12 Đề luyện thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8

docx 8 trang thaodu 5460
Bạn đang xem tài liệu "12 Đề luyện thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx12_de_luyen_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: 12 Đề luyện thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ 1 Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.” (Lão Hạc – Nam Cao) a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt là gì? b. Hãy chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn văn. Phân tích giá trị biểu cảm của những từ tượng hình, tượng thanh đó. Câu 2: (2 điểm) Em hãy viết văn bản ngắn nêu suy nghĩ của em về câu danh ngôn “Chưa ai chết đuối trong mồ hôi của chính mình” (Ann Landers). Câu 3: (5 điểm) Thuyết minh về một loại cây ăn quả mà em yêu thích. ĐỀ 2 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy ước mơ gì, đã nói những gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?” (Hai cây phong – Ai-ma-tốp) a. Trong mạch kể chuyện, theo em nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người đọc (1.0 điểm) b. Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn? (1.0 điểm) c. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn? (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người” (Ngạn ngữ Nga) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (4.0 điểm) Em hãy thuyết minh tác phẩm “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
  2. ĐỀ 3 Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ông vật thi với cháu Keo nào ông cũng thua Cháu vỗ tay hoan hô: “Ông thua cháu, ông nhỉ!” Bế cháu ông thủ thỉ: “Cháu khỏe hơn ông nhiều!” Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.” (Phạm Cúc) a) Hãy đặt nhan đề cho đoạn thơ. (1 điểm) b) Tìm tình thái từ và nêu ý nghĩa của nó trong đoạn trích. (1 điểm) c) Trình bày cảm nhận của em về những điều sâu sắc mà người ông muốn nói với cháu qua 4 câu thơ cuối. (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình bạn. Câu 3: (4 điểm) Em hãy kể lại cuộc đời và cái chết thương tâm của lão Hạc (dựa vào truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). ĐỀ 4 Câu 1: (3 điểm) Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” (Khi con tu hú – Tố Hữu) a. Em hãy xác định thể thơ của đoạn thơ. (1 điểm) b. Tìm câu cảm thán trong đoạn thơ trên. (1 điểm) c. Hãy viết một vài câu văn nêu lên tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ. (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Tình bạn sẽ đến khi ta tôn trọng lẫn nhau. Tình bạn sẽ mất khi ta ích kỉ với bạn.
  3. Câu 3: (4 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật ông giáo và kể lại cuộc đời bất hạnh của lão Hạc trong đoạn trích “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao ĐỀ 5 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: “- Chị ơi, xin lỗi chị, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngàn được không ạ? Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn xuống cho vị khách nhỏ. Như không hề để ý đến ánh mắt xem thường của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu bé đã ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ với cô gái: - Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước quán giúp em nhé! Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông mù cầm cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi quán.” (Trích Hạt giống tâm hồn) a. Em hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện trên? (1.0 điểm) b. Tìm 02 tình thái từ được sử dụng trong câu chuyện trên? (1.0 điểm) c. Đặt nhan đề cho câu chuyện trên. (1.0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Nhà triết học Trung Quốc cổ đại có câu: “Lời nói hay ấm lòng hơn vải lụa; lời nói dở giết người hơn gươm đao.” Hãy viết một văn bản (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em tại sao con người phải làm chủ lời nói của mình? Câu 3: (4,0 điểm) Hãy hóa thân một nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) và kể lại của đoạn trích. ĐỀ 6 Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen, rồi nói một cách rất tự nhiên: - Chú này giống con bọ hung.
