Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn - Lưu Quốc Hương

doc 48 trang thaodu 7450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn - Lưu Quốc Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mon_ngu_van_theo_huong_tich_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn - Lưu Quốc Hương

  1. DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PPDH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA BỘ MÔN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” (tr. 27) “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt tromg mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.” (tr. 40). Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn không đặt ra nữa. Bài toán đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Từ thực tiễn đó, sáng kiến kinh nghiệm này chính là kết quả ứng dụng dạy học tích hợp vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu 1
  2. Lựa chọn đề tài Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn, người nghiên cứu mong muốn đem đến một cái nhìn cụ thể hơn về việc áp dụng dạy học tích hợp vào chương trình dạy học Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông. Qua công trình nghiên cứu này, người nghiên cứu cũng cố gắng đem đến một cách hiểu đúng và đầy đủ hơn về hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp mà chúng ta đang thúc đẩy hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp loại hình, phương pháp thống kê được chúng tôi vận dụng để tổng hợp khái quát quá trình vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học. - Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ những biểu hiện của phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. - Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm chỉ ra những ưu nhược điểm của quá trình dạy học theo quan điểm tích hợp. 4. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, tư tưởng tích hợp giáo dục xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên-xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện tích hợp ở mức thấp, chưa đặt nặng vấn đề dạy học tích hợp ở trung học. Thực tiễn trong những thập niên 90 cho đến nay, việc dạy học của chúng ta vẫn mang tính “hàn lâm, lý thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học đã được quy định trong chương trình nhưng chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết; Việc quản lý chất lượng giáo dục chỉ tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học. Với quan điểm như trên sẽ dần đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết và cứng 2
  3. nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo đục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, người nghiên cứu thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về dạy học theo quan điểm tích hợp ở cấp học trung học phổ thông. Với bài nghiên cứu này, người nghiên cứu mong đưa đến một cách hiểu đúng và cụ thể về hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp trong chương trình dạy học môn Ngữ văn tại cấp học Trung học phổ thông. 3
  4. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận 1. Thế nào là tích hợp? Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Dạy học tích hợp (hay dạy học theo chủ đề) là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà người học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu hơn so với cách học truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình. 4
  5. Dạy học tích hợp không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực hành trong một tiết/buổi dạy. Chúng ta cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm đó là một triết lý giáo dục, nó phản ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ thống các kiến thức hoặc kỹ năng riêng lẻ cho người học để sau đó người học muốn làm bất kì việc gì với những kiến thức và kỹ năng đó. Còn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy học là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27) Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các 5
  6. phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. 6
  7. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau: - Giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”. - Đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; chú trọng mối quan hệ giữa HS với SGK; phải buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của GV. Dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào. Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học tác phẩm văn chương ở THPT theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho HS. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của HS phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt tiêu yếu tố “giảng” của người thầy, một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đọc hiểu cho HS, nếu được sử dụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của trò, được coi là hoạt động trung tâm của quá trình dạy học TPVC. Hoạt động đọc hiểu trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích luỹ đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo 7
  8. Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp đòi hỏi GV phải thay đổi cách dạy học. GV phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và hoạt động cảm thụ văn học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho ngang tầm với việc đọc hiểu văn bản. Tất nhiên, có nhiều cách đọc đối với một văn bản, nhưng trong nhà trường THPT phải tập trung chú ý trước hết mức độ phổ thông, không đi sâu vào những khía cạnh triết học, tâm lí phức tạp. HS phải biết vai trò biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn, mạch lạc, hình ảnh, biểu tượng, những cách biểu đạt đa dạng như hàm ẩn, nghịch lí, ngữ cảnh hẹp và rộng; từ đó HS nắm được cái chìa khoá nằm trong hệ thống biểu đạt của văn bản để tự mình đọc được và tự học. Muốn vậy, GV phải biết lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học nhằm kết hợp hữu cơ hoạt động đọc hiểu văn bản với tri thức và kĩ năng tiếng Việt. Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương cần chú trọng hình thành cho HS cách đọc có phương pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp, khêu gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế, nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt nghĩa, khái quát, tránh suy diễn máy móc tuỳ tiện, xuyên tạc dung tục, mô phỏng sáo mòn hời hợt, thiếu màu sắc chủ quan, cá tính sáng tạo. Giờ dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương cần tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn; phải làm cho HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập, bộc lộ thái độ riêng trước những vấn đề về văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép 2. Các hình thức tích hợp: 2.1 Tích hợp ngang Tích hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề. 8
  9. Mô hình này đòi hỏi nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của những môn học khác nhau. Một ví dụ cho mô hình này là dự án giảng dạy về Công nghệ, Khoa học và Toán của hai nhà giáo dục Laporte và Sanders vào năm 1996. Mục đích của dự án này là giúp các trường trung học tại Mĩ được học Toán và Khoa học thông qua các hoạt động công nghệ. Dạy học theo mô hình này chúng ta có thể thấy một vấn đề có thể liên quan đến nhiều môn học khác nhau như Nghệ thuật (Arts), Xã hội (Social Studies), Ngôn ngữ (Language Arts), Toán (Mathematics) và Khoa học (Science) Mô hình này cho thấy quá trình học tập xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp. Ví dụ như môn Xã hội ở bậc tiểu học tại Australia tích hợp kiến thức từ nhiều môn học khác nhau bao gồm các kiến thức về con người, sức khỏe liên quan đến môi trường xã hội. Trong môn ngữ văn, tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác. Những kiến thức của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm Văn tách rời độc lập nhưng khi vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân môn này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau. Chẳng hạn, khi tìm hiểu một văn bản thơ, có thể hỏi học sinh về các biện pháp tu từ và ý nghĩa các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó (tích hợp với phần tiếng Việt), khi tìm hiểu một văn bản truyện, có thể hỏi học sinh về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản (Tích hợp với phần làm văn). Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng nghiên cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần. Muốn vậy cần có sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về mục tiêu cần đạt của mỗi phân môn, đồng thời phải thoát ra khỏi tiết dạy của từng phân môn để có cái nhìn bao quát cả đơn vị bài học tuần. Từ đó xác định mục 9
  10. tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng phân môn trong bài học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để dạy kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho học sinh. 2.2 Tích hợp dọc Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa tiếng Việt với tiếng Việt , giữa làm văn với làm văn trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống . Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học. 2.3 Tích hợp liên môn Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến thức đới sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản. Mô hình này giảng dạy theo các chủ đề đòi hỏi giáo viên và học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Ưu điểm của mô hình này là giáo viên vẫn dạy một môn học, nhưng trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng và mở rộng kiến thức của nhiều môn học liên quan khác. 10
