về quê kiếm sống. Hai chị em Liên được giao nhiệm vụ trông coi một quầy hàng tạp hóa nhỏ. Tuy bán chẳng lãi lời được bao nhiêu nhưng cô vẫn phải mở cửa hàng. Mỗi khi mở cửa hàng, cô lại được ngắm nhìn cảnh phố huyện, tuy nghèo nhưng vô cùng đẹp và đáng yêu. Điều đầu tiên người đọc, trước hết là riêng tôi ấn tượng ở Liên chính là sự trong sáng, ngây thơ cũng như rất giàu tình thương của cô. Đã từng quen sống sung sướng ở Thủ đô mà giờ đây lại phải sống ở một miền quê nghèo đói chắc là Liên phải rất chán nản? Nhưng không, trỏng cô chỉ gợn chút buồn man mác trước cảnh chiều tà mà không cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng. Đó chính là điều mà tôi thấy khâm phục và quý mến ở cô. Thay vì những cảm xúc tiêu cực, Liên đã mở rộng lòng mình, quan sát cảnh phố huyện và chợt nhận ra nơi đây cùng đẹp đấy chứ – một vẻ đẹp không quá lộng lẫy mà gần gũi, quen thuộc đến lạ lùng. Liên cảm nhận được “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến hai chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đây thực sự là một cảm nhận vô cùng tinh tế! Phải yêu và gắn bó với mảnh đất, quê hương này lắm thì cô thiếu nữ mới có thể cảm nhận được điều này. Sống mười bảy năm trên đời nhưng phải nói một điều là tôi chưa bao giờ dành đôi chút thời gian ngồi ngắm nhìn cảnh vật xung quanh đế có được những cảm giác tuyệt vời như Liên. Và cũng thật hồn nhiên khi hai chị em “lặng ngước nhìn lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”, hay có lúc “vài cánh hoa bàng nhỏ rụng khẽ xuống vai Liên khiến cô có những cảm giác mơ hồ không hiểu rõ”. Qua cái cảm giác này, tôi nhận thấy Liên thực sự là một cô thiếu nữ có một tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm và nhiều khi rất lãng mãn nữa. Tuy sống khó khăn, nghèo khổ nhưng Liên vẫn luôn giữ trong mình một chút gì đó yêu đời, lạc quan. Không chỉ có những rung động với cảnh quê hương mà cô còn rung động với những con người khắc khổ nơi đây. Liên động lòng thương mấy đứa trẻ nhặt rác ở ven chợ nhưng cũng chẳng giúp được gì vì cô có gì để cho bọn nó đâu Khi nhìn thấy mẹ con nhà chị Tí. bác phở Siêu, hay gia đình nhà bác xẩm, Liên còn hỏi thăm họ nữa. Cô thiếu nữ vừa hiểu họ nhưng cũng rất thương cho những con người tuy làm việc cực nhọc một nắng hai sương suốt cả ngày mà vẫn khổ quá. Họ cố bán hàng thế này cũng có kiếm được là bao đâu. Đặc biệt hơn là nhân vật Liên có thể cảm nhận được, thấu hiểu được tiếng lòng của con người nơi đây: “Chừng ấy người trong bóng tôi mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Từ đâu mà Liên có thể hiểu được niềm mong đợi này của người dân? Đó chẳng phải là do cô có tấm lòng nhân hậu luôn quan tâm chia sẻ với mọi người hay sao. Cô dùng chính trái tim của mình để đập cùng nhịp với trái tim họ, những con người cũng khổ cực như gia đình cô. Chính vì tình yêu sâu nặng với mảnh đất này mà cô cũng yêu luôn cả những con người
- trong đó. Nhờ thế mà cô thấu hiểu nỗi khó khăn cũng như những khát khao, ước vọng của họ. Liên thực sự là một người có tấm lòng nhân hậu mà tôi vô cùng mến phục,thấy cần học tập. Nhưng không chỉ yêu cái mảnh đất, yêu con người nơi đây cô thiếu nữa Hà thành ấy còn luôn giữ trong mình một khát vọng cháy bỏng. Điều này được thể hiện rõ qua hành động đợi tàu từ Hà Nội chạy qua. Tôi tự hỏi họ ngắrn đoàn tàu vì điều gì? Mẹ dặn: chị em cố thức đợi chuyến tàu đêm may ra có khách mua hàng. Đối với Liên, một cô gái nhạy cảm thì thức ngắm (đoàn tàu chạy qua không phải để bán hàng mà là đợi chờ một hanh phúc đơn sơ, một trò vui con trẻ, một khao khát tìm lại kỉ niệm đẹp ngày xưa. Khi nghe thấy những tiếng xinh xịch của tàu, những ánh sáng