Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Phần 2: Nghị luận xã hội

docx 63 trang xuanha23 09/01/2023 4942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Phần 2: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_phan_2_nghi_luan_x.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Phần 2: Nghị luận xã hội

  1. PHẦN I: VÀI NÉT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN: Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Căn cứ vào đối tượng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính: a. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật như một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sửTiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh b. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường Loại này thường có 3 kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN a. Mục đích - Đều nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết. - Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hiện. b. Đặc trưng Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận - và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục. c. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí, vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục, Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc. Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao. PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề - Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, kiến thức về kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội - Kiến thức về đời sống xã hội, hiện tượng đời sống, vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua các tài liệu tham khảo và hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên và học sinh. - Các đề thi Đại học, THPT Quốc gia trong các năm gần đây.
  2. II. Hệ thống các dạng đề nghị luận xã hội - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. III. Hệ thống các phương pháp: - Phân loại các dạng đề nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi Đại học trong những năm gần đây. - Tổ chức hệ thống kiến thức cơ bản, ôn luyện và hướng dẫn làm một số dạng đề thường gặp trong các kỳ thi Đại học, kỳ thi THPT Quốc gia. - Vận dụng phương pháp đàm thoại, tổ chức, hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề. - Trong quá trình ôn thi GV có thể đọc một số đoạn văn mẫu, bài văn mẫu cho HS tham khảo. IV. Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. 1. Tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội - Tính chất của đề văn nghị luận xã hội: Đó là bài văn nghị luận mà chủ đề là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau như: đạo đức, văn hoá, giáo dục, lao động việc làm, chính trị, tai tệ nạn xã hội Những vấn đề xã hội được khai thác làm đề thi thường liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh niên và nằm trong khả năng hiểu biết, khả năng xem xét đánh giá của thanh niên. 2. Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi làm bài văn nghị luận xã hội 2.1. Thu thập và tích lũy kiến thức về xã hội. 2.1.1.Nguồn kiến thức: Từ đời sống xã hội, qua internet, sách, đài, báo 2.1.2. Cách thu thập kiến thức - Thu thập kiến thức, dẫn chứng theo chủ đề: lý tưởng, mục đích sống, tâm hồn, tính cách, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, cách ứng xử; tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng, những tấm gương người tốt việc tốt ). - Ghi chép kiến thức và dẫn chứng trong cuốn sổ tay văn học một cách ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, có hệ thống. 2.2. Kỹ năng phân tích đề. - Đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng để: + Xác định nội dung nghị luận. + Xác định các thao tác nghị luận. + Xác định phạm vi kiến thức, dẫn chứng. 2.3. Kỹ năng lập ý, lập dàn ý (kỹ năng xác lập luận điểm, luận cứ).
  3. 2.3.1. Lập ý: - Căn cứ vào đề (cả phần chỉ dẫn) để xác lập luận điểm, luận cứ, luận chứng( xác lập ý lớn, ý nhỏ ). - Xác lập ý theo một trình tự khoa học, logic. 2.3.2. Lập dàn ý: - Mở bài + Giới thiệu vấn đề, nêu luận đề (nếu có- dẫn nguyên văn hoặc tóm tắt nội dung chính của vấn đề). - Thân bài (tùy thuộc vào từng dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý hay nghị luận về hiện tượng đời sống hoặc nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm để triển khai ý) + Giải thích vấn đề. + Phân tích, bình luận vấn đề (nếu là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống phải phân tích hiện trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả ). - Kết bài: + Rút ra bài học nhận thức và hành động; bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết (đối với bài nghị luận về một hiện tượng đời sống). 2.4. Kỹ năng sử dụng các thao tác lập luận * Các thao tác lập luận thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Yêu cầu HS phải nắm vững các thao tác này. - Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn (nếu có) - Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề. - Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề, dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều(tránh lạc sang nghị luận văn học) - Sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc nghịch hướng, phủ định những cách hiểu sai lạc, bàn bạc tìm ra phương hướng. Tùy theo từng dạng đề nghị luận xã hội để sử dụng các thao tác lập luận cho hợp lý. 2.5. Viết đoạn văn nghị luận. - Xác định viết đoạn văn theo cách nào (diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng phân hợp ). - Bố cục của đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Các câu trong đoạn văn phải cùng thể hiện một chủ đề chung của đoạn văn.
  4. - Đầu đoạn văn phải viết hoa và lùi đầu dòng. Cuối đoạn văn phải có dấu chấm hết. Đoạn văn chỉ nên viết khoảng mười đến mười lăm dòng tránh viết đoạn văn cả một trang giấy thậm chí hai trang giấy. 2.6. Kỹ năng mở bài, kết bài của bài văn nghị luận xã hội. 2.6.1. Kỹ năng mở bài - Có hai cách mở bài: mở bài theo lối trực tiếp, mở bài theo lối gián tiếp - Nguyên tắc mở bài: giới thiệu đúng vấn đề, mở bài một cách ngắn gọn, không được phân tích, giải thích, bình luận lấn sang phần thân bài. - Để phần mở bài gây được sự chú ý với người đọc, người viết có thể mở bài bằng cách trích danh ngôn có nội dung, ý nghĩa đúng với vấn đề hoặc mở bài bằng cách dẫn dắt nội dung bằng câu chuyện nhỏ liên quan đến nội dung của đề bài hoặc mở bài bằng cách đặt câu hỏi. 2.6.2. Kỹ năng viết kết bài Kết bài phải khái quát được vấn đề, từ đó phải nêu ra được bài học nhận thức và hành động; Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết. - Kết bài cũng phải tuân theo nguyên tắc: Viết ngắn gọn, khái quát trong một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng. - Kết bài cũng có thể mượn câu danh ngôn, câu thơ phù hợp với nội dung nêu ở phần thân bài. 2.7. Kỹ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng. - Trong bài nghị luận xã hội, người viết phải huy động cả dẫn chứng trong sách vở và thực tế đời sống. - Mục đích của việc đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận xã hội là để người đọc người nghe tin vào lý lẽ, lập luận của người viết nên dẫn chứng đưa vào bài văn phải thật chính xác, toàn diện tránh đưa dẫn chứng một cách tràn lan, lệch hoặc không sát với vấn đề nghị luận. Dẫn chứng cần phải đan xen trong bài viết. Khi đưa dẫn chứng cần có sự phân tích dẫn chứng để cho bài văn sâu sắc. 2.8. Kỹ năng diễn đạt, triển khai ý và kỹ năng trình bày của bài văn nghị luận xã hội. - Kỹ năng diễn đạt: Bài viết phải thể hiện được quan điểm, lập trường tư tưởng của người viết đối với vấn đề đặt ra trong bài văn. Để làm được điều đó người viết phải xác định được tư cách của người viết đối với vấn đề dặt ra trong đề bài. + Bài viết diễn đạt trong sáng dễ hiểu, tự nhiên, linh hoạt, ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ. Lời văn có sự kết hợp giữa lý và tình. Tránh viết lan man, dài dòng và sử dụng những từ ngữ xa lạ. - Kỹ năng triển khai ý: triển khai ý một cách rõ ràng, mạch lạc, khoa học tuân thủ theo những thao tác kỹ năng, trình tự xắp xếp các luận điểm, luận cứ . - Trình bày bài văn phải sạch đẹp, rõ ràng, khoa học.
  5. - Để bồi dưỡng thêm kỹ năng trình bày, diễn đạt học sinh có thể đọc tham khảo các bài văn mẫu- các bài nghị luận hay ở các sách tham khảo hay của học sinh giỏi đạt điểm cao. 3. Kỹ năng làm các dạng bài nghị luận xã hội cụ thể 3.1. Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí 3.1.1. Ví dụ R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. * Tìm hiểu đề: - Xác định nội dung nghị luận của đề văn: Trong cuộc sống phải biết sống và cống hiến hết mình còn hơn sống nhút nhát, thụ động. - Thao tác lập luận sử dụng trong bài văn: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Phạm vi kiến thức: Kiến thức thực tế trong cuộc sống xã hội mà người viết đã trải nghiệm, đã từng bắt gặp. *Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề nghị luận - Thân bài: Giải thích ý nghĩa của lời nhận định - Hoa sen: Là loài hoa ủ mầm trong bùn đất tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người. - Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng. - Nụ búp: Ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người. - Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. => Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa. Bàn luận, mở rộng vấn đề a. Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen”? - Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm
  6. đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình. - Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành. - Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người. b. Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”? - Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến. Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng.” - Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống. Nâng cao - Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình. - Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước. Bài học nhận thức và hành động - Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi. - Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ. 3.1.2. Đặc điểm nhận diện loại đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Tư tưởng đạo lý thường là quan điểm về đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan của con người về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phương pháp, tư tưởng. - Đề tài nghị luận về một hiện tượng đời sống: phong phú, đa dạng, bao gồm các vấn đề: + Về mục đích (lý tưởng, mục đích sống).
