20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án)

docx 110 trang Thái Huy 18/04/2025 170
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_de_thi_hsg_cap_truong_mon_van_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án)

  1. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn -Bài học cho người tiếp nhận: người đọc cần đọc và tiếp nhận tác phẩm thơ để thấy được những tư tưởng, tình cảm cảm xúc mà nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm . Mỗi người đọc hãy biết sẻ chia, đồng cảm với nhà thơ. Đó là cách để tri ân tác giả. C. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề: Có thể nói rằng Thước đo để đánh giá giá trị của một tác phẩm thơ ca ở mọi thời đại là cảm xúc. - Liên hệ: Điều đó đã đem đến cho người đọc sự đồng điệu trong tâm hồn, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, đa sắc màu. -Nhận định: “Thơ là sợi dây vô hình nối kết trái tim đến với trái tim.” (Hoài Chân) DeThi.edu.vn
  2. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN LÂM BÌNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC ..... – ..... HỒNG QUANG Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: (8.0 điểm) Một hoàn cảnh hai số phận Hai đứa trẻ nọ có một người cha nghèo khổ, thất học. Ông ấy bắt con mình làm việc vất vả mỗi ngày mà không nghĩ đến việc trao cho chúng cơ hội học hành để thoát khỏi cảnh sống hiện tại. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lí học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của hoàn cảnh đến con người" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong phong trào xóa mù chữ, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Nhà tâm lí học hai người cùng một câu: Tại sao anh trở thành người như thế? Thật bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: Sống trong hoàn cảnh như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi. (Nguồn: Internet) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ). Câu 2: (12.0 điểm) "Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình" (Lưu Quý Kỳ) Bằng trải nghiệm văn học của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) DeThi.edu.vn
  3. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu và chấm đúng như Hướng dẫn chấm thi. Tổ trưởng chấm thi cần tổ chức để các giám khảo thảo luận kĩ trước khi chấm thi. Việc chi tiết hóa Hướng dẫn chấm thi (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch tổng điểm mỗi ý, được thống nhất trong tổ chấm thi. 2. Nếu thí sinh có cách trả lời khác đáp án nhưng đảm bảo hợp lí, thuyết phục thì giám khảo vẫn chấm điểm tương đương với biểu điểm của Hướng dẫn chấm thi. 3. Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi. Điểm lẻ toàn bài đến 0,25. 4. Khuyến khích thí sinh: - Làm bài có cảm xúc, cá tính; trình bày vấn đề một cách có hệ thống, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng đa dạng, tiêu biểu. - Có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng, có những tìm tòi, sáng tạo riêng (ví dụ: biết vận dụng những quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm riêng về cuộc sống hay văn chương để bàn luận vấn đề; biết kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận để làm nổi bật luận điểm của bài viết, ). 5. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và tính chất của kỳ thi là chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế, giám khảo đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. II. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Ý Yêu cầu cần đạt Điểm 1 1 Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống. 1.0 2 b. Bàn luận: 1.5 - Hoàn cảnh là một yếu tố khách quan tác động đến con người. Khi nó thuận lợi thì sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển, thành công. Còn ngược lại, nó sẽ trở thành một trở lực kìm hãm, khiến con người có ít cơ hội để thành công hơn. - Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, tinh thần giàu nghị lực, con người có thể vượt qua nghịch cảnh để có thể đạt tới thành công. Con đường ấy gian nan nhưng kết quả lại vô cùng ngọt ngào. Khi đó, nghịch cảnh lại trở thành một nhân tố tạo động lực. - Suy cho cùng, hoàn cảnh là vật cản hay động lực là do suy nghĩ chủ quan của con người. 3 c. Dẫn chứng: 1.5 HS nêu được một số dẫn chứng xác thực, tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, giàu nghị lực không chỉ thay đổi cuộc sống của bản thân mà còn thay đổi cuộc sống của người khác. (HS có thể trình bày tách riêng rõ ràng hoặc trình bày xen kẽ với phần bàn luận) 4 d. Nhận xét, đánh giá: 1.5 - Cuộc sống rất cần sự thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi suy nghĩ để vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp. - Cũng có không ít người thiếu ý chí, nỗ lực, chấp nhận hoàn cảnh, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không dám đổi thay, nghĩ khác, làm khác. DeThi.edu.vn
