Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn Lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh - Trần Thị Thu Thủy

docx 54 trang thaodu 8180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn Lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh - Trần Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_day_hoc_mon_ngu_van_l.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn Lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh - Trần Thị Thu Thủy

  1. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 CÁC PHỤ LỤC : Tên sáng kiến: Thứ tự Nội dung Trang 1 Trang phụ lục của sáng kiến 1 2 - Tên Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Các thông tin về tác giả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học. 2 3 Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học 3 4 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 4, 5 5 Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi tạo ra sáng kiến 6, 7 6 Ảnh minh hoạ cho sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và thực hiện nội dung sáng kiến. Từ 8 đến 48 7 Khả năng áp dụng: 49 8 Hiệu quả do sáng kiến đem lại 50, 51 9 Kết luận . 52 10 - Cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn không sao chép hoặc vi phạm bản quyền nào. 53 - Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến. 1 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  2. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÁT TRIỂN NHÁNH Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 9 và có thể tất cả các khối lớp. Thời gian áp dụng: Từ ngày: 10/ 9 /2017 đến ngày 10/5/2018. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Thu Thủy . Năm sinh: 1975 Nơi thường trú: 637 đường Trần Huy Liệu - Phường Văn Miếu - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung. Điện thoại: 0982.521.875. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 % Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Quang Trung Địa chỉ: số 1 đường Đông Kinh Nghĩa Thục – Nam Định. Điện thoại: 0228.3847472 I. ĐIỀU KIỆN , HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 2 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  3. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS gần đây đã có nhiều thay đổi cơ bản theo hướng tích hợp và tích cực. Đặc biệt là kế hoạch dạy học theo chủ đề, bài học có phát triển năng lực cho học sinh Thế nhưng để thực hiện được một cách hiệu quả với từng bài học thì vẫn đang là một bài toán chưa có đáp số. Chính vì thế mà giáo viên chúng tôi cần phải có những bước tìm hiểu các năng lực tiểm ẩn của học sinh để áp dụng trong quá trình dạy học mới cho phù hợp và hiệu quả. Với mục đích rèn kỹ năng để học sinh có tính tự lập, có tính tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Chúng tôi thiết nghĩ giáo viên cần phải định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Hơn nữa ở thế kỉ XXI này, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống, việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn góp phần đổi mới PPGD theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế mới của thời đại. vì CNTT góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp. Công nghệ thông tin phát triển, tư duy con người cũng phát triển, học sinh của chúng ta bắt nhịp thời đại rất nhanh và các em có rất nhiều năng lực tiềm ẩn. Chính vì vậy mà giáo viên chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học bằng cách chú trọng định hướng phát triển năng lực vốn có của học sinh cho học sinh từ mỗi bài học trên lớp. 3 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  4. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Do yêu cầu giáo dục con người, cần phải tạo ra sản phẩm con người năng động sáng tạo, có kỹ năng kỹ sảo trong cuộc sống và trong công việc để thích ứng được với xã hội hiện đại, tiếp cận được với nền văn minh thế giới. Đặc biệt nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học . Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” Điều đó càng thôi thúc tôi tạo ra một sáng kiến: “ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÁT TRIỂN NHÁNH” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Giới trẻ ngày nay thì lại nghiêng về xu hướng tiếp xúc với công nghệ thông tin, thực tế cho thấy số học sinh không hứng thú trong việc học thụ động và rất nhanh nhẹn với việc tự tra cứu, tìm tòi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dạy học ngữ văn theo mô hình sơ đồ tư duy phát triển nhánh là một điểm mới trong chương trình phổ thông. Nó có vai trò vô cùng quan trọng , nhằm củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chương trình chính khóa. Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kĩ năng cần thiết nhưng chưa được chuẩn 4 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  5. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 bị trong chương trình chính khóa. Hệ thống lại một số tri thức và kĩ năng thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng . Bước đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số học sinh. Ở THCS được đưa vào giảng dạy từ năm học 2004-2005. Khi bắt đầu thực hiện mỗi chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, lúng túng trong việc tổ chức dạy và học . Trong quá trình dạy học thì mỗi giáo viên có những hình thức tổ chức và dạy học riêng , không ai giống ai. Mỗi đối tượng học sinh có khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, thực hành bài học khác nhau. Hơn nữa tình hình học tập của học sinh ngày nay rất cần phải quan tâm, nhất là ý thức học tập của các em đối với môn học Ngữ văn. Các em học sinh cũng như cha mẹ các em luôn có tiềm thức suy nghĩ về học môn Văn là phải học thuộc nhiều, ghi chép nhiều, nghe giảng nhiều. Do đó phụ huynh học sinh họ không muốn con họ học môn Văn nếu như không phải là bộ môn bắt buộc để thi vào THPT. Còn bản thân học sinh thì luôn luôn ngại khi phải học môn Ngữ Văn. Chính vì những lý do trên mà tôi nghĩ ngay từ khâu ổn định nề nếp lớp và tạo hứng thú học tập trước khi vào bài học cũng phải được cải tiến để tạo hứng thú cho học sinh. Khâu này tôi tổ chức trò chơi vận dụng sơ đồ tư duy phát triển nhánh. Có tổ chức lớp học tốt thì mới nói đến việc dạy và học có kết quả. Để đạt được mục đích đó không phải là đơn giản, mà nó là một quá trình lâu dài đầy khó khăn. Muốn dạy và học tốt thì lớp học thật sự có nề nếp, nghiêm túc, học sinh hoạt động tích cực mới đem lại hiệu quả mĩ mãn. Để học sinh hoạt động tích cực thì phải tạo ra không khí vui vẻ hấp dẫn, thoải mái mới thu hút được mọi đối tượng hoạt động học tập. Chính vì thế, tôi đã trọn một số phương pháp như “ Ổn định nề nếp lớp và tạo hứng thú học tập bằng hình thức trò chơi trong dạy học bộ môn Ngữ văn 9 và giải quyết nội dung kiến thức của bài học bằng hệ thống sơ đồ tư duy phát triển nhánh”.Điều nổi bật của đổi mới chương trình hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Thông qua quá trình học tập, người 5 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  6. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 học đã có được cơ hội để rèn luyện kĩ năng tự học, biết cách tự kiến tạo nên kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viện. Như vậy vai trò tích cực, chủ động của người học cũng được đề cập cao hơn. Trong thực tế hầu hết học sinh không thích học môn văn. Đó là thực tế không thể né tránh. Từ thực tế trên, tôi có suy nghĩ nên làm thế nào để có tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, cho người dạy và gợi hứng thú ham học cho người học, đem lại hiệu quả cao sau mỗi bài học. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh”. Và đã thực hiện, đạt được hiệu quả tương đối trong 3 năm học vừa qua. 2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi tạo ra sáng kiến: HÌNH THÀNH ÁP DỤNG: Bước 1/ Ổn định nề nếp lớp: Như ta đã biết: lớp học mà thiếu kỷ cương nề nếp thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài dạy của lớp học. Trong quá trình dạy học văn sẽ ảnh hưởng đến tâm thế của người dạy văn và học sinh học văn. Bởi vậy theo tôi, để lớp học môn Văn đạt hiệu quả thì đầu tiên tôi chú trọng đến nề nếp lớp và tôi đã áp dụng như sau: Khi vào lớp, tôi bỏ ra 1phút để ổn định tổ chức . - Tôi chia mỗi tổ hoặc 3,4 bàn thành một nhóm , và cũng là nhóm học tập. Sau đó các em cử tổ trưởng, tổ phó, đồng thời cũng là nhóm trưởng, nhóm phó. - Tôi cử một lớp trưởng phụ trách chung và lớp phó theo dõi tiến trình bài học và ghi lại như thư ký nhóm . Rồi hướng dẫn các em cách theo dõi và thực hiện (phát cho mỗi em một quyển sổ thư ký) 6 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  7. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Để động viên cho các em làm việc nhiệt tình và học tập nghiêm túc cố gắng, có tinh thần thi đua giữa các tổ, tôi dùng hình thức khuyến khích điểm thưởng cho những em, những tổ nổi bật hơn sau buổi học.Và cũng trừ điểm đối với những em, những tổ ít tập trung, ít hoạt động và học tập chưa tốt. Có làm như thế, các em mới cố gắng thi đua học tập và tự quản lý trong tổ với nhau. Bước 2 - Cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách “ Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh” cho từng nội dung kiến thức bài dạy : a) Xây dựng mô hình dạy học theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh cho dạng bài Tiếng Việt 9: * Sơ đồ bài giảng: “Các phương châm hội thoại” ( Tiếng Việt 9 –Học kì 1) - Trong chương trình, kế hoạch dạy học thì bài học này được tiến hành trong 3 tiết. Tôi đã chia: + Tiết 1: Cho học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản và hình thành các nhánh trong sơ đồ, rồi giải mã sơ đồ. + Tiết 2: Cho học sinh trình bày lại sơ đồ và giải mã để kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh. + Tiết 3: Học sinh sẽ thực hiện các bài tập trong SGK và bài tập nâng cao. Để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản tôi vẫn tôn trọng tiến trình trong sách giáo khoa, phân tích các ví dụ sgk để học sinh nắm được nội dung bài học. Sau đó tôi đặt các câu hỏi hướng vào nội dung của từng nhánh để mỗi câu trả lời của các em sẽ là một nét vẽ trong sơ đồ phát triển nhánh. Hình thức vẽ sơ đồ: Học sinh lên bảng vẽ bằng phấn trắng hoặc giáo viên vận dụng sơ đồ câm trên powerpoint chiếu trên màn hình và cho học sinh đánh nội dung trong các nhánh qua máy tính kết nối trên bàn giáo viên. Đây cũng là cách để kiểm tra kiến thức vừa học trên lớp cho học sinh. Sau đây là hình ảnh mô phỏng sơ đồ : 7 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  8. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Sơ đồ bài giảng “Các phương châm hội thoại” * Giải mã sơ đồ như sau: 8 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  9. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Giải mã từ khoá ( Tên đầu bài của bài học): Tôi cho học sinh chú ý vào từ được gạch chân trong từ khoá của sơ đồ đó là từ “các” – không phải là 1 mà là nhiều, từ “Hội thoại” giúp chúng ta suy nghĩ rằng các phương châm hội thoại này phải xuất hiện trong các cuội đối thoại, xuất hiện trong lời nói của nhân vật hoặc của người tham gia hội thoại. Dưới từ khoá tôi cho hs nhớ số 5 để gợi nhắc nội dung từ khoá này sẽ có 5 phương châm hội thoại (5 nhánh: Về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự.) + Nhánh 1: Về lượng – có liên quan đến số lượng hoặc trọng lượng. Nếu tuân thủ thì phải “đủ” theo yêu cầu của số lượng của thông tin lời nói đó. Còn ngược lại thừa hoặc thiếu thông tin về sự vật sự việc nói đến trong hội thoại thì là vi phạm phương châm này. Làm rõ nghĩa cho nhánh 1 là ví dụ bằng cuộc đối thoại của 2 người trong đó người hỏi là “bạn bơi ở đâu?” , người trả lời “bơi ở dưới nước” . Như vậy câu trả lời của người này thiếu thông tin mà người hỏi muốn biết là địa chỉ đi bơi ở đâu đồng thời lại thừa thông tin không cần thiết đó là từ “ dưới nước” vì bơi dĩ nhiên là phải bơi dưới nước rồi. + Nhánh 2: Về chất – Cho học sinh nhớ là có liên quan đến chất lượng. Ví dụ nếu bài tập giáo viên giao về nhà mà bạn quan tâm đến chất lượng thì bạn phải làm đúng các bài đó chứ không phải chỉ làm cho đủ số lượng bài tập. Vậy từ lô zic để hiểu phương châm về chất cần nhớ là đi với từ “đúng” (trong sơ đồ đã khoanh tròn). Nếu trong hội thoại mà người tham gia hội thoại đưa ra thông tin đúng, có nghĩa là tuân thủ, ngược lại nếu đưa ra thông tin sai là vi phạm phương châm về chất. Để làm rõ hơn tôi đưa ra ví dụ vi phạm phương châm về chất rất dễ nhớ đó là trong cuội hội thoại có người nói: “ Tôi nhìn thấy có quả bí to bằng cái nhà”. Câu nói này có nội dung không đúng sự thật vì làm gì có quả bí to như thế. 9 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  10. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 + Nhánh 3: Phương châm quan hệ - Nhắc đến từ “ quan hệ” chúng ta phải liên tưởng đến ý nghĩa chặt chẽ, lô zich, ăn khớp với nhau trong 1 cuộc hội thoại thế mà “ ông nói gà, bà nói vịt” có nghĩa là trả lời lạc đề đi thì đó là vi phạm phương châm quan hệ. + Nhánh 4: Phương châm cách thức: Từ đánh dấu đỏ của nhánh là từ “ Cách”. Cách trong hội thoại, giao tiếp là cách nói năng, thế có nghĩa là trong hội thoại chúng ta cần phải nói năng ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, tránh vòng vo. Nếu vòng vo, không rõ ràng ( dây cà ra dây muống) thì là vi phạm phương châm cách thức. Để tránh hiện tượng học sinh rối vì nhiều phương châm hội thoại mà khó nhớ. Tôi đưa ra ví dụ minh hoạ bằng 1 câu chuyện cười để tạo ấn tượng cho học sinh nhớ được đặc điểm của nhánh 4 này là câu chuyện “Cái áo ông chủ bị cháy”. + Nhánh 5: Phương châm lịch sự - Vi phạm phương châm này có nghĩa là người tham gia hội thoại sử dụng những từ ngữ khiếm nhã, không được lịch sự, còn thô. - Sau khi giải mã sơ đồ, tôi cho học sinh trình bày lại sơ đồ theo ý hiểu của học sinh và áp dụng luôn vào bài tập theo các mức độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. - Ở bài học này, với cách hiểu bài theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh thì học sinh của tôi nắm được kiến thức một cách chắc chắn và đã giải quyết được rất nhiều bài tập ở các dạng khác nhau. * Sơ đồ bài giảng: “ Các cách phát triển từ vựng Tiếng Việt” ( Tiếng Việt 9 –Học kì 1) 10 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  11. