25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án)
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
25_de_thi_hsg_cap_truong_mon_van_11_co_dap_an.docx
Nội dung text: 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án)
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (1,0 điểm) Giải thích ý kiến (1,5 điểm) – Thơ là một thể loại trữ tình, là sự thổ lộ một cách mãnh liệt những cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ. – “Thơ là sự im lặng giữa các từ”: Đề cập đến chất thơ của thơ. Thơ thường không bộc lộ ở những điều được viết ra mà là ở những chỗ trống, những khoảng trắng, ở sự im lặng giữa các chữ các lời; đó là những điều được cảm qua ý nghĩa ngoài lời chứ không phải ở ý nghĩa mặt chữ của câu thơ. – “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó”: Thái độ đồng cảm, biết phát hiện trong quá trình cảm thơ, tiếp nhận thơ của người đọc. – “tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”: Đề cập đến giá trị của thơ ca. Thơ đọng lại trong lòng người đọc sự sâu sắc về nội dung và sự tinh tế về hình thức thể hiện. Thơ còn để lại những thông điệp, những dư âm, có những tác động nhất định vào tâm hồn người đọc, đánh thức những tình cảm sâu kín nhân bản -> Ý kiến của Tố Hữu đã chỉ ra được đặc trưng, bản chất của thơ ca. Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm) Nhận định của Tố Hữu về thơ là một nhận định đúng đắn. – Văn học nói chung và thơ ca nói riêng đều sử dụng ngôn từ nghệ thuật làm phương tiện biểu hiện. Ngôn ngữ của thơ ca là ngôn ngữ đòi hỏi sự cô đọng hàm súc. Đôi khi chỉ là một hình ảnh thơ, một tứ thơ mà lại mở ra nhiều ý nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau. – Ngôn ngữ thơ còn là ngôn ngữ được chưng cất từ cảm xúc, được chắt chiu và gạn lọc, đó là ngôn ngữ đã đạt đến độ tinh, vậy nên có sự đa dạng về mặt ý nghĩa cũng như cách hiểu. – Một bài thơ có tiếng vang, là bài thơ thể hiện được những tình cảm sâu kín, nhân bản dưới hình thức thơ điêu luyện, tinh tế. Để làm được điều đó, nghệ sĩ phải thật sự là một tấm lòng đôn hậu, nhân văn và phải có tài năng nhất định. – Sự lắng nghe của người đọc chính chính là quá trình giải mã, suy ngẫm, phát hiện ra được vẻ đẹp bất ngờ, tinh tế của thơ ca. Người đọc ngoài năng lực rung cảm, thẩm bình và nhạy bén trước ngôn ngữ thì sự đồng điệu với tác giả, trải nghiệm sống phong phú cùng vốn văn hóa sâu sắc là con đường để đến với thơ. Chứng minh (6,0 điểm) – Học sinh chọn và phân tích một số bài thơ hoặc khổ thơ tiêu biểu để minh họa Đánh giá, mở rộng và khái quát lại vấn đề (1,5 điểm) – Tầm vóc tư tưởng, tài năng nghệ thuật của nhà thơ bộc lộ ngay trong chính cách nhà thơ lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh . Bởi vậy, khi sáng tác, nhà thơ cần chú ý phát hiện, sáng tạo được những “ mắt thơ” có giá trị. – Ý kiến trên là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện một tác phẩm thơ đặc sắc; đặt ra thử thách đối với các tác giả khi cầm bút sáng tác. DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP CƠ SỞ CỤM THPT HUYỆN SƠN ĐỘNG MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [ ..] Bu chết đã ngót ba năm. Thầy bảo thế. Thì ra ba năm cũng dài lắm nhỉ. Ninh cứ tưởng bu Ninh chết đã lâu lắm. Nhưng trách gì! Xưa kia, những ngày bu đi chợ tỉnh, độ gần tối chưa về Ninh đã thấy mong. Ấy là mới vắng bu có một ngày. Mà nào đã hết cả ngày. Bây giờ vắng bu bằn bặt những ba năm. Bao nhiêu ngày tháng! Ninh thấy lâu là phải. Biết bao giờ mẹ lại về với con? Ninh bâng khuâng cả người. Y như là nằm mơ ấy là Ninh đã nguôi nguôi đấy. Hồi mẹ Ninh mới chết, cứ nghĩ đến mẹ là Ninh khóc. Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng hẳn người đi, không còn ra tiếng nữa. Chẳng ngày nào không thế. Mỗi ngày hai, ba lần. Bây giờ thì Ninh không khóc nữa. Nhưng Ninh vẫn còn buồn lắm. Buồn rũ rĩ. Ninh ngơ ngẩn như mất vía. Có lúc Ninh làm gì mà cũng không biết nữa. Ninh vừa cất con dao hay cái chổi, giá thầy Ninh có hỏi, Ninh đã lại chẳng biết đâu mà lấy. Thầy Ninh cũng hiểu Ninh nhớ mẹ, nên không nỡ mắng. Thầy rân rấn nước mắt. Bố nhìn con, con nhìn bố. Hai bố con cùng cúi đầu lẳng lặng. Bố thở dài và con thở dài Mẹ Ninh chết sau ngày giỗ ông nội Ninh có hai ngày. Ninh nhớ rõ thế, bởi vì ngày giỗ ông năm ấy, hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối. Sáng dậy thầy Ninh hâm thuốc cho bu Ninh uống rồi thầy quét nhà, quét sân, giặt quần áo cho bu. Rồi lại còn phải lấy gạo thổi một niêu cơm để đấy cho Ninh nữa. Xong đâu đấy thầy cõng Đật đi ăn giỗ. Ninh phải ở nhà coi mẹ. Thầy Ninh bảo: “Con chịu khó ở nhà với bu kẻo bu buồn, thầy cho em đi một lát, lúc về thầy lấy phần cho một nắm xôi, vài miếng thịt, tính con thịt mỡ chỉ ba miếng là chán ứ. Đi, con cũng chả ăn được mấy, mà ở nhà thì thầy cũng đem về cho con. Đằng nào con cũng được ăn, nhưng bu con ốm thế, để bu ở nhà một mình thì thầy lo lắm”. “Con ở nhà với bu ”. Việc gì mà thầy phải nói nhiều đến thế? Ninh có đòi đi đâu? Thịt mỡ thì Ninh không thích thật. Nhưng dù có thích, Ninh cũng không đi cơ mà! Đi cũng khó mà nuốt được. Ninh thương bu lắm. Ninh thích ở nhà với bu. Thầy Ninh còn phải cúng ông, thì thầy Ninh phải đi. Thằng Đật còn bé, dở người, không cho nó đi thì nó khóc. Chẳng lẽ Ninh to đầu rồi mà cũng bắt chước em? Có mà đồ hư? Không, Ninh không đi đâu, thầy ạ. Ninh không muốn đi đâu, thầy ạ! Thầy cứ cõng thằng Đật đi kẻo muộn. Ninh ở nhà thích lắm. Thầy đừng thương Ninh [ .] (Từ ngày mẹ chết, tr.160-161, trích Tuyển tập Nam Cao, Nhà xb văn học) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên là gì? Câu 2: Đoạn trích trên được nhà văn xây dựng ở điểm nhìn trần thuật nào? Câu 3: Kể tên 2 tác phẩm cùng đề tài với truyện “Từ ngày mẹ chết” (Trừ truyện ngắn “Chí Phèo”). Câu 4: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu văn sau: “Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng hẳn người đi, không còn ra tiếng nữa. Chẳng ngày nào không thế. Mỗi ngày hai, ba lần”. II. PHẦN LÀM VĂN (15.0 điểm) Câu 1. (5.0 điểm) Trong bài chia sẻ trên báo Vnexpress.net, tác giả Thân Hạnh Nga viết: “[ ] Trong suốt những năm phổ thông, tôi học cách trả lời tốt các câu hỏi, nhưng không bao giờ học cách đặt câu hỏi. [ ] Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi sang Đức làm trợ lý nghiên cứu cho hai nhà nhân chủng học (anthropologists). Lần đầu tiên tôi được đồng nghiệp chỉ cho rằng, đặt câu hỏi là bước cơ bản để trở thành một nhà nghiên cứu. Họ khuyến khích tôi đặt những câu hỏi từ rất đơn giản, ví dụ “định nghĩa của từ này là gì?”, “trong DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn bối cảnh như vậy việc gì sẽ xảy ra?” cho đến những câu phức tạp cần miêu tả dài dòng. Tôi bắt đầu chú ý đến cách đồng nghiệp hỏi tại các buổi họp và hội thảo. [ ] Tôi học nghệ thuật đặt câu hỏi qua thử nghiệm và cả sai lầm, bằng cách đi thực địa lúc đi làm nghiên cứu, và hiện giờ là qua việc phỏng vấn rất nhiều ứng viên xin việc. Nhưng tôi vẫn ước rằng mình đã được học kỹ năng này sớm hơn, trong gia đình, ở trường phổ thông