  11. Mô hình này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất và mục tiêu. Trong trường hợp này, môn học tích hợp được cùng một giáo viên giảng dạy. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho thấy chủ đề trong một môn học có thể liên quan đến nhiều môn học khác nhau như: Toán, Giáo dục Thể chất, Địa lí II. Thực trạng việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn ở trường THPT: 1. Thực trạng : Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp là một tất yếu trong dạy học bộ môn Ngữ văn.Thế nhưng, việc vận dụng phương pháp này trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. + Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp. Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt. Ví dụ : Dạy “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, khi phân tích các đặc điểm phẩm chất của những con người trong gia đình nhân vật Việt cần phải liên hệ đến phẩm chất của các nhân vật trong tác phẩm Rừng xà xu của Nguyễn Trung Thành để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn những phẩm chất lịch sử của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ. Đồng thời để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi con người ở những vùng văn hóa, vùng đất khác nhau. Có như vậy mới giúp học sinh thấy được mối liên hệ của các tác phẩm, chiều sâu của hình tượng + Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó. Ví dụ : Dạy Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại đem so sánh nhân vật người đàn bà làng chài với nhân vật bà Hiền trong Một người Hà nội của Nguyễn Khải về tiêu chí vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì quả là gượng ép. Bởi lẽ, hai người đàn bà trong hai gia đình ở hai hoàn cảnh khác nhau, được xây dựng bởi hai cảm hứng khác nhau, khi so sánh cần hết sức cân nhắc. + Nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm. Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng phương pháp dạy học tích hợp.Song, việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không thể sử dụng ngẫu hứng, 11
  12. tùy tiện. Kiểu vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mục tiêu cần đạt của tiết dạy. Ví dụ: Dạy Vợ Nhặt của Kim Lân thì mục tiêu cần đạt về nội dung là thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo bên bờ vực của cái chết. Đó là lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc và lòng nhân ái của con người. Vậy, nếu tích hợp liên hệ người vợ nhặt với nhân vật chị Dậu ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) chỉ để nói về thân phận con người thì đã làm lạc hướng mục tiêu bài học. + Khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị kĩ càng, sử dụng tích hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao. Ví dụ : Giáo viên chưa chủ động chuẩn bị dữ liệu để phục vụ việc dạy học tích hợp. Dạy bài Sóng của Xuân Quỳnh điểm nhấn sẽ là cảm quan và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu lứa đôi. Tất nhiên, với bài này, tích hợp với cảm quan và khát vọng của Xuân Diệu về tình yêu là hoàn toàn hợp lí. Thế nhưng, khi nhắc đến Xuân Diệu, ông Hoàng của thơ tình yêu thì giáo viên lúng túng không biết chọn bài thơ nào, tứ thơ, câu thơ nào cần viện dẫn để phân tích, so sánh để thấy điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa hai thi nhân khi nói về tình yêu. 2. Nguyên nhân : Có mấy nguyên nhân sau đây : - Chưa có ý thức, chưa chú trọng đến phương pháp dạy học tích hợp còn mới mẻ đối với giáo viên THPT. - Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế: tích hợp không đúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo. - Chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch. - Chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp. 3. Hậu quả : Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, từ việc áp dụng một phương pháo dạy học nhỏ mà không đúng dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là : 12
  13. + Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong SGK, một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm. + Học sinh không cảm nhận được chiêu sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm văn học trong hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề. + Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh. Đó là sự vận dụng kết hợp các kiến thức Tiếng Việt, Văn học vào Làm văn và sự vận dụng kiến thức không phong phú. Tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập. + Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh. III. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT: 1. Xác định đúng nội dung, mục tiêu tích hợp: Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm cá nhân, các nội dung trên sẽ là : 1.1 Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì ?) + Khắc sâu kiến thức bài học. + Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình. + Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn học cho HS. 1.2 Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo lối tích hợp ?) Đó là : + Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài đã học. + Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn khác, phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác. 1.3 Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi : Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài dạy xuất phát từ những cơ sở nào ?) Đó là : + Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học. 13
  14. + Căn cứ vào nội dung chương trình (các bài học trước hoặc sau bài cần dạy có liên quan) 1.4 Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào ?) Đó là: + Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp. + Lựa chọn dữ liệu tích hợp. Ví dụ minh họa : Khi dạy bài đọc - hiểu văn bản văn học Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, tôi làm như sau : - Về mục tiêu sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, cần cho học sinh hiểu được: + Những phẩm chất cách mạng của gia đình nhân vật Việt vừa có tính chất truyền thống của một gia đình cách mạng, vừa là những phẩm chất tiêu biểu cho con người miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời, cho học sinh thấy vẻ đẹp riêng trong tích cách của từng nhân vật. Thực hiện được như thế là giúp học sinh khắc sâu kiến thức. + Khi dạy, tôi chọn các văn bản văn học có nội dung liên quan với văn bản Những đứa con trong gia đình để so sánh và khái quát nội dung nêu trên như : Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, Đất của nhà văn Anh Đức. Nghĩa là vừa cho học sinh thấy sự liên kết giữa các bài học trong chương trình vừa giúp học sinh kĩ năng, vốn kiến thức để làm văn. - Về nội dung cần tích hợp trong bài dạy: Với bài dạy này tôi chọn nội dung cần tích hợp để so sánh, đối chiếu, củng cố và khắc sâu kiến thức học sinh là : + Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt (so sánh với Dít, Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu, nhân vật ông Tám trong tác phẩm Đất ) + Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước) và làm bài viết ở bài sau. + Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. 14
  15. - Về nguyên tắc tôi dựa vào mục tiêu cần đạt của tiết học (theo tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng): + Hiểu được vẻ đẹp phẩm chất cách mạng truyền thống của những con người trong gia đình Việt đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Kĩ năng nghị luận về đoạn trích tác phẩm văn xuôi . - Về phương pháp, tôi tiến hành xác định nội dung tích hợp trong bài dạy.Đó là: + Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt + Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước) + Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn các dữ liệu cụ thể để tích hợp (sẽ nói ở sau) 2. Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp: Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp (Dữ liệu được hiểu là các đơn vị kiến thức cần có để tích hợp). Như trên đã nói, giáo viên sẽ lúng túng và dễ mất uy trước học sinh. Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi xác định mục tiêu, nguyên tắc, và phương pháp cụ thể để tích hợp. Ví dụ minh họa : Khi dạy trích đoạn Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, tôi thực hiện việc chuẩn bị các dữ liệu tích hợp như sau : - Về mục tiêu (như đã xác định ở trên) - Về nguyên tắc và phương pháp : + Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có cùng đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy Đất nước đã nêu. Đó là các bài thơ : Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bên Kia sông Đuống (Hoàng Cầm) + Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định lựa chọn nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện ở mỗi tác phẩm. 15
  16. + Tiến hành tạo các dữ liệu: Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ tư liệu cầm tay. Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay : Các bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),Bên Kia sông Đuống (Hoàng Cầm) Đất nước (Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) có những điểm chung sau : * Viết cùng một đề tài quê hương đất nước. Phần lớn viết trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm. * Cảm hứng: bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất nước, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. * Cách thể hiện: Thơ trữ tình. Điểm khác biệt : Hoàng Cầm viết về chính quê hương mình trong nỗi đau bị giặc chiếm đóng và tàn phá. Tố Hữu viết về chiến khu Việt Bắc trong sự gắn bó với cách mạng và kháng chiến. Nguyễn Đình Thi viết về một đất nước đang lớn lên trong nhận thức, tư tưởng của mình còn Nguyễn Khoa Điềm lại viết về một đất nước vừa gần gũi gắn bó vừa rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức mọi người. Tất cả góp phần làm phong phú thêm gương mặt đất nước trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. 3. Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp: Có ba hình thức tích hợp cơ bản sau: 3.1 Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Cụ thể là đối với môn Ngữ Văn, giáo viên sử dụng tri thức của các phân môn Tiếng việt, Lí luận văn học, Làm văn để giãi mã văn bản văn học hoặc ngược lại. Ví dụ : Khi dạy bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi đã sử dụng kiến thức của bài Luật thơ, phần luật của thể thể năm chữ để lí giải âm điệu, nhịp điệu của bài thơ và lối tự sự - trữ tình của tác giả trong bài thơ. 3.2 Tích hợp dọc : Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học. Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học có cùng 16
