Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Hàn Vy 01/03/2023 4052
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_on_tap_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023

  1. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ 1 - HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2022 - 2023 Câu 1: Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải là sản phẩm của hóa học? A. Phân bón hóa học. B. Thuốc. C. Dầu gội đầu. D. Thực phẩm biến đổi gen. Câu 2: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là A. 12. B. 24. C. 13. D. 6. Câu 3: Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium ( ) lần lượt là A. 13 và 14. B. 13 và 15. C. 12 và 14. D. 13 và 13. Câu 4: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học: (1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau. (2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau. (3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử. (4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định. Câu 6: Lớp M có số orbital tối đa bằng A. 3. B. 4. C. 9. D. 18. Câu 7: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. B. C. D. Câu 8: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T. Câu 9: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố. Câu 10: Hạt nhân nguyên tử Y có 15 proton. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là A. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 15, chu kì 2, nhóm VA. C. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA. Câu 11: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 12: Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất? A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p2. Câu 13: Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 17) là A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. R2O7.
  2. Câu 14: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s²2s²2p6. B. 1s²2s²2p3s²3p¹. C. 1s²2s²2p3s³. D. 1s²2s²2p63s². Câu 15: Nguyên tố K có số hiệu nguyên tử là 19. Phát biểu nào sau đây về K là không đúng? A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố K là 19. B. Vỏ của nguyên tử K có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron. C. Hạt nhân của nguyên tố K có 19 proton. D. Nguyên tố K là một phi kim. Câu 16: Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng. (b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide. (c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8). (d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Liên kết hóa học là A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 18: Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. cho đi 2 electron B. nhận vào 1 electron C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron. Câu 19: Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? A. B. C. D. Câu 20: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. Câu 21: Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng? A. Ca → Ca2+ + 2e. B. Ca → Ca2+ + 1e. C. Ca + 2e → Ca2+. D. Ca + 1e → Ca2+. Câu 22: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây? A. Cation và anion. B. Các anion. C. Cation và các electron tự do. D. Electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 23: Phân tử KCl được hình thành do A.sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl. B.sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-. C.sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+. D.sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-. Câu 24: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết A. ion. B. cộng hóa trị. C. kim loại. D. hydrogen.
  3. Câu 25: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất? A. HF. B.HCl. C.HBr. D.HI. Câu 26: Liên kết σ là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital. B. cặp electron chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 27: Tương tác van der Waals được hình thành do A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử. B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử. C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử. D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực. Câu 28: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là A. liên kết ion B. liên kết cộng hóa trị có cực C. liên kết cộng hóa trị không cực D. liên kết hydrogen Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron. B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton. C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N). D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. Câu 30: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là A. 23. B. 24. C. 25. D. 11. Câu 31: Cho các kí hiệu nguyên tử: và các phát biểu sau: (1) X và Y là 2 đồng vị của nhau (2) X với Y có cùng số khối. (3) Có ba nguyên tố hóa học. (4) Z và T thuộc cùng nguyên tố hóa học. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của calcium (Z = 20) là A. 3d2. B. 4s1. C. 4s2. D. 3d1. Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng. B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại. C. Chỉ các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng mới là phi kim. D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim Câu 34: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là A. proton. B. neutron. C. electron. D. neutron và electron. Câu 35: Lớp N có số phân lớp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  4. Câu 36: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6.Nguyên tố X là A. O (Z = 8). B. Mg (Z = 12). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). Câu 37: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện tại được sắp xếp không tuân theo nguyên tắc nào sau đây? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng. D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. Câu 38: Nguyên tố X thuộc chu kì 4. Nguyên tử X có số lớp electron là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 39: Nhóm A bao gồm các nguyên tố nào? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố s và nguyên tố p. D. Nguyên tố d và nguyên tố f. Câu 40: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p53s1. D. 1s22s22p43s1. Câu 41: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của R là A. RO2. B. RO3. C. R2O5. D. R2O7. Câu 42: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào dưới đây không đúngtrong các câu sau khi nói về nguyên tử X? A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron. B. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3. C. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron. D. X nằm ở nhóm VIA. Câu 43: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 44: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s²2s²2p6. B. 1s²2s²2p63s²3p¹. C. 1s²2s²2p3s³. D. 1s²2s²2p63s². Câu 45: Liên kết hydrogen là A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử. C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử. D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng. Câu 46: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine. Câu 47: Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH: Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho A. liên kết cộng hóa trị có cực. B. liên kết ion. C. liên kết cho – nhận. D. liên kết hydrogen. Câu 48: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung là
  5. A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị. C. liên kết kim loại. D. liên kết hydrogen. Câu 49: Chỉ ra nội dung không đúng khi xét phân tử CO2? A. Phân tử có cấu tạo góc. B. Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực. C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết đôi. Câu 50: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết cho - nhận. D. không xác định được. Câu 51: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Ca (Z = 20) theo quy tắc octet là A. Ca + 2e → Ca2−. B. Ca→ Ca2+ + 2e. C. Ca + 6e → Ca6−. D. Ca + 2e → Ca2+. Câu 52: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. LiCl. B. CF2Cl2. C. CHCl3. D. N2. Câu 53: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p? A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl. Câu 54: Số hợp chất ion được tạo thành từ các ion F–, K+, O2–, Ca2+ là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 55: Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”? A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2. C. H2S, HCl. D. NH4NO3, HNO3. Câu 56: Cho công thức Lewis của các phân tử sau: Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 57: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 58: Số neutron (N) trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối (A), số hiệu nguyên tử (Z) theo công thức: A. A = Z – N. B. N = A – Z. C. A = N – Z D. Z = N + A. Câu 59: Nguyên tử Z có 7 neutron và 6 proton. Kí hiệu nguyên tử của Z là A. . B. . C. . D. . Câu 60: Hình ảnh dưới đây là hình dạng của loại orbital nguyên tử nào? A. Orbital s. B. Orbital p. C. Orbital d. D. Orbital f. Câu 61: Lớp M có bao nhiêu phân lớp? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 62: Cho nguyên tử X có 2 lớp eletron, lớp thứ 2 có 6 electron. Số hiệu nguyên tử X là A. 8. B. 6. C. 12. D. 16. Câu 63: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử phosphorus (P) có số electron độc thân là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 64: Nhóm nguyên tố là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng cấu hình electron giống nhau được xếp ở cùng một cột.
  6. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp cùng một cột. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột. Câu 65: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A? A. [Ne]3s23p3. B. [Ar]3d14s2. C. [Ar]3d74s2. D. [Ar]3d54s2. Câu 66: Trong các nguyên tố nhóm A, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? A. Bán kính nguyên tử. B. Tính kim loại. C. Độ âm điện. D. Khối lượng nguyên tử. Câu 67: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, những yếu tố sẽ tăng dần là A. bán kính nguyên tử và tính phi kim. B. độ âm điện và tính phi kim. C. bán kính nguyên tử và tính kim loại. D. độ âm điện và tính kim loại. Câu 68: Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p4. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R là A. RO3. B. R2O3. C. R2O7. D. R2O5. Câu 69: Dãy nào sau đây sắp xếp thứ tự tăng dần tính acid? A. H3PO4 ; H2SO4 ; H3AsO4. B. H2SO4 ; H3AsO4 ; H3PO4. C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4. D. H3AsO4; H3PO4; H2SO4 . Câu 70: Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s²2s²2p2. B. 1s²2s2. C. 1s²2s³. D. 1s²2s²2p63s². Câu 71: X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 18 (biết ZX < ZY). Hai nguyên tố X; Y là A. Be (Z = 4) và Si (Z = 14). B. B (Z = 5) và Al (Z = 13). C. N (Z = 7) và Na (Z = 11). D. C (Z = 6) và Mg (Z = 12). Câu 72: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. X (Z = 12). B. Y (Z = 9). C. Q (Z = 11). D. T(Z = 10). Câu 73: Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? A. B. C. D. Câu 74: Liên kết ion có bản chất là A. sự dùng chung các electron. B. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. C. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. D. lực hút giữa các phân tử. Câu 75: Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng? A. Nitrogen và oxygen. B. Carbon và oxygen. C. Sulfur và oxygen. D. Calcium và oxygen. Câu 76: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực? A. H2. B. NH3. C. CH4. D. N2.
