11 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Tân Yên số 1

doc 13 trang thaodu 8870
Bạn đang xem tài liệu "11 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Tân Yên số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc11_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_tan_yen.doc

Nội dung text: 11 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Tân Yên số 1

  1. LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 1 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I.Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới Bên kia sông Đuống Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô Mấy lọ phẩm hồng Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trộ Khua giày đinh đạp gãy quán gầy teo Xì xồ cướp bóc Tan phiên chợ nghèo Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp bên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ” (Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm) 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên? 2. Hình ảnh người mẹ già được hiện lên qua những hình ảnh và không gian như thế nào? 3. Anh, chị có suy nghĩ gì về hình ảnh lũ giặc? 4. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên (Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu). II. Phần làm văn (7 điểm) Câu 1(2 điểm): “Không có công việc nào là nhỏ bé hay thấp kém mà chỉ có người không tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi” (Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, tập 1, NXB Tổng hợp, TP HCM 2013) Anh/ chị hãy viết bài văn khoảng 300 từ trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Công việc mà tôi sẽ chọn trong tương lai. Câu 2 (5 điểm): “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tấy Tiến- Quang Dũng) “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng – Xuân Diệu) Anh /chị hãy phân tích và làm sáng tỏ cái tôi trữ tình được thể hiện trong từng đoạn thơ. GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 1
  2. TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1 THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 2 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I.Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi [ ] 6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo. Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó. 7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi. Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách. 8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót. Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người đọc sách đều kém hơn trước. 9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích. Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn. (9 thói quen sai lầm của người Việt khi đọc sách, dẫn theo Internet) Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm) Câu 2. Nêu cách hiểu các từ: chúng ta sẽ đạo; đính chính. (0,5 điểm) Câu 3. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại cho rằng: nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách? (1.0 điểm) Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của anh/chị, viết trong khoảng 5 – 7 dòng. (1.0 điểm) II. Phần làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): “Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích. Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần.” Từ ý kiến trên anh/chị có suy nghĩ gì về trào lưu đọc sách của giới trẻ hiện nay? (viết đoạn văn khoảng 200 từ) Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau từ đó nêu lên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi “Tôi đã là con của vạn nhà Thương nhau chia củ sắn lùi Là em của vạn kiếp phôi pha Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng Là anh của vạn đầu em nhỏ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Không áo cơm cù bất cù bơ” Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô (Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, Nhớ sao lớp học y tờ tập hai) Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập1) Hết GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 2
  3. LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 3 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi “Tự trọng là là gì? Là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị. Trong vũ trụ, chỉ riêng loài người biết mình có đời sống tinh thần cao vượt lên trên hết vạn vật; có lí trí phân biệt thị phi, thiện ác, quan niệm được tận thiện, tận mĩ để ngày ngày hướng về chỗ chí thiện ấy mà cố sức tiến lên. Lại có ý chí nghị lực, tự do chọn lấy đường hành động ở đời, biết mưu cuộc sinh tồn, tiến thủ bằng cách lợi dụng, phát triển khả năng; con người biết rằng có những ưu điểm nói trên này, tự nhiên nhận ra được giá trị của mình và sinh lòng tự tôn, tự trọng. Lòng tự trọng không nên lẫn lộn với tính tự kiêu, tự đắc là xấu. Nhiều kẻ quá ỷ vào thông minh, tài đức chân thực hay tưởng tượng của họ rồi khinh người khác; lòng tự trọng trái lại thường đi đôi với lòng nhân hậu, khiêm nhường. Cho nên người tự trọng không hề nghĩ một ý, làm một việc, nói một câu làm hạ giá mình đi; luôn luôn nhìn vào “con người lí tưởng”, họ đã tự phác họa ra tâm hồn, họ cẩn thận từng li, không bao giờ dám để vì một chút trễ nải hững hờ lùi xa ra, thụt lui xuống dưới trình độ họ đã vượt qua để đến gần con người lí tưởng. Lòng tự trọng có ảnh hưởng và mối quan hệ rất mật thiết với đời sống cá nhân và xã hội. Đối với cá nhân, vì biết tự trọng nên ta biết kìm hãm biết bao thú tính, ta có sức làm nảy nở các khả năng tinh thần để xứng đáng là loài cao quý nhất trong vạn vật; ta không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không chịu để cho lương tâm hay sời sống tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm, thô bạo như con người nguyên thủy buổi sơ khai” (Theo Nguyễn Bá Học, Khai Trí, Sài Gòn, 1970) Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn hai? Câu 2. Tìm câu chủ đề của đoạn ba? Câu 3. Theo tác giả vì sao lòng tự trọng không nên lẫn lộn với tính tự kiêu, tự đắc là xấu? Câu 4. “Lòng tự trọng có ảnh hưởng và mối quan hệ rất mật thiết với đời sống cá nhân và xã hội” điều đó có đúng không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) SGK Ngữ Văn 11, tập 1 nhận xét: Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Anh/ chị hãy tìm ra cái đẹp trong nhân vật ông lái đò qua tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Hết GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 3
