14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án)

docx 91 trang Thái Huy 07/04/2025 960
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx14_de_thi_hsg_cap_tinh_mon_van_10_co_dap_an.docx

Nội dung text: 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án)

  1. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG – Thí sinh có kiến thức văn học và xã hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng đọc hiểu, làm văn tốt. Bố cục bài làm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc. – Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. – Việc chi tiết hoá điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm mỗi câu và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. – Bài thi được chấm theo thang điểm 20; làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1. Kĩ năng: Thí sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến thức Câu 1. (0,25 điểm) Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả tiếng đàn bầu trong văn bản: ngân dài, suối ngọt, đằm thắm thiết tha, cung thanh, cung trầm, não nuột. Câu 2. (0,5 điểm) – Biện pháp tu từ so sánh: tiếng đàn – suối ngọt. – Hiệu quả: + Diễn tả hình ảnh tiếng đàn ngọt ngào, trong trẻo như nước suối, tiếng đàn rực rỡ sắc màu làm đẹp cho thời gian; thể hiện thái độ ngợi ca của tác giả. + Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn. Câu 3. (0,5 điểm) Cách hiểu: Từ hình ảnh người hát xẩm mù ôm đàn đi trong mưa, câu thơ diễn tả tình cảnh và tâm trạng của con người Việt Nam trong những năm tháng đất nước mất chủ quyền. Câu 4. (0,75 điểm) – Thái độ, tình cảm của tác giả: xúc động và tự hào về đất nước, con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử DeThi.edu.vn
  2. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn – Suy nghĩ của bản thân: thấu cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của tác giả; đánh thức tình cảm, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước Câu 5. (1,0 điểm) – Về hình thức: đoạn văn; dung lượng khoảng 6 – 8 câu; diễn đạt lưu loát, mạch lạc, logic. – Về nội dung: + Tiếng đàn bầu được cảm nhận trong nhiều cung bậc phong phú, kì diệu ; thể hiện những xúc cảm khác nhau của con người Việt Nam khi suy ngẫm về lịch sử thăng trầm của dân tộc mình. + Tiếng đàn hiện lên qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu thơ giàu nhạc tính, II. LÀM VĂN (17,0 điểm) Câu 1 (7,0 điểm) 1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết: a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) b) Thân bài * Giải thích vấn đề(1,0 điểm)– Cuộc sống văn minh, hiện đại: chỉ cuộc sống hiện tại và tương lai tân tiến, phát triển về mọi mặt từ khoa học công nghệ đến kinh tế, văn hóa giáo dục, – Lòng trắc ẩn thực sự: được hiểu là tấm lòng yêu thương, cảm thông, thấu hiểu trước cảnh ngộ người khác, xuất phát từ thật tâm, không toan tính. => Câu hỏi đặt ra vấn đề: Khi xã hội càng văn minh, hiện đại thì con người càng khó khăn để tìm kiếm được lòng trắc ẩn thực sự và con người càng có mong muốn tìm kiếm, nhận được những tấm lòng thực sự. * Bàn luận vấn đề (5,0 điểm) – Vì sao xã hội càng văn minh, hiện đại thì con người càng có nhu cầu tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự? + Trong xã hội hiện đại, con người có nhiều mối bận tâm và không cần lệ thuộc quá nhiều vào người khác; nhiều thước đo giá trị thay đổi; + Thực tế cuộc sống có nhiều biểu hiện sống thực dụng, tàn nhẫn, xa cách với nhau, DeThi.edu.vn
