10 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm dạy kèm Ninh Hà

docx 8 trang thaodu 2800
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm dạy kèm Ninh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx10_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: 10 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm dạy kèm Ninh Hà

  1. TRUNG TÂM DẠY KÈM NINH HÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐC: TỊNH LONG- TP QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐT: 0984 117 851 Môn kiểm tra: HÓA HỌC - Lớp: 9 Thời gian làm bài: 45phút Đề 1: Câu 1: (1,5 điểm) a) Viết công thức cấu tạo của các chất có tên sau: Đibrometan, Rượu etylic, Natri axetat. b) Từ rượu nguyên chất, nước và các dụng cụ có sẵn, em hãy nêu các pha chế thành rượu 300 Câu 2: (1,5 điểm) Tính số ml nước dùng để pha loãng 150 ml rượu 450 thành rượu 300. Câu 3: (2,5 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học theo sự biến đổi hóa học sau: CaC2 →C2H2 →C2H4 → C2H5OH → CH3COOC2H5 C6H12O6 Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các chất lỏng không màu là: CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6. Câu 5: (3 điểm) Cho 7,6 gam hỗn hợp A gồm axit axetic, rượu etylic tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M. a) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. b) Mặt khác cho 7,6 gam hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với kim loại Natri thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Hidro ở đktc . Biết: Na=23, O=16, H=1 HẾT ĐỀ 2 Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình ( ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ biến hoá sau: Canxi cacbua → Axetilen → Etylen → Rượu Etylic→ Axit axetic →Natri axetat Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các cặp chất cho sau: a) Rượu etylic và kali b) Axit axetic và natri oxit c) Axit axetic và magie cacbonat d) Axit axetic và canxi hidroxit e) Axit axetic và rượu etylic Câu 3: (1,5 điểm) Nhận biết các chất lỏng cho sau bằng phương pháp hoá học: axit axetic, rượu etylic, benzen. Câu 4: (1,5 điểm) Cho Natri vào cồn 90 o. Cho biết hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình phản ứng.
  2. Câu 5: (3 điểm) Cho 10g dung dịch A gồm rượu etylic và nước tác dụng hoàn toàn với natri thu được 4,48 lit khí hidro (đktc). a) Tính khối lượng rượu, khối lượng nước, thể tích rượu, thể tích nước trong lượng dung dịch A trên. b) Tính độ rượu của dung dịch A. Cho biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và của nước là 1g/ml. HẾT ĐỀ 3 Câu 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học xảy ra, ghi rõ điều kiện nếu có: a) Điều chế axetilen từ canxi cacbua. b) Đun nóng hỗn hợp benzen với brom lỏng, có xúc tác. c) Lên men rượu glucozơ. d) Metan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1. e) Dẫn khí etilen vào dung dịch brom. Câu 2: (2,0 điểm) a) Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các chất sau: benzen; axetilen; đibrometan; axit axetic. b) Hãy ghép các chất (cột 1) đúng với ứng dụng của chúng (cột 2) Ví dụ: A – (2) Chất (Cột 1) Ứng dụng (Cột 2) A. Axit axetic (1) dùng làm dung môi, sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu B. Chất béo (2) dùng để pha giấm ăn. C. Benzen (3) được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn cắt kim loại. D. Etilen (4) dùng để kích thích quả mau chín. E. Axetilen (5) dùng để điều chế glixerol và xà phòng. Câu 3: (1,5 điểm) Có hai lọ mất nhãn chứa hai chất lỏng riêng biệt là rượu etylic và benzen. Hãy nhận biết hai lọ trên bằng: a) Phương pháp vật lí. b) Phương pháp hóa học. Câu 4: (3,0 điểm) Cho 25,8 gam hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).