  7. + Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, ba hoa, vụ lợi ). + Về quan hệ gia đình(tình mẩu tử, tình anh em ), quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn ). + Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. - Hình thức trình bày: đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường được trình bày dưới dạng một danh ngôn, một phương ngôn hoặc một câu nói nổi tiếng, cũng có khi vấn đề tư tưởng đạo lí đó được hỏi trực tiếp. - Yêu cầu của đề thường được trình bày dưới dạng suy nghĩ về ý kiến trên, giải thích và bình luận ý kiến trên. 3.1.3. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý * Kết cấu thông thường của một bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý gồm ba phần: MỞ BÀI -Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận - Mở ra hướng giải quyết vấn đề. THÂN BÀI 1.Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (Trả lời câu hỏi: là gì?) Khi giải thích cần lưu ý: - Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện. - Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. - Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. 2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm a. Lí giải vấn đề. (Trả lời câu hỏi: tại sao?) + Giải thích: người viết phải cắt nghĩa, làm sáng tỏ về ý nghĩa của đề, làm rõ chủ đề. Thường người viết sẽ cắt nghĩa theo từng vế câu, từng phần của câu nói, mỗi phần được giải thích sẽ tương đương với một luận điểm lớn của bài văn. Khái quát nội dung chính của tư tưởng đạo lí đó. b. Đánh giá, luận bàn về vấn đề đặt ra trong nhận định của đề bài. (Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng, ví dụ: có ngoại lệ hay không?, vấn đề có thể đúng, sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?.v.v ) b1. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: - Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá. - Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận. - Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
  8. b2. Bày tỏ quan điểm để bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: - Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì? - Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác. - Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí. 3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý: - Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng. - Nên rút ra 2 bài học, một về nhận thức, một về hành động. - Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão. KẾT BÀI - Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận. - Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề. 3.1.4. Các đề văn luyện tập. Đề 1. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau: Giải thích ý nghĩa của lời nhận định - Tôi đã khóc khi không có giày để đi: Trạng thái tâm lí buồn tủi, đau khổ, xấu hổ khi thiếu thốn về vật chất. - Khi nhìn thấy một người không có chân để đi giày: Nhìn thấy sự khiếm khuyết, thiệt thòi của người khác. So sánh với mình chợt nhận thấy mình còn may mắn, hạnh phúc hơn họ. - Ý nghĩa câu nói: Câu nói là lời nhắc nhở mỗi người hãy bằng lòng với hoàn cảnh, tự tin lạc quan vươn lên trong cuộc sống, đừng buồn tủi vì những thiếu thốn, khiếm khuyết của bản thân. Bàn luận, mở rộng vấn đề - Trong cuộc sống có rất nhiều người đã từng khóc khi gặp những thiếu thốn (về vật chất hoặc tinh thần); những chông gai, khó khăn trắc trở. Và từ đó họ buông xuôi, sống bi quan, chán nản, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên, cuộc sống của họ trở thành vô nghĩa. - Nhưng rất nhiều người dù hoàn cảnh đầy bi đát, đen tối nhưng họ vẫn cố gắng nỗ lực phấn đấu bằng thái độ lạc quan, bằng niềm tin vào chính mình. Bởi những người đó
  9. đã biết nhìn rộng ra xung quanh để nhận thức được rằng những thiếu thốn của mình chẳng đáng gì so với người khác (Dẫn chứng). - Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai thử thách. Con người không thể quyết định được hoàn cảnh của mình nhưng cần có nghị lực để vượt qua hoàn cảnh đó. Bài học nhận thức và hành động - Lời tâm sự của Helen Killer là thông điệp muốn nhắn gửi cho mọi người: đừng bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, những trắc trở, những khó khăn trong cuộc sống. - Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân, cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập, biết đồng cảm, chia sẻ hình thành chí tiến thủ, có nghị lực vượt qua những bất hạnh trong cuộc sống. Đề 2. Anh (chị) hãy giải thích và bình luận câu nói của Tuân Tử: Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy. Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau: + Giải thích câu nói của Tuân Tử. - Người chê ta là người chỉ ra những sai sót, những điểm hạn chế của ta. Chê phải là nói đúng những điểm hạn chế của ta, không thêm bớt, không miệt thị. Là thầy ta, là người dạy ta khôn lớn trưởng thành hơn. Là người ta phải biết ơn, biết lắng nghe, biết chân trọng. - Người khen ta là người nói lên những điểm tốt của ta, biểu dương những thành tích của ta. Khen phải là nói đúng, biểu dương đúng, không phóng đại. Là bạn ta: là người hiểu ta, yêu quý ta và luôn ở bên cạnh ta. - Những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta: luôn nói những điều làm ta hài lòng, ca ngợi ta không nói thật lòng và nói không đúng đó chính là kẻ thù của ta. Chính vì thế là kẻ không yêu quý ta, không muốn tốt cho ta, săn sàng hại ta. + Bình luận câu nói. - Câu nói trên chính là một chân lí mà chúng ta phải suy ngẫm. Mỗi người đều có những điểm hạn chế, những sai sót mà bản thân không thể tự nhận thấy, nếu được chê phải, ta sẽ hiểu điểm yếu của mình và có cơ hội sửa chữa để tiến bộ hơn. Nếu ta được động viên khuyến khích, đươc khen đúng và kịp thời ta càng có thêm động cơ để phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống. Nếu ta quen với sự nịnh bợ, ta dễ thành tự phụ, không hiểu bản thân, không cố gắng hoàn thiện bản thân dần dần ta sẽ trở thành kém cỏi. + Bàn luận mở rộng vấn đề.
  10. - Câu nói trên giúp ta có cách đánh giá nhìn nhận đúng đắn về thái độ của những người xung quanh đối với ta. Biết đâu là đúng, đâu là sai, đâu là bạn, đâu là thù, biết trân trọng những cách đánh giá đúng để giúp mình tiến bộ. - Trong cuộc sống cũng có người thích được nịnh bợ, không thích bị chê trách. Điều này dẫn đến những cách ứng xử sai lầm, những người như vậy không có cơ hội để tiến bộ, không có bạn. + Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. - Luôn nghiêm khắc với bản thân, tiếp thu ý kiến và trân trọng ý kiến của những người xung quanh với mình, luôn có ý thức học hỏi để vươn lên trong cuộc sống. - Tránh thói xu nịnh và cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng với những kẻ xu nịnh. Đề 3 Thầy Nguyễn Ngọc Ký từng tâm sự: Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết. (Theo báo Văn nghệ trẻ ngày 16-11-2008) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự trên. Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau: + Giải thích câu nói. - Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo, không hoàn thiện - Khiếm khuyết trên cơ thể: là những người dị tật, tàn tật, khuyết tật Khiếm khuyết trên cơ thể dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa được bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực Nó không đáng sợ. - Những người tình cảm lệch lạc, hẹp hòi, hời hợt, tâm hồn đen tối, tù túng, yếu đuối là người khiếm khuyết tâm hồn. Khiếm khuyết tâm hồn vô hình nên khó sửa chữa và dễ dẫn con người đến hành vi xấu xa, tàn bạo, độc ác. Nó là mầm tai họa nên thật đáng sợ. - Câu nói đề cao vai trò của đời sống tâm hồn đối với mọi người. + Bình luận câu nói. Vai trò, ý nghĩa của đời sống tâm hồn. - Tâm hồn làm nên nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa cuộc đời. Tâm hồn cao đẹp, trong sáng, lành mạnh có tác động tích cực đến việc hình thành và khẳng định nhân cách của mỗi con người, góp phần xây dựng xã hội thân thiện, nhân ái (nêu dẫn chứng) - Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống tinh thần của mỗi con người trở nên nghèo nàn, lệch lạc, dễ dẫn đến sự đố kị, thói đa nghi, cố chấp, ích kỉ, vô cảm, các hành vi bất nhân và tội ác dễ dàng hình thành. Mất tâm hồn sẽ mất nhân cách (nêu dẫn chứng). + Bàn luận mở rộng vấn đề.
  11. - Cần phải nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm hồn cho con người, nhất là cho thế hệ trẻ - Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa dễ làm thanh niên thờ ơ, sao nhãng việc bồi dưỡng tâm hồn. Hậu quả là làm xuất hiện trong xã hội nhiều lối sống lệch lạc, nhiều tội ác, nhiều con người thiếu nhân cách - Bồi dưỡng tâm hồn là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. + Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. - Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, tích cực, giúp con người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm giá. - Hướng tới sự phát triển hoàn thiện: khỏe mạnh về thể chất, phong phú, cao đẹp về tâm hồn là cần thiết cho mỗi người, nhất là giới trẻ Đề 4. Tham khảo đề thi THPT Quốc gia 2013, Khối D Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu cội nguồn bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Trần Hùng John có nhận xét: " Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn". (John đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng 2013, Tr 113) Anh/ chị có đồng tình với ý kiến trên không ? Hãy trao đổi với Trần Hùng John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình. Hướng dẫn: Đề cần triển khai các ý sau: 1. Trao đổi với Trần Hùng John a. Giải thích - Thụ động là chịu sự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác mà thiếu chủ động sáng tạo. - Ý kiến này muốn đề cập đến tính cách thụ động, được xem là tính cách của phần nhiều người Việt Nam. Trước hết là thụ động trong việc lựa chọn, dấn thân, mở lối cho cuộc sống của mình, đồng thời nêu ra một vài biểu hiện cũng như nguyên nhân dẫn tới tính cách này. b. Trao đổi với Trần Hùng John - Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình phần nào với ý kiến của Trần Hùng John. Dù theo khuynh hướng nào thì khi trao đổi cũng phải có lý lẽ, có căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí. 2. Quan điểm sống của bản thân - Từ việc trao đổi với ý kiến của Trần Hùng John, thí sinh tự đề ra quan điểm sống cho bản thân mình, đề ra được phương hướng, hành động để thực hiện quan điểm sống ấy.
  12. - Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, cầu tiến. Đề 5. Tham khảo đề thi THPT Quốc gia 2015 Có ý kiến cho rằng: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”. Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Hướng dẫn: Đề cần triển khai các ý sau: - Giải thích: khái niệm kỹ năng sống, kiến thức =>Tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. - Bàn luận: + Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý. + Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lý lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. - Bài học nhận thức và hành động, rút ra bài học phù hợp cho bản thân 3.2. Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 3.2.1. Ví dụ Suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường hiện nay. Hướng dẫn: * Tìm hiểu đề: - Xác định nội dung nghị luận của đề văn là: Nạn bạo lực học đường ngày nay. - Thao tác lập luận sử dụng trong bài văn: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Phạm vi kiến thức: Kiến thức thực tế cuộc sống xã hội mà người viết đã từng bắt gặp. *Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề nghị luận - Thân bài: + Giải thích: bạo lực học đường là những hành vi bạo lực, bao gồm cả bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần diễn ra trong môi trường học đường. + Thực trạng của nạn bạo lực học đường trong xã hội hiện nay: nạn bạo lực học đường trong xã hội hiện nay đã trở thành một vấn nạn, nó diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là hành vi bạo lực giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô giáo với học sinh và giữa học sinh với thầy cô giáo.(lấy những ví dụ cụ thể). + Những hậu quả do nạn bạo lực học đường gây ra. . Hậu quả đối với cá nhân. . Hậu quả đối với xã hội.
  13. + Những nguyên nhân của nạn bạo lực học đường. . Nguyên nhân chủ quan. . Nguyên nhân khách quan. + Những giải pháp cho nạn bạo lực học đường hiện nay. . Giải pháp tình thế. . Giải pháp lâu dài. - Kết bài: Suy ngẫm về vai trò và trách nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần ngăn ngừa và tiến tới chấm dứt nạn bạo lực học đường. 3.2.2. Đặc điểm nhận diện loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Đề tài: Kiểu bài này lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa về hiện tượng đời sống mà bàn bạc, đánh giá. Nội dung bàn bạc của nó gắn chặt với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Có ba loại hiện tượng đời sống thường được đề cập đến trong đề bài: hiện tượng tốt hoặc hiện tượng xấu, hiện tượng vừa tốt vừa xấu. + Chủ đề của bài là những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống chính trị xã hội, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, có nhiều ảnh hưởng đến thanh niên và liên quan đến thanh niên, ảnh hưởng đến đời sống của con người, xã hội như những hiện tượng về tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng, những tấm gương người tốt việc tốt - Đề thường được trình bày dưới dạng câu hỏi trực tiếp. 3.2.3. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có thể được triển khai theo sơ đồ dàn ý sau: MỞ BÀI - Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận - Mở ra hướng giải quyết vấn đề. THÂN BÀI Giải thích những khái niệm có thể xuất hiện trong hiện tượng xã hội cần nghị luận. (Trả lời câu hỏi: là gì?) Bàn luận về hiên tượng đời sống -. Nêu các biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế cuộc sống xã hội (Trả lời câu hỏi: như thế nào?) - Lí giải nguyên nhân có hiện tượng xã hội trên? (Trả lời câu hỏi: vì sao?) - Hậu quả : + Đánh giá về hiện tượng xã hội đó - (Trả lời các câu hỏi: hiện tượng xã hội ấy có sự chi phối, tác động tích cực/tiêu cực tới cuộc sống con người? Tại sao cần ủng hộ, phát triển/ đấu tranh xóa bỏ hiện tượng xã hội ấy?) + Luận bàn về cách nhìn nhận, giải pháp đối với hiện tượng xã hội đó. (Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng, ví dụ: hiện tượng ấy cần được xã hội nhìn nhận
  14. như thế nào cho thấu đáo? Có nên chỉ khen/chê một chiều? Cần đánh giá như thế nào về tính lịch sử, thời đại của hiện tượng? Cần có sự tham gia của những lực lượng xã hội nào trong việc tác động tới hiện tượng trên?.v.v ) Bài học về nhận thức và hành động (Giải pháp) Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân (quan niệm của cá nhân đối với vấn đề xã hội đó và trách nhiêm của cá nhân nhằm góp phần cải thiện thực trạng trên). KẾT BÀI - Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận. - Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề. 3.2.4. Các đề văn luyện tập. Đề 1: Anh (chị) suy nghĩ gì về lối sống buông thả của một số thanh niên trong xã hội hiện nay? Hãy trình bày suy nghĩ của mình trong một bài văn khoảng 600 từ. Hướng dẫn 1. Giới thiệu dẫn dắt vấn đề. 2. Giải thích thế nào là lối sống buông thả? - Sống buông thả là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân. - Đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội. - Sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. 3. Thực trạng của lối sống buông thả trong một bộ phận thanh niên hiện nay. - Họ là những học sinh, sinh viên, thanh niên lười học tập, lười lao động trở thành gái bao, gái gọi, chồng hờ, bảo kê, cờ bạc, chơi bời, rượu bia, hút hít - Họ là những người sống dựa dẫm, ăn bám. 4. Nguyên nhân nào dẫn đến lối sống buông thả? - Trước hết, bắt nguồn từ cái nôi giáo dục của gia đình. + Gia đình giàu có, thừa tiền, trong nhà có nhiều người giúp việc, con cái không phải làm gì, sinh ra ỉ nại, ăn chơi buông thả. + Gia đình nghèo nhưng con cái lại thích ăn ngon mặc đẹp, sống sung sướng nên đua đòi. + Hoặc ông bà, cha mẹ có lối sống buông thả. + Cha mẹ thường xuyên đi xa không có điều kiện gần gũi, giáo dục con cái. + Cha mẹ chiều chuộng, chưa có phương pháp giáo dục. - Thứ hai, phía nhà trường và xã hội, biện pháp giáo dục có khi chưa đến nơi đến chốn. - Ý thức bản thân: đây là nguyên nhân chủ yếu. + Lười học tập và lao động. + Thích hưởng thụ. + Thích đua đòi.