hoặc thậm chí ở trường đại học.” ( Từ chia sẻ trên, anh/chị có suy nghĩ gì về việc đặt câu hỏi Câu 2. (10.0 điểm) Bàn về thơ, PGS.TS. Lê Quang Hưng viết: Khi nhà thơ thành thực đi đến tận lòng mình thì sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. Dường như thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung”. (Lê Quang Hưng, Những quan niệm những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.63) Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------------ Hết ------------------------------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ............................................................. SBD: ............................................ Cán bộ coi thi số 1 (Kí, ghi rõ họ tên): .. .. Cán bộ coi thi số 2 (Kí, ghi rõ họ tên): .. DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I Đọc hiểu 5.0 1 Biểu cảm 1.0 2 Điểm nhìn bên trong/ điểm nhìn trần thuật nội tâm 1.0 3 Lão Hạc/ Lang Rận/ Một đám cưới/ Một bữa no, . 1.5 4 – Biện pháp so sánh giữa tiếng khóc của Ninh khi mẹ mất với “người nuốt phải ngụm 1.5 gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng”, “đến lặng hẳn người đi, không còn ra tiếng nữa”. – Tác dụng: thể hiện nỗi đau đớn tột cùng khi mẹ mất. Nỗi đau được bộc lộ qua tiếng khóc “đắng”, khàn đặc “quánh vào cổ họng”, đồng thời sự mất mát khiến tinh thần Ninh bất ổn đến “lặng người” II 1 Nghị luận xã hội 5.0 1.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0.25 Mở bài: giới thiệu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề. 1.2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5 Chia sẻ của tác giả Thân Hạnh Nga đặt ra vấn đề sự cần thiết của việc “đặt câu hỏi” trong cuộc sông. 1.3. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý định hướng: a. Giải thích 0.75 – “Đặt câu hỏi”: + Nghĩa đen: “Đặt câu hỏi” là nói ra điều mình băn khoăn với mong muốn được giải đáp. – Nghĩa bóng: “Đặt câu hỏi” là nhu cầu nhận thức, khám phá, lí giải trước các vấn đề của cuộc sống. “Đặt câu hỏi” là biểu hiện của quá trình tư duy. => Chia sẻ của tác giả Thân Hạnh Nga đặt ra vấn đề sự cần thiết của việc “đặt câu hỏi” trong cuộc sông. b. Bình luận 1.5 * Việc “đặt câu hỏi” giúp con người khám phá tri thức của nhân loại. – Cuộc sống rộng lớn lại luôn biến động không ngừng với những đổi thay mà nhận thức của con người lại có hạn. Những điều ta biết là chỉ là hạt cát giữa sa mạc, việc đặt câu hỏi cho những điều chưa biết cũng chính là quá trình mở rộng tư duy, khởi đầu của hành trình thu nạp kiến thức – Đặt ra các câu hỏi là tiền đề thôi thúc ta tìm hiểu, hành động, trải nghiệm để khám phá được bản chất của cuộc sống, khám phá những qui luật và giá trị cuộc sống. – Thế giới muôn màu muôn vẻ xung quanh con người được khám phá bằng chính những câu hỏi. Lịch sử nhân loại đi lên chính nhờ những câu hỏi không ngừng, những thắc mắc dường như không có hồi kết của con người (Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh) * Việc đặt câu hỏi giúp con người còn khám phá ra chính bản thân mình. DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn – Đặt ra câu hỏi cho chính mình là cách con người tự nhận thức bản thân. Sự truy vấn ráo riết với chính bản thân mình là cơ sở để hiểu mình, hiểu người, là động lực để con người hoàn thiện bản thân, vươn tới một cuộc sống thật sự có ý nghĩa. Những câu hỏi như: Ta là ai? Sứ mệnh cuẩt giữa cuộc đời là gì? luôn là những câu hỏi phổ quát của mà mỗi con người ở mọi thời đại cần đặt ra và tìm kiếm câu trả lời. – Biết cách đặt