  17. đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt của các nội dung cần quan tâm trong bài dạy VBVH. Ví dụ: Các bài Chùm bài Ca dao yêu thương tình nghĩa ở lớp 10 sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình cảm bạn bè, tình cảm anh em, cha mẹ, tình cảm lứa đôi Qua tìm hiểu các bài ca dao này, học sinh sẽ hình thành những quan niệm đẹp về tình yêu lứa đôi, tình cảm với bạn bè, giao đình Bên cạnh đó những bài thơ về tình yêu đôi lứa như bài Tôi yêu em (A. Puskin) ở lớp 11 hay Sóng (Xuân Quỳnh) ở lớp 12 cũng sẽ hướng học sinh đến những tình cảm trong sáng, cao thượng, thủy chung, son sắc. Khi dạy bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ tập trung thể hiện những cảm nhận, suy tư và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu, có thể liên hệ với ca dao nói về tình yêu lứa đôi, với thơ Xuân Diệu để học sinh thấy được nét độc đáo, sự tinh tế và chiều sâu trong suy cảm của nữ thi sĩ này. GV cũng có thể tích hợp với "Bài thơ số 28" của R.Tagor, Tôi yêu em của Puskin, Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, hạy những đoạn trích như Trao duyên, Thề nguyền (Truyện Kiều – Nguyễn Du) để thấy được những quan niệm về tình yêu rất tiến bộ ở mỗi hoàn cảnh lịch sử xã hội. Soi chiếu, đối sánh như vậy HS không chỉ được nhắc lại những kiến thức đã học mà còn có điều kiện khắc sâu kiến thức cho HS. Việc làm này sẽ giúp HS tổng hợp được các chủ đề kiến thức mà còn củng cố các kiến thức lí luận: mối quan hệ giữa nhà văn, bạn đọc và đời sống, tiếp nhận văn học, cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, kĩ năng làm các kiểu bài văn nghị luận so sánh. Như vậy, cùng dạy một bài sóng của Xuân Quỳnh tôi đã linh hoạt sử dụng hai hình thức tích hợp. Cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài học trong chương trình, rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh văn học và giúp cho giờ học có hứng thú. 3.3 Tích hợp liên môn 17
  18. Đây là mô hình giáo dục khá phù hợp với chương trình dạy học Ngữ văn tại các trường THPT. Để thực hiện tích hợp môn Ngữ văn với các môn học khác, giáo viên cần có hiểu biết rộng về nội dung các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Sinh học, Tiếng Anh Điều này đòi hỏi giáo viên phải mở rộng kiến thức, tăng cường trao đổi kiến thức với các giao viên bộ môn khác. a. Tích hợp với môn Lịch sử Lịch sử là môn học có khá nhiều nội dung kiến thức liên quan đến nội dung dạy học môn Ngữ văn. Khi giảng dạy các tác phẩm văn học hay các giai đoạn, thời kì văn học, học sinh muốn hiểu cụ thể nội dung tác phẩm hay đặc điểm của các giai đoạn, thời kì văn học bao giờ cũng phải gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đối với các bài văn học sử, học sinh cần nắm được hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể của từng giai đoạn để thấy được sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử văn học tới đặc điểm văn học của các giai đoạn. Ví dụ học về giai đoạn văn học 1930 -1945 học sinh cần hiểu được hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp là văn hóa phương Tây. Chúng mở ra các trường học nhằm đào tạo các viên chức giúp việc, tạo thuận lợi cho kế hoạch khai thác thuộc địa. Văn hóa Phương Tây ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam, từ đó xuất hiện một tầng lớp trí thức Tây học với những quan niệm thẩm mỹ và lối sống mới. Chính tầng lớp trí thức tây học này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945. Bên cạnh đó nhu cầu thẩm mĩ của người đọc cũng được nâng cao, trình độ tiếp nhận mới của người tiếp nhận yêu cầu nhà văn cần có những thay đổi trong phương pháp sáng tác và nội dung phản ánh. Chính vì vậy văn học giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể cả về hình thức lẫn nội dung. Với các bài đọc – hiểu văn bản, học sinh cũng cần nắm được hoàn cảnh sáng tác văn bản đó, đặc biệt là hoàn cảnh rộng (hoàn cảnh xã hội). Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội cũng giúp học sinh hiểu hơn về văn bản. * Với các bài Văn học sử như Khái quát lịch sử văn học các giai đoạn, các bài về tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu việc nắm được các kiến thức về lịch sử sẽ lí giải được những yếu tố chi phối đến 18
  19. sự phát triển văn, chi phối đến việc hình thành tài năng phong cách văn chương của mỗi tác giả. Chẳng hạn để có một tài năng văn chương như Nguyễn Du thì hoàn cảnh lịch sử với nhiều biến đổi, nhiều phen thay đổi sơn hà Lê - Trinh, Nguyễn, Tây Sơn có tác động không nhỏ đến thế giới quan sáng tác của Nguyễn Du. Thêm vào đó là các yếu tố gia đình, quê hương cũng là những là những yếu tố hun đúc nên tài năng của Nguyễn Du * Với các bài Đọc hiểu văn bản văn học Đọc hiểu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở Ngữ văn 10 việc tiếp cận văn bản này không thể tách rời với cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Khi giảng về những chiến thắng của cuộc khởi nghĩa lam Sơn cần tích hợp các kiến thức lịch sử. Bởi để có được những chiến thắng biến yếu thành mạnh phải do những kế sách tài giỏi đã được thực hiện trong cuộc khởi ngĩa đó. Đó là Trận Bồ Đằng, Trà Lân với mưu kế của tướng Nguyễn Chích ta đánh từ Thanh Hóa vào NGhệ An nơi đich không phòng bị, không ngờ tới để rồi có được chiến thắng oanh liệt tạo khí thế tinh thần cho cuộc khởi nghĩa. Không những thế từ đây lực lượng đi theo nghĩa quân, ủng hộ cuộc khởi nghĩa càng nhiều. Từ đó lực lượng quân đội mạnh lên để ta có được những trận đánh vang dội với Ninh Kiều, Tốt Động. Khi giảng về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang những kiến thức lịch sử về trận chiến Chi Lăng ta đánh bại lực lượng hùng mạnh của giắc ở ải Chi Lăng để rồi giặc rút tàn quân về co ra ở Bắc Giang ta tuyệt nguồn lương thực của giặc, giặc không đánh mà đã chủ động ra hàng. Từ đó làm sáng lên kế sách tâm công của Nguyễn Trãi, cánh quan của Mộc Thành chưa đánh đã tự mở cửa ra hàng . Tích hợp với kiến thức về lịch đã làm cho giờ văn tránh được sự đơn điệu nhàm chán ngược lại làm cho học được sống thực trong một cảm hứng hào hùng của những áng văn chương và những trang sử oai hùng của dân tộc. Cũng vì thế mà chức giáo dục trong dạy Văn cũng được thực hiện nhẹ nhàng mà hiệu quả. Với bài Tuyên ngôn độc lập ở Ngữ văn 12, học sinh cần nắm được tình hình của xã hội nước ta sau Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945. Yêu cầu cấp thiết phải có bản Tuyên ngôn độc lập khi từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam quân đội Anh và 19
  20. đằng sau là Pháp mang danh nghĩa là vào dải giáp quân đội Nhật ra khỏi nước ta nhưng thực chất là chúng có âm mưu vào xâm chiếm nước ta một lần nữa. Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch và đằng sau là Mĩ cũng với âm mưu và mục đích như vậy. Tích hợp các kiến thức lịch sử về đặc điểm xã hội giai đoạn này, học sinh sẽ hiểu rõ, sâu sắc được mục đích và ý nghĩa của bản bản tuyên ngôn độc lập . Có thể khẳng định rằng việc đọc hiểu Ngữ văn không thể tách rời với môn Lịch sử, đây cũng là lí do vì sao thời trung đại có hiện tượng văn sử triết bất phân vì vậy mà những trang sử của Ngô Sĩ Liên lại có chất văn chương sống động và trở thành những văn bản văn chương được dạy trong chương trình như Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn b. Tích hợp với môn Giáo dục công dân Môn Ngữ văn có một mục tiêu rất gần với môn Giáo dục công dân đó là dạy học sinh trở thành người công dân gương mẫu, sống có ích, hướng học sinh đến chân – thiện – mĩ. Nếu môn Giáo dục công dân dạy học sinh biết làm thế nào để trở thành một người công dân mẫu mực thì môn Ngữ văn giúp các em có tư tưởng, tình cảm, cảm xúc tốt đẹp để các em có động lực thực hiện các hành vi cao đẹp. Tích hợp với môn Giáo dục công dân, học sinh sẽ biết hình thành cho mình những chuẩn mực đạo đức gần gũi với cuộc sống. Môn Ngữ văn dạy các em biết thế nào là yêu ghét rạch ròi. Học sinh biết phê phán những cái xấu, cái ác, cái không đúng chuẩn mực. Chẳng hạn học về các bài ca dao yêu thương tình nghĩa, Tương tư học sinh có thể liên hệ tới bài học về tình yêu trong môn Giáo dục công dân - hướng các em tới nhận thực về tình yêu cao thượng, trong sáng, hay Tình cảm gia đình xã hội mà 20
  21. các em được học trong chương trình. Từ đó các em hiểu được thế nào là một tinh yêu đẹp, thế nào là một người con hiếu thảo. một người công dân tốt. Học về bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, học sinh học về lối sống thanh cao, lánh xa những dục vọng thấp hèn, không quá ham bả vinh hoa phú quí mà đánh mất mình. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà môn Giáo dục công dân hướng đến để hình thành cho học sinh. Trong Chương trình Ngữ văn 12 những tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi mang đậm cảm hứng sử thi anh hùng của con người Việt Nam yêu nước kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm. Nội dung của những văn bản này thiết thức với các bài dạy giáo dục về Truyền thống yêu nước của con người Việt Nam trong môn Giáo dục công dân. Văn bản "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, "Số phận con người" của Sô lô khốp lai có thể tích hợp với vấn đề về quyền sống của con người, đặc biệt là trách nhiệm của xã hội đối với mỗi con người, đặc biệt là với trẻ thơ c. Tích hợp với môn Địa lí Môn Địa lý cũng là một môn có những nội dung có thể tích hợp với môn Ngữ văn. Đặc điểm về tự nhiên môi trường luôn có sự tác động mạnh mẽ đến con người và các hiện tượng xã hội, từ đó cũng có những ảnh hưởng đến nội dung sáng tác văn chương. Chẳng hạn như Nguyễn Du được tiếp nhận văn hóa của nhiều vùng quê (quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh, quê vợ ở Thái Bình) đã giúp ông có một hồn thơ mang đậm dấu ấn của các làn điệu dân ca quan họ, ngôn ngữ thơ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Đó là một trong những ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa đến thơ văn Nguyễn Du. Hiểu được điều này, học sinh sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn đối với hồn thơ Nguyễn Du, giải thích được một số đặc điểm thơ văn của ông. Với Ngữ văn 12, ta thấy kiến thức Địa lí được tích hợp rất hiệu quả, những yếu tố nào đã góp phần làm cho Nguyễn Trung Thành trở thành nhà văn của Tây Nguyên, Nguyễn Thi trở thành nhà văn của Nam Bộ và Tô Hoài thì trở thành nhà văn của đồng bào người H’Mông nới Tây Bắc. Điều này không chỉ làm cho học sinh hứng thú học 21