  3. a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A. b) Thêm một ít dung dịch H2SO4 đặc vào 25,8 gam hỗn hợp A, đun nóng thu được bao nhiêu gam este? Biết hiệu suất phản ứng este hóa là 80%. Câu 5: (1,0 điểm) Túi nilon hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến vì tính tiện lợi. Túi nilon được làm từ các nguyên liệu khác nhau, trong đó thường gặp là sản xuất từ polietilen (viết tắt là PE). PE là chất rắn không tan trong nước, không độc. Tuy nhiên, túi nilon có nhiều tác hại cho môi trường như gây xói mòn đất nếu lẫn vào đất; làm tắc nghẽn cống rãnh, ứ đọng nước thải, gây ngập úng; động vật ăn nhầm túi nilon gây chết; phải mất hàng trăm năm mới bị phân hủy trong môi trường tự nhiên; đốt túi nilon sẽ tạo ra các chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người . a) Viết phương trình phản ứng hóa học điều chế polietilen. b) Hãy nêu hai biện pháp bản thân em đã làm để hạn chế thải túi nilon ra trong môi trường? Cho: H = 1; C = 12; O = 16. HẾT ĐỀ 4 Câu 1: (2 điểm) Viết công thức cấu tạo dạng khai triển và thu gọn của các chất có tên gọi sau: brombenzen, tetrabrometan, axit axetic, propan. Câu 2: (3 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng – nếu có) C2H4 →C2H5OH → CH3COOH → CH3COONa →CH3COOH → CH3COOC2H5 → C2H5OH Câu 3: (2 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau: a) Đun nóng hỗn hợp benzen với brom lỏng màu đỏ nâu, có bột sắt làm xúc tác. b) Thực hiện phản ứng tráng gương, cần đun nóng dung dịch glucozo với bạc oxit trong dung dịch amoniac. Câu 4: (2điểm) Dẫn 2,5 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn gồm metan và axetylen đi qua 180gam dung dịch brom nồng độ 15%. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. c) Để có được lượng khí axetylen cho phản ứng trên, cần dùng bao nhiêu gam đất đèn? Câu 5: (1điểm) Để có được 750ml rượu 13 0, ta cần lên men ở nhiệt độ phòng bao nhiêu gam glucozo? HẾT ĐỀ 5 Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: CaC2 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa
  4. Câu 2: (1 điểm) Viết công thức cấu tạo, công thức cấu tạo thu gọn: Etylat Natri, Axit Axetic Câu 3: (1,5điểm) a) Giải thích ý nghĩa của cách viết sau : 30o , 15o b) Hãy tính thể tích nước thêm vào khi pha 250ml rượu 25o thành rượu 10o . Câu 4: (1,5điểm) Bằng phương pháp hóa học , nhận biết các dung dịch sau : rượu etylic , axit axetic , benzene. Câu 5: (3 điểm) 1. Người ta lên men rượu etylic để điều chế axit axetic. Cho kẽm tác dụng hết với 500 ml dung dịch axit axetic thu được thì có 1,792 lít khí (đktc) bay ra. a) Tính nồng độ mol của dung dịch axit axetic thu được ? b) Tính khối lượng rượu etylic và khối lượng củakẽm đã phản ứng ? 2. Hàm lượng glucozo trong máu con người khoảng 0,1 % (khoảng 0,8g/ml). Một người bị đường huyết thấp khi hàm lượng glucozo thấp hơn 0,8g/ml; bị đường huyết cao khi hàm lượng glucozo cao hơn 1,2g/ml.Để xét nghiệm hàm lượng glucozo trong một mẫu máu, người ta cho 1 ml mẫu máu này vào ống nghiệm chứa Ag 2O /NH3 dư, đun nóng nhẹ thấy có 1,08 gam kết tủa Ag. Viết phương trình phản ứng, tính toán và đưa ra kết luận về đường huyết của người đó. Cho: C = 12 , O =16 , H = 1 ,Zn =65 , Ag = 108 ĐỀ 6 Câu 1: (2 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: C 2H6, C3H4 , C4H10, C6H5Cl. Câu 2: (1,0 điểm) Độ rượu là gì? Tính thể tích rượu etylic có trong 750 ml rượu 400. Câu 3: (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau: C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa Câu 4: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng biệt: Rượu etylic, axit axetic, dd glucozơ, nước.Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Câu 5: (2,0 điểm) Để hòa tan hết a gam natri cacbonat cần dùng 300 gam dung dịch axit axetic thu được 8,4 lít khí cacbonđioxit (đo ở đktc). a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tìm a và tính nồng độ phần trăm của axit axetic đã dùng.