  3. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Cuộc sống văn minh hiện đại tác động khiến con người phải chịu nhiều áp lực, tổn thương, nên cần nhu cầu được sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu. – Ý nghĩacủa lòng trắc ẩn thực sự: +Mỗi người cảm thấy ấm lòng, tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, vào mối quan hệ giữa người với người. +Sống trong xã hội có tình yêu thương, con người được hưởng thụ sự văn minh không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. + Nếu thiếu lòng trắc ẩn thực sự con người dần nguội lạnh tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự thấu hiểu; cuộc sống sẽ xuất hiện nhiều hơn những cái xấu, cái ác, – Làm thế nào để có được và tìm thấy lòng trắc ẩn thực sự? + Con người sống với nhau bằng tất cả sự chân thành, nhiệt huyết. + Có sự quan tâm, giúp đỡđể con người vượt qua những khoảnh khắc khó khăn, tuyệt vọng. + Lan tỏa yêu thương, chia sẻ những thông điệp ý nghĩa, học cách lắng nghe, thấu hiểu. (Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh) – Mở rộng: +Lòng trắc ẩn thực sự có thể khó phân biệt, đôi khi khó tìm thấy nhưng nó vẫn tồn tại. Vì vậy ta không nên bi quan vào cuộc sống. + Nhu cầu tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự đã thể hiện mặt trái của xã hội văn minh, hiện đại. Nhu cầu ấy cần được lan tỏa, kết nối, nhân rộng. + Phê phán những người sống thờ ơ, vô tâm, ích kỉ. * Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) Cần phải biết sống yêu thương và thể hiện tình yêu thương với người xung quanh bằng những hành động cụ thể, c) Kết bài: Đánh giá, khái quát lại vấn đề (0,25 điểm) Câu 2 (10,0 điểm) 1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý kiến; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo. DeThi.edu.vn
  4. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, nắm vững kiến thức về các thể loại văn học, biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học. Thí sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cơ bản đạt được những nội dung sau: a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu và trích dẫn ý kiến. (0,25 điểm) b) Thân bài * Giải thích ý kiến:(1,0 điểm) – Câu chữ, màu sắc, âm thanh: ngôn ngữ nghệ thuật – chất liệu, phương tiện để tạo nên một tác phẩm văn chương. – Đối với nghệ sĩ, câu chữ, màu sắc, âm thanh không chỉ là chướng ngại cần chinh phục, vượt qua: quá trình học hỏi, khám phá, chọn lọc và sáng tạo ngôn từ của nghệ sĩ. – Đối với nghệ sĩ, câu chữ, màu sắc, âm thanh còn là những sinh thể, những sự vật có hồn: ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật có tính biểu cảm, có sự sống riêng; bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. → Ý kiến khẳng định quá trình lao động của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo ngôn từ nghệ thuật và đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật. * Bàn luận ý kiến.(1,5 điểm) – Trong quá trình sáng tạo văn chương, người nghệ sĩ phải dụng công, dụng tâm lựa chọn ngôn từ, hình ảnh, Bởi yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn từ (M.Gorki). – Ngôn từ trong tác phẩm văn chương vừa giàu cảm xúc, có tính hình tượng, đa nghĩa vừa thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn và mang đến những rung cảm thẩm mĩ cho người đọc. Cảm xúc, tư tưởng của nhà văn có chạm tới người đọc hay không đều phải bắc qua cây cầu ngôn ngữ. – Sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng đồng thời thể hiện tài năng, phong cách của người viết. * Làm sáng tỏ “với nghệ sĩ, câu chữ, màu sắc, âm thanh” là “những sinh thể, những sự vật có hồn”(6,0 điểm) Yêu cầu: – Phạm vi dẫn chứng: Trải nghiệm văn học (thơ, truyện, ) – Vấn đề nghị luận: Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật + Ngôn từ nghệ thuật là những sinh thể – có tính biểu cảm, có sự sống riêng, + Ngôn từ nghệ thuật có hồn – gửi gắm cảm xúc, tư tưởng của tác giả. * Đánh giá, mở rộng.(1,0 điểm) DeThi.edu.vn
  5. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn – Ý kiến hoàn toàn xác đáng, khẳng định ngôn từ nghệ thuật phải đẹp ở lời và hay ở ý. – Bài học đối với nghệ sĩ và người tiếp nhận + Nghệ sĩ cần có tài năng, tâm huyết trau dồi, tinh luyện ngôn từ và sống sâu sắc, mãnh liệt trong từng cảm xúc để mang đến sự độc đáo, mới lạ cho tác phẩm, khẳng định được sức sống lâu bền của tác phẩm. + Người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học cần trân trọng công sức của nghệ sĩ, đọc không chỉ thấy cái hay của câu chữ mà còn thực sự đồng điệu tri âm với tâm hồn, với tiếng nói sâu lắng mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm. c) Kết bài: Đánh giá, khái quát lại, nâng cao vấn đề. (0,25 điểm) ---------- HẾT ---------- DeThi.edu.vn