  22. tập mà giáo viên còn tạo niềm ham mê khám phá về những đặc điểm địa lí văn hóa rất phông phú sinh động trên khắp các vùng miền của đất nước ta. Dạy những tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) hay Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) kiến thức về địa lí càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi các hình tượng dòng sông trong các văn bản trên được soi chiếu từ nhiều phương diện, trong đó có góc độ địa lí. Am hiểu về địa lí tự nhiên sẽ giúp học sinh hứng thứ và hiểu sâu hơn về các văn bản này. d. Tích hợp với các vấn đề xã hội Văn học là nhân học. Văn học phản ánh mọi mặt của đời sống từ những vấn đề tích cực đến tiêu cực của xã hội. Môn học Ngữ văn có thể nói là một trong số những môn có nội dung gần gũi với các vấn đề xã hội. Chính vì vậy dạy học Ngữ văn cần thiết phải tích hợp với các vấn đề xã hội nhằm giáo dục học sinh biết tiếp nhận những điều hay lẽ phải, những hành động nên làm và không nên làm cũng như phê phán những hiện tượng tiêu cực. Ví dụ như học sinh học môn Ngữ văn sẽ có thái độ phê phán, lên án vấn đề ma túy. Người học hiểu được tác hại của ma túy, những ảnh hưởng tiêu cực của ma túy đối với con người và xã hội qua những bài học cụ thể. Bên cạnh đó môn Ngữ văn cũng giúp nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Những tác phẩm văn học luôn chứa đựng những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, những môi trường sống thanh cao, trong sạch. Khi học những tác phẩm này, học sinh có ý thức đầy đủ về môi trường sống xung quanh qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, bào vệ môi trường tự nhiên, sống thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một vấn đề có thể tích hợp trong môn Ngữ văn. Những vấn đề về lập trường tư tưởng luôn là vấn đề được giáo dục, uốn nắn khi học văn. Học sinh luôn được rèn luyện về vấn đề đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước qua những tác phẩm văn chương ca ngợi phẩm chất con người và tinh thân đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Những tác phẩm văn học mang nội dung yêu nước cũng góp phần củng cố tình yêu gia đình, quê hương, dân tộc qua đó hướng 22
  23. người học đến những hành động có ý nghĩa xây dựng và bảo vệ quê hương, đề phòng và tránh những tư tưởng tiêu cực của các thế lực chống phá cách mạng. Hiện nay, chương trình Ngữ văn đáng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh cho nên ngoài các văn bản văn chương thì các bài viết nghị luận xã hội giáo viên cũng sẽ giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề xã hội. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén trong việc ra đề. Đề bài phải gần gũi với đối tượng HS của lớp mình. Chẳng hạn với HS lớp 10 có thể ra những đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói: + Thế giới rất cần sự tri ân + Hãy biết nói lời xin lỗi + Hãy biết nói lời cảm ơn + Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn . Với lớp 11 có thể là những bài viết gắn với việc giáo dục những nhận thức về tình yêu đúng đắn cho HS như: + Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhận thấy không có chân để đi giày + Mải nâng niu những rung động tình yêu đầu đời như một quà tặng vô giá hay dập tắt nó như những vướng bận đời thường. Bạn sẽ làm gì nếu một ngày nào đó tình yêu đến với bạn + Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào Với HS lớp 12 bài viết văn nghị luận xã hội có thể hướng đến các vấn đề: + Vào Đại học có phải là con đường duy nhất? + "Dùng điều tốt để trả ơn thì ai cũng làm được nhưng dùng điều tốt để đáp lại điều xấu thì đó mới là con người thực sự " + Yêu thương gắn với hành động sẽ tạo cho con người niềm tin vào cuộc sống. Yêu thương không gắn với hành động sẽ làm cho tình nghĩa trở nên phai nhạt e. Tích hợp với các vấn đề giáo dục địa phương 23
  24. Trong chương trình giảng dạy giáo dục phổ thông, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có dành một phần thời lượng đáng kể cho việc dạy học phần kiến thức địa phương. Chính vì vậy trong quá trình dạy học việc tích hợp với chương trình giáo dục địa phương mang đến hiệu quả tích cực cho dạy học Ngữ văn và giáo dục nhận thức cho học sinh về các vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa địa lí lối sống của từng vùng miền. Ở địa phương Lào Cai đã thành lập nhóm biên soạn chương trình giáo dục địa phương. Trong quá trình tham gia vào biên soạn SGK địa phương môn Ngữ văn của Lào Cai, tác giả biên soạn đã có chủ ý đưa vấn đề tích hợp dạy học trong quá trình dạy chương trình địa phương. Khi dạy học các văn bản văn học địa phương: Sự tích đền Ông Bảy, Ca dao Trẩy hội mùa xuân, thơ Con trai người Pa Dí, hay tản văn Phansiphang – Đỉnh hùng sơn hùng vĩ học sinh có cơ hội được hiểu biết về địa lí, lịch sử, phong tục tập quán văn hóa của địa phương, đặc biệt là sự hùng vĩ khoáng đạt của thiên nhiên và bề dày lịch sử phong tục, chiều sâu của vẻ đẹp văn hóa và phẩm chất của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, những tri thức phong phú đó sẽ là cội nguồn cho niềm tự hào và tình yêu quê hương xứ sở của học sinh. Nội dung biên soạn chương trình Ngữ văn địa phương sẽ được người viết đưa vào phần phụ lục của SKKN này. 4. Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. Kiểm tra là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên dựa vào kết quả dạy học mà điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra theo hướng tích hợp là một hướng kiểm tra hiện đại được áp dụng trong nhà trường những năm gần đây, nhất là trong các kì thi lớn. Đề kiểm tra luôn thể hiện xu hướng tích hợp kiểu thức theo hai kiểu hình thức tích hợp đã nêu. Đối với môn ngữ văn, trong đề kiểm tra, người ra đề đồng thời kiểm tra các tri thức Tiếng Việt,Văn học và Làm văn. Thậm chí, xuất phát từ một ngữ liệu (đoạn văn, tác phẩm ngắn), người kiểm tra đồng thời kiểm tra kiến thức của các phân môn (Tích hợp ngang trong kiểm tra). 24
  25. Trong đề kiểm tra, cần kiểm tra đơn vị kiến thức có liên quan đến nhiều đơn vị bài học về đề tài, chủ đề, nội dung cảm hứng (Tích hợp dọc). Ví dụ : Câu 1: (1đ) Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp nào? Câu 2: (2đ) Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”của Hô- me-rơ. Câu 3: (7đ) Thân phận của người phụ nữ qua những bài ca dao than thân, trích đoạn Lời tiễn dặn trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Như vậy, ba câu hỏi kiểm tra trên có các nội dung kiểm tra Tiếng Việt (câu 1 ), Văn học (câu 2), tích hợp kiểm tra kiến thức tổng hợp của ba phân môn trong câu 3. Đồng thời câu 3 cũng là câu tích hợp kiểm tra kiến thức ở hai bài học cùng đề cập đến thân phận người phụ nữ. Tóm lại,qua việc ra đề kiểm tra theo hướng tích hợp, tôi thấy cần phải nắm vững các nội dung sau: a.Mục tiêu: + Kiểm tra kiến thức của nhiều phân môn trong bộ môn. + Kiểm tra khả năng nhận thức, nắm kiến thức cũng như kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh. b. Nguyên tắc : + Nội dung kiểm tra phải nằm trong chương trình. + Nội dung kiểm tra là những đơn vị kiến thức có khả năng tích hợp. c. Phương pháp : + Đề kiểm tra chứa các nội dung tích hợp theo hai hình thức : tích hợp ngang và tích hợp dọc. + Trường hợp áp dụng: Bài viết định kì, kiểm tra 15 phút . IV. Thống kê đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp: Áp dụng dạy học tích hợp vào dạy học tại trường THPT Chuyên bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực trong dạy học Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học. 25
  26. 100% học sinh hứng thú với phương pháp dạy học mới. Đối với các lớp chuyên Văn, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 70%– 80%. Đối với các lớp nâng cao, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 60%– 70%. Đối với các lớp cơ bản, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 40%– 60%. Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp như sau: Lớp 10 Văn 11 Văn 12 Văn 10 Anh 11 Anh 11 Trung Tiêu chí Đưa kiến thức thực tế 79% 83% 90% 75% 85% 88% vào bài học Học sinh tích cực, nâng 90% 92% 95% 91% 88% 90% cao khả năng tự học HS hứng thú, hiểu bài, 86% 87% 98% 80% 83% 79% có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và thực tế cuộc sống * Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - trước khi áp dụng tích hợp trong dạy học Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 5 15 7 0 11 Văn 3 24 5 1 10 Văn 4 23 4 2 12 Anh 3 23 8 3 11 Anh 3 21 4 5 26
  27. 10 Anh 4 20 5 5 11 Trung 0 8 11 0 11A1 2 19 21 1 * Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - sau khi áp dụng tích hợp trong dạy học Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 12 15 0 0 11 Văn 9 26 0 0 10 Văn 10 23 0 0 12 Anh 10 25 2 0 11 Anh 8 22 3 0 10 Anh 8 23 3 0 11 Trung 3 14 2 0 11A1 4 20 19 0 27
  28. PHẦN KẾT LUẬN Tư tưởng “tích hợp” trong giáo dục được thể hiện ở việc xây dựng chương trình dạy học và được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Có thể khẳng định dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải không ít khó khăn vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học rất khó để chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới trong đó cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ để thực hiện chương trình tích hợp các môn học. Vì vậy điều kiện cần thiết là giáo viên phải kiên trì thực hiện từng bước để đạt được mục tiêu đề ra. Người thực hiện đề tài này cũng mong sẽ được tiếp tục triển khai đề tài này ở một mức động cao hơn, phạm vi rộng hơn để góp phần thiết thực cho việc dạy học Ngữ văn ở Trường THPT Chuyên và trong toàn ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các địa phương khác. 28
  29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Drake, S. M. and. Burns, R. C (2004). Meeting Standards Through Integrated Curriculum. Association for Sup ervision and Curriculum Development (ASCD), Alexandria- Virginia U.S.A. 2. Cao Văn Sâm (2006). Một số định hướng về dạy học tích hợp. Tổng Cục dạy nghề. Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc 2006. 3. Nguyễn Minh Thuyết (2012). Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác. VnExpress tháng 9/2012, tại nam-den-luc-phai-lot-xac-1/ 4. Nhóm Nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2012). Đề xuất phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015. Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông”. Bộ Giáo dục-Đào tạo tháng 11/2012. 5. Vũ Quang Việt (2005). So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam. Cục Thống kê Liên Hợp Quốc. 29