  15. + Nhận thức thiển cận, sống gấp. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên. 5. Hậu quả - Gia đình bất hạnh, bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực. - Xã hội nhức nhối về những tệ nạn xã hội. - Ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của đất nước. 6. Rút ra bài học về nhận thức và hành động Để cuộc sống gia đình an lành, no ấm, xã hội văn minh, hạnh phúc mỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc. - Nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên. - Xã hội cần ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân gây ra các tệ nạn. - Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng. Đề 2. Suy nghĩ của anh (chị) trước sự kiện Trung Quốc đã và đang tiến hành nhiều hoạt động trái phép nhằm xâm phạm lãnh hải nước ta tại vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Bài làm cần nêu được các ý chính sau: - Trình bày đúng như trong thực tế những hoạt động trái phép của Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. - Phân tích để chỉ ra bản chất của những hoạt động đó. Đặc biệt nhấn mạnh tính chất sai trái trong đó. - Hậu quả, những tác động của sự kiện trên đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. - Phản ánh đúng như trong thực tế những hoạt động của Chính phủ và quân đội, nhân dân ta nhằm đối phó với phía Trung Quốc, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. - Trình bày quan điểm về nhận thức và phương châm hành động của cá nhân trước sự kiện trên. Đề 3. Hiện nay, không ít bạn trẻ đang lãng phí “chiếc bánh thời gian” của mình vào những trò chơi vô bổ thì người “Thanh niên trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. ( theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn). Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng trên. Hướng dẫn:
  16. * Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận (Cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay). * Thân bài - Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Đó là hành động có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, tấm lòng tương thân, tương ái để vươn lên. - Trong cuộc sống cũng có rất nhiều những hành động tốt đẹp mà chúng ta thường bắt gặp (D/c Phong trào hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi của học sinh, sinh viên). - Phê phán hiện tượng tiêu cực của thanh niên học sinh trong việc sử dụng thời gian vào những trò chơi vô bổ. - Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian tiêu cực. + Nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống. * Kết bài: Khái quát vấn đề - Cần có lối sống tích cực, nghị lực vượt khó vươn lên, tinh thần tương thân, tương ái. 3.3. Loại bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 3.3.1. Ví dụ: Từ câu chuyện gia đình người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy nói lên những suy nghĩ của mình về nạn bạo lực gia đình trong xã hội ta hiện nay. Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau: Câu chuyện gia đình người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. + Đó là một gia đình dân chài rất nghèo sống trên chiếc thuyền lưới vó rách nát, lại đông con. Người chồng thường xuyên đánh đập vợ một cách dã man. Người vợ nhẫn nhục chịu đựng, những đứa con bị tổn thương Câu chuyện đem đến một cái nhìn cảm thương với số phận đau đớn, bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời chứa đựng những bài học xã hội, nhân sinh sâu sắc, mới mẻ. Nạn bạo lực gia đình trong xã hội ta hiện nay. + Giải thích khái niệm Bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. + Thực trạng nạn bạo lực gia đình, các hình thức bạo lực gia đình trong xã hội ta hiện nay. + Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo lực gia đình đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.
  17. + Những giải pháp để hạn chế và dần tiến tới chấm dứt nạn bạo lực gia đình. Bài học và liên hệ bản thân + Cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của nạn bạo lực gia đình. + Có những hành động thiết thực phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân để góp phần hạn chế và dần tiến tới chấm dứt nạn bạo lực gia đình. 3.3.2. Đặc điểm nhận diện loại đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. - Đề được trình bày dưới hình thức trích dẫn một tác phẩm văn học trong hoặc ngoài chương trình, yêu cầu bình luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm đó. - Tác phẩm văn học được trích dẫn phải đặt ra những vấn đề xã hội phổ biến và vẫn có tính thời sự trong xã hội hiện nay. 3.3.3. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. - Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đó. - Thân bài: Mô tả vấn đề xã hội tương tự trong xã hội ngày nay. - Bàn luận về những hậu quả do hiện tượng xã hội đó gây ra đối với cá nhân và đối với toàn xã hội. - Suy ngẫm về những nguyên nhân dẫn đến thực trạng xã hội đó. - Tìm ra những giải pháp nhằm thay đổi và tiến tới chấm dứt thực trạng xã hội đó. - Kết bài: Bàn về quan niệm của cá nhân đối với vấn đề xã hội đó và trách nhiệm của cá nhân nhằm góp phần cải thiện thực trạng trên. 3.3.4. Đề văn luyện tập. Đề 1: Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. (Tôi yêu em của Pu-skin, Ngữ văn 11- T2, T160, Ban cơ bản) Anh (chị) hãy viết một bài văn khoảng 600 từ nói lên cảm nhận của mình về tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên và quan điểm của mình về một tình yêu đẹp. Hướng dẫn Bài làm cần nêu được các ý chính sau: Cảm nhận về tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
  18. - Tình yêu đơn phương, thầm lặng nhưng vô cùng mãnh liệt. - Tình yêu chân thành, đằm thắm với đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc - Tình yêu của chàng trai dựa trên cơ sở đặt niềm vui, hạnh phúc của người mình yêu lên trên hạnh phúc của mình. Tình yêu đó chính là sự hi sinh trọn vẹn cho người mình yêu. - Tình yêu của chàng trai trong bài thơ rất chân thành, say đắm và cao thượng nhưng quá tuyệt vọng. Quan niệm của bản thân về một tình yêu đẹp. - Tình yêu xuất phát từ cảm xúc chân thành, gắn với những rung động của con tim, không vụ lợi, không ích kỷ, không toan tính, phải biết trân trọng sự hi sinh cho người mình yêu, coi sự cho đi là hạnh phúc của mình. - Phải phấn đấu để ở bên người mình yêu, cùng vun đắp hạnh phúc mãi mãi. Chỉ khi ở bên người mình yêu mới có thể cho đi những gì tốt đẹp, mới có thể hi sinh. Tình yêu đẹp phải có thành quả đẹp, như cái cây phải đơm hoa kết trái. - Phải tránh những quan niệm tình yêu lệch lạc, sai lầm: Tình yêu dựa trên những tính toán vụ lợi, coi tiền tài, danh vọng là cơ sở để định giá tình yêu; tình yêu ích kỷ và mù quáng, dẫn đến những hành vi tàn nhẫn, phạm pháp; tình yêu viển vông phi thực tế: yêu thần tượng - Liên hệ thực tế: những tình yêu đẹp trong cuộc sống trước kia cũng như ngày nay. Đề 2 Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề lý tưởng sống của thanh niên thời nay từ câu thơ: “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” (Tây Tiến- Quang Dũng) Hướng dẫn *Giải thích - Lý tưởng sống: là mục đích sống cao đẹp của con người. - Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã nói lên một phương châm sống, một triết lý sống của tuổi trẻ. Vì độc lập, tự do của tổ quốc, những người lính Tây tiến sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình. Đó là lý tưởng sống cao đẹp “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. * Bàn luận - Để trở thành những công dân tốt cho xã hội, mỗi thanh niên cần phải có một lý tưởng sống cho mình. Đó là sống luôn hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, luôn hướng tới sự chan hòa, chia sẻ, nhân ái, sống vì mọi người, cống hiến tài năng, sức lực cho đất nước, cố gắng hết mình trong các lĩnh vực. Đặc biệt khi tổ quốc lâm nguy, thanh niên phải sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho tổ quốc.