câu hỏi giúp con người khám phá ra nhiều điều mới mẻ, xóa bỏ những định kiến của chính mình và mọi người. – Việc biết cách đặt câu hỏi là sự thể hiện của khả năng quan sát và đánh giá vấn đề tốt, biết quan tâm đến mọi người cũng như cuộc sống xung quanh mình. (Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh) *Câu hỏi chỉ có giá trị khi con người biết cách đặt câu hỏi – Không phải ai cũng biết đặt những câu hỏi thật sự có giá trị bởi có những câu hỏi hết sức ngớ ngẩn, có những câu hỏi chẳng mang lại lợi ích thiết thực nào. Những câu hỏi thể hiện trí tuệ, đặt ra những vấn đề cần thiết cho đời sống nó phải là kết quả của quá trình nung nấu, nghiền ngẫm về một vấn đề nào đó thật chín muồi. – Cần đặt câu hỏi ở mọi khía cạnh: là gì, như thế nào, tại sao, khi nào? để tìm ra bản chất vấn đề. * Bình luận, mở rộng: 0.5 – Trên thực tế, có người ngại hỏi, không dám hỏi. Đó là biểu hiện tiêu cực của việc lười tư duy, biểu hiện của sự thiếu tự tin, ngại sai, ngại bộc lộ những thiếu sót của bản thân. – Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, robot, trí tuệ nhân tạo gần như có thể đưa ra mọi câu trả lời nhanh chóng và chính xác; để phát triển, con người không chỉ cần biết trả lời mà quan trọng là biết cách đặt câu hỏi cho những vấn đề đang phát sinh, đặt câu hỏi hướng tới những vấn đề của tương lai. – Việc đặt ra những câu hỏi cần song song với nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, hành động và sáng tạo, nhằm giải quyết các vấn đề không ngừng phát sinh trong đời sống. c. Bài học nhận thức và hành động: Rút ra những bài học phù hợp. 0.5 – Tích cực rèn luyện tư duy phản biện, không ngừng đặt câu hỏi cho cho chính mình, cho người khác cũng như trước các vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, nỗ lực tìm kiếm câu trả lời. – Khuyến khích những người xung quanh đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. 1.4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5 1.5. Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 2 Nghị luận văn học 10 2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0.5 Mở bài: giới thiệu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề. 2.2. Xác định vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng cơ bản của thơ và quá trình sáng tạo 0.5 của người nghệ sĩ. 2.3. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau: DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a. Giải thích: 1.0 – Thơ: là một thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, thể hiện tâm trạng, cảm xúc thẩm mĩ của tác giả thông qua hệ thống ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu. – Thành thực đi đến tận lòng mình: những cảm xúc chân thành, mãnh liệt nhất của tâm hồn mình. – Riêng, chung: là hai trạng thái của cảm xúc trong thơ. Riêng chính là tình cảm cá nhân, sự cá thể hóa cảm xúc của thơ, còn chung là tiếng nói đồng cảm, đồng điệu với bao tâm hồn trong thơ, là sự gặp gỡ nỗi lòng của bao người. => Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng cơ bản của thơ và quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ: Thơ xuất phát từ cảm xúc riêng, thành thực nhất của người sáng tác, nhưng gặp gỡ cảm xúc của nhiều tâm hồn thơ, là của chung của nhiều thế hệ người đọc. b. Bàn luận 7.0 – Nhà thơ cần thành thực đi đến tận lòng mình: 1.5 + Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, lấy cảm xúc làm điểm tựa, bén rễ từ tình cảm chân thực của người làm thơ. + Khi sống thành thực với cảm xúc, tâm hồn nhà thơ mới thăng hoa