  4. LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 4 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một, hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác, Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường . Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường ( Trích “Nếu trăm năm là hữu hạn”- PHạm Lữ Ân) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”? 3. Anh chị hiểu thế nào về ý kiến: Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về thu nhập cao nhất có thể, một cách đáng tự hào? 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường . Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề nêu ra trong phần đọc hiểu: “luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi) và nhân vật Cụ Mết (Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành) để từ đó làm nổi bật sợi dây kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Hết GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 4
  5. LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 5 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ. Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực. (Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1. Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn 2. (1,0 điểm) Câu 3. Nhận xét về giọng điệu của tác giả trong đoạn trích? (0,75 điểm) Câu 4. Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.” Câu 2 (5,0 điểm) Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hết GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 5
  6. LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 6 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể. Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán. Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện, Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi. Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh. Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. (Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2: Theo tác giả, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò”? Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”? Câu 4. Theo anh /chị, tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện, ” có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội? PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1: (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về thông điệp trong văn bản: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 6
  7. Câu 2 (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân. Hết LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 7 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Chỉ cần học thôi chính là “trái bom học đường” “ .Dân tộc Do Thái ít ỏi chỉ với 5 triệu người, nhưng trong số 40 người giàu đứng đầu bảng xếp hạng của Forbes, họ có tới 21 người nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái.” Người Do Thái rất khắc nghiệt trong việc rèn trẻ con làm việc nhà và tự lao động kiếm tiền. Theo một thống kê của Israel, tỉ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ không biết làm việc nhà gấp 15 lần những đứa trẻ biết làm việc nhà. Còn những đứa trẻ biết làm việc nhà thu nhập bình quân gấp 20 lần những đứa trẻ không biết làm việc nhà. Ông bà ta có câu: “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.”. Tôi chẳng bao giờ muốn em chỉ biết học giỏi, đậu cao, rồi ra trường đứng vào hàng ngũ trên 220.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp hiện nay của nước ta đâu! Em à, thế kỉ 21 đang thay đổi nhanh ngoài sức tưởng tượng của nhân loại và chúng ta chuẩn bị để bước ra một thế giới mà không thể biết trước được. Ray Kuvzweil – Giám đốc kĩ thuật của Google nhận định: “100 năm tới, thế giới sẽ thay đổi với tốc độ bằng 20.000 năm qua.” Cho nên, những kiến thức cụ thể trong sách giáo khoa, hay trong những giờ lên lớp không bao giờ đủ cả. Chắc chắn là trong 70 năm tới của cuộc đời em, không phải là trả lời đúng câu hỏi, hoặc giải đáp đúng đáp án. Cuộc đời không cần những thợ học, thợ thi. Cái chúng ta cần là sự linh hoạt, sáng tạo thích nghi trước những thay đổi không ngừng của công nghệ, xã hội và cuộc sống. Khi đó, khả năng tự học, tự tìm hiểu, kỹ năng tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, độc lập, biết quan tâm tới người xung quanh mới là quan trọng. Đó là những kỹ năng, những tính cách phải được rèn luyện mỗi ngày, đều đặn, vất vả, kiên trì, bền bỉ trong suốt quá trình làm việc và lao động. Hãy tự phá vỏ kén bao bọc quanh mình và lao vào thực tế, ngay và luôn, em à!” (Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc – Thu Hà – NXB Văn học, 2018, trang 90) Câu 1: Theo tác giả, người Do Thái rèn cho trẻ con điều gì để thành công? Câu 2: Theo em, vì sao tỉ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ không biết làm việc nhà gấp 15 lần những đứa trẻ biết làm việc nhà. Còn những đứa trẻ biết làm việc nhà thu nhập bình quân gấp 20 lần những đứa trẻ không biết làm việc nhà. Câu 3: Em có đồng ý với ý kiến: “Cái chúng ta cần là sự linh hoạt, sáng tạo thích nghi trước những thay đổi không ngừng của công nghệ, xã hội và cuộc sống. Khi đó, khả năng tự học, tự tìm hiểu, kỹ năng tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, độc lập, biết quan tâm đến người xung quanh mới là quan trọng.” Vì sao? Câu 4: Bài học sâu sắc anh/ chị rút ra sau khi đọc đoạn trích trên ? PHẦN II: LÀM VĂN (15.0 ĐIỂM) Câu 1: (5.0 điểm) Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về ý kiến sau của Thu Hà: “Hãy tự phá vỏ kén bao bọc quanh mình và lao vào thực tế, ngay và luôn, em à!” Câu 2 (5,0 điểm) Từ cảm nhận về hai đoạn thơ sau, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Cuộc đời tuy dài thế Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Năm tháng vẫn đi qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Như biển kia dẫu rộng Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 7