  4. Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu ý nghĩa của câu nói ấy là: “Chú này rất giống con của bố.” (Trích SGK Ngữ Văn 8, tập I) a. Theo em, tại sao người chiến sĩ trong đoạn văn lại “lấy làm bối rối”? (1.0 điểm) b. Tìm từ ngữ địa phương có sử dụng trong đoạn văn trên? (1.0 điểm) c. Em hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên. (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) “Đừng giận khi chúng ta bị ba mẹ mắng mà hãy cười khi họ vẫn còn bên ta” (Khuyết danh) Viết văn bản ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3: (4.0 điểm) Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Em hãy đóng vai chị Dậu kể lại đoạn đối đầu với tên cai lệ độc ác. ĐỀ 7 Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “Ta đến Viện Nghiện cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40-50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê ghớm của thuốc lá.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn? (1 điểm) b. Xác định trợ từ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của trợ từ em vừa xác định. (1 điểm) c. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) để kêu gọi mọi người “Không nên hút thuốc lá”. (1điểm) Câu 2: (3điểm) Viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Ý chí là con đường về đích sớm nhất.” Câu 3: (4 điểm) Em hãy thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. ĐỀ 8
  5. Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. a. Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên. (1 điểm) b. Xác định thán từ và một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên. (1 điểm) c. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) giải thích vì sao phải “yêu người anh em”. (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Trường Lê Hồng Phong là một trong những ngôi trường lâu đời nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Những học sinh học ở ngôi trường này không chỉ học giỏi mà còn rất ngoan. Gần đây một người mẹ có con học ở ngôi trường này đã chia sẻ một đoạn clip về việc: mỗi sáng, các học sinh vào cổng trường đều tự giác chào bác bảo vệ rất lễ phép. Em hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự việc trên. Câu 3: (4 điểm) Thuyết minh một tác phẩm văn học mà em yêu thích để truyền cảm hứng đến cho người khác tìm hiểu nó.
  6. ĐỀ 9 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: “Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: - Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có hai quả táo này, con sẽ làm gì? Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: - Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ! Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con: - Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó? Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: - Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ.” a. Tìm và chỉ ra tình thái từ được sử dụng trong câu chuyện trên. (1,0 đ) b. Em hãy đặt nhan đề cho câu chuyện trên. (1,0 đ) c. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân. (1,0đ) Câu 2: (3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 01 trang giấy thi về ý kiến sau: “Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực”. Câu 3: (4,0 điểm) Hãy thuyết minh nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. ĐỀ 10 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu “Tre xanh Xanh tự bao giờ ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc , lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất voi bạc màu ! Có gì đâu có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” (Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
  7. a. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 đ) b. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Thân Ơi?” (1,5 đ) c. Nêu cảm nhận 3-4 dòng về vẻ đẹp của con người Việt Nam? (1,0 đ) Câu 2: (3,0 điểm) “Kính gửi Thầy! Xin hãy dạy chi cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất , nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. (Trích thư của Tổng thống Abraham Lincoln, gửi Hiệu trưởng nơi con trai Ông theo học) . Em suy nghĩ như thế nào về câu nói trên? Câu 3: (4,0 điểm) Thuyết minh về một nhân vật văn học trong chương trình ngữ văn mà em yêu thích nhất. ĐỀ 11 Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ” (Trích sách Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục) a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) b. Đây là lời nhận xét của nhân vật nào trong văn bản? Xác định từ bộc lộ cảm xúc có trong đoạn văn trên. (1,0 điểm) c. Xác định trường từ vựng có trong đoạn văn trên. Cho biết các từ trên là thuộc trường từ vựng nào? (1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) “Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều” ( Trích “Quê hương” của Đỗ Trung Quân) Hình ảnh quê hương được nhắc đến gợi cho em nhiều suy nghĩ về trách nhiện của bản thân đối với quê hương, đất nước. Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên. Câu 3: (5,0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
  8. ĐỀ 12 Câu 1: (3.0 điểm) “Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng Cả một đời gánh nặng nuôi con Trăng khuya còn lúc héo mòn Thân người còm cõi nước non vơi đầy Công trời biển mẹ đây có kể Bao nhọc nhằn tiếp kế đến nay Mồ hôi thánh thót luống cày Cho con cơm trắng đêm say giấc nồng ”. (Mẹ - Phương Trang) a. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. (1.0 điểm) b. Tìm những từ tượng hình có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng. (1.0 điểm) c. Từ đoạn thơ trên, em sẽ làm gì để đền đáp công ơn to lớn của mẹ? (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Lê-nin có câu : “Ai có tri thức thì người ấy có sức mạnh”. Viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (4.0 điểm) Em hãy hóa thân vào nhân vật bé Hồng để kể lại cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.