  4. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Song cũng cần thấy rằng, đâu có phải lúc nào đổi thay cũng đem lại những điều tốt đẹp. Đổi thay cần phải có một định hướng rõ ràng, một kế hoạch cụ thể, căn cứ vào năng lực thực sự của bản thân, phải phù hợp với bối cảnh thực tế Kết đoạn - Khẳng định lại mối quan hệ giữa hoàn cảnh sống và con người; 1.0 - Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Câu 2 1 - Nêu nhận định 0.5 - Khái quát ý nghĩa của nhận định: tác phẩm văn chương không chỉ là tiếng nói 0.5 của tâm hồn cá nhân thi sĩ mà còn là tiếng nói của tâm hồn mọi con người. 2 a. Giải thích: - Nhận định của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng của tác phẩm văn học: Tác phẩm ra đời từ nỗi niềm của một người nhưng tác phẩm phải từ tiếng lòng của 1.0 nhà văn cất lên thành tiếng lòng của độc giả. - Nói cách khác, tác phẩm văn học phải có tính nhân loại, phải có sức đồng vọng đến muôn triệu tâm hồn độc giả. 2.1 b. Chứng minh: 8.0 - Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ: Tác phẩm ra đời từ cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn trước mảnh đất hiện thực màu mỡ. Nhà văn viết nên tác phẩm bằng những trăn trở, băn khoăn, những rung động sâu xa của riêng mình trước cuộc sống muôn màu vẻ. - Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình: Tác phẩm in dấu tâm tình của một người song lại không thể là câu chuyện của chỉ một cá nhân. Đi sâu vào tâm hồn của một người, ta sẽ gặp hồn của muôn người, trải chuyện mình ta sẽ thấu chuyện đời. Vì thế giữa tác giả và độc giả luôn có điểm gặp gỡ. - HS lấy dẫn chứng phân tích làm sáng rõ nhận định trên. 2.2 c. Nhận xét, đánh giá, mở rộng: 1.0 - Khi sáng tác, nhà văn luôn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Vì thế, văn học sẽ từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả. Người đọc chính là người tri âm, người đồng cảm cùng nhà văn. - Mục đích của sáng tác luôn là phải từ mình đến người. Nếu nhà văn quên đi tiếng nói cá nhân của mình chỉ chú tâm vào tiếng nói của mọi người thì tác phẩm sẽ không có độ lắng sâu về cảm xúc và tư tưởng. Ngược lại, tác phẩm sẽ không còn giá trị khái quát, chóng bị lãng quên. - Để tác phẩm từ tâm tình của một người trở thành tâm tình của mọi người, nhà văn cần phải có tấm lòng tha thiết với đời, với người, thấu hiểu mọi lẽ. Kết bài Khẳng định lại vấn đề 1.0 (1.0 đ) DeThi.edu.vn
  5. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 TRƯỜNG THCS KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 TRUNG HÒA Năm học ..... – ..... Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi có 01 trang) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1) Kỷ luật rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quá lớn, nằm dài trên sô pha xem phim truyền hình thật thoải mái biết bao, ôm điện thoại lướt Weibo' mới dễ chịu làm sao. Thế nhưng, niềm vui ngắn ngủi này thực chất lại là một loại trầm luân biến tướng, chỉ có thể mang đến sự chậm chạp trong tư duy, bệnh tật cho cơ thể và sự cằn cỗi cho tâm hồn. (2) Sống trong sự nhàn nhã lâu ngày, những người lười nhác sẽ ngày càng trở nên tạm bợ, không có hoài bão, không có lý tưởng. Những người chần chừ sẽ quen với việc tìm muôn vàn cớ khác nhau để tự an ủi mình. Những người ăn uống không điều độ, không có thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhất định, cuộc sống không có quy hoạch sẽ gặp rất nhiều sai sót trong công việc và phiền não trong cuộc sống. (3) George Bernard Shaw từng nói: "Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất". Ngược lại, người không biết tự khống chế bản thân, cuối cùng sẽ mất đi cả thể giới này. (Trích Càng kỷ luật, càng tự do, Ca Tây (Tuyết Mai dịch) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phép liên kết câu về mặt hình thức trong hai câu sau ở đoạn văn (1). Câu 3. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2). Câu 4. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói của George Bernard Shaw trong đoạn trích trên: "Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất". PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống mỗi con người. Câu 2. (12,0 điểm) Bàn về thơ có ý kiến: “Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ”. Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: “Gốc của thơ là tình cảm". Em hiểu các ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên qua một tác phẩm thơ mà em biết. - Hết- DeThi.edu.vn
  6. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Yêu cầu cần đạt Biểu điểm Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5 đ Câu 2: Thế nhưng: phép nối. 0,5 đ Phần I - Niềm vui ngắn ngủi này: phép thế. Câu 3: - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Liệt kê các biểu hiện và hậu quả của lối sống 2,0 đ thiếu kỷ luật; điệp cấu trúc câu (Những người + biểu hiện và tác hại của sống thiếu kỷ luật) - Tác dụng: + Nhấn mạnh những biểu hiện khác nhau của lối sống kỷ luật, cho thấy hậu quả to lớn của lối sống ấy. + Tạo cho đoạn văn giàu tính nhạc. Câu 4: 1,0 đ “Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất” có thể hiểu là: - Biết tự kiểm soát bản thân là tự đặt ra những quy định, nguyên tắc sống, làm việc đổi với bản thân và tuân thủ nó một cách nghiêm túc. - Người biết tự kiểm soát bản thân là người có sức mạnh của ý chí, nghị lực và lòng kiên trì, luôn phải tự đấu tranh với chính bản thân chống lại thói tùy tiện, lười nhác, giành quyền chủ động trong cuộc sống. 1.Yêu cầu về kĩ năng: 1,0 đ Phần II - Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Đưa ra được chủ kiến khi giải quyết Câu 1 vấn đề. - Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, 2. Yêu cầu về nội dung: Đây là một đề bài nghị luận xã hội được đặt ra theo hướng 3,0 đ mở. Học sinh được bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về tính kỷ luật dựa trên những trải nghiệm và hiểu biết của bản thân. Chấp nhận những suy nghĩ và kiến giải riêng của người viết nếu suy nghĩ đó được trình bày thuyết phục. - Đoạn văn đảm bảo các ý cơ bản như sau: + Giải thích khái niệm + Biểu hiện + Mở rộng + Bài học DeThi.edu.vn