  19. - Thời nay, đa số thanh niên sống có lý tưởng tham gia tích cực vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như: bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước, nghiên cứu khoa học. Họ sẵn sàng đến những nơi “đầu sóng ngọn gió” của đất nước để cống hiến tài năng và sức lực của mình (D/c). Những việc làm của họ đã chứng minh được rằng: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đây cũng chính là phương châm sống, lý tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay. - Phê phán những biểu hiện sai trái của một bộ phận thanh niên ngày nay sống buông thả, không có lý tưởng, thích hưởng thụ, sống ỉ nại, dựa dẫm vào người khác, không quan tâm đến tình hình đất nước * Bài học nhận thức và hành động(liên hệ bản thân). Đề 3. Tham khảo đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm học 2011- 2012 Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Hướng dẫn 1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên. - Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống. - Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng: + Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình. + Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng
  20. hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng). - Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn. - Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. - Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện. V. Một số bài văn mẫu về nghị luận xã hội (GV trích đọc một số bài văn nghị luận xã hội hay để HS tham khảo cách viết) Bài học sinh viết về đề: Tục ngữ Pháp có câu: "Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu"(sách Hướng dẫn ôn tập và làm bài nghị luận xã hội- Tr 239) VI. Các bài tập tự giải . Đề 1 Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao có viết: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình." (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2007) Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Đề 2 Người xưa nói "Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình" Tại sao? Anh, chị nghĩ là chúng ta nên tự sửa mình như thế nào? Đề 3 Suy nghĩ của anh(chị) về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay? Đề 4 Vấn đề sống thử trong một bộ phận thanh niên ngày nay? Đề 5 Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hành động một học sinh đã quên mình cứu sống được ba em nhỏ bị đuối nước. Đề 6 Người đi săn và con vượn Có một người rất tài săn bắn. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
  21. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim con vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên. Người đi săn đứng im chờ kết quả Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng giật phắt mũi tên ra, rú lên một tiếng ghê rợn rồi từ từ gục xuống. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác mắm môi bẻ gãy cung nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. (Lep- tôn- xtôi) Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
  22. PHẦN III: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ VÀ BÀI VIẾT THAM KHẢO A. CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 1 : THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI I. Lý thuyết ♦ Thành công - Thành công : đạt được kết quả, mục đích như dự định. Gần nghĩa với thành đạt – đạt kết quả tốt đẹp, đạt mục đích về sự nghiệp. Trái nghĩa với thành công là thất bại (Từ điển Tiếng Việt) - Khát vọng, mong ước thành công là khát vọng chính đáng, đáng được trân trọng của con người. Chỉ có điều không nên bất chấp mọi thủ đoạn xấu xa để đạt được thành công. Thành công chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người đạt được nó một cách chân chính, bằng những nỗ lực lao động, cố gắng, trí tuệ của bản thân. - Thành công là đích đến tốt đẹp nhưng đường đi đến thành công đôi khi không đơn giản, thậm chí, trái lại còn có nhiều chông gai, thử thách. Vì thế, thành công cũng là một thách thức về bản lĩnh, ý chí, sức mạnh thể chất, tinh thần của con người. - Thành công là sự hội tụ của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thể để thành công, con người không chỉ cần phát huy sức mạnh nội tại mà còn phải biết tận dụng các nguồn lực bên ngoài. - Thành công cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Có khi mục đích đề ra không đạt được nhưng lại thành công ở phương diện khác. ♦ Thất bại - Đối lập với thành công là thất bại. Thất bại là không đạt được kết quả như dự định, mong muốn. - Thất bại là một phần của đời sống. Không ai là không từng thất bại, dù nhỏ hay lớn. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà con người không lường trước được nên thất bại là điều khó tránh khỏi. - Con người phải biết chấp nhận thất bại và phải dũng cảm nhìn thẳng vào thất bại để rút ra bài học cho bản thân. Điều quan trọng không phải là thất bại bao lần mà là đối diện với nó, rút ra từ nó những kinh nghiệm xương máu cho bản thân để không lặp lại. - Thất bại đôi khi là mẹ của thành công. II. Thực hành, luyện tập 1. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định sau : “Thành công là tích số của: làm việc, may mắn và tài năng” (Trích : Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, Tp.HCM, 2003) [1] Mở bài - Dẫn dắt : chủ đề thành công - Nêu câu nói [2] Thân bài ● Giải thích
  23. + Thành công : kết quả tốt đẹp, thành tích, thành tựu mà con người đạt được sau những nỗ lực, cố gắng. + Tích số : phép nhân của các số, ở đây được hiểu là sự phối kết, nhân lên của các yếu tố tạo nên thành công. + Làm việc : hành động suy nghĩ, thể chất tiến hành một công việc nào đó. + May mắn : yếu tố thuận lợi do khách quan đem lại, nhờ đó mà con người có được thành công. + Tài năng : khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt trội. + Ý cả câu : khẳng định thành công không tự nhiên mà có, nó là sự phối kết, nhân lên của nhiều yếu tố mà ở đây là làm việc, may mắn và tài năng. ● Phân tích : - Vì sao “thành công lại là tích số của làm việc, may mắn và tài năng” ? Vì : + Muốn có thành công, điều đầu tiên là con người phải biết làm việc (trí óc, chân tay), không thể lười biếng. Làm việc chính là sự hiện thực hóa những suy nghĩ, những ý tưởng, những hoài bão, dự định tốt đẹp mà con người muốn đạt được. Làm việc là hành động thực tiễn để biến những mục tiêu sống của mỗi người thành hiện thực. VD : Ngô Bảo Châu làm việc cật lực 15 năm để giải bài toán về Bổ đề; thành công của nghệ sĩ Phùng khi anh mai phục nhiều ngày trời mới chụp được bức ảnh trời cho. + Muốn có thành công, con người cũng cần có yếu tố may mắn, bởi may mắn sẽ giúp ta dễ dàng hoàn thành mục tiêu hoặc hoàn thành một cách thuận lợi, tốt đẹp những ý tưởng đặt ra. May mắn có khi chỉ là thứ “gia vị” cho bữa ăn nhưng cũng có khi nó là “cơm”, là “thịt” hay các “món chính” trên “mâm cỗ”. VD : Cũng vẫn là Ngô Bảo Châu may mắn khi gặp được Giáo sư Gérard Laumon. + Song muốn có thành công, con người còn phải cần có tài năng nữa vì làm việc một cách thiếu suy nghĩ, thiếu các năng lực thực hiện thì thành công cũng khó mà đạt được, như lãnh tụ Lênin đã có lần nói : “Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”. Và may mắn thì không phải lúc nào cũng đến và đến với mọi người. VD : Ngô Bảo Châu thể hiện tài năng toán học từ nhỏ. + Từ những phân tích trên có thể khẳng định : thành công của con người thường đòi hỏi nhiều yếu tố hợp lại. Mỗi yếu tố, bằng sức mạnh riêng của nó, sẽ góp phần tạo nên thành công. - Vì sao trong câu nói trên thứ tự của các yếu tố tạo nên thành công lại là “làm việc, may mắn và tài năng” ? Vì : người viết muốn nhấn mạnh yếu tố chủ quan; yếu tố khách quan chỉ là thứ yếu. Thêm nữa, có làm việc thì may mắn mới đến. May mắn chỉ đến với ai chịu khó làm việc. Còn tài năng chỉ là tiền đề, như Ê-đi-sơn đã nói : “Trong thành công của tôi, chỉ có một % là thiên tài, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. ● Bình luận : + Câu trên là rất đúng đắn, dễ tìm được sự đồng tình của nhiều người. + Tuy nhiên, để thành công con người còn phải có nhiều yếu tố khác nữa : sức khỏe, ý chí, nghị lực, phương pháp làm việc, thậm chí kể cả những thất bại trước đó + Thành công thường đi liền với thất bại. Đôi khi “thất bại là mẹ của thành công”. Nên con người cần biết rút kinh ngiệm sau những thất bại để có được những thành công. + Sự sắp xếp thứ tự trên còn tùy thuộc vào quan niệm, nhận thức, góc độ tiếp cận vấn đề của mỗi người, mỗi lĩnh vực công việc. Chẳng hạn : lĩnh vực văn học nghệ
  24. thuật, muốn có thành công trước hết người nghệ sĩ phải có năng khiếu : “Riêng tôi giời bắt làm thi sĩ” (Nguyễn Bính); “Có lột da tôi tôi cũng chịu, đến hai câu thơ cũng không làm nổi”1 – (Lênin). Thậm chí, như nhà văn Thạch Lam có lần phát biểu: “Người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không chứ không thể học tập mà thành được” (Theo dòng). [3] Kết bài - Bài học nhận thức - Hành động của bản thân 2. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về hai câu thơ sau : Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần (Tố Hữu) [1] Mở bài - Dẫn dắt : chủ đề chiến thắng và thất bại trong cuộc sống - Nêu câu thơ [2] Thân bài : ● Giải thích : + Thắng, khôn, bại, dại : thắng là vượt qua một đối thủ, một cản trở nào đó trong cuộc sống để khẳng định được sức mạnh, bản lĩnh, khả năng của bản thân. Khôn : sự hiểu biết, khéo léo, tài tình trong hành động, cách ứng xử (khôn ngoan, khôn khéo). Bại, dại : ngược với thắng và khôn. + Ai chiến thắng mà không hề chiến bại : Chiến thắng và thất bại thường tồn tại cạnh nhau như một thực tế khách quan. Không ai là không từng có lần thất bại trong cuộc sống. Những người thành công thường là những người đã từng trải qua những thất bại trong cuộc đời. + Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần : cũng như thắng và bại, khôn và dại thường tồn tại khách quan bên nhau trong cuộc sống. Con người trở nên khôn hơn sau khi trải qua những lần dại dột. + Hai câu thơ có ý nghĩa như một bài học về thành công, thắng lợi của con người trong cuộc đời, đồng thời là lời động viên, khích lệ con người sau những thất bại trong cuộc sống. ● Phân tích - Vì sao Ai chiến thắng mà không hề chiến bại ? + Vì thất bại sẽ giúp con người nhận ra lỗi lầm, khiếm khuyết, tránh được những sai sót, từ đó có thể thắng lợi. + Vì thất bại cũng là một động lực để con người sửa chữa, tạo nên chiến thắng bù đắp cho những thất bại đã qua. - Vì sao Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ? + Không ai sinh ra đã khôn ngay mà phải trải qua những va vấp mới đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để trở nên khôn ngoan hơn. + Không ai có thể biết hết mọi việc, lường trước mọi chuyện sẽ xảy ra, cho nên chỉ sau khi có những trải nghiệm mới thấu hiểu thực tế, từ đó mà khôn khéo hơn. ● Bình luận 1
  25. + Câu nói thể hiện một quan điểm đúng. + Nhưng thắng lợi cần thiết nhưng không thể bằng mọi giá; khôn ngoan thì tốt nhưng khôn lỏi hay lọc lõi đến mức lạnh lùng, tàn nhẫn thì không được. Mặt khác, ngủ quên trong chiến thắng đã hàm chưa yếu tố thất bại; chủ quan với sự khôn ngoan của mình sẽ tiềm ẩn yếu tố dại dột tiếp theo. [3] Kết bài - Cho nên, vấn đề đặt ra là con người phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, sự hiểu biết để có sự cần bằng trong cuộc sống, để ngày càng khôn ngoan hơn và bớt những dại dột có thể nảy sinh thất bại. - Điều này càng trở nên cần thiết đối với thế hệ trẻ - những người đang chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống. Những hành động tu dưỡng bản thân chưa bao giờ là muộn và thừa đối với mỗi HS, SV. Đề luyện tập ở nhà : 1. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định sau : Mong muốn đạt được thành công là đáng quý nhưng dám chấp nhận thất bại còn đáng trân trọng hơn. Gợi ý ● Phân tích Vì sao “Mong muốn thất bại ?”. Vì : - Thành công là mục tiêu lý tưởng, những dự định tốt đẹp mà con người muốn đạt được. Có thành công, con người không chỉ nâng cao giá trị của bản thân mà còn đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. - Thành công chân chính nào cũng là kết quả của quá trình lao động (trí óc, thể chất) kiên trì, bền bỉ của con người. Thành công đòi hỏi mỗi người phải phát huy tối đa những phẩm chất và năng lực đã có để vượt qua những khó khăn, thách thức. Vì thế mong muốn thành công cũng có nghĩa là con người dám chấp nhận thử thách, chông gai, sẵn sàng huy động sức lực, trí lực của mình để góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Người như thế liệu có đáng quý ?! - Nhưng biết chấp nhận thất bại cũng đáng quý trọng không kém vì không phải ai cũng đủ bản lĩnh đứng dậy sau những lần vấp ngã. Biết chấp nhận thất bại có nghĩa là ta đã chứng tỏ ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn của bản thân, và điều quan trọng nhất là dám sửa sai để không đi lại vết xe đổ trước đó. Nói cách khác, dám chấp nhận thất bại đồng nghĩa với việc ta không lùi bước mà sẵn sàng rút kinh nghiệm để tạo nên những thành công. Chẳng thế mà cựu Tổng thống Hoa Kỳ A.Lincoln đã từng nói : “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. Còn Henry Ford (1863 -1947) - người sáng lập Công ty Ford Motor, từng là một trong ba người giàu nhất thế giới cũng đã đúc kết :“Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn”. ● Bàn luận - Mong muốn đạt được thành công là đáng quý nhưng nó vẫn chỉ là mơ ước. Con người phải bằng những hành động thực tế của mình biến ước mơ đó thành hiện thực. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó, con đường đi tới thành công không trải đầy hoa hồng mà trái lại lắm thử thách, chông gai. Bởi thế con người phải phát huy tối đa sức mạnh nội tại và tranh thủ ngoại lực kể cả may mắn để thành công.