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ bài học “ Các cách phát triển từ vựng Tiếng Việt” như sau: 11 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  12. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Có 3 cách phát triển từ vựng Tiếng Việt. + Nhánh 1- Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc. Cách này được phát triển dựa theo phương thức ẩn dụ hoặc theo phương thức hoán dụ. Mỗi phương thức là một nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có 1 ví dụ minh hoạ có liên quan đến ẩn dụ hoặc hoán dụ. + Nhánh 2 phát triển từ bằng cách tạo từ ngữ mới. Nhánh này sẽ có 3 nhánh nhỏ, đó là 3 cách ghép: ghép từ có sẵn, ghép tạo từ láy, ghép theo công thức X +tặc. Mỗi nhánh nhỏ này sẽ có 1 ví dụ để minh hoạ. + Nhánh 3: Phát triển từ vựng Tiếng Việt bằng cách mượn tiếng nước ngoài. Chủ yếu là mượn Tiếng Hán, có thể mượn các tiếng châu Âu Cuối sơ đồ tôi cho hình thành lưu ý cho học sinh phân biệt rõ 2 phương thức Phát triển từ ở nhánh 1. * Kiểm tra kiến thức đã học bằng trò chơi thi điền nội dung đã học vào sơ đồ 1.Một số hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy và học Ngữ văn ở THCS: * Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị). * Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong việc dạy học Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy phát triển nhánh: 12 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  13. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luỵên trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức ), tự đặt tên trò chơi (theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Sắc màu, 123 ta cùng tìm, Họ đang nói gì?, Đi tìm bí mật của cành cây, Tiếp sức ) (Để hoàn thành những sơ đồ câm về bài học) HỌC SINH CHỌN CÂU HỎI KHÁI CHI QUÁT TIẾT * Trò chơi hoàn thành sơ đồ câm khi dạy bài “Sự phát triển của từ vựng tiếng việt ”, Sau những tiết ôn luyện các kiến thức cơ bản: Cho học sinh lên tích vào dạng câu hỏi ( Khái quát hoặc chi tiết) rồi trả lời các câu hỏi đưa ra để có thể hoàn thiện sơ đồ.Hoặc có thể chơi trò tiếp sức hoàn thiện nhanh nhất các nhánh của cây sơ đồ. 13 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  14. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. GV: hướng dẫn thể lệ: Lớp sẽ được chia làm 4 nhóm, cùng mô tả một bức tranh có những tình huống đòi hỏi phải giao tiếp (mỗi nhân vật chỉ được nói một câu). Các nhóm sẽ làm việc độc lập một cách nhanh nhất và đúng nhất. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất và hợp lí nhất, sẽ thắng. HS: nghe phổ biến thể lệ trò chơi. HS: Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên: Làm việc theo nhóm với yêu cầu bí mật với các nhóm khác (để không ảnh hưởng đến không gian học tập của các lớp khác) nhưng phải huy động được sức mạnh của tập thể (nhóm chơi); đảm bảo đúng và trong thời gian nhanh nhất. GV: Quan sát học sinh chơi và có những chỉ dẫn kịp thời. Giáo viên nhận xét và đánh giá công khai, chốt lại một số lưu ý về bài học và khẳng định vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói. Tuyên bố đội thắng cuộc. HS: Thực hiện yêu cầu của bên thắng. 14 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  15. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 ( Phần này để học sinh thực hiện kín thông qua trò chơi tiêp sức hoặc ai nhanh hơn ai) 15 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  16. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Sơ đồ bài giảng: “ Thuật ngữ ” ( Tiếng Việt 9 –Học kì 1) * Giải mã sơ đồ bài học “ Thuật ngữ” như sau: - Muốn nắm chắc kiến thức về thuật ngữ thì học sinh cần nhớ kỹ 3 đặc điểm tương ứng với 3 nhánh sau: + Nhánh 1: Đặc điểm 1 – Biểu thị khái niệm khoa học 16 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  17. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 + Nhánh 2: Đặc điểm 2 – Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm. + Nhánh 3: Đặc điểm 3 – Không có tính biểu cảm (Không xuất hiện trong văn bản nghệ thuật) - Cho học sinh nhớ một vài ví dụ cơ bản và nhớ phần lưu ý. * Sơ đồ bài giảng: ““ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nôi tâm” 17 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  18. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã cho sơ đồ 4 – bài giảng “ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nôi tâm” - Từ khoá của sơ đồ đã thể hiện 3 nội dung, học sinh sẽ hình dung được sơ đồ có 3 nhánh: + Nhánh 1: Đối thoại. Ở nhánh này tiếp tục được làm rõ bởi 2 ý: * Đối thoại là gì? - là đối đáp trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người, giữa họ đều có lời nói trực tiếp. * Khi viết sẽ gạch đầu dòng ở trước mỗi lượt lời. + Nhánh 2: Độc thoại (có 2 nhánh nhỏ làm ý) * Độc thoại là lời nói của nhân vật nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng . * Khi viết có gạch đầu dòng ở trước mỗi lượt lời. + Nhánh 3 : Độc thoại nội tâm ( cũng có 2 nhánh nhỏ) * Độc thoại nội tâm là những suy nghĩ trong đầu của nhân vật, chưa thành lời. * Khi viết không có gạch đầu dòng ở trước mỗi suy nghĩ của nhân vật. -> Lưu ý của sơ đồ này giúp cho học sinh phát hiện nhanh là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm thường xuất hiện trong văn bản tự sự. * Phần Tiếng Việt Kì 2: * Sơ đồ bài giảng “Khởi ngữ” 18 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  19. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Giải thích từ khoá của sơ đồ: “Khởi” là đầu tiên, xác định được vị trí nên dấu hiệu đầu tiên là nó phải đứng trước nòng cốt câu. Còn “ngữ” có nghĩa là bản thân nó chỉ là một ngữ (từ hoặc cụm từ). - Căn cứ vào một số dấu hiệu qua các từ nó thường đi kèm để chia nhánh thì tôi đã thiết kế cho học sinh nhớ được 5 ví dụ cơ bản nhất (như trên sơ đồ) Sau đó tôi cho gạch chân, in đậm những khởi ngữ và nhặt những dấu hiệu thường gặp sang bên ghi chú. Nhờ những dấu hiệu này mà học sinh làm bài tập nhận biết rất nhanh. 19 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  20. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Để học sinh nắm chắc kiến thức bài học tôi đã làm thêm bước phân biệt với trạng ngữ bởi vì trạng ngữ có những dấu hiệu hình thức giống như khởi ngữ, đồng thời tôi tích hợp được việc ôn lại kiến thức về thành ngữ đã học ở lớp 7.( Thành ngữ có nội dung chỉ thời gian, nơi chốn, phương tiên, cách thức. còn khởi ngữ thì không có nội dung đó mà chỉ nhắc lại đề tài nêu ở trong câu) * Sơ đồ bài giảng “Các thành phần biệt lập” 20 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  21. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Giải mã từ khoá: “Các” là không phải 1 mà nhiều. “Thành phần” nghĩa là nó chỉ có 1 từ hoặc cụm từ, chưa có cấu tạo như là câu. Còn “biệt lập” là nó mang tính chất đặc biệt và độc lập, có thể tách ra thành câu riêng được. - Sơ đồ được phát triển thành 4 nhánh chính (4 thành phần) + Nhánh 1: Thành phần tình thái. Ở nhánh này tôi căn cứ vào dấu hiệu để phân loại thành 2 nhánh nhỏ tiếp, đó là từ , ngữ có ý nghĩa chỉ độ tin cậy cao và từ ngữ có ý nghĩa chỉ độ tin cậy chưa cao. Ở nhánh này tôi cho học sinh đi từ ví dụ trong và ngoài sách giáo khoa để tìm ra các dấu hiệu nhận biết. + Nhánh 2: Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lý vui mừng, buồn, giận Học sinh kể ra các dấu hiệu. + Nhánh 3 : Thành phần gọi, đáp: dùng để gọi và để đáp trong giao tiếp nhưng nó chỉ có vai trò tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp. Cho học sinh nhớ những dấu hiệu cơ bản. + Nhánh 4: Thành phần phụ chú: là thành phần ghi chú, bổ sung, giải thích cho nội dung đi kèm trước nó. Thành phần này tôi cũng cho học sinh chỉ ra và nhớ những dấu hiệu về hình thức như nó đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu ngoặc đơn, giữa 1 dấu gạch ngang và dấu phẩy hoặc đặt sau dấu 2 chấm. Lưu ý của sơ đồ này là học sinh cần thuộc, nhớ các dấu hiệu. Nhớ thêm “Khởi ngữ” không nằm trong các thành phần biệt lập này . * Sơ đồ bài giảng “Liên kết câu và liên kết đoạn văn” 21 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  22. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Giải mã từ khoá: “Liên kết” có tính chất kết dính, gắn chặt, lô zich giữ các câu trong 1 đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong bài văn. 22 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  23. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Sau khi tìm hiểu ví dụ sách giáo khoa để đi đến kết luận, tôi cho học sinh khai thác phần ghi nhớ (SGK) để hình thành sơ đồ và phát triển nhánh như sau: + Nhánh 1: Liên kết về nội dung, nhánh này phát triển thành 2 nhánh nhỏ dựa từ của nhánh, đặt và trả lời câu hỏi: những điều kiện nào làm nên nội dung chặt chẽ ? – Chủ đề phải thyoongs nhất, liên kết lại. Trình tự các câu văn cũng phải sắp xếp hợp lý. + Nhánh 2 Về hình thức. Đây là nhánh kiến thức cơ bản nhất thường vận dụng trong các dạng câu hỏi. Nhánh này tôi cho chia ra thành 4 nhánh cơ bản nhất (4 phép liên kết như trình bày trên sơ đồ) . Ở mỗi phép liên kết đó tôi hướng cho học sinh ghi nhớ những ví dụ hoặc những dấu hiệu nhận biết của từng phép. - Riêng phép nối tôi chú trọng hơn và tiếp tục phát triển 3 nhánh nhỏ sau: . Nối bằng quan hệ ngang bằng: thường hay sử dụng các từ “và”, “với”, “rồi” . Nối bằng quan hệ không ngang bằng: thường hay sử dụng các quan hệ từ “hơn nữa”, “ hơn thế nữa”, “nhưng” , “mặt khác”, “tuy nhiên” . Nối bằng các cặp quan hệ từ: thường dùng các cặp quan hệ từ sau: : Nếu thì Tuy nhưng Không những mà còn Bởi nên Vì nên Mặc dù nhưng - Sơ đồ này tôi lưu ý cho học sinh: Thuộc các dấu hiệu của từng phép liên kết để giải quyết các dạng bài tập nhận biết. Vận dụng một cách linh hoạt các phép liên kết các câu trong một đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong bài tập làm văn nghị luận về thơ hoặc nhân vật của mình. 23 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  24. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Sơ đồ bài giảng “Nghĩa tường minh và hàm ý” * Giải mã sơ đồ: - Giải mã từ khoá: “Tường minh” là tường tận, sáng rõ. Còn hàm ý là hàm ẩn ý nghĩa trong câu chữ. Như vậy ngay nghĩa của từ khoá đã thể hiện nội dung của sơ đồ rồi. 24 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  25. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 + Nhánh 1: Tường minh: tiếp tục được phát triển 2 nhánh nhỏ nữa, một là những đặc điểm của tường minh, một nhánh nhỏ xác định nó là nghĩa thực của từ . + Nhánh 2: Hàm ý có 2 đặc điểm khác biệt với tường minh đó là không diễn đạt trực tiếp và nghĩa của từ là nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn. Ở Sơ đồ bài học này tôi lưu ý cho học sinh : muốn hiểu được nghĩa của hàm ý cần căn cứ vào ngữ cảnh của lời nói. * Sơ đồ bài giảng “Phép lập luận, phân tích và tổng hợp” 25 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  26. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Giải mã từ khoá: Từ khoá của sơ đồ này đã chứa đựng 2 nội dung, 1 là đoạn văn viết theo phép phân tích, 2 là đoạn văn viết theo phép tổng hợp. Mỗi nội dung được hình thành 1 nhánh lớn. + Nhánh 1: Phép phân tích được tiếp tục phát triển thành 3 nhánh nhỏ: 1 là các ý cơ bản của khái niệm, 2 là các biện pháp, dấu hiệu nhận biết qua vị trí của câu chủ đề. . Ở nhánh nhỏ thứ 2 ( Biện pháp) được tiếp tục phát triển thành cụ thể hơn đó là 4 biện pháp phân tích ( Nêu giả thiết / So sánh đối chiếu/ Giải thích /Chứng minh) + Nhánh 2: Phép tổng hợp cũng có 2 nhánh nhỏ. . 1 là ý cơ bản của khái niệm. . Nhánh nhỏ 2: dấu hiệu nhận biết bằng cách để lập luận ở cuối đoạn văn. Đặc biệt chú ý phép này thường dùng các từ trước lập luận như “Tóm lại / Thế có nghĩa là / Như vậy / Thật vậy / Quả thật / Đúng là / ” Lưu ý: Phép lập luận khác với phương thức lập luận (Phương thức biểu đạt) - Phép lập luận trong cách viết đoạn văn chỉ có 2 phép nêu trên. Nó khác hẳn với phương thức lập luận. Vì phương thức lập luận không nằm ở 1 bài cụ thể nên giáo viên thông qua bài Phép lập luận phân tích và tổng hợp này để giúp học sinh phân biệt rõ giữa “phép” với “phương thức” Tôi đã đưa ra 1 sơ đồ khác tổng hợp nhận xét các phương thức lập luận đã học từ các lớp dưới theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ này giúp học sinh phân biệt được dạng câu hỏi của bài tập nhận biết về phép lập luận của đoạn văn với dạng bài nhận biết về phương thức lập luận của đoạn văn, tìm được phương thức biểu đạt của đoạn văn một cách nhanh nhất. 26 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  27. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Giải mã từ khoá: Phương thức lập luận hay chính là phương thức biểu đạt thì có 5 phương thức chủ yếu mà chúng ta đã được thực hành trong các dạng bài tập làm văn của chương trình THCS. Tôi đã chia sơ đồ thành 5 nhánh, mỗi nhánh là tên phương thức biểu đạt chính đã học trong các bài tập làm văn ở các lớp tương ứng. II. Phần Đọc hiểu văn bản: 27 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  28. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Khi dạy phần đọc hiểu văn bản tôi căn cứ vào các dạng câu hỏi đọc hiểu trong các đề thi vào THPT để khái thác kiến thức bài học cũng như khắc sâu khiến thức cho học sinh bằng cách hình thành các kiểu loại sơ đồ phù hợp. Trong đó có sơ đồ cách nhớ những vấn đề cơ bản của các tác phẩm văn thơ hiện đại Việt Nam như sau: * Giải mã sơ đồ: 28 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  29. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Để nhớ được một cách chính xác, nhớ nhanh và nhớ lâu về số liệu năm sáng tác của tất cả các tác phẩm thơ văn hiện đại Việt Nam được học chính khoá trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 tôi đã thiết kế mô hình trên như sau: + Toàn bộ 9 tác phẩm thơ hiện đại và 4 văn bản truyện hiện đại Việt Nam đều sáng tác ở thế kỷ 20 nên dễ nhớ con số 19. Vậy học sinh chỉ cần nhớ con số hàng chục và hàng đơn vị của năm sáng tác. + Liệt kê tên tác phẩm, tác giả theo trình tự sách giáo khoa sắp xếp và chia thành 3 hàng: Thơ học ở kì 1, thơ học ở kì 2, truyện 2 kì. + Thực hiện nhớ con số hàng chục và hàng đơn vị trên các ô đã chia như sau: . Chìa khóa mở số đầu tiên là số 48 (những năm đầu của thời kì kháng chiến chống Pháp). . Trong hệ thống các ô trên, bài thơ đầu tiên và truyện đầu tiên đều sáng tác năm 48 . Hàng thơ kì 1, cột lẻ thì số đuôi là chẵn và đều là số 8 thuộc hàng đơn vị, còn hàng chục cách nhớ bằng phép cộng: cột 3 thì lấy 4 của 48 mốc +1 ta có năm sáng tác bài số 3 là 58, bào thơ ở ô 5 lấy 5+2 là 7 hàng chục, ghép với số hàng đơn vị 8 là 78. . Hàng thơ kì 1 cột chẵn thì số cuối của năm sáng tác là lẻ: Vẫn lấy số 48 làm mốc và thực hiện phép công: hàng chục cộng 2 là 6, hàng đơn vị +1 bằng 9 , ta có số năm sáng tác của bài thơ thứ 2 là 69 . Cột chẵn thứ 2 (bài thơ thứ 4) lấy mốc của 69, làm phép trừ 9-6 =3 ra số hàng đơn vị, hàng chục giữ nguyên. Ta có số năm sáng tác của bài thơ thứ 4 là 63. . Thơ học kì 2 vẫn lấy mốc là số 8 nhưng là 8 hàng chục. Bài thơ đầu tiên và cuối của học kì 2 giống nhau đều sáng tác năm 80. 29 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  30. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 . Bài “Viếng lăng Bác”, học sinh cần nhớ hoàn cảnh sáng tác: (sau khi nước nhà thống nhất, 1 năm sau lăng Bác được khánh thành, nhà thơ mới có dịp ra thăm lăng Bác, xúc động nhà thơ đã sáng tác ngay sau khi rời lăng). Năm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà ai cũng nhớ là 1975, vậy sau 1 năm làm phép cộng 1 ta sẽ nhớ năm sáng tác của bài thơ “Viếng lăng Bác” là 1976 “Sang thu” bài kế tiếp cộng 1 là 77. . Truyện ngắn “ Làng” là 48 giống bài thơ đầu tiên. . Truyện “ lặng lẽ Sapa” lấy năm sáng tác của bài thơ thứ 2 kì 1 +1 ta có năm sáng tác là 70. . Truyện “ Chiếc lược ngà” nói về tình cảm xúc động của 2 cha con ông sáu (2 số 6) học sinh dễ nhớ năm sáng tác là 66. . Truyện “ những ngôi sao xa xôi” thì hướng học sinh cách nhớ: miền Nam đang kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc đang xây dựng XHCN, những người như anh thanh niên trong “ lặng lẽ Sapa” lao động thầm lặng cống hiến cho công cuộc xây dựng XHCN và góp phần phục vụ kháng chiến. Liên tưởng thời gian của 2 văn bản trên “ lặng lẽ Sapa” 70 thì “ những ngôi sao xa xôi” +1 thành 71. * Sơ đồ bài giảng cho một số văn bản truyện Trung đại Việt Nam Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. - Với dạng văn bản thì tôi thiết kế sơ đồ dưới dạng hình thành các luận điểm, luận cứ về nhân vật trong truyện nhằm mục đích tích hợp với phần tập làm văn, văn nghị luận nhân vật ở học kì 2. - Dạng sơ đồ này sẽ xuất hiện sau khi bài học được hoàn thành, giáo viên cho học sinh phát biểu, tự tổng hợp những hiểu biết về nhân vật trong truyện để sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý. 30 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  31. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Sơ đồ về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” 31 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  32. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ phân tích nhân vật Vũ Nương : - Khi phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Truyện người con gái Nam Xương” tôi định hướng cho học sinh khai thác theo 3 luận điểm về nhân vật: luận điểm 1 là vẻ đẹp truyền thống ở nhân vật, luận điểm 2 là gặp phải tình duyên ngang trái, luận điểm 3 là Số phận bi tham, chịu oan khuất và cái chết bi thương. - Mỗi luận điểm tôi lại hướng cho học sinh phát triển nhánh như sau: * Vẻ đẹp truyền thống (công dung ngôn hạnh) gồm nhận xét khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương và đặc biệt khai thác chi tiết về vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương. + Về đức hạnh của Vũ Nương tiếp tục được phát triển thành 4 ý tương ứng với 4 nhánh nhỏ nữa như sau: . Người vợ thủy chung, yêu thương chồng: Nhánh nhỏ này sẽ phân tích trên cơ sở 8 dẫn chứng (như đã liệt kê trên sơ đồ) . Người con dâu hiếu thảo: Nhánh nhỏ này sẽ phân tích trên cơ sở 3 dẫn chứng. . Người mẹ hiền yêu thương con: Nhánh nhỏ này sẽ phân tích trên cơ sở 2 dẫn chứng. . Người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa: Nhánh này sẽ phân tích trên cơ sở 2 dẫn chứng. + Luận điểm 2: Tình duyên ngang trái sẽ phát triển trên cơ sở 2 luận cứ: . Nhan sắc, đức hạnh nhưng lại lấy phải người chồng vô học, hồ đồ, vũ phu. . Cô đơn mòn mỏi: Lấy chồng chưa được bao lâu thì TS phải đi lính “ Chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì + Luận điểm 3: Số phận bi thảm, chịu oan khuất và cái chết bi thương phân tích theo 3 dẫn chứng (đã đưa trên sơ đồ) 32 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  33. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Sơ đồ bài giảng:Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” 33 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  34. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Giải mã từ khoá: Ý nghĩa chi tiết cái bóng mà trong truyện cái bóng xuất hiện 2 lần với những ý nghĩa khác nhau nên sẽ xây dựng ý nghĩa theo 2 nhánh sau: + Nhánh 1: Cái bóng xuất hiện lần thứ nhất là cái bóng của Vũ Nương - xuất hiện trước và tác động tới 3 nhân vật với mỗi ý nghĩa khác nhau nên sơ đồ sẽ xuất hiện 3 nhánh nhỏ : . Với Vũ Nương thì cái bóng đó thể hiện nỗi nhớ mong, thể hiện cảnh ngộ cô đơn, thể hiện sự khao khát đoàn tụ, thể hiện ý nghĩa hạnh phúc mong manh hư ảo như cái bóng. . Với bé Đản thì chiếc bóng của Vũ nương lúc đó như được bù đắp tình cảm của người cha mà nó đang thiếu vắng. Đồng thời nó còn mang ý nghĩa của tấm lòng người mẹ yêu thương con hết mực trong lời nói dối về chiếc bóng đó. . Với Trương Sinh thì chiếc bóng ấy lại là đầu mối nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy. Lúc này chiếc bóng lại có ý nghĩa đẩy Vũ Nương vào bi kịch, buộc phải tìm đến cái chết oan ức. Như vậy chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất này đã tạo thắt nút cho câu chuyện. + Nhánh 2: Cái bóng xuất hiện lần thứ hai là cái bóng của Trương Sinh - xuất hiện sau khi Vũ Nương đã tự vẫn. Chiếc bóng xuất hiện lần này có ý nghĩa giúp cho Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ. Câu chuyện đã được cởi nút và chi tiết cái bóng còn có giá trị tố cáo xã hội phong kiến với những lễ giáo hà khắc và chế độ Nam quyền đầy bất công với người phụ nữ. * Sơ đồ bài giảng cho đoạn trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống trí” 34 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  35. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 35 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  36. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ phân tích nhân vật: Đây là nhân vật lịch sử trong văn học Trung đại nên việc phân tích nhân vật của học sinh gặp nhiều khó khăn, khó nhớ luận điểm, luận cứ, khó lập luận khi nghị luận nên tôi đã thình thành sơ đồ như sau: - Giải mã từ khoá: Phân tích hình tượng nhân vật Vua Quang Trung trong đoạn trích “ Hồi thứ 14 ” - Khi Phân tích nhân vật Quang Trung sẽ hình thành 5 luận điểm , tương đương với 5 nhánh sau: + Nhánh 1: Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Nhánh này tiếp tục phát triển dựa trên 3 luận cứ . Luận cứ 1: Quyết định lên ngôi. . Luận cứ 2: Định thân trinh cầm quân ra Bắc. . Luận cứ 3: Hoàn thành nhiều việc trong 1 thời gian ngắn. Luận cứ này sẽ có 4 dẫn chứng (Sơ đồ) + Nhánh 2: Chứng minh vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén. Luận cứ 1 : nhạy bén trong việc nhận định tình hình giữa ta và địch. Luận cứ 2: nhạy bén trong việc xét đoán bề tôi. + Nhánh 3: Chứng minh vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng với 3 luận cứ (Sơ đồ) + Nhánh 4 : Chứng minh vua Quang Trung là người có tài cầm quân dùng tướng . Luận điểm này có 8 luận cứ tương đương với 8 dẫn chứng ( Sơ đò đã thể hiện) + Nhánh 5 : Quang Trung là vị vua lẫm liệt trong chiến trận. Sơ đồ đưa ra 3 dẫn chứng để chứng minh.  Như vậy để phân tích 1 nhân vật lịch sử trong văn học trung đại cần độ chính xác và tỉ mỉ đã bớt đi sự khó khăn bởi có sơ đồ nhánh dễ nhớ, dễ thuộc, dễ phát triển luận cứ, dễ hình thành câu diễn đạt theo ý hiểu của học sinh. 36 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  37. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018  Tương tự như vậy những nhân vật trong văn học hiện đại tôi đều hình thành cho học sinh triển khai từ sơ đồ tư duy phát triển nhánh để thuận tiện cho việc học văn của học sinh. III.Phần tập làm văn - Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 9 là phần văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc nhân vật trong truyện. Đây là mảng kiến thức tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng làm văn nghị luận văn học. Để đạt tới kỹ năng nghị luận văn học thành thạo thì không phải một vài tiết học cơ bản mà có được, học sinh cần phải có một quá trình rèn kỹ năng từ các lớp dưới lên. Nhưng thực tế khi học lớp 9 học sinh vẫn còn lúng túng trong quá trình tổng hợp kiến thức để viết văn nghị luận. Chính vì thế ở mảng Tập làm văn này đã khiến tôi thiết kế các sơ đồ cần thiết phục vụ cho việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 và coi nó như những công thức cần thiết để vận dụng vào quá trình viết văn của học sinh. 1. Phần nghị luận về thơ: Muốn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trước hết học sinh cần phải có những thao tác cơ bản, trong đó không thể không nhắc đến thao tác tìm các yếu tố nghệ thuật có trong đoạn thơ , bài thơ đó. Điều này đòi hỏi học sinh phải nắm được kiến thức Tiếng Việt từ những lớp dưới. Và tôi đã hệ thống những dấu hiệu nhận biết và tác dụng cơ bản của những yếu tố nghệ thuật thường xuất hiện trong các bài, đoạn thơ cần nghị luận thông qua sơ đồ sau đây: * Sơ đồ “4 Thao tác trước khi làm văn nghị luận thơ ” 37 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  38. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 38 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  39. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - 4 Thao tác trước khi làm văn nghị luận thơ đó là đọc kỹ đoạn, bài thơ cần nghị luận rồi tìm nội dung chính của bài, đoạn thơ đó , tách ý bài, đoạn thơ cần nghị luận tức là tìm luận điểm dựa trên cơ sở nội dung ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.Thao tác cuối cùng rất quan trọng và công phu đó là tìm các yếu tố nghệ thuật có trong bài, đoạn thơ cần nghị luận. - Nhánh thao tác tìm các yếu tố nghệ thuật có trong bài, đoạn thơ cần nghị luận được tiếp tục phát triển thành 6 nhánh tương đương với 6 loại nghệ thuật thường xuất hiện trong thơ và được phát triển tiếp theo trình tự sắp xếp như sau: + Về hình ảnh : trong thơ bao giờ cũng có những hình ảnh mang tính nghệ thuật nhưng nó xuất phát từ những hình ảnh thực, phần này tôi cho một vài ví dụ để học sinh cảm nhận. + Về các phép tu từ: Tôi lưu ý cho học sinh 6 phép tu từ cơ bản thường xuất hiện trong thơ mà học sinh đã được tìm hiểu ở các lớp dưới mà nhiều học sinh không còn nhớ hoặc chỉ nhớ khái niệm nhưng không vận dụng vào các dạng bài tập . Ở nhánh này cần phát triển tiếp thành 6 nhánh nhỏ và trong mỗi nhánh nhỏ tôi lại tách thành 2 mặt : dấu hiệu nhận biết và công dụng hoặc cách tìm hiểu, phân tích như sau: . So sánh: Chỉ cần giúp học sinh nhớ được các dấu hiệu cơ bản thường xuất hiện trong câu có 2 vế ví dụ: Như,/như là/ tựa/ tựa như/ giống như/ bằng/ hơn/ chẳng bằng/ chẳng khác/ bao nhiêu bấy nhiêu Và giúp học sinh nhớ cách phân tích đơn giản là Giải nghĩa từ ở vế B để hiểu vế A . Nhân hoá: Dấu hiệu là những động từ, tính từ, chỉ hành động, tính chất, tình cảm, suy nghĩ của người gán cho vật, sự vật. VD: tre ăn ở với người Tác dụng của nhân hoá là làm cho cảnh vật sinh động, gần gũi với con người 39 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  40. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 . Ẩn dụ, ẩn dụ khoa trương : Ẩn đi vế A chỉ có B hoặc có hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Còn ẩn dụ khoa trương là cách nói quá. Cách phân tích giống như so sánh : giải nghĩa từ ở B để hiểu nghĩa ẩn dụ . . Hoán dụ : Dấu hiệu là nhận biết nằm ở từ ngữ dùng bộ phận chỉ toàn thể hoặc từ ngữ lấy vật chứa nói vật bị chứa. Tác dụng của hoán dụ là làm cho cảnh sinh động, cách nói trở nên biểu cảm. . Liệt kê : Nêu tên 2 hay nhiều sự vật, sự việc trong dòng thơ, đoạn thơ. Tác dụng: Làm cho sự vật, sự việc trở nên phong phú, đa dạng. . Điệp từ, ngữ, điệp cấu trúc: Nhắc lại, lặp lại 2 hay nhiều lần từ, ngữ hoặc câu. Điệp có tác dụng: Nhấn mạnh/ khẳng định / tô đậm ý trong từ ngữ được điệp đó. + Xét về từ loại có các từ sau: . Từ láy: láy âm tác dụng gợi âm thanh , láy tượng hình có tác dụng gợi hình ảnh, đường nét . Động từ mạnh: biểu thị hành động mạnh của con người, sự vật . Tính từ gợi cảm bộc lộ cảm xúc . Thành ngữ -> tìm ý nghĩa của từng thành ngữ . + Xét về kiểu câu được tiếp tục tìm hiểu về những kiểu câu sau: . Câu đặc biệt: ( dấu hiệu: thường có 1 từ, không xác định được chủ ngữ, vị ngữ) . Câu hỏi tu từ ( dấu hiệu là dùng các từ để hỏi ví dụ đâu, ra sao và dùng dấu ? cuối câu) . Câu cảm thán ( dùng các từ biểu cảm bộc lộ cảm xúc và dấu chấm than cuối câu ) -> Thể hiện cảm xúc 40 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  41. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 . Đảo ngữ: động từ, tính từ vốn làm vị ngữ được đặt lên đâu câu dùng để nhấn mạnh hoặc khẳng định , tô đậm ý được đảo đó. + Xét về giọng thơ, nhịp, thể thơ, cách gieo vần : . Giọng thì thường: thong thả, nhẹ nhàng hoặc gấp gáp. . Nhịpthường : nhanh, mạnh, dồn dập dứt khoát . Thểthơ thường có : thể thất ngôn bát cú ; Thất ngôn tứ tuyệt ; song thất lục bát; lục bát; ngũ ngôn; 7chữ; 8chữ; tự do . Vần thường xuất hiện các vần : lưng/ chân / liên/ cách/ vần lục bát/ vần bằng / vần trắc (trong thất ngôn bát cú/tứ tuyệt. + Riêng thơ trung đại cần phải xét thêm các nghệ thuật sau: . Giải nghĩa từ Hán Việt: là những từ ngữ mang yếu tố Hán cần phải được giải thích. . Phép tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh nhưng để giãi bày tâm sự của nhân vật trong thơ. . Miêu tả bằng vài nét chấm phá. . Lấy động tả tĩnh. . Phép đối ( đối xứng giữa các câu 3-4 ; 5-6 trong bát cú và tứ tuyệt) tiểu đối giữa 2 vế câu) . Ẩn dụ ước lệ tượng trưng (lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để tượng trưng cho vẻ đẹp con người)  Như vậy căn cứ vào những ý cơ bản của bảng này học sinh sẽ dễ dàng nhận biết câu thơ, đoạn thơ mình nghị luận cần khai thác ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật nào. Điều này tôi đã cho học sinh thực hiện trong hai năm học qua và đã tháo gỡ được những mông lung trong viết làm văn của học sinh rất nhiều. 