  7. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1. Về kĩ năng: 3,0 điểm Phần II Vận dụng đúng phương pháp làm văn nghị luận, kĩ năng phân tích thơ và phép lập Câu 2 luận giải thích,bình luận, chứng minh để viết bài. 2. Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy; 2,0 điểm văn phong trong sáng, có cảm xúc, bài làm có các ý rõ ràng, biết làm rõ vấn đề nghị luận. 3. Yêu cầu nội dung: Đảm bảo một số vấn đề cơ bản sau: 7,0 điểm a. Mở bài: - Giới thiệu và trích dẫn ý kiến. b. Thân bài: *Giải thích ý kiến: - Thơ hay là bữa tiệc ngôn từ - Gốc của thơ là tình cảm => Hai ý kiến là hai cách định nghĩa về thơ có sự nối tiếp những quan niệm trước đó. Một bên khẳng định sức mạnh của thơ là ở ngôn từ, một bên khẳng định sức mạnh của thơ nằm ở tư tưởng, tình cảm chứ không phải ở ngôn từ. *Bình luận: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến. * Chứng minh qua việc phân tích một bài thơ bất kì. Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. DeThi.edu.vn
  8. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 PHÒNG GD & ĐT THANH SƠN ĐỀ THI HSG LỚP 9 TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài :150 phút) Câu 1: (4,0 điểm) Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” “Quê hương” – Tế Hanh” Câu 2: (6,0 điểm) Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011) Câu 3: (10 điểm) “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người” (Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969) Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I) - Hết - DeThi.edu.vn
  9. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1: (4 điểm) - Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp “nhânhóa” 0,5đ - Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe.” 0,5đ - Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây:+Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như 0,5đ con người + Các từ: “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi thư dãn của con thuyền, 0,5đ giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về. + Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang 1đ ngấm dần, lặn dần vào “da thịt” của mình; và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu. + Tác giả nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển vất vả cực nhọc, từng trải 1đ trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất vớicuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển. Câu 2 (6,0 điểm) * Tóm tắt nội dung câu chuyện 0,5đ * Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 1,0 - Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. - Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh - Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tựtin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộcsống. * Bài học giáo dục từ câu chuyện. - Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có 1,25 lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây) - Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, 1,25 bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi)Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh để cách lập luận thuyết phục hơn. DeThi.edu.vn
  10. 20 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: + Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để 1,0 tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. + Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và 1,0 cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực. Câu 3 (10 điểm) Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng làm nổi bật được trọng tâm nội dung nghị luận: Tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”: *Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ 2 đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: - Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung,ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp: + Là một người vợ: Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực.(d/c) + Là một người con: Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là người con hiếu thảo. (d/c)+ Đối với con: Là người mẹ tốt giàu lòng yêu thương con... + Là một người phụ nữ: Nàng là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha. (d/c) *Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người: thể hiện ở thái độ cảm thông đau xót: 2 - Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhàvăn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc. + Nàng Vũ có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ. + Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng ..mà người chồng vẫn không động lòng. (d/c) + Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất (d/c). * Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được thể hiện qua thái độlên án những thế 2 lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người. - Chiến tranh phong kiến phi nghĩa DeThi.edu.vn