  8. Mây vẫn bay về xa Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Làm sao được tan ra Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Thành trăm con sóng nhỏ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Giữa biển lớn tình yêu (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Để ngàn năm còn vỗ. Ngữ văn 11, tr 22, NXB Giáo dục 2007) (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, tr 155, NXB Giáo dục 2011) LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Đề số 8 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Mùa xuân chín Trong làn nẳng ửng khói mơ tan Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Hổn hển như lời của nước mây Sột soạt gió trêu tà áo biếc Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Trên giàn thiên lí bóng xuân sang Nghe ra ý vị và thơ ngây Sóng cỏ xanh tươi rợn tới trời Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Bao cô thôn nữ hát trên đồi Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Chị ấy năm nay còn gánh thóc Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. (Hàn Mặc Tử, Thi nhân Việt Nam, NXB Giáo dục 2002) Câu 1. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Câu 2. Bức tranh mùa xuân chín được hiện lên qua những hình ảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ một ? Câu 4. Cảm nhận của em về khổ cuối của bài thơ? (trình bày ngắn gọn trong khoảng 5-7 câu)? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin hãy dạy cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh.” Câu 2. (5,0 điểm) GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 8
  9. Cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng song mỗi nhà văn lại có cách cảm nhận và khám phá riêng. Anh chị hãy phân tích cách kết thúc hai truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (SGK Ngữ văn 12, tập 2) và “Chí Phèo” của Nam Cao (SGK Ngữ văn 11, tập 1) để làm rõ nét riêng ấy. - Hết- LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN 9 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: NẮNG MỚI Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước dậu phơi. Hình dáng me tôi chửa xóa nhòa Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước dậu thưa. (Lưu Trọng Lư, trong cuốn Thi nhân Việt Nam) Câu 1: Xác định phương thức biểu đat chính của văn bản? Câu 2: Điều gì đã đánh thức những kí ức về người mẹ của nhân vật trữ tình? Câu 3: Em hiểu thế nào về hình ảnh Nét cười đen nhánh sau tay áo? Câu 4: Nêu cảm nhận của anh/chị về khổ cuối của bài thơ. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Thượng đế không thể có mặt ở khắp mọi nơi nên Người tạo ra các bà mẹ” Câu 2. (5,0 điểm) Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo, đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt. GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 9
  10. Anh/ chị hãy làm sáng rõ điều đó qua tác phẩm chính luận Tuyên ngôn độc lập và bài thơ Chiều tối Hết SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1 Môn: Ngữ văn 12 Lần 10 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Người Âu Châu tự hào về thể Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật tự hào về thơ Haiku ,thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của thơ Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói người Việt sống trong bầu khí quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải tỏa tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn liền với tiếng Việt, gắn liền với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu, nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa ( ) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát ( ) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này”. (Chu văn Sơn, “Sức sống mãnh liệt của lục bát”) Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm) Câu 2. Đoạn văn “Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát ” đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng? (1,0 điểm) Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này”? (0,5 điểm) Câu 4. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ lục bát (trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu). (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm) GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 10
  11. Có người cho rằng: Vẻ đẹp của sông Hương là ở sự hội tụ những giá trị văn hóa Huế. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Nét trầm lắng làm nên chất riêng của Huế là nhờ sự góp mặt của dòng sông lịch sử - sông Hương. Ý kiến của anh/chị như thế nào? Hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình qua bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (SGK Ngữ văn 12 - tập 1, NXB GD, H.2012) Giám thị coi thi không giải thích gì thêm./. LỚP VĂN THPT TÂN YÊN SỐ 1 KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN 11 Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên Hơn một điều bất chợt Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? (Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ “Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”. (1.0 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”? (1.0 điểm) Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn thơ trên là gì? (0.5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 11
  12. Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” Câu 2. (5,0 điểm) “Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cử sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như muốn đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhưng lên khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên” (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2014) Anh/chị hãy phân tích hai đoạn văn trên, từ đó làm nổi bật cách nhìn đối tượng bằng đôi mắt thẩm mĩ, độc đáo của Nguyễn Tuân khi khám phá vẻ đẹp con sông Đà. Hết GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 12
  13. GV: Bùi Thị Thu Trang Năm học 2018-2019 11