Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết)

docx 84 trang Thái Huy 19/07/2025 90
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_12_de_thi_hsg_lich_su_lop_11_cap_tinh_co_dap_an_chi.docx

Nội dung text: Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết)

  1. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX: kẻ thù là thực dân Pháp đến từ phương Tây - tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta một phương thức sản xuất - Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhà Lý, nhà Trần ở thế kỉ XI-XIII: chống lại kẻ thù mạnh như Tống, Mông – Nguyên song cùng trình độ phát triển (đều là chế độ phong kiến) * Về tiềm lực đất nước: - Trước nguy cơ xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được các chính sách phù hợp để củng cố sức nước, sức dân, cố kết nhân tâm , hệ quả là đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp và rồi để mất nước. 0,5 - Trước nguy cơ xâm lược, các vua nhà Lý, nhà Trần đã có chính sách để đoàn kết nhân dân, đoàn kết nội bộ triều đình tạo tiềm lực lớn mạnh cho đất nước để đánh thắng kẻ thù xâm lược. * Về đường lối kháng chiến: - Khi Pháp xâm lược triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, ngày càng xa rời đường lối đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc, không huy động được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp mà ngày càng xa rời phong trào của quần chúng, rồi chống lại nhân dân; ảo tưởng con 0,5 đường thương lượng, hòa hoãn dẫn đến đầu hàng Pháp. - Trước các thế lực ngoại xâm triều Lý, Trần đã chủ động đề ra đường lối kháng chiến, phát huy truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, biết dựa vào dân để kháng chiến -> đánh bại được kẻ thù xâm lược -> Lưu ý: Thí sinh phải nêu rõ được các điểm khác biệt như yêu cầu đáp án thì mới được điểm tối đa toàn ý. c. Phân tích bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2,0 - Bài học về phát huy vai trò của giai cấp lãnh đạo với đường lối tiên tiến, đúng đắn, linh hoạt trước biến động của thế giới : + Thất bại của triều Nguyễn trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước cuối thế kỉ XIX là do bộc 0,5 lộ sự lỗi thời, bất lực của ý thức hệ phong kiến cũng như tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo, thiếu đường lối đúng đắn để bảo vệ độc lập. -> Bài học rút ra: cần phải xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh, củng cố sức mạnh của nhà nước, cần phải có chiến lược bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa. - Bài học về phát huy và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh: 0,5 + Trong kháng chiến chống Pháp nhà Nguyễn đã không quy tụ và phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân mà còn đối đầu, can thiệp thô bạo vào phong trào kháng chiến của nhân dân; bản thân triều đình phân hóa thành phe chủ chiến và phe chủ hòa -> thất bại DeThi.edu.vn
  2. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn -> Bài học rút ra: phải xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, trên cơ sở đồng thuận của xã hội, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, quy tụ sức mạnh toàn dân tộc ; xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh bảo vệ tổ quốc - Bài học về xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. + Chính sách của triều Nguyễn đã làm cho sức đề kháng của dân tộc bị suy giảm một cách nghiêm trọng trước sự xâm lược của thực dân Pháp... Triều đình Nguyễn đã không nhận thức được vai trò quan trọng của canh tân, không xây dựng tiềm lực của đất nước 0,5 để tạo sức mạnh đối phó với Pháp -> thất bại -> Bài học rút ra: Cần phải xây dựng tiềm lực quốc gia vững mạnh, xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước bao gồm kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại - Bài học về mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững hòa bình, ổn định khu vực + Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã thôi thúc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; chính sách thần phục nhà Thanh, bắt Lào, Cao Miên thần phục đã làm cho tiềm lực đất nước hao mòn -> triều đình bị cô lập trong cuộc chiến 0,5 -> Bài học rút ra: cần thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia láng giềng trên cơ sở đối ngoại độc lập, tự chủ. -> Lưu ý: Thí sinh: - Có thể nêu được nhiều bài học khác nhau nhưng phải phân tích bài học ở hai khía cạnh: từ thực tiễn thất bại của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884) và liên hệ đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì mới được điểm tối đa toàn ý. - Nếu chỉ nêu bài học mà không phân tích thì chỉ được 0,25 điểm mỗi bài học; - Có thể thưởng điểm cho thí sinh ở những bài học không có trong đáp án nếu phân tích hợp lý nhưng vẫn phải đảm bảo điểm tối đa toàn ý. TỔNG ĐIỂM 20,0 DeThi.edu.vn