  5. Câu 6: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A tạo ra 6,6 gam khí CO 2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A. Biết phân tử A có một nhóm - OH. (Biết: Na = 23; C = 12; O = 16; H = 1) HẾT ĐỀ 7 Câu 1: (1,0 điểm) Viết công thức cấu tạo thu gọn của Metyl Clorua, Etilen, Dibrom etan, Axetilen. Câu 2: (1,5 điểm) Benzen được Michael Faraday tìm ra năm 1825 khi ngưng tụ khí thắp sáng, sau đó được Eilhard Mitscherlich điều chế từ kali benzoat (C7H5KO2) vào năm 1833. Đến năm 1845, Charles Mansfield, trợ lý của August Wilhelm Hoffmann điều chế được Benzen bằng cách chưng cất nhựa than đá. Tuy nhiên phải đến năm 1861, August Kekulé người Đức mới đưa ra công thức cấu tạo của Benzen là vòng 6 cạnh đều, trong đó có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. Em hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho Benzen tác dụng với: dung dịch Brom, Brom lỏng. Từ đó, rút ra điều kiện để Benzen tác dụng được với Brom. Câu 3: (1,0 điểm) Pha thêm nước vào x (ml) rượu 400 thì thu được 1280 ml rượu 150. Tính thể tích nước cần thêm vào? Câu 4: (2,0 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng: Glucozơ → Rượu Etylic → Axit axetic → Etyl Axetat →Axit axetic → Đồng (II) axetat Câu 5: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết ba lọ mất nhãn chứa các chất lỏng sau: Rượu Etylic, Axit Axetic, Glucozơ. Câu 6: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Metan và Etilen thu được 17,6g khí cacbonic và nước. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. c) Nếu dẫn hỗn hợp khí X trên đi qua bình đựng dung dịch brom 10%. Tính khối lượng dung dịch brom 10% bị mất màu. (Cho: Br = 80, C = 12, O = 16) HẾT ĐỀ 8 Câu 1: (3,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a) CH4 + Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) → b) C2H4 + H2O → c) CaC2 + H2O →
  6. d) C2H5OH + Na → e) CH3COOH + C2H5OH D f) (RCOO)3C3H5 + NaOH → Câu 2: (1,0 điểm) a) Viết công thức cấu tạo của etilen và etan. b) Từ 2 công thức cấu tạo trên, em hãy giải thích vì sao etilen có thể làm mất màu dung dịch brom? Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 3: (2,0 điểm) Hãy ghép mỗi nội dung thí nghiệm ở cột A với hiện tượng xảy ra ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Đun nóng dung dịch glucozơ với dung dịch a. Có khí thoát ra làm đục nước vôi trong. AgNO3/NH3 2. Nhỏ vài giọt dung dịch axit axetic vào đá vôi b. Không có hiện tượng hóa học gì. 3. Nhỏ vài giọt benzen (C6H6) vào ống nghiệm c. Xuất hiện kết tủa trắng bạc. đựng nước (H2O),lắc nhẹ,sau đó để yên. 4. Sục khí metan vào dung dịch brom. d. Mất màu dung dịch brom. e. Xuất hiện sự tách lớp. Câu 4: (3,0 điểm) Cho magie dư vào 16,6 g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic thấy thoát ra 2,24 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? b) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? c) Để có lượng rượu trên cần lên men bao nhiêu gam dung dịch glucozơ 10%? Câu 5: (1,0 điểm) a) Trên nhãn một chai cồn y tế có ghi: Cồn 70 o. Nêu ý nghĩa của con số trên và tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 50 ml cồn 70o. b) Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật. Khi bị oxi hóa, chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn chất đạm và chất bột. Khi để lâu trong không khí, chất béo có mùi ôi. Đó là do tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn lên men. Để hạn chế điều này, có những biện pháp nào để bảo quản chất béo? (Cho khối lượng mol của Mg = 24, C =12, H = 1, O =16) HẾT ĐỀ 9