chói lọi phát ra từ mỗi toa tàu thì Liên nhổm dậy nhìn lên đoàn tàu và thấy nhớ Hà Nội quá. Cô nhớ một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ, huyên náo. Ở nơi đó, chứa đựng tuổi thơ đẹp đẽ của cô. Ở nơi đó, cô được sống những ngày hanh phúc sung sướng có thể nói là nhất đời cô. Bên cạnh đó, đoàn tàu huyên náo còn chở cả ước mơ, hi vọng của cô. Qua những ánh đèn sáng rực, những tiếng huyên náo, Liên mong muốn một thế giới mới, một cuộc sống mà ở nơi đó, mọi người đều được sống sung túc, ấm no, luôn luôn tràn ngập tiếng cười và không bao giờ phải lo đến những vật chất tầm thường kia. Đây là khát vọng vô cùng chính đáng. Và dường như đây cũng chính là ước mơ, khao khát của tất cả những người dân nơi phố huyện, làng quê thêm sáng, con người thêm sức sống, lạc quan yêu đời hơn. Tôi thực sự cảm thấy yêu nhàn vật Liên vô cùng. Tâm hồn cõ trong sáng, đáng yêu. Tuy còn nhỏ tuổi, Liên vẫn có những cảm nhận vô cùng tinh tế về cuộc sông xung quanh, về những con người nơi phô huyện nghèo. Hơn thế nữa, cô còn rất hiểu họ và có một khát vọng, ước mơ vô cùng đẹp đẽ. Dù sông trong khó khăn, khắc khổ nhưng Liên vẫn cố gắng và sông đẹp, luôn thể hiện là người lạc quan yêu đời. Liên đúng là một tấm gương cho tôi học tập. Đọc xong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tôi nhận thấy đằng sau hình tượng nhân vật Liên là cái tôi nhà văn nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ dịu dàng, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế biết cảm thông sâu sắc với buồn khổ của con người nhất là của trẻ con trong xã hội cũ. Từ nhân vật Liên và các nhân vật khác trong truyện, tôi càng thêm thấm thía giá trị nhân đạo, nhân văn của ngòi bút Thạch Lam, một ngòi bút lãng mạn, xuất sắc trong đội ngũ nhà văn Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại trước Cách mạng tháng Tám 1945. Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 4 Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 – 1945 như một làn “gió đầu mùa” tinh khiết, êm nhẹ. Người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được một tình người đằm thắm trong một giọng văn tha thiết. Cái đẹp tự lan toả, “tiềm tàng trong mọi vật bình thường” khiến
- cho “lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Thạch Lam đã khơi gợi ánh sáng cho những tâm hồn từ ngay những mảng đời chìm trong bóng tối. Truyện ngắn Hai đứa trẻ – câu chuyện về hai chị em ở phố huyện nghèo – như một bài thơ thấm đẫm tình người. Thế giới trẻ thơ gợi lại cho mỗi chúng ta những rung động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người. Trong văn xuôi Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, có lẽ khó ai tìm ra được những nét đẹp tiềm ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam. Các nhà văn Tự lực Văn đoàn, những anh em của Thạch Lam cũng hay nói về cảnh nhà quê, người nhà quê nhưng đã tước đi vẻ hồn nhiên tươi tắn chân thực của cuộc sống ấy, thay vào đó là những cái nhìn có phần xa lạ, kẻ cả, đôi chút khinh miệt. Có lẽ, trong số anh em họ Nguyễn Tường, Thạch Lam là người sống sâu nặng hơn cả với kí ức tuổi thơ của mình. Trong tâm tư của nhà văn, phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) và người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đẹp đẽ nhất, khiến cho ông khi viết về hình ảnh phố huyện vẫn còn vẹn nguyên những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ. Hai chị em Liên và An chính là những gì Thạch Lam yêu mến, gắn bó thuở thiếu thời. Người đọc không thể nào quên ấn tượng về một không gian phố huyện chuyển dần vào bóng đêm. Những âm thanh của một ngày sắp tắt cùng với một phương tây cháy rực gieo