Thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2019-2020 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề thi 132 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

doc 4 trang thaodu 5000
Bạn đang xem tài liệu "Thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2019-2020 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề thi 132 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_nam_2019_2020_mon_lich_su_lop_12.doc

Nội dung text: Thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2019-2020 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề thi 132 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC THI THỬ THPTQG LẦN I NĂM 2019-2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Môn: Lịch sử lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi: 132 (40 câu trắc nghiệm) Câu 1: Hội nghị 11/1939 và Hội nghị 5/1941 của BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương không có sự khác biệt về A. thành lập hình thức mặt trận dân tộc thống nhất. B. chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất dân cày. C. xác định lực lượng nòng cốt cách mạng. D. chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết. Câu 2: Điểm khác căn bản nhất trong hoạt động của Hội Việt nam Cách mạng thanh niên (1925-1929) với Việt Nam Quốc dân đảng( 1927-1930) là gì? A. Chỉ chú trọng vào thực hiến phong trào vô sản hóa. B. Chú trọng phát triển lực lượng cách mạng. C. Tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang và giác ngộ lý tưởng cộng sản. D. Chú trọng vào công tác tuyên truyền lý luận cách mạng trong quần chúng. Câu 3: Đâu là nhân tố hàng đầu dẫn đến sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu(1989-1991)? A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. Khi cải tổ đã phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt. Câu 4: Nội dung nào là đặc điểm nổi bật nhất của lịch sử Việt Nam (1919-1930)? A. Sự phân hóa của giai cấp tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mắc- Lênin. B. Sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng dân chủ tư sản. C. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo của khuynh hướng vô sản và tư sản. D. Sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác. Câu 5: Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông -Tây đầu những năm 70 của TK XX? A. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ. B. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe. C. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. D. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. Câu 6: Phong trào cách mạng 1930 - 1931và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có sự khác biệt về A. giai cấp lãnh đạo. B. nhiệm vụ chiến lược. C. nhiệm vụ trước mắt. D. động lực đấu tranh. Câu 7: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN D. Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa Câu 8: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam, khẩu hiệu nào sau đây đáp ứng được nguyện vọng cấp bách của nông dân? A. Cách mạng ruộng đất. B. Tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình. C. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói. D. Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 9: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919-1925 về A. kinh tế và chính trị B. giải phóng dân tộc. C. chính trị D. kinh tế Câu 10: Hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “ Người cày có ruộng” lần đầu tiên được Đảng cộng sản Đông Dương tạm gác lại trong hội nghị. A. Tháng 10/1930 B. Tháng 11/1939. C. Tháng 5/1941 D. Tháng7/ 1936. Câu 11: Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào? A. Liên kết khu vực. B. Toàn cầu hóa C. Hòa hoãn Đông - Tây. D. Đa cực, nhiều trung tâm. Câu 12: Cách mạng tháng tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc khởi nghĩa có sự tham gia của A. lực lượng du kích. B. toàn dân. C. quân nhân. D. lực lượng vũ trang. Câu 13: Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam do Đảng xây dựng là A. Bắc sơn- Võ nhai và Cao Bằng B. Bắc sơn- Võ Nhai và Ba tơ( Quãng Ngãi) C. Cao Bằng và Lạng Sơn D. Cao Bằng và Thái Nguyên. Câu 14: Nhận tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế phần lớn nữa sau thế kỉ XX là A. xu thế toàn cầu hóa. B. sự hình thành các khối. quân sự đối lập. C. Cục diện chiến tranh lạnh. D. Trật tự hai cực Ianta. Câu 15: Địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là ở A. Bắc kì và hải ngoại B. Việt Nam và hải ngoại C. Bắc kì và Trung kì D. Trung kì và hải ngoại Câu 16: Trong thời kì chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ. A. Hy lạp. B. Đức. C. Pháp. D. Anh Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta? A. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị. C. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc. D. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc. Câu 18: Một trong những mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Lôi kéo các nước phương Tây cùng gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. B. Xâm lược trở lại các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ latinh. C. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. D. Hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để đàn áp cách mạng các nước. Câu 19: Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là A. Mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. B. Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Xu thế vận động của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. Bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân ViệtNam. Câu 20: Nội dung nào dưới đây là minh chứng điển hình cho phong trào cách mạng 1930- 1931 có sự chuyển biến về chất so với phong trào yêu nước trước đó? A. Lần đầu tiên sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang. B. Có đường lối đấu tranh đúng đắn và thống nhất. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. C. Đánh dấu thắng lợi của khuynh hướng vô sản. D. Khối liên minh công nông được củng cố vững chắc. Câu 21: Ở Việt Nam, “Vô sản hóa”(1928) là chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đưa hội viên A. vào nhà máy, đồn điền để lao động, sinh hoạt, tuyên truyền cách mạng. B. về nước để truyền bá chủ nghĩa Mác- Le nin vào phong trào công nhân. C. vào nhà máy, đồn điền để cùng ăn, cùng ở, cùng làm viêc với công nhân. D. về nông thôn làm việc trong các đồn điền nhằm tuyên truyền cách mạng. Câu 22: Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được thành lập vào năm 1945 là A. Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa. B. Quỹ tiền tệ quốc tế. C. Hội đồng quản thác. D. Tổ chức y tê thế giới. Câu 23: Nhận xét nào dưới đây về Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là không đúng? A. Là cuộc cách mạng vô sản, mang tính chất giải phóng dân tộc điển hình. B. Cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị. C. Hình thức cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. D. Cuộc cách mạng diễn ra nhanh gọn nhờ những thắng lợi của quân Đồng minh. Câu 24: Sau khi giành độc lập, chính sách đối ngoại của Ấn Độ theo đuổi là A. thực hiện hòa bình, trung lập tích cực. B. trung lập, tiếp nhận sự viện trợ từ mọi phía. C. tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. không tham gia một liên minh quân sự nào. Câu 25: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lực lượng nào trong xã hội? A. Tiểu thương B. Thợ thủ công C. Tiểu tư sản. D. Nông dân Câu 26: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản đảng là: A. Báo Người Nhà Quê B. Báo Búa Liềm C. Báo Nhành Lúa D. Báo Tiếng Chuông Rè Câu 27: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở A. khuynh hướng cách mạng. B. phương pháp, hình thức đấu tranh. C. thành phần tham gia. D. địa bàn hoạt động. Câu 28: Xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của A. cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. B. sự sáp nhập các công tu thành tập đoàn. C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. D. sự phát triển của mối quan hệ thương mại quốc tế. Câu 29: Trong phong trào cách mạng 1930-1931,1936-1939, 1939-1945 ở Việt Nam có đặc điểm chung là đều A. Là những cuộc tập dượt đấu tranh của Đảng và quần chúng nhân dân. B. Chú trọng công tác chuẩn bị, thành lập mặt trận thống nhất C. Góp phần cào chống thế lực phát xít và chiến tranh đế quốc. D. Thử nghiệm các hình thức đấu tranh giành chính quyền. Câu 30: Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX là A. Chống lại chế độ độc tài tay sai của Mĩ B. Chống lại chế độ Apacthai. C. Chống lại thực dân Tây Ban Nha. D. Chống lại thực dân Bồ Đào Nha. Câu 31: Hội nghị quân sự Bắc Kì (1945) đã đưa ra quyết định quan trọng nào? A. Thành lập quân giải phóng Việt Nam B. Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. C. Thống nhất các lực lượng vũ trang. D. Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 32: Quốc gia nào khởi đầu cho việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất. A. Anh. B. Mĩ. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 33: Kinh tế Mĩ và Tây Âu phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai một phần là do A. khai thác được các nguồn tài nguyên từ các nước thuộc địa B. tận dụng tốt các cơ hội từ chiến tranh thế giới. C. chú trọng cải cách mở cửa và hội nhập quốc tế. D. áp dụng thành tựu khoa học- kic thuất và sản xuất. Câu 34: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là gì? A. Xác định lực lượng và vị trí cách mạng Việt Nam. B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. C. Xác định tính chất và vị trí cách mạng Việt Nam. D. Xác định chiến lược và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam. Câu 35: Trong phong trào yêu nước dân tộc dân chủ(1919-1925) của Việt Nam, tổ chức yêu nước nào dưới đây được thành lập ngoài lãnh thổ Việt Nam? A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Công hội đỏ. C. Hội hưng Nam. D. Hội phục Việt. Câu 36: Chủ trương và định hướng chung trong các hội nghị của Đảng cộng sản Đông Dương (1939-1945) là gì? A. Giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng cho toàn Đông Dương. B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng rưộng đất và giai cấp. C. Giải quyết dứt điểm vấn đề liên quan đến dân tộc và giai cấp. D. Tập trung mọi lực lượng để giải quyết vấn đề dân tộc. Câu 37: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là A. phát xít Nhật. B. đế quốc Pháp. C. đế quốc Pháp và tay sai. D. đế quốc Pháp - Nhật. Câu 38: Trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào A. không mang tính dân tộc nhân dân. B. có tính dân chủ điển hình và tính dân tộc sâu sắc. C. mang tính dân chủ điển hình. D. có tính dân tộc điển hình và tính dân chủ sâu sắc. Câu 39: Vấn đề không đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết tại hội nghị Ianta là A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít D. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Câu 40: Khuynh hướng vô sản được truyền bá và phát triển mạnh ở Việt Nam không gắn với A. Hoạt động của giai cấp công nhân. B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. D. tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132