  7. Câu 77: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. CaCl2, NaCl, NO2. B. SO2, CO2, K2O. C. SO3, H2S, H2O. D. MgCl2, Na2O, HCl. Câu 78: Trong phân tử nitrogen (N2), mỗi nguyên tử nitrogen đã góp ba electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây? A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr. Câu 79: Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. B.Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết δ. C.Liên kết δ bền vững hơn liên kết π. D.Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên. Câu 80: Công thức Lewis của H2O là A. B. C. D. Câu 81: Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết? A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm. B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng. C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm. D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết. Câu 82: Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của A. các nguyên tử trong phân tử. B. các electron trong phân tử. C. các proton trong hạt nhân. D. các neutron và proton trong hạt nhân. Câu 83: Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH 3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do A. độ âm điện của chlorine nhỏ hơn nitrogen. B. phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen nhỏ hơn phân tử HCl. C. tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl. D. kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen. Câu 84: Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. Câu 85: Anion X có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc: A. nhóm IIA, chu kì 4 B. nhóm VIIA, chu kì 3 C. nhóm VIIIA, chu kì 3 D. nhóm VIA, chu kì 3 Câu 86: Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử đồng vị 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là? A. 132 B. 48 C. 76 D. 152
  8. Câu 87: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K. Câu 88: Nhóm hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết ion: A. Na2O, CO, BaO. B. BaO, CaCl2, BaF2. C. CS2, H2O, HF. D. CaO, CH4, NH3. Câu 89: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là: A. 56 B. 30 C. 26 D. 24 Câu 90: Phát biểu nào sau đây sai: A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion. B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung. C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị D. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung. Câu 91: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là: A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p63d1 D. 1s22s22p63s23p64s1 Câu 92: Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N - P - As - Sb - Bi (nhóm VA) biến đổi theo chiều: A. Tăng B. Không thay đổi C. Vừa giảm vừa tăng. D. Giảm Câu 93: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là A. NaCl và MgO B. HCl và MgO C. N2 và NaCl D. N2 và HCl Câu 94: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết A. ion. B. Cộng hoá trị. C. Kim loại. D. Cho nhận Câu 95: Cho biết cấu hình electron của nguyên tố A là 1s 22s22p63s23p4 và cấu hình electron của nguyên tố B là 1s22s22p63s1. Phát biểu đúng là A. Nguyên tố A là KL, nguyên tố B là PK B. Nguyên tố A là PK, nguyên tố B là KL. C. Nguyên tố A, nguyên tố B đều là PK D. Nguyên tố A, nguyên tố B đều là KL. Câu 96: Hợp chất của một nguyên tố có công thức RH2. Oxit cao nhất của R chiếm 40% khối lượng R. R là: A. N (M = 14) B. Se (M = 79). C. S (M = 32) D. Ca (M = 40) Câu 97: Nguyên tố X có Z = 20. Vị trí của X trong hệ thống hoàn: A. Tất cả đều sai B. Chu kì 3, nhóm IA C. Chu kì 4, nhóm IIA D. Chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 98: Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết ba giữa hai nguyên tử là: A. Khí flo. B. Khí cacbonic. C. Khí hyđrô. D. Khí nitơ. Câu 99: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p63s23p63d104s24p2 D. 1s22s22p63s23p6 Câu 100: Chất nào sau đây chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị? A. CaCl2. B. Na2O C. KCl D. H2S