  3. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT TỈNH QUẢNG NAM ĐỢT 2 Môn thi: LỊCH SỬ 11 (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm). Khái quát quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Chứng minh rằng trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa xã hội vẫn có sức sống và triển vọng. Mã đề: 001 Câu 2 (3,0 điểm). Phân tích những thuận lợi và khó khăn tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 3 (2,5 điểm). Vì sao Chiến tranh lạnh kết thúc? Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động như thế nào đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng? Câu 4 (3,0 điểm). a) Trình bày vai trò của danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Lấy ví dụ cụ thể. b) Xác định điểm chung của các danh nhân Việt Nam. Qua đó, em có thể học tập được những gì từ họ? Câu 5 (3,0 điểm). Đọc những đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: “Lộ đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Phủ đặt chức Trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán. Huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ để cai trị. Lộ thống nhiếp phủ, phủ thống nhiếp châu, châu thống nhiếp huyện. Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét,...” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.192) Tư liệu 2: “Các chức vụ trung gian giữa vua và triều thần như tướng quốc, Bộc xạ, Đại hành khiển v.v... đều bị bãi bỏ; vua trực tiếp cai quản mọi việc. Tiếp đến 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công phụ trách những hoạt động chủ yếu của nhà nước và chịu trách nhiệm trước vua.” (Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999, tr.147-148) a) Nội dung hai đoạn tư liệu trên đề cập đến những cuộc cải cách nào trong lịch sử Việt Nam? Chỉ ra những điểm tương đồng giữa các cuộc cải cách trên trong lĩnh vực chính trị. DeThi.edu.vn
  4. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn b) Cuộc cải cách được đề cập trong nội dung đoạn tư liệu 2 đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? Câu 6 (3,0 điểm). a) So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258 – 1288) với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) theo mẫu sau: Kháng chiến chống quân xâm lược Khởi nghĩa Lam Sơn Mông – Nguyên (1418 – 1427) (1258 – 1288) Giống Khác Hoàn cảnh lịch sử Lãnh đạo Trận đánh tiêu biểu Cách kết thúc chiến tranh b) Lý giải nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258 – 1288). Câu 7 (3,0 điểm). Chứng minh: “Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử”. Vì sao hiện nay việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là vấn đề quan trọng và cấp thiết? ---------- HẾT ---------- DeThi.edu.vn
  5. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo đúng, hợp lôgic thì vẫn cho điểm theo thang điểm trong hướng dẫn chấm. Câu Nội dung Điểm 1 Khái quát quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Chứng minh rằng trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa xã hội vẫn có 2.5 sức sống và triển vọng. Khái quát quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ 1.5 hai đến năm 1991. - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. 0.25 - Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã 0.5 hội từ năm 1950. Như vậy chủ nghĩa xã hội đã phát triển thành hệ thống thế giới. - Chủ nghĩa xã hội mở rộng sang châu Á: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Châu Á đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội như Mông Cổ (đi theo con đường xã hội chủ 0.25 nghĩa đã được định hướng năm 1940), Triều Tiên (1948), Trung Quốc (1949), Việt Nam (ở miền Bắc 1954, cả nước 1975), Lào (1975). - Chủ nghĩa xã hội mở rộng sang khu vực Mỹ La-tinh: Năm 1959, cách mạng Cu-ba thành công, nước Cộng hoà Cu-ba ra đời. Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây 0.25 dựng chủ nghĩa xã hội. - Đến thập niên 60 của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa bao gồm 14 quốc gia ở châu 0.25 Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh, chiếm khoảng ¼ diện tích Trái Đất. Chứng minh trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa xã hội vẫn có sức sống và triển vọng. 1.0 - Từ năm 1991, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới; chủ nghĩa tư bản tự điều 0.25 chỉnh, thích ứng; Cách mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hóa tiếp tục phát triển... - Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba... vẫn tiếp tục duy trì. Các nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới nhằm thích nghi với hoàn cảnh mới, 0.25 giải quyết các vấn đề về yêu cầu phát triển và thách thức (mức độ đổi mới, cải cách khác nhau giữa các quốc gia). - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba đạt được 0.25 nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... - Bước phát triển của các nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã nhận được sự 0.25 đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, vị thế của các nước này ngày càng được nâng cao. 2 Phân tích những thuận lợi và khó khăn tác động đến sự phát triển của phong trào 3.0 giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đưa 0.25 đến sự ra đời của các quốc gia độc lập. Sự phát triển đó chịu tác động bởi những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi 1.75 - Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít thất bại, các nước đế quốc, thực dân như Anh, Pháp... bị suy yếu. Sự suy yếu của chủ nghĩa 0.25 đế quốc là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. DeThi.edu.vn
  6. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. Với sự tăng trưởng nhanh chóng về 0.25 mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. - Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới dâng cao góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước 0.25 Đông Nam Á phát triển. - Những nguyên tắc hoạt động và các nghị quyết tiến bộ của Liên hợp quốc (Nghị quyết giải trừ chủ nghĩa thực dân, Nghị quyết giải trừ quân bị ) đã tạo cơ sở pháp lí cho phong 0.25 trào giải phóng dân tộc. - Các mâu thuẫn xã hội gay gắt: Chính sách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, tay sai phản động đã dẫn đến mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước ngày càng trở nên 0.25 gay gắt, làm cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. - Sự trưởng thành của các lực lượng xã hội: Giai cấp tư sản và vô sản ở các nước Đông Nam Á đã thành lập được các chính đảng của mình (Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, Đảng Cộng sản Mã Lai...) trở thành 0.5 lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở mỗi nước. Sự lớn mạnh của các lực lượng xã hội là yếu tố quyết định sự phát triển thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á. * Khó khăn 0.75 - Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng theo quyết định của hội nghị I-an-ta, hội nghị Pốtx- đam và sự thỏa thuận giữa các nước lớn đã ảnh hưởng đến quá trình giành thắng lợi của 0.25 phong trào đấu tranh ở nhiều nước Đông Nam Á. - Cuộc Chiến tranh lạnh bùng phát, mâu thuẫn giữa hai cực Xô - Mỹ, hai khối Đông - Tây ngày càng căng thẳng. Do bị chi phối bởi trật tự hai cực I-an-ta, Chiến tranh lạnh nên cuộc đấu tranh 0.25 giành độc lập của các dân tộc trở nên phức tạp và khó khăn. - Âm mưu và hành động của Mỹ khi triển khai Chiến lược toàn cầu đã gây khó khăn cho phong 0.25 trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á. - Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động bởi các yếu tố thuận lợi đan xen với không ít trở ngại. Bằng cách kết hợp sức mạnh nội lực và tận dụng ưu thế bên 0.25 ngoài, các quốc gia Đông Nam Á đã từng bước vượt qua khó khăn giành lại độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng đất nước. 3 Vì sao Chiến tranh lạnh kết thúc? Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động như thế nào 2.5 đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng? Nguyên nhân Chiến tranh lạnh kết thúc 1.0 - Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho Mỹ và Liên Xô đều bị suy giảm sức mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Cả hai cần thoát ra khỏi thế đối đầu để ổn định và 0.25 củng cố vị thế của mình. - Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm 0.25 vào khủng hoảng... - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu, nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)... về kinh tế, khoa học, kĩ thuật,.. đặt ra những yêu cầu kết thúc Chiến tranh lạnh 0.25 đối với cả Mỹ và Liên Xô. DeThi.edu.vn