một cách mãnh liệt nhất, nhà thơ mới có thể nói lên những điều sâu thẳm nhất của tâm hồn mình. + Cảm xúc của nhà thơ càng thành thực đến tận lòng mình thì thơ càng hay, càng tạo được sự rung cảm nơi người đọc, sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. Nếu không, thơ chỉ là sự lắp ghép ngôn từ hoa mĩ, những cảm xúc giả dối, không thể tìm được tiếng lòng đồng điệu nơi người đọc. – Thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung” + Tính riêng của thơ là cảm xúc riêng, góc nhìn riêng, cách cảm riêng của người nghệ sĩ, là yêu cầu khắt khe của thơ ca, nghệ thuật và bạn đọc. + Từ cái riêng ấy, thơ ca phải chạm được vào cái chung của nhân loại, phải trở thành tiếng lòng chung của nhiều người. + Thơ ca càng riêng, càng độc đáo càng dễ thành của chung, tức là càng được đón đợi, nhận được nhiều sự tri âm đồng điệu. + Thơ biểu hiện những cảm xúc, nỗi niềm riêng tư của người nghệ sĩ. Những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người và cuộc đời. Những sáng tác đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người. c.Chứng minh 4.5 Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận một số tác phẩm thơ tiêu biểu, mới mẻ, giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm của PGS.TS. Lê Quang Hưng: – Nhà thơ cần thành thực đi đến tận lòng mình thì sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. – Thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung”. d.Đánh giá, mở rộng 1.0 – Nhận định của Lê Quang Hưng khẳng định vai trò quan trọng của hai yếu tố: sự thành thực và nét riêng trong cảm xúc của nhà thơ trong quá trình sáng tạo. – Ý kiến đặt ra bài học quan trọng đối với người sáng tác và người tiếp nhận: DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Đối với người sáng tác: Sống thật với chính mình, có những tình cảm phong phú, cao đẹp, biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người; đồng thời phải là những nghệ sĩ ngôn từ, tạo ra được dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ. + Đối với người đọc: Biết cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những tâm tư, tình cảm, tiếng lòng mà nhà thơ gửi gắm trong mỗi vần thơ, để từ đó bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình, tri âm và đồng sáng tạo với nhà văn. 2.4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5 2.5. Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 Tổng 20 * Lưu ý khi chấm bài - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. - Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong Hướng dẫn chấm nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,... ------------------ Hết ---------------- DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 11 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (8,0 điểm) Có người nói rằng: “Ta hãy học theo cách của dòng sông nhìn thấy núi thì đi đường vòng.” Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng: “Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người.” Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên. Câu 2. (12 điểm) Nhà văn Nga Aitmatov từng khẳng định: Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. Từ những trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. -----------------HẾT--------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: . DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá bài làm một cách tổng quát. - Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong Hướng dẫn chấm) nhưng đáp ứng yêu cầu của đề văn