vào lòng người nỗi buồn mơ hồ. Một phiên chợ chiều tàn, dăm đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ vương vãi xung quanh chợ không chỉ đánh động tình thương của cô bé Liên đầy lòng trắc ẩn mà còn khiến chúng ta cũng bồi hồi vì những nét thân thuộc của quê hương, một “mủi riêng của đất, của quê hương này”. Tài năng của Thạch Lam đã giúp chúng ta nhận ra cái hồn quê hương dìu dịu thấm vào từng cảnh vật và những sinh hoạt ban đêm của những con người phố huyện. Tất cả những gì nhà văn mô tả đều hết sức bình thường trong một câu chuyện không có cốt truyện. Khung cảnh và những con người đều như hướng vào một chủ đích của nhà văn: khắc hoạ những nét bình dị, lặng lẽ trong một không khí xã hội đang chìm trong bóng đêm dày đặc của cuộc sống quẩn quanh không lối thoát. Những nhân vật phố huyện: mẹ con chị Tý với hàng nước, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm từng ấy nhân vật đã làm nên cái đặc trưng của phố huyện. Đó là những con người đang lầm lũi trong cuộc mưu sinh, tâm trạng lúc nào cũng lo toan và nhẫn nhịn. Họ cùng chờ đợi, không phải là những người khách mà chính là đang mòn mỏi hy vọng. Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cũng giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế giớ khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng không hề lịm tắt. Không phải ngẫu nhiên nhà văn đã miêu tả cuộc sống phố huyện gắn với ba thời điểm nối tiếp: hoàng hôn – tối – khuya. Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng về ánh
- sáng càng khắc khoải bấy nhiêu. Ánh đỏ rực của buổi hoàng hôn dẫu đẹp nhưng lại gieo vào lòng cô bé Liên nỗi buồn man mác vì cuộc sống của hai đứa trẻ trong một gia đình sa sút đã mang sẵn những dư vị của bóng tối. Đó là thời điểm bắt đầu những lo toan của thế giới người lớn nên “bóng tối ngập đầy dần” đôi mắt Liên. Liên đã chứng kiến những con người “đi lần vào bóng tối”, “từ từ đi vào bóng đêm” và rồi từ bóng tối mênh mông lại hiện lên những bóng đời chập chờn ánh sáng ngọn đèn, bếp lửa. Ánh sáng của thực tại chỉ còn là “nguồn sáng” xa lạ của những vì sao trên trời. Là những “khe sáng”, “quầng sáng”, “hột sáng” mong manh của những con người cùng sống nơi phố huyện nghèo. Sự sống như ẩn mình trong ánh sáng nhưng vẫn không xua tan được những ám ảnh bóng tối. Nó chỉ đánh thức những hoài niệm tuổi thơ. Những ngày tháng êm đềm của chị em Liên khi cảnh nhà chưa sa sút. “Vùng sáng rực và lấp lánh” của quá khứ là một tương phản để cắt nghĩa cho tâm trạng của Liên: “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”. Đó là sự chấp nhận, là thực tế đáng buồn mà Thạch Lam đã nhận ra từ cuộc sống của hai đứa trẻ. Hoàn cảnh không cho phép hai chị em Liên – An được sống bình thường như bao đứa trẻ khác, tuổi thơ của những đứa trẻ con nhà nghèo không có ánh sáng, đang cằn cỗi dần cùng bóng tối. Phải chăng vì vậy mà cô bé Liên dễ động lòng trắc ẩn trước “mấy đứa trẻ con nhà nghèo”, còn An dù thèm nhập bọn cùng đám trẻ con chơi đùa, nhưng nhớ lời mẹ dặn nên đành ngồi im. Cảnh nghèo dễ khiến tạo ra mặc cảm, dù cho là những đứa trẻ. Thạch Lam dường như không muốn để cho những cảm giác bi kịch đè nặng lên số phận những con người nghèo khổ, bằng thái độ trân trọng, ông đã nâng đỡ cho các nhân vật của mình, vực dậy những khát khao đổi đời ngay trong những khoảnh khắc ánh sáng mong manh nhất: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ” “Một cái gì tươi sáng hơn”, bản thân họ cũng không hề biết trước, chỉ là những trông ngóng mơ hồ. Nhà văn không thể chỉ ra “con đường sáng” cho những con người nghèo khổ ấy. Có lẽ, ông cũng không mơ hồ, ảo tưởng như những cây bút Tự lực Văn