41 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  42. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Sơ đồ về “Các bước làm nghị luận về một đoạn thơ ” 42 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  43. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Từ khoá: Các bước nghị luận. Khi xây dựng các bước nghị luận sẽ giống như một công thức thực hiện cho phần cơ bản nhất của bài văn nghị luận văn học. Để cho học sinh dễ nhớ dễ thuộc trước hết tôi yêu cầu học sinh nhớ 4 từ sau: “ Dẫn” -> “Trích” -> “Phân tích” -> “ Bình” Sau đó tôi cho học sinh hiểu rõ 4 bước trên theo sơ đồ trên. + Dẫn có nghĩa là :Dẫn dắt qua lời văn để vào câu thơ sẽ trích để phân tích. Ví dụ: thường dùng các từ ngữ dẫn dắt sau: - Bắt đầu bằng câu thơ: “ ” - Mở đầu bài thơ tác giả viết: “ ” - Mở đầu bài thơ là hình ảnh: “ ” - Bài thơ bắt đầu bằng: “ ” - Bài thơ mở ra trước mắt người đọc: “ ” + Trích có nghĩa là :Trích những câu thơ sẽ phân tích được đưa ra và đóng trong ngoặc kép. + Phân tích tức là cần thực hiện lần lượt qua 3 bước nhỏ sau : . Gọi tên nghệ thuật có trong câu thơ vừa trích, đồng thời nhận xét cách sử dụng nghệ thuật đó. Ví dụ: Bằng phép so sánh độc đáo . . Chỉ mặt nghệ thuật đó ( tức là đóng ngoặc kép những từ chứa nghệ thuật vừa gọi tên) . Nghệ thuật vừa nêu giúp ta cảm nhận được điều gì ( chú ý Bình- liên hệ với những câu thơ của tác giả khác nhưng có cùng nội dung. 43 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  44. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 (Ví dụ: khi phân tích tình thái từ trong bài sang thu “ Hình như” ở cuối khổ thơ là tình thái từ diễn tả cảm nhận đầu tiên của tác giả về sự biến đổi của đất trời sang thu -1 cảm nhận rất tinh tế: Bối rối, mơ màng trong trạng thái đột ngột bất ngờ từ cảnh vật nơi làng quê yên bình giản dị. Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng.) -> Lưu ý: ( Lần lượt phân tích hết các nghệ thuật có mặt trong câu thơ vừa trích) + Bình cho nội dung nghệ thuật vừa phân tích: . Trước lời bình thường sử dụng các từ: “ Phải chăng ” , “Có lẽ ” , “ Có thể nói rằng ” . Nội dung bình : Nhận xét, đánh giá về nội dung đoạn trích. Hoặc - Đánh giá tài năng của tác giả ( Chú ý bám sát vấn đề /ý kiến.) * Lưu ý khi thực hiện các bước trên và muốn nối vào đoạn văn tiếp theo thì người viết cần phải nối lời bình của ý trước vào câu văn dẫn dắt cho ý tiếp theo. Cứ thế phân tích hết các ý đã tách) => Như vậy với sơ đồ trên học sinh có thể thành thạo viết đoạn văn nghị luận về đoạn thơ đây là thao tác cơ bản, cốt lõi của bài viết làm văn nghị luận về thơ. Khi học sinh biết cách viết đoạn văn rồi thì sẽ lắp ghép vào (công thức) cách viết bài văn nghị luận về thơ thông thường như dạng đề: phân tích bài thơ hoặc đoạn thơ rồi tiếp tục nâng cấp lên cách viết bài văn nghị luận về thơ với dạng đề có ý kiến, nhận định. Đây là đích cuối cùng trong việc rèn kỹ năng viết làm văn nghị luận ở lớp 9 và giải quyết các đề làm văn dự thi vào THPT. Bằng kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm đứng lớp 9 tôi đã giúp học sinh có được bản sơ đồ tổng hợp sau đây về cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ. * Sơ đồ “Cấu trúc bài văn nghị luận về thơ - với đề bài có ý kiến, nhận định” 44 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  45. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 45 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  46. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: Từ khoá: “Cấu trúc” của một bài nghị luận hoàn chỉnh gồm mở bài, thân bài, kết bài. Vậy từng phần đó làm như thế nào, đặc biệt là phần thân bài học sinh còn gặp rất nhiều lúng túng và việc thiết kế sơ đồ này giống như việc hình thành công thức hoàn chỉnh cho bài làm văn nghị luận về thơ. Sơ đồ có 3 nhánh lớn: Mở -Thân- Kết. Từng nhánh được phát triển cụ thể như sau: - Mở bài gồm có 4 ý tương đương 4 nhánh: + Dẫn dắt (Có thể bằng cách đi từ chủ đề , đề tài tác phẩm, từ phong cách viết của tác giả, hoặc từ hoàn cảnh lịch sử ) + Giới thiệu tác giả (Có thể giới thiệu từ vị trí -> đề tài -> phong cách) + Giới thiệu tác phẩm ( Nối từ phong cách -> tên tác phẩm-> nội dung chính của tác phẩm (nhắc lại những luận điểm, vấn đề đã gợi ý trong đề bài ) + Dẫn dắt để vào ý kiến và trích ý kiến trong ngoặc kép hoặc nhắc lại ý kiến. - Thân bài: phần này học sinh phải thực hiện nhiều đoạn văn theo trình tự và đảm bảo các nội dung yêu cầu sau: + Đoạn 1: Đoạn giải thích ý kiến (Nếu đề bài có ý kiến) - giải thích từng khái niệm -> ra vấn đề mà đề bài yêu cầu. + Đoạn 2: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nội dung chính bài thơ (đại ý bài thơ): + Đoạn 3: Phân tích luận điểm 1 của bài thơ (Viết theo phép lập luận Tổng phân hợp) theo các bước nhỏ sau đây: . Trước hết + vấn đề + tên luận điểm 1 (lái theo yêu cầu của đề bài) Sau câu mang luận điểm này 46 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  47. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 học sinh sẽ vận dụng Sơ đồ “ Các bước nghị luận về một đoạn thơ” ở trên để thực hiện. . Dẫn dắt để trích khổ thơ cần chứng minh cho luận điểm 1 . Phân tích khổ thơ: gọi tên/ nhận xét cách sử dụng nghệ thuật / chỉ mặt nghệ thuật/ cảm nhận được nội dung ( chú ý Bình- liên hệ với những câu thơ, lời văn khác) (dựa vào tài liệu cốt phân tích khổ thơ theo 4 bước. . Chốt, khẳng định lại luận điểm 1 ( bám sát vấn đề /ý kiến.) + Đoạn 4: phân tích luận điểm 2 . Cần có liên kết đoạn để nối từ cuối luận điểm 1 với luận điểm 2 như sau: . Không những + (tên luận điểm1) mà còn + (tên luận điểm 2) (lái theo vấn đề -yêu cầu của đề) . Dẫn dắt để trích/ phân tích khổ thơ cần để chứng minh cho lđ 2 (các bước như ở đoạn 3) . Chốt, khẳng định lại luận điểm 2 ( bám sát vấn đề /ý kiến.) * Lưu ý nếu còn luận điểm nữa thì thực hiện phép nối sau “ Hơn thế nữa” + tên luận điểm tiếp. (tương tự phân tích như luận điểm trên cho đến hết các luận điểm) Đoạn phân tích luận điểm cuối: thường dùng từ “Đặc biệt là ( Phân tích cho hết các luận điểm) + Đoạn tiếp: ( đoạn này thực hiện khi phân tích hết các luận điểm đã xác định ở đoạn thơ bài thơ cần nghị luận) + Đoạn cuối: Có nhiệm vụ đánh giá khái quát như sau: - Đánh giá về nghệ thuật . - Đánh giá về nội dung bài thơ. - Liên hệ , suy nghĩ của người viết về vai trò, giá trị của bài thơ. 47 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  48. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến ( trích lại ý kiến) - Khái quát lại những nghệ thuật chính của bài thơ. - Suy nghĩ, cảm xúc của người viết về vấn đề từ tác phẩm. 2. Phần nghị luận về nhân vật trong truyện : * Sơ đồ “Cấu trúc bài văn nghị luận về nhân vật trong truyện - với đề bài có ý kiến, nhận định” 48 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  49. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 * Giải mã sơ đồ: - Cấu trúc của sơ đồ trên tương tự như cấu trúc của sơ đồ nghị luận về thơ - với đề bài có ý kiến, nhận định” - Chỉ lưu ý đoạn 3: đoạn phân tích luận điểm của nhân vật cũng theo phép lập luận tổng phân hợp và theo 4 bước nhỏ khác với bước nhỏ thứ 3 của phân tích thơ ở chỗ học sinh phải dùng lời văn của mình để nhận xét, đánh giá về nhân vật thông qua dẫn chứng đó. ( chú ý: Cứ dẫn rồi phân tích cho đến khi hết các dẫn chứng trong luận điểm1) Bước cuối của đoạn là chốt, khẳng định lại luận điểm 1 ( Khẳng định phải bám sát vấn đề - nằm trong ý kiến.) => Như vậy với 1 hệ thống các sơ đồ cần thiết đã nêu ở trên tôi đã áp dụng vào việc dạy học bộ môn Ngữ Văn lớp 9 trong suốt 3 năm học qua và tự cảm nhận được rất nhiều thành công, được học sinh tiếp nhận một cách hào hứng, thoải mái khi học môn Văn . Chính những phản ánh đó từ phía học sinh đã thôi thúc tôi quyết định viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật dạy học xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh. 4- Khả năng áp dụng: - Giáo viên có thể áp dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở THCS đối với cả ba phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn và đối với bài giảng điện tử hoặc bài giảng thông thường Với mô hình dạy học này học sinh được phát triển tư duy trong học Văn. - Hầu hết các bài dạy áp dụng hệ thống sơ đồ trên của tôi được sử dụng trình chiếu trên phần powerpoint rõ ràng, sắc nét, không bị rối mắt làm cho học sinh dễ hình dung, dễ tư duy. 49 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  50. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 - Việc thực hiện hình thành sơ đồ tư duy mỗi bài học của học sinh ngoài tư duy lo zích về nội dung ra thì còn được áp dụng tư duy về công nghệ ( Học sinh được trình bày trên powerpoint) và áp dụng tư duy hội hoạ (Học sinh lên bảng vẽ phần sơ đồ). Như vậy vừa tạo hứng thú, vừa tích hợp môn học mang tính hiện đại. - Áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh (theo kết quả thăm dò 100% học sinh thích thú với hình thức này), nhờ đó việc dạy và học sẽ thêm hiệu quả. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Bằng sáng kiến trên khi hướng dẫn học sinh lớp 9B của trường THCS Quang Trung thực hiện kiểu dạy học xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh này thì trong năm học 2017-2018 học sinh của tôi đã thực sự rất hứng thú và thực hiện phương pháp tự học chủ động tích cực trong việc học ngữ Văn. Học sinh có thể nhớ bài học ngay trên lớp, giảm thiểu khâu phải học thuộc bài ở nhà mà trước đây học sinh vô cùng nản và ngại. * Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến cải tiến này tôi đã áp dụng cho nhiều tiết của từng chủ đề, nhằm củng cố và khắc sâu thêm kiến thức, tạo hứng thú, kích thích tư duy cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Có làm như thế các em mới chú ý nghe giảng và ghi chép đầy đủ hơn. Tiết kiệm được kinh phí cho việc đầu tư đầu tư trang thiết bị để cuốn hút học sinh trong giờ học, nhất là giờ tổng hợp kiến thức để học sinh thực hành viết bài làm văn nghị luận hoàn chỉnh. 50 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  51. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Từ việc ứng dụng phương pháp dạy học xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh này, tôi thấy đem lại những kết quả khá khả quan. Và nếu áp dụng thường xuyên trong chương trình dạy học ngữ văn ở các khối lớp thì chất lượng sẽ cao hơn. * Hiệu quả xã hội: Đặc biệt là tạo điều kiện cho các em quá yếu có cơ hội tham gia hoạt động, thể hiện năng lực, phát triển tư duy lô zich của mình trước tập thể, tập cho các em mạnh dạn, hòa đồng với bạn bè, thầy cô, thích ứng được với Công nghệ thông tin. Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh khi áp dụng xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh trong dạy học Ngữ văn lớp 9 ở THCS: Kết quả từ TB trở lên Hứng thú với Năm học Số hs khảo sát Hứng thú bộ môn Đầu Cuối giải pháp Học kì I năm năm 2015 - 2016 34 HS ( được áp dụng) 34 33 70% 90% 97% 2016 - 2017 30 HS ( được áp dụng) 30 30 60% 100% 100% 30 HS ( được áp dụng) 30 30 58% 100% 100% 2017 - 2018 27 HS ( không áp dụng) 20 27 52% 75% 74% 51 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  52. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách, năng lực của các em sau này. Đối với giáo viên tôi tự cảm nhận thấy hiệu quả của việc dạy học theo xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh này quả là nhàn. Đặc biệt sự chuẩn bị giáo án lên lớp của giáo viên không còn mang tính chất hình thức nữa. Sau mỗi bài thực hiện sẽ được cảm nhận bao điều thú vị từ phía trò mang lại. Đối với học sinh thì các em thực sự hứng thú chuẩn bị cho bài mới, dễ tiếp nhận và khắc sâu bài vừa học, tự hào về những năng lực của mình được phát huy. Phát triển kỹ năng sống , ý thức học tập của các em. Bài học kinh nghiệm mà tôi rút ra trong quá trình hình thành sáng kiến kinh nghiệm là : Khi thực hiện mỗi một chủ đề dạy học ta không nên tham kiến thức mà trở thành nhồi nhét. Nên định hướng để phát triển năng lực cho học sinh một cách dần dần, tuỳ theo năng lực của từng em. IV. Kết luận Như vậy đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát triển các năng lực cho học sinh trong thời đại ngày nay là cần thiết. Xác định được điều đó nên tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học tự xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh này nhằm tận dụng các thiết bị giảng dạy, sử dụng tối đa các phương pháp dạy học mới để phát triển năng lực, phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Tuy rằng rất cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều điều mang tính chất chủ quan cá nhân tôi không tránh khỏi những hạn chế nên cần học hỏi thêm ở đồng nghiệp, ở các cấp lãnh đạo để tôi được hiểu rõ hơn và thực hiện được tốt hơn. 52 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  53. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Mong được sự góp ý, chỉ bảo của các lãnh đạo chuyên môn để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm trên đây của tôi là hoàn toàn không sao chép hoặc vi phạm bản quyền nào. Nam Định , ngày 18 tháng 5 năm 2018. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) Trần Thị Thu Thủy PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH XÉT DUYỆT: 53 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  54. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH XÉT DUYỆT: 54 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định