  26. - Thành công là đáng quý nhưng cũng không nên bằng mọi giá kể cả phải làm những điều xấu xa để đạt được thành công, giống như Erostrate – kẻ đã nổi lửa đốt ngôi đền tuyệt đẹp thờ nữ thần Artemis thời cổ đại ở Hy Lạp. Bởi như thế con người sẽ trở nên mù quáng, gây hại cho bản thân và cộng đồng. - Chấp nhận thất bại là một phẩm chất nhân cách nhưng cũng không nên vì thế mà cho phép mình dễ dãi với những thất bại tức là để thất bại đến và đi một cách dễ dàng, nhanh chóng. - Trong cuộc sống, con người khó tránh khỏi những vấp ngã nhưng cũng phải biết hạn chế tối đa những đổ vỡ, nhất là những thất bại lãng nhách. Đó là chưa kể có những thất bại rất khó khắc phục, sửa chữa, thậm chí không thể làm lại được. Như nhân vật Hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) đã nói : “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ còn cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. 2. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định sau : Thất bại không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho thành công mà chính thành công của ngày hôm nay mới là tiền đề cần thiết cho thành công ngày mai. Gợi ý ● Phân tích Vì sao “Thất bại ngày mai ?”. Vì : - Thất bại có thể khiến người ta suy sụp, không thể đứng dậy, từ đó đánh mất luôn cả niềm tin vào chính mình và cuộc sống xung quanh. Lúc đó, con người trở nên bi quan, yếm thế, thiếu sinh khí, động lực làm việc, chỉ làm cầm chừng cho qua ngày hoặc không làm gì cả. - Có những thất bại không thể sửa chữa được, như nhân vật Hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) đã nói : “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ còn cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. - Trong khi đó thành công của ngày hôm nay có thể là động lực tiếp thêm sức mạnh để con người vươn tới những thành công tiếp theo. Hoặc chính thành công này đã mở ra cơ hội, tiền đề cho thành công khác. VD : Lê Quang Liêm, S.Job ● Bàn luận Câu nói không hoàn toàn đúng vì trên thực tế : + Có những thất bại cần thiết hơn, quan trọng hơn là thành công. Chính thất bại khiến con người phải sửa sai, nhìn lại, “tỉnh giấc” sau khi đã “ngủ quên” quá lâu trong chiến thắng. Nhờ thất bại mà bài học xương máu được rút ra và từ đó có những thành công lớn hơn. + Không phải thành công nào cũng đưa đến những thành công kế tiếp vì mỗi thời điểm, mỗi không gian, mỗi mối quan hệ đều đưa đến những thay đổi không giống trước. Vì thế trong hôm nay và tại không gian này anh có thể thành công nhưng ngày mai hoặc ở nơi khác anh lại thất bại. Mặt khác, khi thành công con người dễ chìm đắm trong men say chiến thắng mà quên mất rằng cuộc sống không dừng lại, nó vẫn tiếp diễn với những dạng thức mới và những yêu cầu, đòi hỏi mới. Lãnh tụ Lênin có lần nói : “Ưu điểm kéo dài quá lâu thành khuyết điểm”. Ưu điểm của ngày hôm nay rất có thể trở thành rào cản của những tiến bộ ngày mai. ● Bài học nhận thức
  27. Cho nên, con người phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để có bản lĩnh dám chấp nhận và vượt qua thất bại đồng thời đủ tỉnh táo để không huyễn hoặc hay ảo tưởng hóa bản thân trong những chiến tích vừa qua. Một mặt, ta cần nhớ “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào” (A.Lincoln); mặt khác, ta cũng không nên quên “Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến” (Mozart) B3. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định sau : Dám chấp nhận thất bại còn đáng trân trọng hơn đạt được thành công. II. BÀI VĂN THAM KHẢO “Thành công là tích số của: làm việc, may mắn và tài năng” 1. Có ai trong cuộc đời không một lần nghĩ đến thành công ? Và thành công là gì mà bao nhiêu người luôn phải bận tâm theo đuổi ? Những câu hỏi ấy chắc sẽ còn khiến nhân loại phải tốn nhiều giấy mực vì chừng nào con người còn sống, còn mong muốn thành công thì chừng đó người ta sẽ còn bàn định về nó. Riêng tôi, trong phạm vi bài viết này, chỉ xin mượn ý của một câu danh ngôn nọ để trình bày những suy nghĩ riêng và hạn hẹp của mình về chủ đề thành công : “Thành công là tích số của: làm việc, may mắn và tài năng” 2. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “thành công” là “đạt được kết quả, mục đích như dự định”. Thành công gần nghĩa với thành đạt – “đạt được kết quả tốt đẹp, đạt được mục đích về sự nghiệp”. Nói khác đi, thành công là những thành tích, thành tựu mà con người đạt được sau những nỗ lực, cố gắng. “Tích số” là phép nhân của các số, ở đây được hiểu là sự phối kết, nhân lên của các yếu tố “làm việc, may mắn và tài năng”. Nếu “làm việc” là hành động suy nghĩ hoặc thể chất tiến hành một công việc nào đó thì “may mắn” là những yếu tố thuận lợi do khách quan đem lại, nhờ đó mà con người có được thành công. Còn “tài năng” là khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt trội của con người. Từ đây, ta hiểu tác giả của câu nói muốn khẳng định: thành công không tự nhiên mà có, nó là sự phối kết, nhân lên của nhiều yếu tố như làm việc, may mắn và tài năng. Như ta đều biết, sự thành công của mỗi người trong cuộc sống có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể nói là muôn hình nghìn trạng. Nhưng nếu xem xét vấn đề này trong cái nhìn phổ biến thì dường như không có thành công nào lại không đi qua những việc làm cụ thể. Bởi làm việc là sự cụ thể hóa những suy nghĩ, ý tưởng, hoài bão, dự định tốt đẹp mà con người muốn đạt được. Không làm việc, những mục tiêu sống, dù cao cả và tốt đẹp đến mấy, hay dễ dàng đến mấy cũng chỉ là những ý niệm đâu đó trong hư vô hay là những câu “lý thuyết suông” thiếu sinh khí. Chính vì làm việc, thậm chí là làm việc cật lực suốt 15 năm trời mà Ngô Bảo Châu – nhà khoa học Việt Nam đầu tiên đạt giải Field (tương đương giải Nobel trong Toán học), giải xong bài toán về Bổ đề cơ bản, để đem về vinh quang cho đất nước ngày hôm nay. Để trở thành một nghệ sĩ piano tài dành tầm cỡ thế giới, NSND Đặng Thái Sơn đã phải làm việc quên ăn, quên ngủ bên cây đàn, đến mức 10 đầu ngón tay bị tê dại. Còn Lê Quang Liêm – chàng trai vàng của cờ vua Việt đã phải lên cả một chương trình làm việc cho nhiều năm, hi sinh cả những cái Tết sum họp bên gia đình để có hệ số elo ở mức Siêu đại kiện tướng quốc tế Còn biết bao nhiêu con người thành công khác đã, đang và vẫn miệt mài trên bàn làm việc, trên công trường, nông trường, trên mặt trận an ninh, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa
  28. nghệ thuật Không ai trong họ là không thấm thía câu nói : “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Nhưng trong thành công của những con người đã và đang lao động sáng tạo hết mình ta thấy họ còn có yếu tố may mắn - những thuận lợi khách quan vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu. May mắn của Ngô Bảo Châu là gặp được Giáo sư Gérard Laumon – người thầy không được giải Field Toán học nào nhưng lại có hai người học trò đạt được những giải thưởng cao nhất của Toán học thế giới. Chính ông đã khơi gợi, khích lệ, chỉ dẫn cho Ngô Bảo Châu trên hành trình toán học để đến với đỉnh vinh quang. Ở đây, may mắn vừa ngẫu nhiên lại vừa tất yếu. Ngẫu nhiên là bởi : đầu tiên Ngô Bảo Châu đăng ký học tiếng Hungary để xin học bổng đi nước này. Nhưng đúng năm đó, xảy ra tình hình bất ổn ở Đông Âu và Ngô Bảo Châu phải gác lại giấc mơ du học ở đây. Đúng khi ấy, có một vị tiến sĩ người Pháp sang hợp tác với Viện Cơ học, nơi bố anh là GS. Ngô Huy Cẩn công tác. Nghe GS.Cẩn kể về thành tích 2 năm liền đoạt HCV Olympic toán của con trai, vị tiến sĩ này lập tức xin cho Châu một suất học bổng đi Pháp. Và thế là có một Ngô Bảo Châu mang hai quốc tịch và làm rạng danh hai quốc gia Pháp – Việt như ngày nay. Nhưng may mắn này cũng là tất yếu vì đối với một người không ngừng làm toán và chưa bao giờ thôi cháy bỏng ngọn lửa vươn lên đỉnh Olympia trong Toán học như Ngô Bảo Châu thì trước sau những điều tốt đẹp sẽ đến với anh Cho nên, may mắn thường chỉ đến với ai chịu khó làm việc. Không thể phủ nhận giá trị của những may mắn nhưng may mắn không phải khi nào cũng đến và dành cho tất cả mọi người. Vì thế, để chắc chắn hơn về thành công, con người còn phải cần có tài năng. Bởi chính khả năng làm việc hiệu quả, chất lượng và ở trình độ cao là yếu tố cơ bản quyết định thành công của mỗi người. Như lãnh tụ Lênin đã có lần nói : “Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”. Làm việc mà không dựa trên những các năng lực thực tế thì thành công khó mà đạt được, chứ đừng nói là đạt được một cách mĩ mãn. Trở lại với Ngô Bảo Châu, không ai phủ nhận lao động nghề nghiệp cũng như may mắn của anh nhưng chỉ chừng đó thôi thì chưa đủ. Xuất phát điểm của giải Field có lẽ trước hết bắt nguồn từ một tài năng toán học – cái khả năng thiên phú, di truyền từ nhỏ bất chấp cái hoàn cảnh sống nuôi dưỡng tài năng ấy rất khó khăn (Theo lời kể của PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền – mẹ Ngô Bảo Châu, hồi nhỏ anh thường phải uống sữa quá thời hạn) Rõ ràng, thành công có sự hợp thành của “làm việc, may mắn và tài năng”. Nhưng vì sao trong câu văn trên thứ tự của các yếu tố tạo nên thành công lại là như thế ? Đảo lại có được không ? Chắc là không, vì tác giả của nó, có lẽ sau bao đúc kết, chiêm nghiệm của bản thân, đã muốn nhấn mạnh, đặt lên trước hết yếu tố chủ quan trong việc kiến tạo thành công của con người. Yếu tố khách quan không thể thiếu nhưng chỉ là thứ yếu. Ở đây, làm việc chính là yếu tố chủ quan được thể hiện một cách rõ nét nhất. Văn hào Gớt đã từng nói “Lý thuyết chỉ là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Nhà triết học nổi tiếng Các Mác đã có lần phát biểu : “Hành động là thước đo của chân lý”. Không làm việc, mọi dự định, ý tưởng tốt đẹp chỉ giống như những cánh bướm ép khô trên trang giấy mà không bao giờ có cái sinh khí, cái sức sống đẹp tươi của những cánh bướm bay trên bầu trời đầy hoa thơm trái ngọt. Thêm nữa, may mắn nhiều khi cũng không tự đến. Chính những hành động việc làm của con người đã mang may mắn đến. Nghĩa là may mắn chỉ đến với ai chịu khó làm việc. Không chịu khó về vùng biển miền Trung và kiên trì mai phục, liệu nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa) có được
  29. bức họa “trời cho” ấy không ? Còn tài năng thực ra chỉ là tiền đề. Đó là khả năng lao động có chất lượng cao nhưng mởi ở dạng tiềm ẩn, khác với năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả những công việc nào đó trong thực tiễn. Chẳng phải ngẫu nhiên, nhà khoa học nổi tiếng E-đi-son đã từng nói : “Trong thành công của tôi, chỉ có 01 % là thiên tài, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. Đến đây, có thể khẳng định, câu danh ngôn trên về thành công (với một cấu trúc và trật tự logic như thế) là rất đúng đắn, dễ tìm được sự “đồng ý, đồng tình” của nhiều người. Tuy nhiên, chẳng có áng văn nào, dù lớn đến đâu có thể sánh với sự phong phú của đời sống, chẳng có sự khái quát nào bao trọn được cuộc đời. Cho nên, cũng như nhiều câu nói khác, câu danh ngôn này mới chỉ giới hạn ở ba thành tố là : làm việc, may mắn, tài năng”, trong khi để thành công con người còn phải có nhiều yếu tố khác nữa như : sức khỏe, ý chí, nghị lực, phương pháp làm việc, thậm chí kể cả những thất bại trước đó bởi “Thất bại là mẹ của thành công” (Tục ngữ), “Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn” (Henry Ford). Ngoài ra, sự sắp xếp thứ tự các yếu tố tạo nên thành công nêu trên còn tùy thuộc vào quan niệm, nhận thức, góc độ tiếp cận vấn đề của mỗi người, mỗi lĩnh vực công việc. Chẳng hạn như ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, muốn có thành công trước hết người nghệ sĩ phải có năng khiếu, tức là khả năng thiên phú. Ta hiểu vì sao lãnh tụ V.lênin đã có lần trải lòng chân thật : “Có lột da tôi tôi cũng chịu, đến hai câu thơ cũng không làm nổi”2. Còn nhà thơ “chân quê” Nguyễn Bính, sau một đời làm thơ đã phải tự nhận : “Riêng tôi giời bắt làm thi sĩ”. Thậm chí, trong tiểu luận phê bình văn học “Theo dòng”, nhà văn Thạch Lam đã mạnh mẽ phát biểu : “Người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không chứ không thể học tập mà thành được”. Vậy đấy, từ các góc độ tiếp cận khác nhau, sẽ còn có những quan niệm và hệ thống khác nhau về thành công. Nhưng như đã nói, phạm vi bài viết chỉ cho phép người viết có những bàn luận nhỏ về thành công. Cái chính là từ câu danh ngôn này, ta rút ra được nhiều bài học về nhận thức và hành động sống, rằng : chẳng có thành công nào là không đòi hỏi con người phải phát huy tối đa các yếu tố chủ quan và tận dụng tốt nhất có thể những thuận lợi khách quan; rằng : ngay từ bây giờ, mỗi HS, SV hãy bắt đầu cho những thành công trong tương lai bằng chính những việc làm cụ thể và tích cực của mình. Vì “Future from to day” (Ngạn ngữ Anh). III. TƯ LIỆU BỔ SUNG 1. “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Phơ-rang-cơ- lanh) 2. “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp” (A. Schwarzenegger) 3. “Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến” (Mozart) 4. “Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn”. (Henry Ford) 5. “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. (A.Lincoln) 6. “Đừng cho rằng cơ hội sẽ gõ cửa nhà bạn hai lần” (Khuyết danh) 2 Lênin (1977), Bàn về văn hóa, văn học, NXB Văn học, Hà Nội, tr.459.