và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. - Tổng điểm toàn bài là 20.0 điểm, điểm lẻ tính đến 0.25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1. (8.0 điểm) Câu Kiến thức cần đạt Điểm Yêu cầu về kĩ năng: 0.5 HS biết vận dụng kiến thức để viết bài nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức, sắp xếp ý một cách logic, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hành văn trôi chảy, mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải làm rõ những ý sau: - Giải thích: 1.0 + Dòng sông khi gặp núi thì đi đường vòng: con người khi gặp khó khăn, 0.25 trở ngại thì nên tìm hướng đi khác dễ dàng hơn. + Chọn lối đi chưa có dấu chân người: con người cần mạo hiểm, dũng 0.25 cảm đối đầu với thử thách. + Bằng cách nói hình ảnh hai câu nói nêu lên những bài học về lẽ sống. 0.5 Hai ý kiến nêu lên hai cách sống: một cách sống linh hoạt, khôn khéo, một cách sống dũng cảm, mạo hiểm. Câu 1 - Phân tích, chứng minh: 3.0 + Trong cuộc sống, khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi. 0.5 + Gặp khó khăn lớn, vượt quá khả năng của mình, nên tìm cách giải 1.25 quyết bằng những hướng khác nhau, thậm chí phải đi đường vòng, phải mất thêm thời gian, công sức. Nếu linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề ta vẫn gặt hái được thành công, đến được đích mình đã định. Không linh hoạt, mềm dẻo, cứ đâm đầu vào đá ta sẽ chuốc lấy thất bại. (Lấy các dẫn chứng từ cuộc sống) + Nhưng trong cuộc sống, để đến được đích mà mình đã chọn, ta cũng phải 1.25 biết mạo hiểm, dũng cảm, sáng tạo, phải tìm cho mình một lối đi riêng. Lối đi ấy có thể có những rủi ro, nhưng ta phải biết chấp nhận. Chỉ có như vậy ta mới có thể đến được đích một cách nhanh nhất, có thể biến ước mơ thành hiện thực. Nếu có thất bại đó cũng là bài học quý cho thành công tiếp theo. (Lấy các dẫn chứng từ cuộc sống). - Bàn luận, mở rộng vấn đề: 2.0 + Hai ý kiến không hề đối lập mà chỉ là những cách thức khác nhau để giúp 0.5 DeThi.edu.vn
- 25 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn chúng ta đạt được thành công trong cuộc sống. + Trong cuộc sống cần sự mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt. Tuy nhiên khôn khéo, linh hoạt phải có mức độ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và không vi 0.75 phạm pháp luật. + Cuộc sống cũng cần phải mạo hiểm, dũng cảm. Nhưng mạo hiểm, dũng cảm không có nghĩa là liều lĩnh, bất chấp mọi hiểm nguy, thấy chết mà vẫn lao 0.75 vào. - Bài học nhận thức và hành động: 1.5 + Trong cuộc sống, chúng ta phải biết linh hoạt, mềm dẻo nhưng có lúc cần 0.5 mạo hiểm, dũng cảm, sáng tạo. + Để làm được điều đó, cần phải xác định, phân tích đúng hoàn cảnh. Nếu 0.5 vận dụng linh hoạt những phẩm chất ấy trong từng hoàn cảnh cụ thể nhất định ta sẽ biến ước mơ thành hiện thực. I. Yêu cầu về kĩ năng – Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. – Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích - Nhà văn qua tác phẩm - nơi kết tinh tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, Câu 2 sẽ khơi lên ở người đọc: + “Niềm trắc ẩn”: sự đồng điệu, đồng cảm để có thể hiểu, chia sẻ, thương xót 1,5 trước nỗi đau của người khác. + "ý thức phản kháng cái ác" là khi nhà văn phô bày, lên án cái xấu, cái ác. + Sự tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, từ đó nảy sinh khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. => Ý nghĩa câu nói của Ai-ma-tốp: Vai trò của nhà văn, của tác phẩm văn học trong việc nhân đạo hóa con người. 2. Bình luận 3,0 DeThi.edu.vn