  30. PHỤ LỤC TÀI LIỆU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG A. Ngữ văn 10 Phần Văn - VĂN HỌC DÂN GIAN Ở LÀO CAI KẾT QUẢ CẦN ĐẠT - Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm dã sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật và khắc họa chân dung nhân vật trong dã sử. - Cảm phục, yêu mến về nhân vật dã sử. Có những nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng dân gian ở đền Bảo Hà. TIỂU DẪN Ở Lào Cai, truyện cổ của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H Mông phát triển rất phong phú, đa dạng với nhiều những câu chuyện hay, đặc sắc, thú vị. Truyện chủ yếu tập trung vào việc lí giải về các vùng đất như: Sự tích Mưng Kháng ( nay là huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai ) các tập tục gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai như: Sự tích bộ trang phục cô dâu người Nùng, Huyền thoại mồng một tháng bẩy, Sự tích ăn Tết lúa mới, Huyền thoại về nạn hồng thủy Những câu chuyện gắn với các danh thắng của Lào Cai như Động Mường Vi Có thể nói qua các câu chuyện của những người dân địa phương sưu tầm lại đã tạo ra được một thế giới dân gian với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc ở Lào Cai. Sự tích đền Ông (đền Bảo Hà) có nhiều bản kể khác nhau và thể hiện phong phú thái độ tình cảm của nhân dân. Sự tích Đền Ông là một trong những bản kể khá tiêu biểu và lí giải được đầy đủ di tích lịch sử đền Bảo Hà, giúp cho mỗi người dân Lào Cai nói riêng và người dân Việt Nam nói chung có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về địa danh này. Từ đó, truyện cũng giúp cho chúng ta có những nhìn nhận tích cực về những tín ngưỡng tâm linh của đền Bào Hà. VĂN BẢN SỰ TÍCH ĐỀN ÔNG Tương truyền rằng dòng sông Hồng còn có tên gọi là sông Cái, sông Thao có từ thủa khai thiên lập địa. Cho đến khi có loài người, người ta đã khai khẩn đất bãi, đất bồi phù sa và đất bằng, đất trũng ven sông để lập nghiệp, sinh sống suốt từ thượng nguồn cho đến hạ lưu giáp với biển cả. Dòng sông Hồng cũng là tuyến giao thông huyết mạch thông thương xuôi ngược. Trấn Quy Hoá ( thuộc Lào Cai, Yên Bái ngày nay ) dân cư ngày một đông đúc và làm ăn thịnh vượng. Dải biên cương phía thượng nguồn sông Hồng thuộc châu Thuỷ Vĩ ( vùng Bát Xát, Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương ngày nay ) là trọng điểm xung yếu chống quân xâm lược phương Bắc. Các thế hệ vương triều luôn chú ý xây dựng phòng tuyến liên hoàn ở khắc các châu thuộc trấn Quy Hoá. Cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng. Bảo Hà là hậu cứ trực tiếp của cửa quan Bảo Thắng, và là nơi đóng đại bản doanh của quân thuỷ bộ. Bảo Hà trở thành vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ở đây có đặt đài hoả hiệu, có trạm liên lạc lên Bảo Thắng và các vùng phía hạ lưu, là điểm nối liền tuyến phòng thủ từ châu Văn Bàn đến thành Nghị Lang của dòng dõi Chúa Bầu ( vùng Phố Ràng ngày nay ). Bảo Hà đã trở thành vùng đất linh thiêng. Các quan trấn ải vùng Quy Hoá thường chọn vùng đất này để đặt đại bản doanh. Nơi đây dân cư đông đúc, trên bến dưới thuyền tấp nập. Nhà Hậu Lê tồn tại suốt mấy trăm năm, khoảng từ 1533 đến 1789, nhưng rồi triều chính thường xuyên rối ren. Họ Mạc cướp ngôi nhà Lê lập nên Bắc triều. Họ Trịnh, họ Nguyễn xưng chúa ở đàng ngoài, đàng trong, nạn binh đao, nội chiến Nam- Bắc triều và Trịnh- Nguyễn phân 30
  31. tranh gây nên bao cảnh đau thương thảm khốc trong nhân gian. Đến cuối đời nhà Lê, niên hiệu Cảnh Hưng ( 1740 - 1786 ) tình hình triều chính lại càng mục nát. Vua quan thì sống nhàn hạ, không quan tâm gì đến chính trị và đời sống của muôn dân. Vua Lê Hiển Tông thường nói: "Trẫm rũ áo, chắp tay nhờ nghiệp đã sẵn, cần gì đọc sách, chỉ hát, múa ăn chơi để tiêu khiển mà thôi !" Nhà chúa thì bạo ngược, "bỏ vua này, lập vua khác, bạo nghịch giết vua là việc làm đã quen". Nhà chúa Trịnh Sâm thì sinh bụng kiêu căng, ăn chơi xa xỉ trác táng, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc sức vui chơi thoả thích. Rồi thì nạn kiêu binh, bọn cậy thế công thần cầm gươm, vác giáo nghênh ngang khắp kinh ấp cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ giữa phố phường. Khắp kinh kì , làng thôn dân chúng ngày đêm nơm nớp lo sợ. Ở các tỉnh, bọn nha lại, thổ hào tha hồ đục khoét, hãm hại dân lành. Lúc đó ở khắp vùng Quy Hoá, nhất là châu Thuỷ Vĩ và châu Văn Bàn, bọn lang đạo, thổ ty cũng thả sức vơ vét của cải, gây cho đồng bào các dân tộc vô cùng khổ cực, lầm than. Đã thế, lại luôn bị bọn giắc cướp vùng Vân Nam tràn sang quấy nhiễu. Khắp vùng loạn lạc, dân cư điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang. Tướng giặc ở Vân Nam là Chẩu Tin Toỏng nhân cơ hội, liền cho quân đánh phá châu Thuỷ Vĩ, chiếm trấn Văn Bàn. Trước tình hình giặc giã quấy đảo, xâm lược biên cương, triều đình dù quan liêu rệu rã cũng không thể ngồi yên, đành cử viên tướng thứ bảy, họ Nguyễn lên trấn thủ vùng Quy Hoá và bỏ mặc ông. Đội quân của ông tiến dọc theo sông Thao, vừa tiến quân, vừa đánh đuổi giặc cỏ. Sau khi giải phóng Khảu bàn ( là xã Bảo Hà ngày nay ), danh tướng họ Nguyễn cho xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, ông tổ chức lại các thổ ty, tù trưởng và chiêu mộ binh lính là người dân tộc địa phương, luyện tập quân sĩ, binh mã, chờ thời cơ tiến lên Lào Cai. Khi quân sĩ đã đủ mạnh, có hậu cứ vững chắc, ông cho tiến quân đánh chiếm lại Lào Cai. Lào Cai và các châu thuộc phủ Quy Hoá được giải phóng. Nhân dân vô cùng phấn khởi. Con người là mối giao hoà giữa trời với đất. Lòng dân yên ổn thì dường như đất trời cũng mưa gió thuận hoà, đất đai màu mỡ, mãnh thú trốn lẩn vào rừng sâu, thuỷ thần, hà bá cũng đỡ sát hại dân lành. Những năm trước, khi quan Hoàng Bảy chưa đến trấn ải thì vùng này trộm cướp, giặc giã nổi lên khắp nơi, năm nào cũng mất mùa. Nạn đói kém, cướp đường, cướp chợ, ăn mày, ăn xin đâu đâu cũng có. Buổi tối là trâu, bò, ngựa, lợn, gà phải buộc chặt dưới gầm sàn. Mặt trời chưa lặn là phải cửa đóng cài then, đốt lửa to, đề phòng mãnh thú vồ đi. Người đi trên sông Hồng qua đoạn Vật Sóc, Vật Dầu của tuyến Bảo Hà chẳng mấy ai thoát được sự nổi giận của thuồng luồng. Sau khi đánh đuổi bọn giặc cỏ hung hãng, ông Hoàng Bảy huy động dân binh củng cố lại tuyến phòng thủ, xây lại kiên cố thêm các thành trì như đồn Bảo Nghĩa, đồn Bảo Thắng, đồn Bảo Hà và thành Nghị Lang. Dưới tài thao lược và lòng dạ bao dung của ông, nhân dân các dân tộc vùng này kiên cường bảo vệ vững chắc miền biên ải. Thắng giặc ngoại xâm, ông cho dân lập đàn tế trời đất, cầu mong đất trời phù hộ để xã tắc thái bình. Ông cho mở đường đi các nơi, xua đuổi mãnh thú vào chốn rừng sâu, lại cho tế thuỷ thần, khai thông luồng lạch để thuyền bè đi lại dễ dàng. Nông dân, binh sĩ được cấp đất để khai ruộng. Những cánh đồng lớn ở Mường Khương, Võ Lao, Nghĩa Đô cũng được dân các nơi quần tụ về khai khẩn. Nghề buôn bán ở Phố Ràng, Bảo Hà, Bảo Thắng ngày thêm phát đạt. Ông còn về Hà Đông tìm người lên Cam Đường, Bảo Thắng dạy cho bản dân nghề trồng dâu nuôi tằm. Lại khuyến khích các đội thuyền buôn phát triển, vươn xa chở hàng, chở muối từ dưới xuôi lên sang tận Vân Nam trao đổi buôn bán . Nghề khai mỏ cũng được mở mang, như mỏ đồng ở Trình Lau, mỏ vàng ở Yên Sơn, mỏ lưu hoàng ở động Khánh Yên, mỏ bạc ở Hương Sơn Cuộc sống thanh bình. Nhân dân yên ổn làm ăn buôn bán. Ai ai cũng mến phục, ghi lòng tạc dạ công đức của Quan Hoàng Bảy. Những năm cuối đời Hậu Lê, vua Lê chỉ là bù nhìn, không nắm được công việc triều chính. Chúa Trịnh Sâm bị bệnh, luôn rúc trong cung, không bao giờ đi ra ngoài. Mọi công việc 31
  32. đều do Tuyên phi Đặng Thị Huệ sắp đặt. Đặng Thị gài tay chân nắm giữ những công việc chủ chốt trong phủ chúa. Thế tử còn nhỏ nên quan nhà càng lộng quyền hoành hành, Trong dân chúng loan truyền câu ca: "Trăm quan có mắt như mờ. Để cho Huy Quận vào sờ chính cung". Em trai Đặng Thị Huệ là Đặng Mậu Lân nhờ thế chị mà được tước lộc, ỷ thế chị làm càn. Nạn kiêu binh trong phủ chúa ngày càng càn rỡ không ai trị nổi. Loạn lạc nổi lên ở khắp nơi. Ở đàng trong. anh em nhà Tây Sơn cũng bắt đầu nổi lên cướp của nhà giàu phân phát cho dân nghèo, dấy binh đánh chiếm các phủ, quận, xây dựng lực lượng để mưu cầu nghiệp lớn. Lúc đó ở phương Bắc, triều đình nhà Thanh cũng rắp tâm xâm lược nước ta. Bọn giặc cỏ ở Vân Nam lại hoành hành vùng biên ải. Tướng giặc là Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân xâm lược bờ cõi nước ta. Ông Hoàng Bảy đưa quân lên chống giặc. Những trong trận chiến đấu không cân sức này, ông đã anh dũng hi sinh. Xác ông theo dòng sông Hồng trôi nổi đi. Những ngày ấy trên sông Hồng đang dân con nước của ngày rằm tháng bảy. Nước cuồn cuộn trào sôi trôi về xuôi. Mọi vật đều bị nước cuốn băng băng. Nhưng khi thuyền ông trôi về đến Bảo Hà thì bỗng trời quang mây tạnh. Một dòng nước quẩn dìu thuyền có xác ông vào một khe suối. Nhân dân quanh vùng ngậm ngùi đưa xác ông lên chôn cất ngay trên sườn đồi Cấm phía sau đồn Bảo Hà. Vài ngày sau, mối xông mộ ông phát rất to như gò đất mới. Thấy đây là điềm linh thiêng. Tin quan ngày đã hiển thánh, sẽ phù hộ mãi mãi cho muôn dân, ông Lự Văn Cù là người Tày ở đây đã lập miếu nhỏ để thờ ngay trên phần mộ của ông. Sau đó, nhân dân trong vùng thường đến thắp hương cầu phúc và thấy nhiều điều linh ứng, nên đã góp công, góp của xây một ngôi đền nhỏ, gọi là đền Ông. Lâu dần, khách thập phương gọi là đền Bảo Hà. Để ghi nhớ công đức của ông, trong dân gian vẫn còn lưu truyền lời ca : " Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích Quan Bảo Hà đích thực trung quân Sinh thời làm tướng trung thần Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết Thử ra tài cho biết oai danh Bao phen chiến lược tung hoành Đinh an xã tắc, đề binh cõi ngoài Đất Lào Cai là nơi dựng võ Quyết ra tay đội ngũ tiến công Biên cương súng nổ đùng đùng Sa trường xương núi, máu sông chẳng nề " Nhân dân các dân tộc trong vùng Bảo Thắng, châu Văn Bàn, tổng Lương Sơn đều kính thờ ông. Khách thập phương, các quan chức của triều đình, những người làm ăn buôn bán mỗi khi qua Bảo Hà đều dừng chân vào đền thắp hương nhang cầu ông phù hộ đánh thắng quân thù, cầu cho được mạnh khoẻ, cầu ông ban phúc, mách bảo, phù hộ cho làm ăn buôn bán được phát đạt, cầu ông đại xá cho tội lỗi để trở thành người lương thiện. Người đời sau truyền nhau rằng : Người nào thành tâm cầu khẩn thì đều được linh ứng. Chính vì vậy mà ở cổng đền được ghi bốn chữ lớn: "Bảo Hà linh từ" ; nghĩa là đền Bảo Hà linh thiêng. Hai câu đối ở cổng đền ghi : "Phật thánh giáng lâm cầu tất ứng/ Thần tiên hiển hoá nguyện giai thông" ; nghĩa là : Mọi người đến cửa phật, cửa thánh cầu sẽ được linh ứng/ Con người đến đây cầu sẽ được thông suốt. Hai cột phía dưới trong đại bái cũng được treo hai câu đối: " Bảo Hà tối linh thiên niên thịnh/ Thập phương bái vọng hưởng phúc vinh" ; nghĩa là đền Bảo Hà linh thiêng, thịnh vượng ngàn năm/ Cả mười phương bái yết và được hưởng phúc vinh. Theo như thuyết phong thuỷ thì hướng của ngôi đền đúng là: "Tiền án, hậu trảm, tả phù, hữu bật" ; nghĩa là trước mặt có quả núi nhỏ, thấp, che chắn như án thư, lưng tựa vào núi, bên 32
