Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Hàn Vy 01/03/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_on_tap_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023

  1. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP SINH 12 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Câu 1. Mã di truyền có tính thoái hoá nghĩa là A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin. Câu 2. Bộ ba kết thúc trên m-ARN là A. 5’ATT 3’ B. 5’ TAX 3’ C. 3’ AAU 5’ D. 5’AAU 3’ Câu 3. Enzim ADN – polymeraza có vai trò: A. tháo xoắn B. cắt đứt các liên kết hyđrô C. lắp ráp các nu theo nguyên tắc bán bảo toàn D. lắp ráp các nu theo nguyên tắc bổ sung Câu 4. Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự nu: 5’TTXGATGX 3’. Suy ra trình tự rinu trên đoạn ARN được tổng hợp từ gen trên: A. 5’UUXGAUGX 3’ B. 5’AAGXUAXG 3’ C. 3’AAGXUAXG 5’ D. 3’UUXGAUGX 5’ Câu 5. Sự đóng xoắn bậc 3 của NST tạo ra : A. sợi nhiễm sắc B. vùng xếp cuộn C. sợi cơ bản D. crômatit Câu 6. Dạng đột biến làm thay đổi nhóm liên kết gen trên NST là A. chuyển đoạn giữa 2 NST B. lặp đoạn, chuyển đoạn C. đảo đoạn, chuyển đoạn giữa 2 NST D. mất đoạn, đảo đoạn Câu 7. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là A. 3n. B. 2n + 1. C. n - 1. D. 4n. Câu 8. Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24 bị đột biến. Số lượng NST ở thể ba là A. 22 B. 26 C. 25 D. 28 Câu 9. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbDdEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe Câu 10. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Số loại thể ba nhiễm kép (2n + 1 + 1) có thể có ở loài này là A. 24 B. 66 C. 12 D. 72. Câu 11. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết 2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 3, 2, 1, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 2, 1, 3, 4 Câu 12. Trong thí nghiệm của Men đen, khi lai đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn với đậu hạt xanh, vỏ nhăn, được F1 toàn đậu hạt vàng, vỏ trơn. F1 tự thụ được F2 có tỉ lệ kiểu hình: A. 9 hạt vàng , nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn B. 9 hạt xanh , trơn: 3 hạt xanh, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 1 hạt vàng, nhăn C. 9 hạt vàng , trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn D. 9 hạt xanh , nhăn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, trơn Câu 13. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể không thuần chủng? A. AAbb. B. aaBB. C. AaBb. D. AABB. Câu 14. Cơ thể nào sau đây cho giao tử AB chiếm tỉ lệ 100%?
  2. A. AaBB. B. AABB. C. AABb. D. aaBB. Câu 15. Tương tác bổ sung là kiểu tác động của 2 hay nhiều gen không alen , trong đó A. 2 loại gen trội tương tác sẽ tạo ra KH mới B. gen này kìm hãm hoạt động của gen alen khác. B. mỗi gen cùng loại (trội/lặn)đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành tính trạng. C. gen này kìm hãm hoạt động của gen khác không alen. Câu 16. Trong các tỉ lệ phân tính về KH của hiện tượng tương tác gen không alen, tỉ lệ phân tính nào dưới đây khác biệt về tính chất so với các kiểu tương tác còn lại? A. (9 : 3 : 3 : 1). B. (9 : 7). C. (9 : 6 : 1). D. (15 : 1). Câu 17. P thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F1. F1 giao phối với nhau cho F2. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi loại gen trội xác định một kiểu hình riêng biệt, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là A. 9 : 6 : 1. B. 9 : 3 : 4. C. 9 : 7. D. 9 : 3 : 3 : 1. Câu 18. Thí nghiệm nào sau đây giúp Moocgan phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn? A. Lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài (BV/ bv),Fa: 1/2 xám, dài, 1/2 đen, cụt. B. Lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài (BV/ bv),Fa: 1/2 xám, dài, 1/2 đen, cụt. C. Lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài (BV/ bv),Fa: 1/2 xám, cụt, 1/2 đen, dài. D. Ruồi đực F1 xám, dài (BV/ bv) x ruồi cái F1 xám, dài (BV/ bv),F2: 3/4 xám, dài, 1/4 đen, cụt . Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen? A. Tần số HVG thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên cùng NST. B. Tần số HVG bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. C. Tần số HVG không quá 50% . D. Khoảng cách giữa 2 gen càng lớn thì tần số HVG càng nhỏ. Câu 20. Kiểu gen khi giảm phân hình thành các loại giao tử với tỉ lệ: AB = ab= 0,36; Ab= aB=0,14. Khoảng cách của hai gen này trên một NST là A. 14cM. B. 36cM. C. 72cM. D. 28cM. Câu 21. Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn? A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành. Câu 22. Sự điều hoà đối với ôpêrôn lac ở E.coli được khái quát như thế nào? A. Sự phiên mã bị kiềm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. B. Sự phiên mã bị kiềm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. C. Sự phiên mã bị kiềm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. D. Sự phiên mã bị kiềm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng. Câu 23. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần axit amin trong chuỗi pôlipeptit ? A. Thay thế 2 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nuclêôtit. C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit D. Mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 24. Đơn vị cơ sở cấu trúc NST là A. nuclêôtit B. nuclêôsôm C. sợi nhiễm sắc D. sợi cơ bản Câu 25. Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với NST bình thường ban đầu. Đó là dạng đột biến: A. chuyển đoạn trong 1 NST B. lặp đoạn C. đảo đoạn D. mất đoạn Câu 26. Thường biến có đặc điểm là những biến đổi A. đồng loạt, xác định, không di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
  3. C. đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền. Câu 27. Cho 14 cá thể mang lần lượt các kiểu gen sau: 1.Aa 2. AABb 3.aaBB 4.DDEe 5.DdEe 6. AABbDD 7.aaBBdd 8. AaddEe 9.BbDdEe 10.AabbDDEe. 11.aaBBddEe 12. aaBbEEDd 13.aabbDDee 14.AABbDdEe Có bao nhiêu cá thể trong các cá thể trên mang kiểu gen đồng hợp? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. Câu 29. Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmits, người ta sử dụng enzym A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restictaza. D. amilaza. Câu 30. Trong những biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp cần thực hiện để bảo vệ vốn gen của loài người? (1) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến (2) Khi mắc bệnh di truyền bắt buộc không được kết hôn (3) Sàng lọc xét nghiệm trước sinh với những người có nguy cơ sinh con bị khuyết tật di truyền (4) Sử dụng liệu pháp gen – kĩ thuật tương lai. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 31. Ở mèo, gen qui định màu lông nằm trên X với B qui định màu lông đen, b qui định màu lông hung, Bb qui định màu tam thể. Mèo đực tam thể thuộc dạng nào? A. Thể một nhiễm. B. Thể tam bội. C. Thể khuyết nhiễm. D. Thể ba nhiễm. Câu 32. P: hoa đỏ AA x hoa đỏ Aa thu được F1. Ở F1, cây hoa đỏ dị hợp chiếm A. 100% B. 75% C. 25% D. 50% Câu 33. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Phép lai nàp dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất: A. AABB x AaBb B. AABb x Aabb C. Aabb x aaBb D. AABB x AABb Câu 34. Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây ? A. XAXAY, XaXaY B. XaY, XAY C. XAXAY, XaY D. XAXaY, XaY Câu 35. Lai thuận cây hoa phấn ♀lá xanh với ♂lá đốm→F1: 100% lá xanh. Lai nghịch cây hoa phấn ♂lá xanh x ♀lá đốm→F 1 : 100% lá đốm. Cho hạt phấn F 1 của phép lai thuận thụ phấn cho F1 của phép lai nghịch →F2. Cho F2 tự thụ, F3 có tỉ lệ kiểu hình: A. 100% lá đốm. B. 100% lá xanh. C. 50% lá đốm: 50% lá xanh. D. 75% lá đốm: 25% lá xanh Câu 36. Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. B. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. C. Gen tạo ra nhiều loại mARN. D. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. Câu 37. Có bao nhiêu nội dung đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn: (1). Làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp (2). Tạo điều kiện cho các gen quí trên các NST tương đồng tổ hợp lại với nhau (3). Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng liên kết. (4). Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể thì di truyền liên kết cùng nhau. (5). Số nhóm gen liên kết của một loài bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.
