Trắc nghiệm ôn tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Mệnh đề - Nhận định – Đếm chất - Bùi Thành Danh

doc 2 trang thaodu 4810
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Mệnh đề - Nhận định – Đếm chất - Bùi Thành Danh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_on_tap_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_menh_de_nhan_din.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm ôn tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Mệnh đề - Nhận định – Đếm chất - Bùi Thành Danh

  1. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HÓA 12 Chuyên đề: Mệnh đề - Nhận định – Đếm chất Câu 1: Có một số phát biểu về cacbon hidrat như sau: 1. Saccarozo có tham gia phản ứng tráng bạc. 2. Hidro hóa hoàn toàn glucozo (xúc tác Ni, nhiệt độ) tạo ra sobitol. 3. Glucozo và saccarozo đều là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nước. 4. Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit, đều bị thủy phân tạo thành glucozo. 5. Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Số phát biểu đúng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 2: Cho các phát biểu sau: 1. Tơ nilon – 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 2. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được - glucozo. 3. Chất béo là trieste của các axit hữu cơ với glixerol. 4. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- của 2 đơn vị aminoaxit. 5. Các peptit đều có phản ứng màu biure. Số phát biểu chưa đúng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 3: Cho các phát biểu sau: 1.Ở điều kiện thường, metylamin, đimetylamin, etylmetylamin là những chất khí có mùi khai. 2. Tất cả các amin đều có tính bazo. 3. Tất cả các amin đều làm đổi màu phenolphtalein. 4. Alanin tác dụng với dung dịch Brom tạo kết tủa trắng. 5. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. Số phát biểu chưa chính xác ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 4: Cho các chất: glucozo, glixerol, andehit fomic, etilen glycol, saccarozo, valyglyxylalanin. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 5: Cho các phát biểu sau: 1. Glucozo vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 2. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. 3.Ở điều kiện thường, triolein (C 17H31COO)3C3H5 ở thể lỏng. 4. Hàm lượng glucozo trong máu người là 0.01% 5. Tinh bột, xenlulozo (C6H10O5)n là đồng phân của nhau. Số phát biểu đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 6: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ thu được kết quả sau: Chất X Y Z T Thuốc thử Nước Brom Mất màu Mất màu Không hiện tượng Không hiện tượng Nước Dung dịch đồng nhẩt Tách lớp Dung dịch đồng nhẩt Dung dịch đồng nhẩt Dung dịch Kết tủa Không hiện tượng Kết tủa Không hiện tượng AgNO3/NH3 Chất X,Y,Z,T lần lượt là: A. Glucozo, fructozo, anilin, axit aminoaxetic. B. Axit aminoaxetic, anilin, fructozo, glucozo. C. Glucozo, anilin, fructozo, axit aminoaxetic D. Glucozo, anilin, axit aminoaxetic, fruxtozo. ”Đừng hao tổn tâm tư để hơn thua với kẻ khác, mà hãy hơn thua với chính mình của ngày hôm qua!” Compiled by Bui Thanh Danh at 23:25 on April 8, 2019
  2. Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Cho kim loại Natri vào dung dịch Đồng (II) sunfat. 2. Cho dung dịch Sắt (II) nitrat vào dung dịch Bạc nitrat. 3. Cho kim loại Đồng vào dung dịch Sắt (III) Clorua. 4. Cho dung dịch Bạc nitrat vào dung dịch Đồng(II) Clorua. 5. Điện phân dung dịch muối ăn bằng điện cực trơ, không màn ngăn xốp. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Cho dung dịch ammoniac dư vào dung dịch Nhôm nitrat. 2. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Nhôm sunfat. 3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Natri aluminat. 4. Dẫn khí Cacbondioxit dư vào dung dịch Kali aluminat. 5. Cho dung dịch Bạc nitrat dư vào dung dịch Sắt(III) nitrat. Số thí nghiệm thu được kết tủa khi phản ứng kết là ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 9: Cho dãy các chất: amoni clorua, amoni sunfat, muối ăn, magie clorua, sắt(II) clorua, nhôm clorua. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Bari hidroxit tạo thành kết tủa là ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 E. 6 Câu 10: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3 , Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất vừa tác dụng được với HCl, NaOH là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 11: Cho các kim loại: Na, Mg, Ni, Fe, Ag, Pb, Ca, K, Cu, Sn. Số kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 12: Cho các phát biểu sau: 1. Tất cả các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối trừ Cs. 2. Kim loại cứng nhất là kim cương. 3. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Hg. 4. Tất cả các kim loại kiềm đều tan trong nước ở nhiệt độ thường trừ Be. 5. Phèn chua có công thức là K2Al(SO4)2.12H2O. 6. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca+, Mg+ Số phát biểu đúng: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 E. 4 Câu 13: Cho các phản ứng sau: a. Đồng và dung dịch Sắt(II) clorua. b. Đồng và dung dịch Sắt(III) sunfat. c. Dung dịch Sắt(II) nitrat và dung dịch Bạc nitrat. d. Nhôm và dung dịch Magie sunfat. e. Sắt và dung dịch Niken Clorua. Số phản ứng xảy ra là ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 14: Có các phát biểu sau: 1. Nhôm được dung làm dây dẫn điện thay thế cho đồng. 2. Sắt, Nhôm, Kẽm bị thụ động trong H2SO4, HNO3 đặc nguội. 3. Thạch cao sống có công thức là CaCO3.2H2O. 4. Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được Sắt. 5. Điện phân dung dịch CuSO4, ở catot xảy ra sự oxi hóa ion Cu2+ Số phát biểu chưa đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 “Đừng cầu xin một cuộc sống dễ dàng, mà hãy cầu có sức mạnh để vượt qua những gian nan thử thách!” Compiled by Bui Thanh Danh at 23:25 on April 8, 2019