  6. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRÌNH LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6,0 điểm) Xưa kia có một anh thợ cắt đá hay bất mãn với cuộc sống. Ngày nọ, anh ta gặp một lái buôn và kinh ngạc trước những món đồ tuyệt vời của ông ta. Anh thợ cắt đá nói: “Ước gì tôi trở thành một lái buôn!”. Lạ lùng thay điều ước của anh ta trở thành hiện thực. Không lâu sau, anh ta nhìn thấy một đám rước đi ngang qua gian hàng nhỏ của mình. Nhác thấy vị hoàng tử ăn mặc lộng lẫy, anh ta nói: “Ước gì tôi trở thành hoàng tử!”. Và anh ta lại được toại nguyện. Nhưng chỉ vài ngày sau, khi bước chân ra khỏi hoàng cung, anh ta cảm thấy rất khó chịu với cái nắng chói chang, oi bức của mùa hè. “Hoàng tử cũng không thể mát mẻ dưới ánh nắng mặt trời sao?”, anh ta rên rỉ: “Ước gì mình là mặt trời!”. Điều ước này cũng được như ý. Anh ta vui sướng làm mặt trời cho tới một ngày, một đám mây bay đến che khuất trần gian bên dưới. “Đám mây này che khuất tầm nhìn của mình, ước gì mình trở thành một đám mây.” Một lần nữa anh ta được thỏa nguyện và vui vẻ bay đi đến khi gặp một ngọn núi mà anh ta chẳng thể nào vượt qua được. Anh ta nói: “Ngọn núi này còn vĩ đại hơn ta, ước gì mình là một ngọn núi!”. Là một ngọn núi cao to nhìn xuống con người phía dưới, anh ta cảm thấy cuối cùng mình cũng được hài lòng. Nhưng một ngày nọ, người thợ cắt đá trèo lên sườn núi và bắt đầu đập vào anh ta để lấy đá ra. Anh ta chẳng thể làm gì được: “A! Cái con người bé nhỏ kia còn mạnh mẽ hơn cả mình. Ước gì mình trở thành anh thợ cắt đá!”. Vậy là vòng tròn kết thúc. Giờ đây anh thợ cắt đá biết rằng anh ta chỉ luôn hạnh phúc khi là chính mình. Anh ta sẽ không bao giờ được chưng diện như một hoàng tử, chiếu sáng như mặt trời hoặc vươn cao như ngọn núi, nhưng anh ta hạnh phúc khi được là chính mình. (Theo Sự màu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, Hà Nội 2007) Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề: Hãy là chính mình. DeThi.edu.vn
  7. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2 (14,0 điểm) Bàn về thơ, PGS.TS. Lê Quang Hưng viết: Khi nhà thơ thành thực đi đến tận lòng mình thì sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. Dường như thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung”. (Lê Quang Hưng, Những quan niệm những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.63) Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------- HẾT ---------- (Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Người coi thi số 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Người coi thi số 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . DeThi.edu.vn
  8. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt HDC, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, có chất văn. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm 1 “Xưa kia có một anh thợ cắt đá hay bất mãn với cuộc sống.... nhưng anh ta hạnh phúc khi được là chính mình.” (Theo Sự màu nhiệm của lòng quan tâm, NXB Phụ nữ, Hà Nội 2007) 6,0 Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề: Hãy là chính mình. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở 0,25 bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống là chính mình. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Khái quát nội dung câu chuyện 0,5 - Câu chuyện kể về những trải nghiệm khác nhau của anh thợ cắt đá luôn bất mãn với cuộc sống của mình. Sau khi được sống trong hoàn cảnh của những người, những sự vật mơ ước, anh mới nhận ra bản thân chỉ hạnh phúc thực sự khi được sống là chính mình - cuộc đời một anh thợ cắt đá. - Câu chuyện gợi cho chúng ta bài học nhân sinh sâu sắc: chúng ta chỉ hạnh phúc thực sự khi là chính mình. * Giải thích 0,5 - Là chính mình: sống với đúng hoàn cảnh, điều kiện, năng lực, sở trường, niềm đam mê DeThi.edu.vn