  33. trái có rồng xanh, bên phải có hổ trắng. Sau một thời gian, có một cây si mọc lên che mát cho cả sân đền, làm cho cảnh đền dịu mát, tôn nghiêm. Đến đời Minh Mệnh Hoàng Đế, đền thờ ông được xây dựng khang trang và được triều đình phong sắc : "Trấn an hiển liệt". Bản thông ông Hoàng Bảy được cấp sắc phong là :"Thần vệ quốc", nên từ đấy nhân dân còn gọi là đền thờ "Thần vệ quốc". Những năm 1872-1880, giặc cờ vàng do Hoàng Sùng Anh cầm đầu thường xuyên quấy phá vùng biên ải châu Thuỷ Vĩ. Biết đền Ông là nơi linh ứng, là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong vùng, chúng đã phát huỷ ngôi đền. Đền Ông lại được dân trong vùng dựng lại như một am miếu nhỏ. Những năm 1906-1910, giặc Pháp bắt phu xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh ( Trung Quốc ). Những người phu bị lam chướng chốn rừng sâu, rồi "cọp Bảo Hà, ma Trái Hút" làm cho ốm đau, tử nạn. Họ đến đền Ông cầu khẩn và được linh ứng. Họ đã cùng nhân dân Bảo Hà và những người hảo tâm xây dựng lại ngôi đền. Các dòng họ Lự, họ Lương, họ Hoàng ở địa phương luân phiên nhau quản lí và hương khói giữ ấm cho ngôi đền. Những năm 50 của thế kỉ này ngôi đền bị xuống cấp. Bà Lò Thị Quế, người Tày địa phương đã đứng ra kêu gọi lòng hảo tâm của khách thập phương cùng tu sửa lại. Khách thập phương từ mọi miền quê do sùng kính công đức của Ông, nên thường lũ lượt đến thăm viếng và thỉnh cầu ở đền Ông ngày càng đông đảo Ngày này, trong các đền thờ ở nhiều nơi vẫn có tượng thờ Ông. Nhưng đền Bảo Hà là đền chính. Ngôi đền này là mái nhà che chở phần mộ để Ông yên giấc ngàn thu và phù hộ cho muôn người. ( Nguyễn Văn Cự sưu tầm, biên soạn có sự giúp đỡ về các cứ liệu lịch sử của PTS sử học- chuyên ngành dân tộc học Trần Hữu Sơn, Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai,1999 ) HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Truyện có thể chia làm mấy phần? Tóm tắt nội dung của mỗi phần. 2. Tại sao nói Bảo Hà có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược? 3. Nguyên nhận nào khiến triều đình cử viên tướng thứ bảy, họ Nguyễn lên trấn thủ vùng Quy Hóa ? 4. Sau khi giải phóng Khảu Bàn ( là xã Bảo Hà ngày nay ), danh tướng họ Nguyễn ( ông Hoàng Bảy ) đã có những việc làm cụ thể gì để phát truển Bảo Hà? Từ việc làm của ông Hoàng Bảy em có suy nghĩ gì về công đức của ông Hoàng Bảy ? . 5. Khi kể về sự hi sinh của ông Hoàng Bảo, người kể chuyện đã thể hiện thái độ tình cảm như thế nào ? 6. Chi tiết về sự linh ứng của ông Hoàng Bảy có ý nghĩa gì ? a. Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa. b. Cho thấy lòng cảm phục ngưỡng mộ của nhân dân với ông Hoàng Bảy c. Đó là truyền thuyết làm nổi bật tấm lòng yêu dân, những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người. d. Ý kiến khác LUYỆN TẬP 1. Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về ông Hoàng Bảy không quá 20 dòng 2. Suy nghĩ của em về những tín ngưỡng thờ cúng trong dân gian ( có thể đối sánh với hiện tượng mê tín dị đoan của người dân ) 33
  34. ĐỌC THÊM TRẨY HỘI XUÂN (Ca dao dân ca của đồng bào người HMông) TIỂU DẪN Ca dao dân ca của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai rất phong phú đa dạng : ca dao dân ca của người Tày Nùng, ca dao dân ca của đồng bào người Dao, người Thái, người Hmông, người Tudí, Padí, Phùlá Tất cả tạo nên những màu sắc văn hóa sinh động, hấp dẫn của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai. Có thể nói đây là những giá trị văn hóa quí báu của Lào Cai cần được sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu, gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau với những vẻ đẹp nhân văn độc đáo của con người mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Lễ hội cây nêu của đồng bào người Hmông thường diễn ra vào dịp mùa xuân, khi trai gái trẩy hội chơi xuân với những câu hát giao duyên tình tứ. Đây là lễ hội đẹp mang bản sắc văn hóa của người Hmông cho thấy vẻ đẹp tâm hồn với những khát vọng sống, khát vọng tình yêu mãnh liệt của những chàng trai cô gái người Hmông trong lễ hội mùa xuân. Năm cũ hết, năm mới tới Gắn ngay vào cái Tết Người Mang người Súa biết khấn Người Mang người Súa đốt vàng mã cúng cầu phiến đá Bậc tiên chỉ người Hmông không biết khấn Bậc tiên chỉ người Hmông đốt giấy bản cúng cột cây nêu. Người Mang người Súa đốt vàng mã khấn tấm bia gỗ Bậc tiên chỉ người Hmông đốt giấy bản cúng cột cây phướn Cây nêu cây phướn đứng hiên ngang nơi ngang đèo Mới làm nơi cho nam thanh nữ tú đậu Cây nêu cây phướn dựng hiên ngang giữa sườn núi Mới làm nơi cho nam thanh nữ tú tới. Dưới cây nêu sẵn có ba bình nước chua ( rượu ) Ngọn cây nêu có ba sải vải Dưới cây nêu có ba bình rượu ngọn Ngọn cây nêu đeo ba tấm vải đỏ Dưới cây nêu đặt ba bình rượu Làm nơi cho nam thanh nữ tú đứng Dưới cây nêu đặt ba bình nước chua ( rượu ) Làm nơi cho nam thanh nữ tú về. Bây giờ nam thanh nữ tú đã ăn hết hoa tết Ngày ngày ngước nhìn cây nêu Nghe rằng bậc tiên chỉ người Hmông đặt cây nêu lả lướt lên ngọn núi cao Làm cho nam thanh nữ tú lòng hoan hỉ Cây nêu đặt lên trên ngọn non xanh Làm cho nam thanh nữ tú lòng khoan khoái. Nam thanh nữ tú gặp gỡ nhau ba ngày chưa đủ Bậc tiên chỉ người Hmông đã ngả liền cây nêu Nam thanh nữ tú chuyện trò ba ngày chưa chán Bậc tiên chỉ người Hmông đã hạ luôn cây nêu Nam thanh nữ tú nhìn thấy bậc tiên chỉ người Hmông ngả cây nêu nằm ngang núi Nam thanh nữ tú trẩy đủ hội xuân sẽ cất bước trở về làm ăn Nam thanh nữ tú nhìn thấy bậc tiên chỉ người Hmông ngả cây nêu nằm ngang thung 34
  35. Nam thanh nữ tú trẩy đủ hội xuân sẽ cất bước trở về làm mặc. Bài hát chưa hết sẽ có bài kết Kết ngay bên rừng cây muối Đường tình duyên mình không bỏ được ta , ta không bỏ được mình Chúng mình cất kĩ tên nhau hẹn ngày chợ sẽ gặp nhau. ( Mã A Lềnh, sưu tầm và dịch từ tiếng Hmông sang tiếng Việt ) HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM 1. Nêu chủ đề của bài ca dao dân ca “ Trẩy hội xuân”? 2. Những từ ngữ hình ảnh nào diễn tả được không khí từng bừng, nhôn nhịp của không khí lễ hội mùa xuân? 3. Vẻ đệp tâm hồn và nét đẹp văn hóa của đồng bào người Hmông được thể hiện như thế nào qua bài ca dao dân ca trên ? 4. Những đặc sắc nghệ thuật của bài dân ca “Trẩy hội xuân”? 5. Sưu tầm những bài ca dao dân ca khác của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai? B. Ngữ văn 12 Phần Văn - VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CỦA CÁC TÁC GIẢ Ở LÀO CAI KẾT QUẢ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp của con trai người Pa dí nói riêng và những nét văn hóa thú vị hấp dẫn của đồng bào dân tộc thiểu số này ở huyện Mường Khương nói chung - Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu của bài thơ. TIỂU DẪN Pờ Sảo Mìn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1944 tại thôn Na Khui xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, tên đọc theo âm chữ Hán là Bạch Thiếu Minh. Cha mẹ Pờ Sảo Mìn đều là người Pa dí, mất sớm, nhà ở dưới chân núi Dì Thàng. Quê hương Mường Khương còn có tên cổ là Mưng Khảng nghĩa là vùng đất gang thép. Dân tộc Pa dí là một dân tộc ít người trên mảnh đất Mường Khương dân số chỉ có khoảng hai nghìn người. Nhà thơ Y Phương đã từng viết về Pờ Sảo Mìn: “Lão là chiếc lá xanh ngật ngưỡng giữa muôn vàn lá trên đỉnh Hoàng Liên vời vợi. Lão đang bạn bầu với bốn mùa mây trắng nắng vàng và mật ong dịu ngọt. Bây giờ thì lão gắn bó với mảnh đất này rồi, bởi tuổi trẻ đã đi khá nhiều nơi trên Trái Đất. Từng du học Tiệp Khắc. Từng sang Mạc Tư Khoa vào những năm 70 của thế kỉ trước ” Các tác phẩm chính: Hoa trên núi đá (in chung) Hội VN Lào Cai, 1974; Cây hai ngàn lá, NXB VH Dân tộc, 1995; Bài ca hoang dã, NXB VH Dân tộc, 1995; Mắt lửa, Hội VN Lào Cai, 1997; Con trai người Pa dí, NXB VH, 2001 VĂN BẢN CON TRAI NGƯỜI PA DÍ - PỜ SẢO MÌN Cha mẹ sinh ra trên đỉnh đá tai mèo Uống nước nguồn trong veo Con trai người Pa dí * 35
  36. Con trai người Pa dí Mắt một mí, tóc đen, mũi tẹt, da vàng Dáng có vẻ ngang tàng như quẫy đạp trần gian Con trai người Pa dí Đã đi là đến Đã đến là ở Đã ở là ở rất lâu Đã yêu là yêu nhiều, yêu mãi Yêu đến hết tận cùng man dại Con trai người Pa dí Không hận thù ghét bỏ với ai Đi chín phương là chín phương bè bạn Đến mười phương là mười niềm thương nhớ Bạn ơi ! * Con trai người Pa dí Đã lên yên không bao giờ ngã ngựa Trên đường dài thiên lí Cứ thế phi bay ! Cứ thế phi bay Con trai người Pa dí. ( Con trai người Pa dí, NXB Văn học, 2001 ) HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Bài thơ có bố cục như thế nào ? Nội dung chính của từng phần trong bài thơ là gì ? 2. Có ý kiến cho rằng đây là kiểu chân dung tự họa bằng thơ em có đồng ý với ý kiến trên không ? Lí giải vì sao ? 3. Trong cách giới thiệu về xuất xứ con trai người Pa dí nói riêng và dân tộc Pa dí nói chung em thấy có điều gì độc đáo? Ghi lại ấn tượng cảm xúc của em về các giới thiệu đó. 4. Tính cách con người Pa dí được tác giả thể hiện như thế nào ? .Những hình ảnh “dáng vẻ ngang tàng như quẫy đạp trần gian” “Yêu cho hết tận cùng man dại” “ Đến mười phương là mười phương nhớ” làm hiện lên hình ảnh một con người như thế nào? Chất văn hóa dân tộc Pa dí được thể hiện ở đây có gì độc đáo ? 5. Ở đoạn 3, những hình ảnh ẩn dụ: yên ngựa, đường thiên lí, phi như bay được hiểu như thế nào ? 6. Qua bài thơ em có cảm nhận gì về con người đồng bào dân tộc Pa dí ? LUYỆN TẬP Hãy tìm trong bài thơ những hình ảnh mang đậm đặc trưng văn hóa của con người Pa dí và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của những hình ảnh này. ĐỌC THÊM CÂY HAI NGÀN LÁ Pờ Sảo Mìn Dân tôi chỉ có hai ngàn người Như cái cây hai ngàn chiếc lá 36