  7. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Tác động của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa, xu thế hòa hoãn Đông – Tây và những vấn đề chung của nhân loại cũng đặt ra yêu cầu hợp tác của Mỹ và 0.25 Liên Xô để cùng giải quyết các vấn đề quốc tế, thúc đẩy hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động đến thế giới: 0.75 + Tác động lớn đến quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng giữa các cường quốc cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, chấm dứt giai đoạn đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống chính 0.25 trị đối lập; mở ra giai đoạn hòa bình, hòa hoãn trong quan hệ quốc tế. + Chiến tranh lạnh kết thúc và hệ thống xã hội chủ nghĩa suy yếu đã thúc đẩy sự chuyển dịch của quan hệ quốc tế từ trật tự thế giới hai cực chuyển dần sang trật tự thế giới đa cực, 0.25 thúc đẩy toàn cầu hóa phát triển. + Mở ra cơ sở giải quyết hòa bình nhiều cuộc xung đột quốc tế. Chiến tranh lạnh kết thúc tác động đến quá trình hợp tác quốc tế và khu vực trên thế giới, các nước trên thế giới đã 0.25 điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, từng bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. - Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động đến Việt Nam: 0.75 + Tạo ra xu thế hòa bình, hòa hoãn trong quan hệ quốc tế, giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại quan trọng (vấn đề Cam-pu-chia; bình thường hóa quan hệ ngoại giao 0.25 Việt - Trung, Việt - Mỹ,...) + Tạo ra bối cảnh quốc tế mới cho sự hội nhập và phát triển của Việt Nam (gia nhập 0.25 ASEAN, WTO,...) + Tạo điều kiện để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thúc đẩy công cuộc đổi 0.25 mới đất nước. 4 a) Trình bày vai trò của danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Lấy ví dụ cụ thể. b) Xác định điểm chung của các danh nhân Việt Nam. Qua đó, em có thể học tập 3.0 được những gì từ họ? Trình bày vai trò của danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Lấy ví dụ cụ thể. 1.5 - Khởi xướng, tập hợp, lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. 0.5 - Ngô Quyền – một danh nhân quân sự đã trực tiếp chỉ huy quân dân chuẩn bị, tổ chức kháng chiến đập tan hoàn toàn ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán (938). - Đứng đầu các vương triều, chính quyền, đề ra đường lối lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. - Vua Lê Thánh Tông – một vị minh quân với cuộc cải cách lớn từng bước đưa triều Lê sơ 0.5 phát triển đến đỉnh cao và ban hành nhiều chính sách tiến bộ tác động tích cực đến đời sống người dân. - Có nhiều đóng góp về văn hóa, giáo dục, tạo ra những phát minh, sáng chế, sáng lập các trường phái tư tưởng... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và khoa học, kĩ thuật nước nhà. 0.5 - Nguyễn Du là danh nhân thể hiện những đóng góp to lớn trên lĩnh vực văn học với tác phẩm Truyện Kiều là điểm nhấn trong kho tàng văn chương đồ sộ, là người góp phần đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam. Thí sinh có thể lựa chọn dẫn chứng khác cho mỗi vai trò, nếu đúng vẫn cho điểm theo hướng dẫn chấm. Xác định điểm chung của các danh nhân Việt Nam. 0.75 DeThi.edu.vn
  8. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Là những người nổi tiếng, có cống hiến nổi bật, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và được 0.25 xã hội công nhận. - Là người sở hữu tài năng ở một hoặc nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, văn hóa, khoa 0.25 học... - Là những người có đạo đức, sống có lý tưởng, mang lại giá trị và những điều ý nghĩa cho cộng đồng; cuộc đời và sự nghiệp hiển lộ nhiều phẩm chất đáng học hỏi: yêu nước, dũng 0.25 cảm, kiên cường, lòng vị tha, nhân ái... Những điều em học tập được từ các danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Thí sinh có những thể viết nhiều