  30. 7. “Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ không phải bằng thời gian” (Emerson). 8. “Chúng ta học đi bằng cách ngã, nếu không bao giờ ngã thì chúng ta không bao giờ đi được” (Kiosaki) 9. Colin Powell: “ Không có bí mật nào tạo nên thành công. Đó chỉ là kết quả của sự chuẩn bị, làm việc hết sức mình và rút ra kinh nghiệm từ sự thất bại” Bài học sự nghiệp: Tạo dựng một sự nghiệp thành công không bao giờ là việc dễ dàng. Hầu hết những người thành công đều không có bí quyết đặc biệt nào cả. Tất cả đều được thực hiện theo cách truyền thống: luôn phấn đấu hết sức mình. 10. Thomas Edison: “ Không phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng nghìn cách chưa có hiệu quả” Bài học sự nghiệp: Không có người nào luôn luôn làm đúng và hoàn hảo. Và dù bạn có thất bại, điều quan trọng là biết cách đứng lên sau thất bại. Các công ty thường quan tâm đặc biệt tới những nhân viên biết vượt qua khó khăn thay vì bỏ cuộc. Theodore Roosevelt: “ Danh tiếng thuộc về những người thực sự tham gia trận chiến với khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt; những người chiến đấu quả cảm; những người mắc lỗi và đứng dậy; những người có lòng nhiệt huyết tràn trề và cống hiến hết mình; những người biết vinh quang nếu chiến thắng và nếu thất bại, gục ngã khi dám đương đầu với thách thức, họ sẽ không bao giờ ở cùng những linh hồn lạnh lẽo của những người không biết mùi chiến thắng hay thất bại.” Bài học sự nghiệp: Hãy đem tất cả những gì bạn có để vận dụng trong sự nghiệp của mình. Có lúc bạn thất bại và có lúc bạn thành công ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãy đương đầu thách thức, chấp nhận thiệt thòi, học hỏi từ sai lầm của mình và tiến lên. 11. Theodore Roosevelt: “ Danh tiếng thuộc về những người thực sự tham gia trận chiến với khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt; những người chiến đấu quả cảm; những người mắc lỗi và đứng dậy; những người có lòng nhiệt huyết tràn trề và cống hiến hết mình; những người biết vinh quang nếu chiến thắng và nếu thất bại, gục ngã khi dám đương đầu với thách thức, họ sẽ không bao giờ ở cùng những linh hồn lạnh lẽo của những người không biết mùi chiến thắng hay thất bại.” Bài học sự nghiệp: Hãy đem tất cả những gì bạn có để vận dụng trong sự nghiệp của mình. Có lúc bạn thất bại và có lúc bạn thành công ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãy đương đầu thách thức, chấp nhận thiệt thòi, học hỏi từ sai lầm của mình và tiến lên. 12. Erostrate – kẻ đốt đền “nổi tiếng” Theo thần thoại Hy Lạp, Artemis, con của thần Zeus, là nữ thần của thú vật hoang dã, của săn bắn, của ban đêm, của mặt trăng, đồng thời là người bảo trợ của nữ giới. Khoảng năm 550 trước Công nguyên, nhiều người Hy Lạp di cư sang vùng Tiểu Á đã xây ở Ephesus (nay nằm trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ) một ngôi đền rất đẹp để thờ nữ thần Artemis. Thế nhưng năm 356 trước Công nguyên, có một kẻ tên là Erostrate đã nổi lửa đốt ngôi đền. Khi bị bắt và được hỏi vì sao đốt đền, y trả lời : chỉ vì muốn cho người đời sau còn nhắc nhở đến tên y ! 13. Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã ban tặng cho em (Hà Minh Ngọc) Bản chất của thành công. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi ? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết ? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một
  31. cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục ? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ. Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được? Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha. Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với
  32. việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế! Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. CHỦ ĐỀ 2 : TÀI NĂNG VÀ LÒNG TỐT I. LÝ THUYẾT 1. Tài năng - Tài năng là “NL xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một việc gì”. Khác với tiềm năng là “khả năng, NL tiềm tàng” nghĩa là khả năng ở trạng thái tiềm tàng, ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực; cung không giống với khả năng là “cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”; hay kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn” và khác năng khiếu là “tổng thể nói chung những phẩm chất sẵn có giúp con người có thể hoàn thành tốt một loại hoạt động khi chưa được học tập và rèn luyện trong hoạt động đó”. - Tài năng là kết quả của những nỗ lực lao động, rèn luyện và sự phát huy những yếu tố có tính thiên phú của bản thân. Không giống như năng khiếu thường bộc lộ sớm, tài năng có thể xuất hiện muộn hơn. - Tài năng là tiền đề để tạo nên những thành tích lớn lao, những đóng góp có giá trị lớn cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển. Vì thế người có tài bao giờ cũng là tài sản quý của quốc gia. Như người xưa đã nói : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí mạnh quốc gia hưng thịnh. Nguyên khí yếu quốc gia suy vong. - Nhưng có tài còn phải có đức. “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. 2. Lòng tốt - Là tình cảm, thái độ, cách ứng xử tốt đẹp dành cho con người. Đây là một trong những giá trị sống đậm chất nhân văn và là một thước đo nhân cách, phẩm giá, tư cách làm người của một con người. - Lòng tốt hay tấm lóng nhân hậu, nhân ái là một nấc thang đạo đức không chỉ có tính truyền thống của dân tộc ta (thương người như thể thương thân; bầu ơi thương lấy bí cùng; lá lành đùm lá rách ) mà còn có tính nhân loại, không phân biệt quốc gia, dân tộc. - Lòng tốt chân chính bao giờ cũng dựa trên sự vô tư, trong sáng và tự nguyện. Lòng tốt đích thực không có chỗ cho những toan tính vụ lợi và những ban phát, bố thí với thái độ khinh thị. - Lòng tốt cũng phải được thể hiện một cách đúng lúc, đúng chỗ. “Người tav khổ vì thương không phải cách ”.