  7. Câu 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi chuyển đổi hóa học sau : CaC2→ C2H2 → C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → (CH3COO)2Cu Câu 2: (0,5 điểm) Viết các phương trình hóa học sau: a) Điều chế polietilen (nhựa PE) từ etilen. b) Lên men rượu etylic từ glucozơ. Câu 3: (1,0 điểm) Dùng phương pháp hoá học để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 chất lỏng không màu sau: rượu etylic, axit axetic , Benzen. Viết phương trình phản ứng minh họa . Câu 4: (0,5 điểm) Cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi: Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Câu 5: (1,0 điểm) Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 900 ml rượu 450 ? Câu 6: (3,0 điểm) Cho 60 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch CH3COOH 12% sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B. Cho toàn bộ khí B vào dung dịch Ba(OH) 2 dư khi phản ứng kết thúc tạo ra kết tủa D. a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng dung dịch CH3COOH 12% đã tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ % của dung dịch A. d) Tính khối lượng kết tủa D. Câu 7: (1,0 điểm) Hàm lượng glucozo trong máu con người khoảng 0,1 % (khoảng 0,8g/ml). Một người bị đường huyếtthấp khi hàm lượng glucozo thấp hơn 0,8g/ml; bị đường huyết cao khi hàm lượng glucozo cao hơn 1,2g/ml. Để xét nghiệm hàm lượng glucozo trong một mẫu máu, người ta cho 1ml mẫu máu này vào ống nghiệm chứa AgNO3/NH3 dư, đun nóng nhẹ thấy có 1,08 gam kết tủa Ag. Viết phương trình phản ứng, tính toán và đưa ra kết luận về đường huyết của người đó. (Cho: Ca = 40; C = 12; O = 16; Ba =137; H = 1; Ag = 108) HẾT ĐỀ 10 I- LÝ THUYẾT: (7điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các hợp chất hữu cơ sau: Axetilen, natri etylat, nhựa PE, brôm benzen, Metan, xiclohexan. Câu 2: (1 điểm) a) Trên một lon bia có ghi thể tích 330 ml với độ cồn (độ rượu) là 5o. Tính thể tích rượu Etylic có trong một lon bia đó (xem như các phụ gia chiếm thể tích không đáng kể). b) Giấm là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn , ngoài ra giấm còn rất nhiều ứng dụng và công dụng trong đời sống. Một số thức ăn ,thường là rau, củ, quả thường được ngâm giấm và bỏ vào lọ kín thì sẽ bảo quản được lâu hơn. Em hãy giải thích vì sao?
  8. Câu 3: (3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) a) Phản ứng điều chế giấm ăn bằng cách oxi hóa rượu etylic. b) Phản ứng trùng hợp 2 phân tử khí etylen tạo thành nhựa Poli etylen. c) Phản ứng este hóa giữa rượu etylic và axit axetic. d) Phản ứng cộng giữa khí axetylen và 2 phân tử Br2. e) Phản ứng thế của khí metan và khí clo. Câu 4: (1,5 điểm) Trong một buổi học nhóm ở nhà, bạn An và bạn Bình thảo luận giải bài tập: “ Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 4 chất lỏng sau đây: C6H6, C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6“. Bạn An đề xuất: chỉ dùng nước và quỳ tím để nhận biết. Bạn Bình đề xuất: dùng giấy quỳ tím; PỨ tráng gương và nước để nhận biết. a) Em hãy cho biết cách đề xuất nhận biết của bạn nào là đúng ? b) Trình bày nhận biết với cách làm của bạn đó II – BÀI TOÁN: (3 điểm) Cho 22,4 lít hỗn hợp CH 4 và C2H4 đi qua bình đựng dung dịch Brôm dư thấy có 80g Brom tham gia phản ứng . a) Viết phương trình hóa học. Đọc tên sản phẩm. b) Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. c) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng hỗn hợp khí trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Các khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn. (Cho: C = 12, H = 1, Br = 80) HẾT “MỌI THẮC MẮC CỦA QUÝ THẦY CÔ, PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM HỌC SINH CÓ THỂ TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP QUA SỐ ĐT: 0984 117 851 HOẶC EMAIL: ninhthcstranv antra@gmail.com