  9. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn của bản thân, sống đúng với những gì mình có, * Bàn luận 3,5 - Trong cuộc sống, mỗi người có một năng lực, một cá tính, một vốn tri thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống và niềm đam mê khác nhau. Với những gì mình có, chúng ta sẽ tìm cho mình một con đường đi riêng, làm một công việc, định ra một đích đến phù hợp nhất với mình. Khi học tập, lao động và sáng tạo đúng với những gì mình có, mình yêu thích thì chúng ta sẽ đạt được thành quả tốt nhất, sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sự thanh thản cho bản thân, có động lực để vươn lên trong cuộc sống, - Nếu không sống đúng với chính mình thì sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, lao lực, chán chường, không có được niềm vui, niềm hạnh phúc, sự thanh thản. Thành quả lao động không cao, không có nhiều đóng góp, thậm chí còn có thể gây nên những tổn thất cho bản thân và xã hội, sẽ mất đi niềm tin vào cuộc sống. - Sống là chính mình không đồng nghĩa với việc cố chấp, bảo thủ, chỉ biết mình, tách biệt với mọi người xung quanh, hoặc không cố gắng nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh những cột mốc cao hơn trong cuộc sống. - Để được sống là chính mình mỗi người đều cần có sự nhận thức sâu sắc về bản thân, có lòng dũng cảm và thái độ sống tích cực, - Phê phán những người tự ti, không tin tưởng vào bản thân, không nhận thức đúng về giá trị của mình, sống chìm đắm trong ảo tưởng, . Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh phải đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, xác đáng để làm rõ vấn đề. * Bài học nhận thức và hành động 0,5 Thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân và chuẩn mực đạo đức xã hội. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,25 nghị luận. e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 2 Bàn về thơ, PGS.TS. Lê Quang Hưng viết: Khi nhà thơ thành thực đi đến tận 14,0 lòng mình thì sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. Dường như thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung”. DeThi.edu.vn
  10. 14 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn (Lê Quang Hưng, Những quan niệm những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.63) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở 0,5 bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng cơ bản của thơ và quá trình sáng 0,5 tạo của người nghệ sĩ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giải thích 1,5 - Thơ: là một thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, thể hiện tâm trạng, cảm xúc thẩm mĩ của tác giả thông qua hệ thống ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu. - Thành thực đi đến tận lòng mình: những cảm xúc chân thành, mãnh liệt nhất của tâm hồn mình. - Riêng, chung: là hai trạng thái của cảm xúc trong thơ. Riêng chính là tình cảm cá nhân, sự cá thể hóa cảm xúc của thơ, còn chung là tiếng nói đồng cảm, đồng điệu với bao tâm hồn trong thơ, là sự gặp gỡ nỗi lòng của bao người. => Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng cơ bản của thơ và quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ: Thơ xuất phát từ cảm xúc riêng, thành thực nhất của người sáng tác, nhưng gặp gỡ cảm xúc của nhiều tâm hồn thơ, là của chung của nhiều thế hệ người đọc. * Lí giải ý kiến 2,5 Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của PGS.TS. Lê Quang Hưng. * Chứng minh 7,0 Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận một số tác phẩm thơ tiêu biểu, mới mẻ, giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm của PGS.TS. Lê Quang Hưng: - Nhà thơ cần thành thực đi đến tận lòng mình thì sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới DeThi.edu.vn