  33. - Lòng tốt phải đi đôi với tài năng. II. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 1. Nhà văn V.Huy-gô từng nói : “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói trên. [1] Mở bài - Dẫn dắt : bàn về tài năng, lòng tốt của con người - Nêu câu nói [2] Thân bài ♦ Giải thích : + Tài năng : khả năng đặc biệt, hơn người (về trí tuệ, thể chất ), nhờ đó mà con người có thể thực hiện rất tốt một việc nào đấy. + Lòng tốt : tấm lòng tốt đẹp, cao cả của con người thể hiện ở những tình cảm, hành động, cách ứng xử nhân văn, nhân ái. + Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng : hành động thể hiện sự trân trọng, thái độ đánh giá cao của Huygô đối với những phẩm chất quý giá của con người. + Ý cả câu thể hiện quan điểm đánh giá con người của Huy gô, đó là cần phải biết trân trọng, đề cao, tôn vinh những giá trị đẹp đẽ của con người. ♦ Phân tích : + Vì sao phải cúi đầu thán phục tài năng ? ~ Vì tài năng là biểu hiện cao của khả năng trí tuệ hay thể chất mà không phải ai cũng có. Chỉ một bộ phận nhỏ con người trong xã hội là có được tài năng. Tài năng là vẻ đẹp quý hiếm của đời sống con người. ~ Vì tài năng là cơ sở, yếu tố tiền đề quan trọng để con người tạo nên những thành tích đáng nể, những cống hiến lớn lao, vĩ đại cho cộng đồng, đất nước, nhân loại. ~ Vì đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn được mở rộng hiểu biết, học hỏi, nâng cao trình độ để hoàn thiện bản thân. + Vì sao phải quỳ gối tôn trọng lòng tốt ? ~ Vì lòng tốt là biểu hiện của tinh thần nhân văn, nhân đạo, yêu thương con người, biết vượt qua những ích kỉ cá nhân để dâng hiến, hi sinh cho người khác. ~ Vì lòng tốt góp phần đem lại hạnh phúc cho người khác, đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội. ~ Vì lòng tốt có sức mạnh cảm hóa con người, khiến cho con người trở nên nhân văn, nhân ái hơn. ♦ Bình luận : + Câu nói của Huy–gô rất chí lí, dễ giành được sự đồng tình của nhiều người. Nhất là khi câu nói ấy là của một văn hào – người hội tụ cả tài năng và lòng tốt. Tác phẩm Những người khốn khổ thể hiện rất rõ điều này. + Trân trọng tài năng và lòng tốt là cần thiết nhưng không nên tuyệt đối hóa các yếu tố này vì con người vẫn còn nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng. Chẳng hạn : sự trung thực, lòng tự trọng, ý chí, nghị lực + Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
  34. [3] Kết bài - Khẳng định sự cần thiết phải coi trọng những vẻ đẹp phẩm giá của con người. - Cần ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, hoàn thiện bản thân, cả về tài và đức. B. Đề luyện Người ta trở nên vĩ đại chưa phải vì có lòng tốt mà chủ yếu vì có tài năng. Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến này. Hãy viết một bài văn không quá 600 chữ trình bày quan điểm của anh (chị) ● Phân tích và bình luận - Vì sao người ta trở nên vĩ đại chưa phải vì có lòng tốt ? + Vì đấy là khi lòng tốt không trong sáng, lòng tốt không tự nguyện, lòng tốt có ý đồ, có đòi hỏi, đền bù. + Vì đấy là khi lòng tốt nhỏ bé, hạn hẹp. + Vì đấy là khi lòng tốt đặt nhầm chỗ. - Con người cũng có thể trở nên vĩ đại nhờ lòng tốt. Vì lòng tốt chẳng những góp phần đem lại hạnh phúc cho người khác, đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội mà còn có sức mạnh cảm hóa con người, khiến cho con người nhân văn, nhân ái hơn. Khổng Tử đã dạy: “Có lòng nhân là người vậy” (Nhân giả, nhân dã). Đức Phật khẳng định : “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Nếu chúng ta biết sử dụng lòng tốt, khai thác nó, thể hiện nó thì chúng ta sẽ biến cuộc đời chúng ta và những người, những vật chung quanh thành một môi trường hạnh phúc an vui. - Vì sao Người ta trở nên vĩ đại nhờ có tài năng ? + Vì tài năng là biểu hiện cao của khả năng trí tuệ hay thể chất mà không phải ai cũng có. Chỉ một bộ phận nhỏ con người trong xã hội là có được tài năng. Tài năng là vẻ đẹp quý hiếm của đời sống con người. + Vì tài năng là cơ sở, yếu tố tiền đề quan trọng để con người tạo nên những thành tích đáng nể, những cống hiến lớn lao, vĩ đại cho cộng đồng, đất nước, nhân loại. + Vì đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn được mở rộng hiểu biết, học hỏi, nâng cao trình độ để hoàn thiện bản thân. - Nhưng “có tài mà không có đức” thì có thể “là người vô dụng” (HCM), thậm chí còn là kẻ bị xã hội lên án vì cái tài ấy được dùng để mưu đồ những việc xấu xa hoặc gây ra những tội ác man rợ cho con người. Hit-le là một ví dụ. Chẳng phải ngẫu nhiên, trước khi chết nhà bác học Nô-ben đã dành hầu hết tài sản của mình (94%) để thành lập các giải thưởng trong đó có giải No-ben Hòa bình vì ông nghĩ rằng : rất có thể những phát minh của ông (nhất là thuốc nổ) sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. ● Kết luận Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt. Một năng lượng có thể biến cải tâm hồn con người - điều mà tất cả những năng lượng vật chất khác không thể nào làm được - biến thế giới này thành một thế giới đáng sống, biến con người thành những nhân cách muốn được sống cùng, đó là lòng tốt. Đây là một cuộc cách mạng không đòi hỏi gì (vũ khí, nguồn vốn tư bản, nguồn vốn tri thức ), nó chỉ nằm nơi quyết định và hành động của mỗi chúng ta. II. BÀI VĂN THAM KHẢO
  35. Nhắc đến văn hào V.Huygo, bạn đọc toàn thế giới không thể nào quên thiên tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” – tác phẩm không chỉ làm nên tên tuổi của nhà văn mà còn làm rạng danh nền văn học Pháp. Nhưng nhắc đến V.Huy- gô, người ta còn nhớ tới con người điển hình về tài năng và đức độ, người mà sau bao trải nghiệm gian khó của cuộc đời đã đúc kết và để lại một câu nói bất hủ : “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Trong rất nhiều những giá trị làm người, “tài năng” và “lòng tốt” luôn là những chuẩn mực được xếp lên hàng đầu. Đó là tổng hợp của những gì là tinh hoa, tinh túy nhất làm nên sự vĩ đại và tầm vóc của một con người mà cộng đồng, nhân loại đã, đang và sẽ còn ngợi ca. Nếu “tài năng” là khả năng đặc biệt, hơn người (về trí tuệ, thể chất ), nhờ đó con người có thể thực hiện thành công công việc nào đấy thì lòng tốt là tấm lòng đẹp đẽ, cao cả, thánh thiện thể hiện ở những tình cảm, hành động, cách ứng xử đầy tinh thần nhân văn và nhân ái. Với V.Huy-gô, cả “tài năng” và “lòng tốt” đều rất đáng được trân trọng, ngợi ca như chính cách nói giàu hình ảnh của ông : “cúi đầu thán phục”, “quỳ gối tôn trọng”. Bằng câu nói đúc kết những chiêm nghiệm trong đời sống, nhà văn thể hiện thái độ đánh giá rất cao của mình đối với những phẩm chất quý giá của con người. Và có lẽ, đó không chỉ là một thái độ mà còn là một lối sống, một lí tưởng cao đẹp mà suốt đời nhà văn theo đuổi. Là một nhà văn lớn, V.Huygo hiểu rõ giá trị của “tài năng” trong mỗi con người. Không “cúi đầu thán phục” sao được khi tài năng là “của hiếm” không phải ai cũng có. Nói cách khác, tài năng là vẻ đẹp hiếm có của cuộc đời. Đó là những vì sao tỏa ánh sáng lung linh giữa thiên hà hàng triệu ngôi sao đang nhấp nháy. Đó là “ngọc” trong hàng triệu viên đá thô phác đang sống kiếp trung thường. Chính vì “hiếm” nên “tài năng” là phần rất đáng quý và cần được trân trọng, nâng niu. Giữa hàng trăm người biết viết chữ (chữ Nho), Huấn Cao nổi lên là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Chữ của ông Huấn “đẹp lắm”, “vuông lắm”, có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà là như có “vật báu trên đời”. Tài năng của Huấn Cao chẳng phải đã khiến viên quản ngục phải bỏ rất nhiều tâm sức, bất chấp cả việc mất chức và mất mạng để đánh đổi ! Hay trong biển người chơi môn thể thao vua, Pele, Maradona, và nay là Ronaldo, Messi là những tài năng xuất chúng mà bất cứ CLB nào cũng muốn có. Tài năng chơi bóng của họ chẳng những khiến người hâm mộ phải thán phục mà còn khiến những đối thủ của họ phải kiêng nể và sợ hãi mỗi khi đối đầu. Trong vật lý học hiện đại, Stephen Hawking là một tài năng hiếm có. Vượt lên trên những đau đớn và kém may mắn vì bị tật nguyền ông vẫn được cả giới vật lý và khoa học thế giới ngưỡng mộ bởi những công trình nghiên cứu nổi tiếng của mình về vật lý lý thuyết và vũ trụ học. Nhờ có những phát kiến của ông mà chúng ta đã lý giải được nhiều vấn đề hóc búa về sự hình thành của trái đất cũng như các vì sao Những tài năng như thế thật đáng trân trọng. Nhưng còn đáng trọng hơn nữa nếu ta biết rằng tài năng chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng để con người tạo nên những thành tích đáng nể, những cống hiến lớn lao, vĩ đại cho cộng đồng, đất nước, nhân loại. Đứng trước những tài năng, ta vừa được chiêm ngưỡng những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời khoa học, nghệ thuật, thể thao của nhân loại, vừa được tiếp thêm sức mạnh để vươn tới những tầm cao, đồng thời mở rộng hiểu biết, học hỏi, nâng cao trình độ để hoàn thiện bản thân, như cách nói của nhà thơ Tố Hữu khi sống và làm việc bên Bác :
  36. “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta. Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”. Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến biến bao tài năng trên các lĩnh vực, và chính họ bằng tài năng của mình đã tạo nên những công trình, những sản phẩm để đời mà đến hàng trăm, vạn năm sau con người còn nhắc tới. Đó là nhà bác học Ê-đi-sơn với phát minh ra bóng đèn điện, là Đác-uyn với thuyết tiến hóa, là Men-đê-lê-ép với bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, là Niu-tơn với định luật về vạn vật hấp dẫn, là Lê-ô-na đờ Vanh-xi với bức họa nàng Môn-na Li-da nổi tiếng, là Mô-da, Trai-cốp-xki với những bản nhạc tuyệt diệu Đến với những con người này, ta đâu chỉ có cơ hội được lớn lên nhờ việc tiếp thu vốn liếng tri thức văn hóa ở họ mà còn học được từ họ tinh thần lao động hăng say, hết mình với nghề. Đó mãi là những tấm gương để ta không ngừng rèn luyện, phấn đấu. Song song với sự ngưỡng mộ trước tài năng, V.Huy-gô cũng dành sự trân trọng rất cao của mình đối với lòng tốt. Là cha đẻ tinh thần của Giăng Văn Giăng – nhân vật nổi tiếng về tấm lòng cao cả trong Những người khốn khổ, hơn ai hết, nhà văn thấm thía giá trị to lớn của lòng tốt trong đời sống con người. Có lòng tốt tức là con người biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, nhất là sẻ chia nỗi đau, sự vất vả trong khó khăn, hoạn nạn. Có lòng tốt cũng tức là con người đã bước qua những ích kỉ, yếu hèn cá nhân để dâng hiến, thậm chí hi sinh cho đồng loại, để cuộc sống này trở nên nhân văn, nhân ái hơn, tràn ngập niềm vui và rộn rã tiếng cười. Lòng tốt chính là cơ sở để mỗi người có thể đem lại hạnh phúc cho người khác, đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội. Cuộc sống của chúng ta chắc chắc sẽ tốt đẹp và hạnh phúc biết bao nếu có hàng triệu những con người như mẹ Teresa, như chị Mai Anh (Hà Nội). Một người đã dành cả cuộc đời của mình chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và sẵn sàng thực hiện bất cứ việc gì để có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Còn người kia chính là người phụ nữ đã được bao người Việt Nam ngưỡng mộ, được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư khen ngợi về tấm lòng nhân ái bao la. Chị là người đã cứu mang và phục sinh đứa trẻ bị bỏ rơi trong vườn hoang, bị súc vật ăn mất một chân và bộ phận sinh dục (bé Thiện Nhân), để giờ đây sau bao vất vả cứu chữa khắp nơi cậu “đã có thể trở thành người đàn ông bình thường như bao người” và tự tin sống trong cộng đồng. Hãy một lần lắng nghe họ nói : “Nếu tôi được trở thành một vị thánh, chắc chắn tôi sẽ là vị thánh của “bóng tối”. Tôi sẽ tiếp tục ở xa thiên đàng để thắp sáng cho những con người đang sống trong bóng tối trên trái đất này.” (Mẹ Teresa); "Lúc đó tôi đón Nhân về với tình yêu của một người mẹ, chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc bé. Không ai nghĩ và tin được có thể tái tạo bộ phận sinh dục đã mất cho một đứa trẻ. Tuy nhiên, đi đến bất cứ đâu, có cơ hội nào là tôi lại chia sẻ, tìm kiếm hy vọng” (Chị Mai Anh). Đúng như Khổng Tử đã dạy: “Có lòng nhân là người vậy” (Nhân giả, nhân dã) và Đức Phật khẳng định : “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, nếu chúng ta biết sử dụng lòng tốt, khai thác nó, thể hiện nó thì chúng ta sẽ biến cuộc đời chúng ta và những người xung quanh thành một môi trường hạnh phúc, an vui. Không chỉ có thế, lòng tốt còn có sức mạnh cảm hóa con người, chinh phục trái tim con người khiến cho ngay cả những kẻ đã từng phạm tỗi cũng tìm đường trở lại với cuộc sống. Ai đó đã từng nói : Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều; có một loại năng lượng càng sử dụng càng có nhiều thêm, đó chính là lòng tốt. Năng lượng của tấm lòng tốt đẹp, cao cả là cái có thể biến cải tâm hồn con người - điều mà tất cả những năng lượng vật chất khác không thể nào làm được - biến thế giới này thành
  37. một thế giới đáng sống, biến con người thành những nhân cách muốn được sống cùng, đó là lòng tốt. Đây là một cuộc cách mạng không đòi hỏi gì (vũ khí, nguồn vốn tư bản, nguồn vốn tri thức ), nó chỉ nằm nơi quyết định và hành động của mỗi chúng ta. Là người kinh qua những thăng trầm, sóng gió trong cuộc đời, đồng thời là người hội tụ cả tài năng và lòng tốt, câu nói chí lý của tác giả Những người khốn khổ dễ giành được sự đồng tình của nhiều người. Tuy nhiên, ta cũng không nên tuyệt đối hóa các yếu tố này vì trong thực tế con người vẫn còn nhiều phẩm chất khác rất đáng và cần được coi trọng. Chẳng hạn như sự trung thực, lòng tự trọng, ý chí, nghị lực Thêm nữa, ta cũng không nên tách bạch “tài năng” và “lòng tốt” dù biết rằng mỗi cái có những giá trị riêng. Sở dĩ như vậy là vì nếu chỉ có tài năng mà không có lòng tốt anh sẽ như một cái máy vô cảm, lạnh lùng, thậm chí sa chân vào cái ác, gây ra những tai họa khôn lường. Hit-le là một ví dụ. Hắn là một kẻ có tài, chí ít là tài năng quân sự. Nhưng cái tài ấy đã được hắn sử dụng vào mục đích tiêu diệt nhân loại tiến bộ để thống trị toàn cầu. Những kẻ như thế, thời nào cũng có. Chẳng phải ngẫu nhiên, trước khi chết nhà bác học Nô- ben đã dành hầu hết tài sản của mình (94%) để thành lập các giải thưởng trong đó có giải Nô-ben Hòa bình vì ông nghĩ rằng : rất có thể những phát minh của ông (nhất là thuốc nổ) sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. Ở chiều ngược lại, có lòng tốt mà không có tài năng, chúng ta rất khó có cơ hội, điều kiện thực thi những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp của mình. Thậm chí, chúng ta phải bất lực chứng kiến cái ác, cái xấu hoành hành. Chính vì thế, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Cho nên, “tài” và “tâm” phải đi liền với nhau. Cái tài nhờ có cái tâm để mà “cháy lên” còn cái tâm nhờ có cái tài để mà “tỏa sáng” - “cháy lên để mà tỏa sáng” như R.Gam-da-tốp đã từng nói. Sinh thời, “thánh Quát” (Cao Bá Quát) – một tâm hồn nghệ sĩ, một bản lĩnh cứng cỏi – chỉ cúi đầu trước hoa mai : “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Đấy là cái cúi đầu của người nghệ sĩ trước cái Đẹp thánh thiện, chân chính và cao cả, đồng thời cũng là thái độ trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp phẩm giá làm người. Giữa V.Huy-gô và Cao Bá Quát, từ Tây sang Đông, đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn lớn và lý tưởng sống đẹp đẽ về tài năng và đạo đức ở đời. Quan niệm sống của họ là bài học để mỗi chúng ta hôm nay ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, hoàn thiện bản thân, cả về tài và đức. III. TƯ LIỆU BỔ SUNG 1. “Tài năng là một thứ hiếm hoi. Cần thận trọng nâng đỡ nó một cách hệ thống”. (V.I. Lênin) 2. “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh” (Mặc Tử) 3. “Tài trí là vũ khí tinh thần của con người” (Phương ngôn Nga) 4. “Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng” (Hồ Chí Minh) 5. “Hãy bảo vệ thật kỹ lưỡng kho báu trong bạn, lòng tốt. Hãy biết cách cho mà không do dự, biết cách mất mà không hối tiếc, biết cách đạt được mà không ác ý (George Sand). 6. “Bạn có thể tìm thấy sự thông thái nào vĩ đại hơn lòng tốt” (Jean Jacques Rousseau) 7. “Nếu điều phải cho đi được cho tự nguyện, lòng tốt nhân lên gấp đôi” (Publilius Syrus) 8. “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy” (Mark Twain)
  38. 9. “Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy, lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự nghi ngờ và thù địch bốc hơi” (Albert Schweitzer). 10. Alfred Nobel Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2000000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, y học, văn học, hòa bình) cho "những ai đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người." 11. Mẹ Teresa – tấm gương về lòng nhân ái Ngày 26/09/1928 có một người thiếu nữ 18 tuổi người Albania đến Ireland để gia nhập dòng Đức Trinh nữ Maria. Bà nộp đơn xin đi truyền giáo ở Bengal (Ấn Độ). Đó là một việc làm mạo hiểm đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và đức tin vững vàng, vì lúc đó khi đã đi truyền giáo thì không mấy người trở về quê hương. Đến tháng 01/1929, sau chuyến hành trình dài năm tuần, người nữ tu trẻ đặt chân đến Calcutta, Ấn Độ. Tại thành phố này và tại nhiều địa điểm khác ở Ấn Độ, người nữ tu này đã dành hết tuổi trẻ của mình để giảng dạy, học tập và cứu rỗi những thân phận bất hạnh, cùng khổ. Đó chính là Agnes Gonxha Bojaxhiu, hay như mọi người thường gọi đơn giản – mẹ Teresa. Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Năm 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà. “Nếu tôi được trở thành một vị thánh, chắc chắn tôi sẽ là vị thánh của “bóng tối”. Tôi sẽ tiếp tục ở xa thiên đàng để thắp sáng cho những con người đang sống trong bóng tối trên trái đất này.” 12. Người phụ nữ 'hồi sinh' bé Thiện Nhân Bốn năm trước, người ta tìm thấy một bé trai người lấm máu, bị kiến và con vật nào đó nhấm mất một chân phải và bộ phận sinh dục bị bỏ rơi trên một ngọn đồi heo hút thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 72 giờ sau được phát hiện, bé được đưa vào bệnh viện và may mắn trở thành con nuôi trong gia đình chị Trần Mai Anh (ở Hà Nội). Ngày hôm nay, em đã có thể bước đi bằng chiếc chân giả. Một điều kỳ diệu hơn, bộ phận sinh dục của em đã được tái tạo thành công như một phép nhiệm màu của cuộc sống. Chiều thứ bảy, sau những bận rộn lo toan cho cuộc sống thường ngày, chị Mai Anh chia sẻ về chuyến đi Italia phẫu thuật cho Thiện Nhân, đôi mắt lấp lánh niềm vui. Số phận đã cho chị gặp bé Thiện Nhân 4 năm trước ở Quảng Nam, khi có một đứa bé bị bỏ rơi trong vườn hoang, bị súc vật ăn mất một chân và bộ phận sinh dục. "Lúc đó tôi đón Nhân về với tình yêu của một người mẹ, chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc bé. Không ai nghĩ và tin được có thể tái tạo bộ phận sinh dục đã mất cho một đứa trẻ. Tuy nhiên, đi đến bất cứ đâu, có cơ hội nào là tôi lại chia sẻ, tìm kiếm hy vọng”, chị nhớ lại những ngày tháng vất vả khi đưa con từ bệnh viện này tới bệnh viện khác, ở Việt Nam, Thái Lan cũng như Singapore “4 năm cho một giấc mơ, nhưng giờ đó không phải là giấc
  39. mơ hão huyền. Thiện Nhân đã có thể trở thành người đàn ông bình thường như bao người”, chị nói, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của người phụ nữ nhỏ bé đầy lòng trắc ẩn. Chị Mai Anh nhớ lại, khi Thiện Nhân tới Mỹ trong một chuyến đi phẫu thuật vào cuối năm 2008, các giáo sư sau hàng loạt xét nghiệm và hội chẩn đã thông báo chỉ có thể hy vọng tạo bộ phận sinh dục cho Nhân khi em 14-15 tuổi. Và cơ duyên đến với Nhân khi ông Roberto De Castro, bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Bologna (Italia) đã công bố một công trình y khoa vĩ đại "phẫu thuật và tái tạo thành công nhiều trường hợp bị mất bộ phận sinh dục". Hy vọng đã được mở ra khi vị bác sĩ biết được số phận của Thiện Nhân và nhận lời cho ca phẫu thuật này. Để có thể trả được chi phí khổng lồ cho ca phẫu thuật này, bé Nhân đã nhận được sự hảo tâm của hàng trăm tấm lòng nhân ái. “Đúng là góp gió thành bão, tôi và Thiện Nhân phải biết ơn tấm lòng của các bà, các mẹ đã luôn đồng hành cùng bé trong suốt nhiều năm qua”, chị Mai Anh nói. Rồi chị trăn trở với những suy nghĩ làm cách nào để những em bé bất hạnh giống Thiện Nhân có cơ hội được thay đổi cuộc đời. "Tôi ước mơ sẽ làm một điều gì đó, để Nhân sau này có thể giúp đỡ các em bé có hoàn cảnh bất hạnh như mình, như một món nợ của cuộc đời", chị nói. CHỦ ĐỀ 3 : CỐNG HIẾN VÀ HƯỞNG THỤ I. DẠNG ĐỀ VÀ BÀI LUYỆN A. Đề ôn : Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến. Gợi ý : [1] Mở bài - Dẫn dắt : cống hiến và hưởng thụ - Dẫn câu nói. [2] Thân bài ● Giải thích : - Hưởng thụ : thừa hưởng, thu nhận, sử dụng những thành quả vật chất và tinh thần mà bản thân hoặc gia đình, xã hội, nhân loại đem lại. Tìm mọi cách để hưởng thụ là cố gắng tìm các cách có thể để thừa hưởng những điều kiện sống mà cuộc đời có khả năng đem lại. - Cống hiến : nỗ lực lao động, đem sức lực và trí tuệ của bản thân tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Tìm mọi cách để cống hiến là hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển liên tục của xã hội. - Ý cả câu : đừng chỉ nghĩ đến việc tìm mọi cách để thụ hưởng thành quả lao động của người khác mà nên tìm mọi cách đóng góp sức mình cho sự phát triển chung xã hội. Ý của câu nói nghiêng về thái độ phê phán cách sống chỉ nghĩ đến thụ hưởng đồng thời đề cao lối sống có nhiều sự cống hiến. ● Phân tích : Vì sao “đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”?. Vì : - Hưởng thụ và cống hiến là hai mặt quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc lẫn nhau mà mỗi người khi sống trong cộng động cần phải có. Gia nhập đời sống xã hội và nhân loại, mỗi người vừa có quyền, có cơ hội được thừa hưởng, tiêu dùng những thành quả