10 Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Ngữ Văn Lớp 9 lần 1

doc 10 trang thaodu 60710
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Ngữ Văn Lớp 9 lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc10_de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_mon_ngu_van_lan_1_thien_h.doc

Nội dung text: 10 Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Ngữ Văn Lớp 9 lần 1

  1. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 1 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm bao nhiêu câu thơ ? A.3254 B.2354 C.3255 D.3253 Câu 2: : Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A.Vẻ đẹp của đôi mắt. B.Vẻ đẹp của làn da. C.Vẻ đẹp của mái tóc. D.Vẻ đẹp của dáng đi. Câu 3: Cụm từ “Khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì? A.Mùa xuân đã hết. B.Khoá kín tuổi xuân. C.Bỏ phí tuổi xuân. D.Tuổi xuân đã tàn phai. Câu 4: Biện pháp nào được sử dụng trong hai câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then đêm sập cửa.”? A.So sánh, hoán dụ B.So sánh, ẩn dụ C.So sánh, điệp ngữ D.So sánh, nhân hóa Câu 5: Giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là: A. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. C. Ngang tàng, phóng khoáng, trẻ trung, sôi nổi, pha chút nghịch ngợm tếu táo. D. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Câu 6: Cụm từ “ súng bên súng ” nói lên điều gì? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau. C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D. Diễn tả cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt. Câu 7: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ? A. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. B. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật. C. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. Câu 8: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A.Đầu sóng ngọn gió. B.Đầu súng trăng treo. C.Đầu non cuối bể.D.Đầu bạc răng long B. TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy chép chính xác tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Cho biết nghệ thuật và nội dung của tám câu thơ đó ? Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ”(Truyện Kiều – Nguyễn Du) 1
  2. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 2 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (2 điểm) a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học ở kì I lớp 9 b.Câu: “Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật”nhằm khuyên chúng ta điều gì. Nó thuộc phương châm hội thoại nào. Câu 2: (3 điểm) Trong truyện Kiều có câu: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” a. Hãy chép tiếp 7 câu thơ thơ tiếp theo và cho biết vị trí của đoạn trích ? b. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Từ ‘ chén đồng” được hiểu như thế nào? c. Trật tự tâm trạng đó có hợp lý không? Vì sao? Câu 3(5 điểm): Trong vai Trương Sinh kể lại “Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ. 2
  3. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 3 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(2 điểm) a) Có mấy cách để phát triển từ vựng b) Từ “chín” trong các trường hợp sau đây từ nào là nghĩa gốc, từ nào là từ vựng được phát triển và phát triển theo theo cách nào. - Trường hợp 1:Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người. - Trường hợp 2: Anh phải suy nghĩ cho chín mới nói với mọi người Câu 2 (3 điểm) Chuyện nguời con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào câu chuyện quen thuộc ? Câu 3 (5 điểm): Kể lại những nỗi nhớ thương của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích “của Nguyễn Du) 3
  4. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 4 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (2,0 đ): Đọc các tổ hợp từ sau và trả lời theo yêu cầu bên dưới: - Người sống đống vàng. - Còn người còn của. - Gan vàng dạ sắt. - Quý hơn vàng. a) Tổ hợp từ nào là thành ngữ? b) Cho biết nghĩa của thành ngữ đã tìm được? c) Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó? Câu 2 (2,0đ): Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ kết thúc bài “Đồng chí” của Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Câu 3 (6,0đ): Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du). Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm 4
  5. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 5 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: phút Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau: Không có kính rồi xe không có đèn a/ Chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. b/ Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? c/ Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. Câu 2(3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hậu quả của tai nạn giao thông ở nước ta hiên nay. Câu 3(5 điểm): Đóng vai người cháu kể lại nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. 5
  6. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 6 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: phút Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau: Hồi nhỏ sống với đồng a/ Chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. b/ Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? c/ Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. Câu 2(3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “ Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và vô cùng cao đẹp”. Câu 3(5 điểm): Đóng vai người cháu kể lại nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. 6
  7. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 7 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: 3đ Kể tên các phương châm hội thoại đã học. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? - hứa hươu hứa vượn - nói băm nói bổ Câu 2: 2đ Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: “ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc về thân phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945” Câu 3: 5đ Cây lúa Việt Nam. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 7
  8. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 8 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1. (2,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2) a) Cách dùng từ “con” của tác giả trong khổ thơ có ý nghĩa gì? b) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “hàng tre” trong câu thơ “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác sử dụng trong khổ thơ. Câu 2. (3, 0 điểm) Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy thi) với nhan đề “An toàn giao thông là niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.” Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em đoạn thơ sau: “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” (Trích Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên: Số báo danh: 8
  9. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 9 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1. (2,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một) a) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. b) Cách dùng từ “lại ” của tác giả trong khổ thơ có ý nghĩa gì? c) Chép lại một câu thơ khác mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Trung học cơ sở cũng viết về hình ảnh “mặt trời”. Ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả. Câu 2. (3,0 điểm) Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy thi) với nhan đề “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Câu 3. (5,0 điểm). Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: “Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn- đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” (Trích Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập một) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên: Số báo danh: . 9
  10. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 ĐỀ 10 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.” (Ngữ văn 9, tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b. Em hiểu nghĩa từ “hành trang” trong văn bản đó như thế nào? c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn? d. Phép liên kết nào được dùng chủ yếu trong đoạn văn? Hãy chỉ rõ? Câu 2. (3,0 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc file word đề-đáp án Zalo: 0986686826. (Trong đoạn văn có sử dụng 2 thành phần biệt lập) Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh SBD 10