  37. Ai nuôi ai cái rễ cái cây Ai yêu ai trong tình yêu thầm lặng Cái tình yêu bé nhỏ trong cây Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn. Dân tôi chỉ có hai ngàn người Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng Muốn hiểu mình qua bao chịu đựng Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình Thế kỉ nào gieo mầm trong đất Hôm nay cây lớn tỏa sum suê Con trai cởi trần trong mặt trời nắng cháy Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày Con gái cũng vén tay khoe tài Tước vỏ cây thêu áo đẹp ngày mai Dân tôi chỉ có hai ngàn người Biết gọi gió gọi mưa gọi nắng Chắn suối ngăn sông nước ngược dòng Ngô lúa cười vui tận chân trời đó Rượu uống quanh năm nước vẫn chảy về. Dân tôi chỉ có hai ngàn người Như cái cây hai ngàn chiếc lá Núi cao, núi thấp tựa bên nhau Trập trùng. Trập trùng Gió reo hát qua hai ngàn chiếc lá Cây ơi! 30.3.1983 NXB Văn hóa Dân tộc, 1991 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM 1. Nêu chủ đề của bài thơ 2. Hình ảnh cây hai ngàn lá được biểu hiện qua bài thơ như thế nào? Qua đó em có suy nghĩ gì về đồng bào dân tộc Pa dí ở Mường Khương - Lào Cai ? 3. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? 4. Ghi lại những cảm xúc của em sau khi học ( đọc ) xong bài thơ ? 5. Lựa chọn rồi bình luận một số ý thơ, nếu ta hình dung chủ thể trữ tình “ tôi” trong bài thơ không nhất thiết là thi sĩ mà có thể là những người khác nhau. SỰ TÍCH MƯNG KHÁNG (*) Từ thời xa xưa đã lâu lắm rồi, có một ông thầy hành nghề địa lý rất tiếng tăm đi qua vùng đất này. Ông ta ngoài những thứ trang bị cho mình còn có một túi mật ngựa sấy khô luôn mang theo để xem chọn thế đất hướng đai phục vụ cho sinh cơ lập nghiệp. Đến địa phận đất Mường Khương hiện nay, tự nhiên ông nhìn thấy toàn bộ lòng khu vực này toàn nước là nước, mênh 37
  38. mông tựa biển cả vừa sợ vừa run ông thầy không dám bước đi e sợ rơi xuống biển nước mà phải cúi dùng hai tay chống xuống đất dò dẫm bò từng bước một. Thấy thầy địa lý đi khổ sở như vậy, bà con dân bản ở đây ngạc nhiên hỏi : - Sao ông không đứng để đi đàng hoàng mà phải bò khổ sở như vậy? Ông thầy địa lý thưa rằng: - Trời ơi ! Toàn bộ khu đất này thật đáng sợ. Dưới lòng nó là một biển cả không có chỗ nào nối với đất liền. Sợ bị rơi xuống biển, tôi không dám bước mà phải bò. Ở dưới đó chỉ có ba dâm kiềng và bốn cột ngang ở bốn góc chống đỡ ; ở giữa có hai cột sắt nhô lên khỏi mặt đất và mảnh đất Mường Khương tồn tại vững chắc trên biển nước mênh mông ấy chính là nhờ bốn cột ngang này. Sau đó, tuy ông thầy “địa lý” này bỏ đi nhưng bà con người Nùng và một số đồng bào dân tộc khác vẫn coi bốn cột ngang này là hy vọng, là điểm tựa vững chắc và bám trụ, hội tụ về đây sinh cơ lập nghiệp xây dựng cuộc sống ngày một giàu có ở nơi biên cương Tổ quốc Về sau người dân ở đây đã có câu ca nói về mảnh đất vững chắc và giàu có này rằng : Sroông toồng léc dủ changw Srỉ toồng khangw srỉ chỉm Nhỉnh nắm mưng rau hănw Thănw nắm mưng rau srả Tạm dịch nghĩa là : Hai cột sắt ở giữa Bốn cột ngang bốn góc Ngắm vùng đất ta vững chắc Thấy vùng đất ta giàu có Từ đó về sau đồng bào Nùng gọi là Mưng kháng (nghĩa là Mường gang) mà không biết ai đó đã dịch chệch là Mường Khương. Sưu tầm, biên soạn : Vàng Thung Chúng; Người kể : Nùng Chản Phìn (Tung Chung Phố - Mường Khương) ___ (*) Tên huyện và xã Mường Khương tỉnh Lào Cai PHAN SI PĂNG – ĐỈNH HÙNG SƠN HÙNG VĨ ( Trích ) Ngọn núi “trời đánh” và quan niệm nhân quả của người Hmông Người Hmông ở Sa Pa - Lào Cai có một mối căn duyên kì lạ với Phan si păng. Họ là tộc người có dân số đông đảo nhất sinh sống ở những bồn địa dưới chân núi, cũng là sắc dân duy nhất có đủ kinh nghiệm và sức khỏe để hướng dẫn và gùi hàng giúp khách trong những chuyến đi chinh phục Phan si păng. Đi đến tận cùng của mối căn duyên truyền kiếp ấy, người Mông đã có những đồng tộc xưa kia của họ hóa thân thành một phần của ngọn hùng sơn,và khối núi hai người Mông,thực chất là đỉnh 2800 và 2900 mét ở kề cận Phan si păng chính là minh chứng. Dân gian dưới thung lũng Mường Hoa có chuyện kể rằng: Người Mông thiên di đến những thung lũng dưới chân Hoàng Liên Sơn muộn hơn các dân tộc khác nên không còn nhiều đất.Nhà nọ có hai anh em song sinh tìm đường lên đỉnh Phan si păng phát nương bỏ hạt.Theo chân họ,cả bản kéo lên núi,chặt trắng những cánh rừng. Năm ấy, ngô chưa kịp cho bắp thì lũ ống, lũ quét kéo về, quét sạch ruộng nương, phá hủy cửa nhà. Tin rằng ông trời quở phạt vì đã xâm phạm đến rừng, người em lên núi thắp hương cầu khấn,xin được hóa đá để chịu đòn trời, cho người anh 38
  39. song sinh và cả bản được sống bình yên. Lời cầu khấn ứng nghiệm, người em hóa thành ngọn núi 2800 mét, mỗi lúc mưa giông lại hứng chịu bao nhiêu sấm sét dội vào. Người anh thương xót em đứng chết lặng rồi cũng hóa đá, thành ngọn núi 2900 mét đứng kề bên. Núi hai người Mông thành nên từ ngày ấy, ấn tượng đến mức một số hãng du lịch lữ hành quốc tế đã đưa vào sổ tay hướng dẫn du lịch cho du khách. Sau hơn nửa ngày đánh vật với những con dốc ngược,chúng tôi đã lên được tới đỉnh của ngọn núi “trời đánh”. Một khung cảnh vỡ vụn, hoang tàn hiện ra trước mắt. Cả vùng đỉnh núi hầu như chẳng còn khối đá nào lành lặn, giữa những khe đá nứt toác là rêu cỏ và những khóm trúc quân tử cháy xém, phất phơ. Ông trời đã chẳng nương tay, những trận sấm sét lôi đình quả thật tàn khốc kinh người. Ở góc nhìn khoa học thì rõ ràng câu chuyện truyền khẩu không đủ sức thuyết phục, nhưng có điều lạ là từ bao đời nay, ngọn núi 2800 mét chính là nơi duy nhất trên cả hệ sơn Phan si păng phải hứng chịu sấm sét dội vào. Có lẽ do cấu tạo đại chất đặc biệt nào đó mà nó trở thành cột thu lôi thiên tạo? Ngọn núi “trời đánh” thật bất ngờ lại chính là điển thuận lợi nhất, là vọng cảnh đài lý tưởng để chiêm ngưỡng đỉnh hùng sơn Phan si păng. Thường thì trong những hành trình chinh phục, người ta thường chỉ mải miết lên nhanh tới đỉnh để thỏa mãn khát khao. Nhưng có ai đã lên tới đỉnh mà ngắm được đỉnh cao bao giờ, bởi vậy mà ngọn núi cao nhất Đông Dương hình thu ra sao? Với ngay cả đa số những người đã từng chinh phục Phan si păng cũng vẫn còn chưa tỏ. Nhớ cụ Nguyễn Tuân đã từng nỗ lực, nhọc nhoài để lên “tuyến đỉnh”, và nhà văn mô tả “trúc thì giống như cái phất trần, mà mặt núi thì như mâm xôi”. Quan sát từ đỉnh 2800 mét, tức là từ hướng bắc, đúng là Phan si păng có hình thù gần giống như thế ,nhưng đỉnh núi nhọn và thanh thoát hơn “mâm xôi” một chút, lại bảng lảng sương mây, nên sẽ dễ tưởng tượng hơn nếu ví nó với một chiếc nón bài thơ tròn trịa, khổng lồ. Chúng tôi đã lặng ngắm ngọn hùng sơn đất Việt suốt hơn một tiếng đồng hồ, vì sợ sẽ không còn kịp trở lại vọng cảnh đài này. Cho đến lúc xế chiều, khi mây đen kéo về từ mọi hướng, núi rừng sẵn sàng cho một trận mưa giông thì Hạng A Phủng kéo chúng tôi ba chân bốn cẳng hạ sơn. Nếu chỉ chậm thêm chút nữa, không khéo Phan si păng lại có thêm một vài chiếc cột thu lôi Đường tới đỉnh hùng sơn còn vô khối những điều kì bí. Một ngọn thác ở độ cao trên 3000 mét, cũng đích thị là nguồn nước cao nhất Đông Dương. Một khối núi có hình thù hệt như con gà trống, hướng mỏ về phía Phan si păng như muốn cất tiếng gáy gọi đỉnh hùng sơn thức dậy vào mỗi sớm mai. Hay một cặp rùa đá khổng lồ trong tư thế tìm đường bò lên đỉnh núi Tất cả như đều phô bày chờ con người khám phá, nhưng lại rất khắt khe với những hành trình vội vã, hay những bước chân đã mệt mỏi, nặng nề. Theo những lộ trình thông thường và chỉ một hướng đi lên, nghĩa là bạn đã tự bỏ lỡ cơ hội đượng chiêm ngưỡng những kì quan ấy. Phải có những khúc bạn dừng bước và quay đầu nhìn lại, phải có những đoạn bạn te dọc, tắt ngang. Không lên với Phan si păng bằng niềm tin khát khao chinh phục, hãy đến với Phan si păng bằng đam mê khám phá. Khi ấy ngọn hùng sơn sẽ không còn là một đỉnh cao thách thức, mà sẽ là quà tặng thi vị và độc đáo mà thiên nhiên khoáng đạt dành cho Chúng tôi đã nghiệm ra điều ấy trong một hành trình dài ngày với người bạn đồng hành họ Hạng. Cũng giống như cách mà người Mông quan niệm về nhân quả. Phan si păng cho họ nguồn nước để làm ruộng bậc thang, cho học cây nấm hương để mang ra chợ bán, và cả cái nghề gùi hàng cho khách-dẫu vất vả nhọc nhằn nhưng cuộc sống gạo tiền lại dễ thở hơn. Nhưng Phan si păng cũng sắn sàng bắt họ trả giá bằng nấm độc, bằng những nương thảo quả chết khô cùng với sự nghèo kiệt của rừng, hay tàn khốc hơn là phải hứng chịu đòn trời như câu chuyện về ngọ núi 2800 mét mà người Mông vẫn kể, một khi con người không trân trọng mà tàn phá và khai thác kiệt cùng. Vẫn mãi là ngọn hùng sơn bí hiểm 39
  40. Ở độ cao gần 3000 mét, theo lời khuyên của người dẫn đường Trần Ngọc Lâm,chúng tôi bắt đầu tụt xuống những vách đá sâu khủng khiếp phía đường Sín Chải để tìm kiếm những cây cổ tùng, còn gọi là cây Vân Sam và chiêm ngưỡng rừng chè cổ thụ. Trước khi người ta tìm lại con đường và người Pháp mở hơn 100 năm trước, tức là đường du lịch xuất phát từ Trạm Tôn bây giờ, thì Sín Chải chính là nơi duy nhất có lối mòn để con người tiếp cận Phan si păng. Nghe nói những vách đá phẳng lỳ, trơn tuột nên trên lối mòn này đã chứng kiến không ít tai nạn thương tâm, và cũng vì đường đi quá khó khăn hiểm trở nên từ năm 2000 trở về trước, không có mấy người có đủ sức khỏe, nghị lực và dũng cảm để chinh phục ngọn núi cao nhất Đông Dương. Những cây Vân Sam xuất hiện ở độ cao khoảng 2800 mét phía đường Sín Chải và chỉ co cụm trong một phạm vi rất hẹp.Vân Sam là loại cây thuộc họ Tùng,cũng là một trong hai loài thực vật có niên đại cổ nhất của dãy Hoàng Liên Sơn, cùng với cây tùng Himalaya. Nghe nói trước đây toàn bộ khu vực phía Đông của Phan si păng là lãnh địa của Vân Sam, nhưng tới nay số lượng và cá thể còn sót lại chỉ trên dưới 100 cây. Chúng đều đã trên nghìn năm tuổi, bởi vậy còn được mang một tên gọi khác, là cổ Tùng. Cây Vân Sam có hình dáng vừa thâm trầm, cổ kính, vừa rắn rỏi, hiên ngang, cây cao tới bốn năm mươi mét, vì vậy nhìn từ xa vẫn dễ dàng nhận ra chúng bởi tán là xanh sẫm trên tầng cao vượt trội của cánh rừng.Vân Sam là loại đặc cữu của Himalaya, xuất hiện nhiều ở Nê Pan và Trung Quốc, người Trung Quốc vốn rất tự hào với những cánh đồng Vân Sam (Vân Sam bình) trên Ái Lão Sơn. Chẳng ngờ một đất nước nhiệt đới như Việt Nam lại cũng có loài cây đặc biệt này, Phan si păng quả thật ẩn chứa bao nhiêu điều kì diệu Sườn núi phía Đông Phan si păng còn có một rừng chè cổ thụ kéo dài tới vài cây số. Những cây chè thân đẫy một người ôm, cao mấy chục mét. Xin được không so sánh với rừng chè cổ thụ ở suối Giàng - Nghĩa Lộ, nhưng nghĩ tới những cây chè đã thành thương hiệu, thành điểm tham quan ấy mà thấy tiếc cho rừng chè cổ thụ ở Phan xi păng, vì chọn nơi quá thâm sâu, hiểm trở để nương mình, mà ít người được biết đến. Chỉ có những người Mông, sắc dân gắn bó nhất với ngọn núi này đã từng hái chè Phan xi păng về để uống, không phải chỉ bây giờ, mà đã từ mấy trăm năm trước. Hạng A Phủng nói rằng người Mông thường chỉ uống chè xanh, nhưng trong những dịp đặc biệt, những búp chè hái về được nhồi vào ống trúc, lam trong bếp lửa cho đến khi