  4. A. 4. B. 3 C. 2. D. 1 Câu 38. Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là A. 0,4. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,5. Câu 39. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 12. B. 36. C. 24. D. 48. Câu 40. Kiểu gen hoán vị gen tại gen A và a với tần số 16%. Khi giảm phân hình thành giao tử: A. ABD=abd=42%, AbD=aBd=8%. B. ABD=abd=42%, ABd= abD= 8%. C. ABD=abd=42%, aBD=Abd= 8%. D. aBd=AbD=42%, ABd=abD=8% Câu 41. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%. Hãy cho biết trong số con thân xám của quần thể, con thân xám chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 64%. B. 16%. C. 25%. D. 66,7%. Câu 42. Một gen có khối lượng phân tử là 9.10 5 đvC, trên mạch 1 của gen có A = 10% và bằng 1/2 số Nu loại Timin của mạch. Nếu gen này sao mã 3 lần thì số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen này sao mã là bao nhiêu : A. ATD = TTD = 3150, XTD = GTD = 7550 B. ATD = TTD = 3450, XTD = GTD = 7550 C. ATD = TTD = 3050, XTD = GTD = 7050 D. ATD = TTD = 3150, XTD = GTD = 7350 Câu 43. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Phép lai nào sau đây không cho tỉ lệ 3: 1? A. Aabb × aaBb B. AaBb × Aabb C. AaBb × AABb D. AaBb × aabb Câu 44. Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA Câu 45. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Câu 46. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 47. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là: A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin Câu 48. Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 49. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. D. nối các đoạn Okazaki với nhau. Câu 50. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
  5. A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu. C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa. Câu 51. Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN. Câu 52. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN? A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. Câu 53. Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza. Câu 54. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa. Câu 55. Đột biến điểm có các dạng A. mất, thêm, thay thế 1 cặp nulêôtit. B. mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit. C. mất, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit. D. thêm, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit. Câu 56. Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm. Câu 57. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 58. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là: A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. Câu 59. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 60. Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 61. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 62. Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng. Câu 63. Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. Câu 64. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 65. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. Câu 66. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là
  6. A. thể lệch bội. B. đa bội thể lẻ. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Câu 67. Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là A. thể lệch bội. B. đa bội thể chẵn. C. thể dị đa bội. D. thể lưỡng bội. Câu 68. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. dị bội. B. tam nhiễm. C. tam bội. D. đa bội lệch. Câu 69. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. tứ bội. B. bốn nhiễm. C. dị bội. D. đa bội lệch. Câu 70. Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị bội là A. AABB. B. AAAA. C. BBBB. D. AB. Câu 71. Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, tự đa bội gồm A. AABB và AAAA. B. AAAA và BBBB. C. BBBB và AABB. D. AB và AABB. Ab Câu 72. Cơ thể có kiểu gen giảm phân có hoán vị với tần số f = 40% tạo ra ti lệ các giao tử là aB A. Ab = aB= 10%; AB = ab = 40%, B. AB = ab = 10%, Ab = aB = 40% C. Ab = aB= 20%; AB = ab = 30%, D. AB = ab = 20%, Ab = aB = 30% Câu 73. Cho các nội dung nào sau đây đúng? A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng với các giống khác nhau. B. Mức phản ứng không được di truyền vì ảnh hưởng của môi trường. C. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng vớicác môi trường khác nhau. D. Mức phản ứng là sự thay đổi kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng vớicác môi trường khác nhau. Câu 74. Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng là A. mất đoạn NST, đảo đoạn NST, lặp đoạn NST, chuyển đoạn NST. B. mất nu, đảo vị trí nu, lặp nu, chuyển nu. C. lệch bội và đa bội (tự đa bội và dị đa bội) D. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của 1 hay 1 số đoạn NST. Câu 75. Ở người, tính trạng do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định sẽ: A. chỉ biểu hiện ở nữ. B. dễ biểu hiện ở nữ hơn nam. C. dễ biểu hiện ở nam hơn nữ. D. chỉ biểu hiện ở nam. Câu 76. Xét phép lai P: AABbDd x AabbDd. Tỉ lệ kiểu gen AaBbdd ở F1 là: A. 3/32 B. 1/16 C. 1/8 D. 1/32 Câu 77. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng A. lặp đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. mất đoạn NST. Câu 78. Tính phổ biến của mã di truyền là A. nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại axit amin. B. tất cả các loài đều có chung một bảng mã di truyền. C. mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục. D. một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin. Câu 79. Loại đột biến NST nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một NST? A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến đảo đoạn. C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến đa bội. Câu 80. Qui luật phân li độc lập thực chất nói về A. sự phân li độc lập của các tính trạng B. sự phân li độc lập của các alen trong giảm phân C. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 D. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh Câu 81. Ở 1 loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Ở thế hệ (P) cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh. Xác định tỉ lệ hạt trên cây F1?
  7. A. 62,5% hạt vàng : 37,5% hạt xanh. B. 100% hạt vàng. C. 75% hạt vàng : 25% hạt xanh. D. 50% hạt vàng : 50% hạt xanh. Câu 82. Một loài có bộ NST 2n = 16. Số lượng NST trong tế bào của thế ba ở loài này là: A. 8. B. 16. C. 17. D. 15. Câu 83. Trong quá trình phiên mã, mARN được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung (A-U; G-X) là nhờ enzim: A. ADN polimeraza. B. Ligaza C. Repalaza D. ARN polimeraza. Ab Câu 84. Một cơ thể có KG , khi giảm phân có hoán vị gen với tần số 20%, có thể tạo giao tử AB với tỉ lệ aB A. 10% B. 50% C. 20% D. 40% Câu 85. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng: A. 0,3 BB : 0,3 Bb : 0,4 bb. B. 0,5 BB : 0,3 Bb : 0,2 bb. C. 0,6 BB : 0,3 Bb : 0,1 bb. D. 0,25 BB : 0,5Bb : 0,25 bb. Câu 86. Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n ) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. B. Qúa trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ nên thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt. C. Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật, không có ở động vật D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hậu thường là thể đa bội lẻ. Câu 87. Ở cây hoa phấn, gen quy định màu sắc lá nằm trong tế bào chất, Coren đã tiến hành thí nghiệm: P: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh F1: 100% cây lá đốm Nếu tiến hành phép lai P: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm thì F1 thu được A. 75% cây lá xanh : 25% cây lá đốm B. 50% cây lá xanh : 50% cây lá đốm C. 100% cây lá đốm D. 100% cây lá xanh Câu 88. Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa vàng. Lai cây hoa đỏ với cây hoa đỏ, F1 thu được toàn hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 thu được hoa đỏ lẫn hoa vàng. Tỉ lệ kiểu hình ở F2? A. 1 đỏ : 1 vàng. B. 9 đỏ : 7 vàng. C. 3 đỏ : 1 vàng. D. 15 đỏ : 1 vàng. Câu 89. Trong một quần thể động vật giao phối ngẫu nhiên, người ta khảo sát được thành phần kiểu gen như sau: 0,5 AA: 0,4 Aa : 0,1 aa. Biết rằng không có những yếu tố tác động làm thay đổi thành phần kiểu gen và alen trong quần thể. Thành phần kiểu gen ở quần thể F1 là: A. 0,5 AA : 0,4 Aa ; 0,1 aa. B. 0,49 Aa : 0,42 AA : 0,09 aa. C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. D. 0,49 aa : 0,42 Aa : 0,09 AA. Câu 90. Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ (P) có 50% số cá thể dị hợp, biết rằng không có các nhân tố tác động làm thay đổi tie lệ kiểu gen, tỉ lệ di hợp ở F2 là A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 100% Câu 91. Một gen có chiều dài 5100A0, trên một mạch của gen có A + T = 600. Số nu mỗi loại của gen trên là A. A = T = 900, G = X = 600 B. A = T = 600, G = X = 900 C. A = T = 1200, G = X = 300 D. A = T = 300, G = X = 1200 Câu 92. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn (P), thu được F1 có tỉ lệ KH: 40% cây quả tròn, chín muộn : 40% cây quả dài, chín sớm : 10% cây quả tròn, chín sớm : 10% cây quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P đúng với trường hợp nào sau đây? Ab ab AB ab A. AaBb x aabb B. AABb x aabb C. x D. x aB ab ab ab Câu 93. Tằm đực cho tơ nhiều hơn tằm cái. Người ta dựa ào quy định màu sắc trứng (alen A quy định màu trứng sáng, alen a quy định màu trứng sẫm) để phân biệt sớm đực cái ngay từ giai đoạn trứng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, phép lai nào sau đây giúp thực hiện được mục đích trên? A. XAY x XAXa B. XaY x XAXA C. XaY x XAXa D. XAY x XaXa
  8. Câu 94. Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Một người phụ nữ không bị bệnh này có thể mang alen gây bệnh, người phụ nữ này lấy chồng không bị bệnh, nếu cặp vợ chồng này sinh được 1 đứa con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh máu khó đông là: A. 12,5% B. 50% C. 75% D. 25% Câu 95. Ở đậu thơm, sự có mặt của alen A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, kiểu gen chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc toàn alen lặn cho kiểu hình màu hoa trắng, các gen phân ly độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện tượn A. phân ly độc lập. B. tương tác bổ sung. C. tương tác ác chế. D. tương tác cộng gộp. Câu 96. Cho quần thể có cấu trúc di truyền 0,2 BB : 0,4 Bb : 0,4 bb. Tính tần số tương đối của alen B, b? A. B = 0,5; b = 0,5. B. B = 0,2; b = 0,8. C. B = 0,4; b = 0,6. D. B = 0,6; b = 0,4. Câu 97. Cho các bước sau (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen (2) Tập hợp các kiểu hình thu được có cùng kiểu gen (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Để xác định mức phản ứng cửa một kiểu gen ở thực vật cần tiền hành các bước lần lượt như sau: A. (1)  (2)  (3) B. (3)  (1)  (2) C. (2)  (1)  (3) D. (1)  (3)  (2) Câu 98. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Ở thế hệ (P) cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1: 100% hoa hồng, cho F1 giao phấn với nhau. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2: A. 3 đỏ : 1 trắng B. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng C. 1 hồng : 2 đỏ : 1 trắng D. 3 hồng : 1 trắng Câu 99. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hòa toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% hoa đỏ, cánh cuộn : 50% hoa đỏ, cánh thẳng : 25% hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai rút ra kết luận: Ab A. kiểu gen của các cây F1 là , các gen liên kết hoàn toàn với nhau. aB AB B. kiểu gen của các cây F1 là , các gen liên kết hoàn toàn với nhau. ab C. kiểu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân ly độc lập. D. kiểu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân ly độc. Câu 100. Gen đa hiệu là một gen có thể tác động đến A. sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. B. Sự biểu hiện của một tính trạng. C. sự biểu hiện của toàn bộ kiểu hình của cơ thể. D. toàn bộ kiểu gen của cơ thể. Câu 101. Nội dung nào sau đây không đúng? A. Hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp. B. Một số tính trạng liên quan tới năng suất của nhiều vật nuôi, cây trồng cũng như tính trạng màu da, chiều cao ở người bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen. C. Trong sự di truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về giao tử cái. D. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực cái còn có các gen quy định tính trạng thường.