đoàn khác như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo để mong chờ một thay đổi theo khuynh hướng cải lương, một tình thương bố thí nửa vời. Ông cũng không trông chờ nhiều vào hoạt động của “Hội Ánh sáng” do các anh em của ông tổ chức sẽ cải thiện cuộc sống dân nghèo. Bằng trực giác và sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ giàu yêu thương, Thạch Lam đã phát hiện những nội lực để vươn lên của con người từ chính nền cuộc sống nghèo khổ. Ông đã diễn giải sâu sắc bằng hình tượng chuyến tàu đêm ngang qua phố huyện. Chuyến tàu ấy là hoạt động cuối cùng về đêm của phố huyện, là dịp cuối cùng để cho những người bán hàng đêm như chị em Liên mong “may ra còn có một vài người mua”. Nhưng vượt lên cuộc sống thường nhật mà nỗi thất vọng lớn hơn niềm hy vọng, là sự háo hức trông đợi chuyến tàu “mang ánh sáng của một thế giới khác đi qua” để con người
- không đánh mất niềm tin vào sự sống. Vì vậy Thạch Lam đã dành những câu văn thật tinh tế để diễn tả cảm giác đợi chờ ở Liên và An. Đặc biệt, cô bé Liên đã chiếm được nhiều cảm tình ở người đọc. Không chỉ vì Liên là người chị lớn đảm đang, tay hòm chìa khoá của mẹ, vì dẫu cho cô bé Liên có tự hào về chiếc chìa khoá đeo vào chiếc dây xà tích bạc thì điều ấy chỉ làm người đọc buồn và thương cảm cho một cô bé sớm già trước tuổi. Điều mà Thạch Lam làm cho người đọc yêu mến nhân vật chính là khoảnh khắc ông giúp phát hiện vẻ đẹp giàu nữ tính của nhân vật: “Liên khẽ quạt cho em, vuốt lại mái tóc tơ ( ) Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Đây là trang văn đậm chất thơ, đem đến sự ngọt ngào của tình cảm nhà văn dành cho Liên, tạo ra cảm xúc đồng điệu ở người đọc. Một cô bé giàu mộng mơ, ắt hẳn không thể để tâm hồn ngập dần trong bóng tối. Đó là tiền đề để Liên có thể cảm nhận ánh sáng chuyến tàu đêm khác hẳn mọi người: Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực,vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Ánh sáng rực rỡ của con tàu mang hình ảnh chứa đựng khát vọng về tương lai, đánh thức sức sống mãnh liệt của tâm hồn Liên. Không phải một lần Liên đón nhận ánh sáng ấy mà đêm nào cô cũng được sống trong những giờ phút mơ tưởng này. Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động. Thạch Lam đã đem đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối như không gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn hướng về ánh sáng. Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy hy vọng. Từ tình cảm dành cho những con người bé nhỏ, Thạch Lam còn làm sống dậy những tình cảm gắn bó với quê hương, mảnh đất và con người bình dị mà thân thương. Có thể xem đó là một khía cạnh khác của tâm hồn nhân ái Thạch Lam. Ông nói về những cảm nhận của hai chị em cũng là phát hiện về mối quan hệ gắn kết giữa con người với mảnh đất. Dường như những hương vị bình thường, mùi đất, mùi chợ cũng là một phương diện của tâm hồn hai đứa trẻ, cũng là sự tha thiết trìu mến của nhà văn hướng về vùng đất Cẩm Giàng từng lưu dấu tuổi thơ. Những chi tiết bình thường nhất nơi phố huyện còn lan toả cảm giác ấm áp ân tình của Thạch Lam đến tận bây giờ. Bóng tối mênh mông là miền đời không thể lãng quên và không được phép lãng quên, bởi ở đó có những con người mà nhà văn thương mến nhất. Huyền Kiêu, một người bạn của Thạch Lam đã rất có lí khi cho rằng “Thạch Lam là một người Việt Nam thành thực nhất”, có lẽ bởi nhà văn đã yêu cuộc sống và những con người nghèo khổ qua những trang văn thấm đượm tình người, những trang văn “rất nhiều Thạch
- Lam trong đó”. Độ chân cảm từ những trang văn Thạch Lam sẽ còn làm cho nhiều thế hệ người đọc còn bồi hồi xúc động. Vũ Hường tổng hợp