cánh chè khô quắt lại, ấy là chè lam, một đặc sản và niềm tự hào của cả cộng đồng. Ngày nay người ta vẫn cho rằng cây chè có xuất xứ từ Assam (Ấn Độ) hay miền tây Trung Quốc rồi được di thực vào trồng ở nước ta. Nhưng khi đã chiêm ngưỡng rừng chè cổ thụ mấy trăm năm tuổi của Phan xi păng, thì chúng ra vẫn hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào một giả thuyết khác: Biết đâu cũng như Tùng Himalaya, cũng như Vân Sam, Phan xi păng chính là nơi phát tích cây chè, cùng với những dãy núi khác ở Ấn Độ, Trung Quốc trên cùng sơn hệ Hi Mã Lạp Sơn. Càng mải miết kiếm tìm và đam mê khám phá, tôi càng nhận ra rằng, hiểu biết của mình, và phần nào đó là của chốn nhân gian với ngọn hùng sơn thật hạn hữu và nhạt nhẽo vô cùng.Dù đã cố gắng dành cho mình một chuyến đi dài ngày với mong muốn để Phan xi păng không còn bí hiểm, vậy nhưng rốt cuộc, một hình ảnh toàn diện về Phan xi păng vẫn còn quá xa vời. Tôi đã ngỡ ngàng khi nhận ra những cây phong phương bắc, chẳng biết di thực bằng cách nào cũng có mặt ở Phan xi păng, rực rỡ lá vàng giữa cộng đồng cây cối phương Nam xanh mướt. Tôi đã dành sự cảm phục cho sự thích nghi kỳ diệu của một loại hoa là đỗ quyên,từ thân cao bóng cả nơi chân núi, đã lặng lẽ thu mình xuống thành nhỏ bé, bầu bạn cùng cỏ giả, hay bám mình trên vách đá, để không bị đánh bật khỏi hùng sơn trước những trận cuồng phong Từ độ cao 2900 mét trở lên, tất cả mọi loài thực vật đã đi đến tận cùng của sự thích nghi, để Phan xi păng, dù chỉ có đá và sự khắc nhiệt của gió lạnh, tuyết băng vẫn mướt mát cỏ hoa chứ không hề hoang lạnh. Giây phút chinh phục Phan xi păng của chúng tôi diễn ra trong bình lặng, không có cờ để cắm, không hú hét cho “vang lạnh cả trời”. Tất cả đều muốn nép mình, muốn bình tâm để suy 40
  41. nghĩ và chiêm ngưỡng.Thu vào tầm mắt những đám mây vô lượng tụ trong thung lũng, những bản làng nhỏ bé, khiêm nhường ở mãi Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu, hay dưới bồn địa Mường Hoa của tỉnh Lao Cai. Và cả khu du lịch Sa Pa, vốn ăm ắp những nhà nghỉ, khách sạn cao tầng,cũng chỉ còn được nhận diện như những chấm hoa điểm tô cho bức tranh điệp trùng của núi. Trước Phan xi păng kỳ vĩ, tất cả đều trở nên nhỏ bé, mong manh. Là một người yêu quý Phan xi păng, tôi đã tìm hiểu, đã lắng nghe nhiều cuộc tranh luận về ngọn Hùng sơn đất Việt, nhưng dường như tất cả hãy còn rất mơ hồ. Tôi cũng như bao nhiêu người khác, vốn đã tin chắc con số chiều cao của núi là 3143 mét. Vậy nhưng lại phải băn khoăn khi gần đây người ta còn đưa ra những con số khác, dẫu rằng chưa chính thức. Hay như ngay cả chuyện đã có bao nhiêu cái chóp, mà thực chất là cột mốc đánh dấu điểm cao nhất của ngọn hùng sơn, rồi tên gọi Phan xi păng bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa gì cũng đã, đang và sẽ còn nhiều tranh cãi. Đối với riêng tôi, tất cả những cuộc tranh luận ấy chỉ giúp tăng thêm niềm tin cho điều mà tôi đang tâm niệm rằng : hiểu biết của chúng ta về Phan xi păng hãy còn vô cùng nhỏ bé, và đây đích thực là cõi sơn lâm kì bí nhất Việt Nam. Lê Trường Giang 41
  42. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI o0o BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PPDH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA BỘ MÔN - Họ và tên tác giả: Lưu Quốc Hương - Chức vụ: TTCM - Tổ chuyên môn: Ngữ văn - Đơn vị: Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai 42
  43. LÀO CAI, THÁNG 05 NĂM 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG TRƯỜNG THPT Mã số: . (do thường trực HĐSK tỉnh ghi) 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. * Ưu điểm: - Học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, hiểu được cách thức, con đường tự lực thu nhận tri thức. Phát triển trí thông minh, sáng tạo, nâng cao hứng thú nhận thức; học sinh không chỉ tiếp thu mà còn biết cách vận dụng tri thức vào hoàn cảnh mới trong thực tế một cách sáng tạo. - Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nghiên cứu làm công tác khoa học kỹ thuật. - Góp phần bồi dưỡng lòng tự tin trong bước đường phấn đấu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức vì tri thức trong nhà trường giờ đây là tri thức do học sinh tự tìm ra chứ không do người khác mang lại. * Nhược điểm: - Không phải mọi bài dạy đều có thể áp dụng phương pháp này. Việc chuẩn bị bài của giáo viên rất tốn công sức và thời gian. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm cao, học sinh phải có nhận thức và tính tự giác tương đối khá thì phương pháp này mới áp dụng có hiệu quả. * Những điều rút ra trong quá trình áp dụng phương pháp: 43
  44. - Dạy học tích hợp là phương pháp có nhiều ưu điểm và thể hiện rõ nét quan điểm dạy học tích cực lấy người học là trung tâm. Nó bộc lộ nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp khác trong việc tích cực hóa người học. Tuy nhiên nó cũng không thể là một phương pháp có tính vạn năng. Vì vậy khi vận dụng vào dạy học cần biết phối hợp nó một cách nhuần nhuyễn với những phương pháp truyền thống. - Tiến trình dạy học tích hợp là tiến trình thực hiện một cách hệ thống, không thể tách rời giữa các cấp học cũng như các môn học. Đối với đối tượng là học sinh THPT khi vận dụng phương pháp này cần chú ý đến độ phức tạp của tri thức, giáo viên phải là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học để đảm bảo độ vừa sức đối với mọi đối tượng học sinh. Dạy học theo các hình thức tích hợp ngang, tích hợp dọc, tích hợp liên môn; chú ý nội dung tích hợp trong kiểm tra đánh giá học sinh. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Phương pháp dạy học truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung. Chương trình dạy học được thiết kế thành các môn học lý thuyết và môn học thực hành riêng lẻ nhau. Chính vì vậy loại phương pháp này có những hạn chế: - Quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động. - Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân (kỹ năng giao tiếp). - Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ. - Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm. - Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ. - Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì phương pháp dạy học tích hợp trong hệ thống giáo dục THPT được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và mô đun kỹ năng thực hành. Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng lực thực hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể. Như vậy dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau : 44
  45. - Gắn kết đào tạo với lao động. - Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động. - Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề. - Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó). - Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ. - Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học truyền thống hằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp có thể áp dụng với tất cả các đối tượng là HS THPT, có thể áp dụng trong từng đơn vị bài học trong chương trình Ngữ văn ở cả 3 phân môn đọc - hiểu văn bản văn học, tiếng Việt, Làm văn. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 45
  46. * Lợi ích đối với người dạy Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích hợp, giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở. Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Nếu thầy chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. * Lợi ích đối với người học Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích hợp, người học thấy học được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Học sinh được làm. Nhờ đó mà học sinh ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều. Dạy học tích hợp chính là tìm mọi cách giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Chỉ khi người học được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của họ. * Mối quan hệ thầy - trò trong việc dạy và học Với cách dạy đọc - chép, giáo viên là người rót kiến thức vào đầu học sinh và người dạy giữ vai trò trung tâm. Nhưng kiến thức từ thầy có thể trở thành kiến thức 46
  47. của trò không? Chắc chắn là không nhiều. Theo nhiều nghiên cứu khoa học về giáo dục thì cách dạy đọc - chép chỉ giúp người học tiếp thu được 10 - 20% kiến thức. Khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, người học giữ vai trò trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, vai trò của người thầy không giảm đi mà ngược lại, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng. Giữa biển thông tin mênh mông, điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng dụng chúng vào cuộc sống như thế nào Tất cả những điều ấy đều cần đến sự chỉ dẫn của người thầy. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào? Với người học, học sinh cần hiểu rõ mình là ai và mình muốn là người như thế nào, điều gì mình cần học và mình muốn học cái gì. Với người dạy, mỗi thầy/cô càng phải phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn, tự học, tự sáng tạo nhiều hơn để xứng đáng trong vai trò mới. Tóm lại phương pháp dạy học tích hợp giúp HS chủ động tiếp nhận tri thức, hứng thú với bài học, có khả năng nắm bắt các tri thức liên môn, liên ngành, tăng cường năng lực tư duy của học sinh. Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp như sau: Lớp 10 Văn 11 Văn 12 Văn 10 Anh 11 Anh 11 Trung Tiêu chí Đưa kiến thức thực tế 79% 83% 90% 75% 85% 88% vào bài học Học sinh tích cực, 90% 92% 95% 91% 88% 90% nâng cao khả năng tự học HS hứng thú, hiểu bài, 86% 87% 98% 80% 83% 79% có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và thực tế cuộc sống * Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - trước khi áp dụng tích hợp trong dạy học Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 5 15 7 0 47
  48. 11 Văn 3 24 5 1 10 Văn 4 23 4 2 12 Anh 3 23 8 3 11 Anh 3 21 4 5 10 Anh 4 20 5 5 11 Trung 0 8 11 0 11A1 2 19 21 1 * Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - sau khi áp dụng tích hợp trong dạy học Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 12 15 0 0 11 Văn 9 26 0 0 10 Văn 10 23 0 0 12 Anh 10 25 2 0 11 Anh 8 22 3 0 10 Anh 8 23 3 0 11 Trung 3 14 2 0 11A1 4 20 19 0 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 6. Tài liệu kèm theo: Không Lào Cai, Ngày 16 tháng 5 năm 2014 Người báo cáo Lưu Quốc Hương Email liên hệ chuyển giao: tailieutheochude@gmail.com XEM CHI TIẾT Ngân hàng SKKN 13 MÔN HỌC THPT: 48