cách khác nhau, nhưng phải phù hợp. Dưới đây là một số 0.75 gợi ý: - Sống có chuẩn mực, tích cực rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng nhân cách. 0.25 - Có ý thức học tập, trau dồi kiến thức, nỗ lực phát triển bản thân. 0.25 - Hướng đến những giá trị cao đẹp, cống hiến cho đất nước, dân tộc. 0.25 5 Đọc những đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: “Lộ đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Phủ đặt chức Trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán. Huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ để cai trị. Lộ thống nhiếp phủ, phủ thống nhiếp châu, châu thống nhiếp huyện. Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét,...” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.192) Tư liệu 2: “Các chức vụ trung gian giữa vua và triều thần như tướng quốc, Bộc xạ, Đại hành khiển v.v... đều bị bãi bỏ; vua trực tiếp cai quản mọi việc. Tiếp đến 6 bộ: Lại, Hộ, 3.0 Lễ, Binh, Hình, Công phụ trách những hoạt động chủ yếu của nhà nước và chịu trách nhiệm trước vua.” (Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999, tr.147-148) a) Nội dung hai đoạn tư liệu trên đề cập đến những cuộc cải cách nào trong lịch sử Việt Nam? Chỉ ra những điểm tương đồng giữa các cuộc cải cách trên trong lĩnh vực chính trị. b) Cuộc cải cách được đề cập trong nội dung đoạn tư liệu 2 đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? Nội dung hai đoạn tư liệu trên đề cập đến những cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam: 0.5 Tư liệu 1: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV) 0.25 Tư liệu 2: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) 0.25 Những điểm tương đồng giữa hai cuộc cải cách trên trong lĩnh vực chính trị. 1.5 - Về tổ chức bộ máy chính quyền: + Hướng tới việc xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường 0.25 lối pháp trị. + Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, điều chỉnh cách thức tổ chức bộ máy nhà nước 0.25 nhằm quản lí có hiệu quả. + Bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ, thành lập cơ quan, chức quan mới; cải cách nghi lễ 0.25 triều đình, quy định về trang phục, lễ phục. + Bộ máy chính quyền vận hành trên nền tảng hệ thống quan lại được tuyển chọn từ các khoa 0.25 thi tổ chức định kì. Khoa cử trở thành phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. - Về pháp luật: Chú trọng ban hành các quy chế, điều luật mới. 0.25 DeThi.edu.vn
  9. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Về quân đội: Xây dựng quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, tăng cường trang bị quốc 0.25 phòng. Cuộc cải cách được đề cập trong nội dung đoạn tư liệu 2 đã để lại bài học cho công 1.0 cuộc đổi mới đất nước hiện nay: - Nắm bắt tình hình trong nước và quốc tế để chủ động đổi mới, hội nhập, tạo tiềm lực cho 0.25 đất nước phát triển. - Đổi mới phải toàn diện, có trọng tâm, lộ trình phù hợp. 0.25 - Tinh gọn và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả, tính ràng buộc, trách nhiệm của bộ máy 0.25 nhà nước, công tác cán bộ phải lựa chọn người có đức có tài, ngang tầm nhiệm vụ. - Đề cao giáo dục, thực hiện chính sách khuyến học, trọng dụng nhân tài. 0.25 6 a) So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258 – 1288) với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) theo mẫu. 3.0 b) Lý giải nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258 – 1288). So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258 – 1288) với 2.0 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) theo mẫu. Kháng chiến chống quân xâm lược Khởi nghĩa Lam Sơn Mông - Nguyên (1258 – 1288) (1418 – 1427) Giống - Đều là cuộc đấu tranh chính nghĩa vì nền độc lập của dân tộc. - Đều chống kẻ thù hung hãn của phong kiến phương Bắc mạnh hơn ta nhiều lần. - Đều huy động được sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết chiến của toàn 1.0 dân tộc; sử dụng nghệ thuật quân sự độc đáo. - Đều giành thắng lợi và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc giai đoạn sau. Khác Hoàn cảnh Thuận lợi: Thế kỉ XIII, nước ta có Khó khăn: Đầu thế kỉ XV, quân lịch sử chính quyền độc lập tự chủ nên việc Minh xâm lược và đặt ách cai trị, tổ chức kháng chiến có điều kiện chính quyền độc lập tự chủ của ta thuận lợi. không còn. 1.0 Lãnh đạo Triều đình: Vua Trần và các tướng Các hào kiệt: Lê Lợi, Nguyễn Trãi. lĩnh: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trận đánh Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng, tiêu biểu Tử, Tây Kết, Bạch Đằng. Xương Giang. Cách kết Dùng sức mạnh quân sự, thắng lợi trên Chủ động giảng hoà, đàm phán kết thúc chiến chiến trường để đập tan âm mưu xâm thúc chiến tranh, giữ mối quan hệ tranh lược của kẻ thù. hoà hiếu sau chiến tranh. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258 1.0 – 1288). - Có lòng yêu nước, ý chí bất khuất và tinh thần quyết chiến quyết thắng (Trần Thủ Độ với câu nói nổi tiếng “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” ) 0.25 - Cuộc kháng chiến có tính chính nghĩa nên quy tụ, huy động được toàn dân - Có tinh thần đoàn kết dân tộc, từ đoàn kết trong nội bộ vương triều, giữa tướng lĩnh và binh 0.25 sĩ đến đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc (Hội DeThi.edu.vn
  10. Tổng hợp 12 đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Tỉnh (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn nghị Bình Than...); nhà Trần có các chính sách hợp lòng dân và chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến. - Có đường lối chiến lược đúng đắn, hiệu quả cùng nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo: chiến thuật “thanh dã”, chớp thời cơ tấn công và sự chỉ huy tài tình của các vị tướng tài 0.25 ba như Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn. - Trong quá trình xâm lược, quân Mông – Nguyên phải đối diện với nhiều khó khăn: hành 0.25 quân xa, sức lực hao tổn, không quen thuỷ thổ... 7 Chứng minh: “Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử”. Vì sao hiện nay việc bảo 3.0 vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là vấn đề quan trọng và cấp thiết? Chứng minh: “Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục 2.0 đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử”. - Các tư liệu lịch sử của Việt Nam (Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn...) và thế giới như Hải ngoại kỉ sự của nhà sư Thích Đại Sán (Trung Quốc)... đều cho thấy Việt Nam là nhà nước đầu 0.25 tiên khai phá, xác lập chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Vào thế kỉ XVII: Chúa Nguyễn lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ 0.25 quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Đầu thế kỉ XVIII: Chúa Nguyễn Phúc Chu lập Đội Bắc Hải, hoạt động song hành và dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa, có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực 0.25 thi chủ quyền ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên. - Từ đầu thế kỉ XIX: Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được tái lập, có nhiệm vụ bảo vệ, quản lí, khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. Đến thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), lực lượng thủy quân được tổ chức để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, 0.25 khai thác khoáng vật, thu thuế, cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền... - Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945: Pháp đại diện quyền lợi Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo 0.25 Trường Sa, tiến hành xây dựng bia chủ quyền, trạm khí tượng... - Sau năm 1945: Chính phủ Pháp tiếp tục quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ ngày 8/3/1949 (theo Hiệp định Ê-ly-dê), quyền kiểm soát hai quần đảo này 0.25 chuyển giao cho chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại đứng đầu). - Từ sau năm 1954, Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp quản và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Năm 1956, 1974, Trung Quốc dùng vũ lực lần lượt 0.25 đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. - Tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu hồi, triển khai lực lượng quản lí và bảo vệ trên quần đảo Trường Sa. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quản 0.25 lí hành chính, đấu tranh pháp lí, ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển 1.0 Đông là vấn đề quan trọng và cấp thiết vì - Là trọng trách thiêng liêng đối với Tổ quốc: Chủ quyền biển đảo thuộc phạm vi chủ quyền 0.25 quốc gia là kết quả của quá trình lịch sử lâu dài và gian lao của cả dân tộc. DeThi.edu.vn