3 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 (Khối A1)

docx 4 trang thaodu 3390
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 (Khối A1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx3_de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_khoi_a1.docx

Nội dung text: 3 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 (Khối A1)

  1. ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2019 (KHỐI A1) ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu văn bản Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : Bố ơi,cái bóng cứ đi theo con! Cậu bé la lên. Nó không chịu bỏ đi. Làm sao nó bỏ đi được - Người bố giải thích. Nó là cái bóng của con mà. Dường như cậu bé chưa hài lòng với lời giải thích của bố. Cậu đã nhìn thấy cái bóng ấy hàng trăm lần, nhưng hôm nay không hiểu vì sao cậu bé lại ghét nó. Cậu quyết định chạy vòng quanh, cố thoát khỏi cái bóng. Một lúc sau, cậu bé đứng lại dưới một gốc cây to và chiếc bóng to của cái cây đã “nuốc chửng” bóng của cậu. Nó biến mất rồi bố ơi! – Cậu bé la lên thích thú. Cái cây ăn mất nó rồi! Khi cậu bé bước ra khỏi bóng cây cũng là lúc mặt trời khuất sau đám mây. Cái bóng của cậu đã biến mất. Cậu bé vui vẻ chạy lại phía bố, cười vang vì đã chiến thắng cái bóng đáng ghét và bí ẩn cứ đi theo cậu cả ngày. Quá khứ của chúng ta cũng giống như một cái bóng và có nhiều người đã e ngại chính cái bóng của mình. Bởi cái bóng là hình ảnh tối tăm, là đường viền của con người mà thiếu hẳn những chi tiết thật. Nhưng những gì mà mọi người quan tâm và chú ý đến chúng ta là phần hướng ra ánh sáng – những gì của ngày hôm nay, là bản thân của chúng ta ; chứ không phải là hình ảnh trên mặt đất – những gì của ngày hôm qua. Nếu bạn luôn nhìn thấy cái bóng của mình nghĩa là bạn đang đi sai đường. Hãy hướng về phía ánh sáng tương lai và để cái bóng quá khứ lại phía sau! Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. Câu 2 : Cậu bé đã làm cách nào để thoát khỏi cái bóng? Câu 3 : Theo anh , chị tại sao “những gì mà mọi người quan tâm và chú ý đến chúng ta là phần hướng ra ánh sáng”? Câu 4 : Anh, chị có đồng tình với quan điểm “Nếu bạn luôn nhìn thấy cái bóng của mình nghĩa là bạn đang đi sai đường.”? Vì sao ? Phần II : Làm văn Câu 1: Anh, chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề : “Hãy hướng về phía ánh sáng tương lai” Câu 2: Ánh sáng tương lai trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
  2. ĐỀ 2 : Phần I: Đọc – hiểu văn bản Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : Sức mạnh của lòng đam mê không bao giờ bị đánh giá thấp. Sức mạnh đó dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của bạn về sự thành đạt. Sức mạnh đó giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán cùa người khác. Nhiều người từng có nhưng quyết định “không giống ai” và chọn những con đường hẹp gồ ghề dài hun hút, nhưng rồi họ nhận ra mình đang đứng trên đỉnh vinh quang của cuộc sống mà trước đây không ai nghĩ rằng họ làm được. Bạn có thể đưa ra những quyết định tối ưu và lý trí nhất, nhưng tổng của các quyết định đó không phải lúc nào cũng cho ra một kết quả hợp lí nhất. Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lòng đam mê. Vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tại Mỹ có sự bùng nổ số lượng sinh viên theo học các trường luật. Xu hướng này sau đó chuyển sang Học viện kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (AICPA - American Institue of Certified Public Accountants), sau đó là du học tại chỗ thay vì phải ra nước ngoài. Các trường đại học khoa học, nha hay y dược lúc đó vẫn là các chủ đề được nói đến nhiều nhất, trong khi các trường nghệ thuật thì ngược lại. Tôi không có ý đánh giá thấp nghề nghiệp nào cả, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh cảm giác trống rỗng mà cuối cùng bạn sẽ phải đối diện, nếu bạn chọn nghề nghiệp tương lai không dựa vào niêm đam mê mà dựa vào danh tiếng bề ngoài hay sự ổn định của khoản thu nhập về sự hứa hẹn về những phúc lợi hấp dẫn. Cuộc đời bạn phải được dẫn dắt bởi tương lai, ước mơ và niềm đam mê của bạn. Từ “đam mê” trong tiếng Anh - passion – bắt nguồn từ một từ Latin cổ “passio”, có nghĩa là “đau đớn”. Quả là không thể chính xác hơn! Đam mê là một tên gọi khác của nỗi đau. Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện. (Rando Kim, Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 2: Theo tác giả sức mạnh của lòng đam mê đem lại cho chúng ta những gì ? Câu 3 : Theo anh chị tại sao sức mạnh của lòng đam mê không bao giờ bị đánh giá thấp? Câu 4 : Anh , chị có đồng tình với quan điểm “Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh của lòng đam mê.”? Vì sao ? Phần II: Làm văn. Câu 1: Anh, chị nghĩ như thế nào về quan điểm : “Đam mê là một tên gọi khác của nỗi đau” Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý kiến của mình. Câu 2: Có ý kiến cho rằng : “ Bức ảnh trắng đen năm ấy của Phùng được tạo nên bởi hai yếu tố đam mê và nỗi đau”. Anh , chị nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? Bằng việc hiểu biết về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  3. ĐỀ 3 Phần I : Đọc- hiểu văn bản Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Có rất rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt đã được nên lên, bàn luận và mổ xẻ trong suốt hơn một thế kỷ qua, chẳng hạn như: ấu trĩ, dối trá, đố kỵ, lười biếng Có thể có nhiểu cách để triệt tiêu cái xấu nhưng cách tốt nhất và bền vững nhất là hướng về văn minh, hiểu về văn minh và biết cách hình thành nên một xã hội văn minh. Bởi lẽ, nghĩ về cái tốt, hình thành cái tốt và luôn hướng về nó là cách hữu hiệu nhất để triệt tiêu cái xấu. Fukuzawa Yukichi - nhà khai minh vĩ đại của Nhật Bản thời Duy Tân Minh Trị, người đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nền móng cho sự thịnh vượng và văn minh của nước Nhật sau này - cho rằng một xã hội chỉ được xem là văn minh khi đạt được cả tiện ích vật chất lẫn sự phong phú trong đời sống tinh thần con người. Nhưng cái tạo ra tiện ích vật chất và đời sống tinh thần của con người lại chính là trí tuệ và đạo đức. Vậy thế nào là đạo đức và thế nào là trí tuệ? Trước hết, ta thử tìm hiểu về khái niệm “đạo đức”. Có thể nói đạo đức vừa là “chân thắng” ngăn chặn hành động của ta và cũng là “chân ga” thôi thúc ta hành động. Thứ ngăn ta lại là thứ làm cho ta sợ hãi và thứ thôi thúc ta hành động là thứ làm cho ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Và đây chính là hai thứ chi phối hành vi của con người ta nhiều nhất và mạnh mẽ nhất. Vậy người ta sợ hãi cái gì và người ta hạnh phúc vì điều gì? Đối với một người có đạo đức, họ cũng sợ sự trừng phạt của nhà nước nếu làm trái pháp luật và sợ điều tiếng của xã hội nếu làm gì trái đạo lý. Nhưng đó không phải là điều đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất đối với một người có đạo đức là sự giày vò bản thân khi mình làm những chuyện đi ngược lại lương tâm của chính mình, phản bội lại lẽ sống và nguyên tắc sống mà mình muốn theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Như vậy, đối với người có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” và “tòa án dư luận”. Họ thường đối diện với lương tâm và phẩm giá của bản thân, đối diện với con người bên trong của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Khi được lương tâm dẫn dắt, con người sẽ trở nên hướng thiện và hướng thượng hơn. Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai, ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu, việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người. Chẳng hạn, một người có đạo đức khi vào làm cho một công ty mà ai cũng chăm chỉ thì họ cũng chăm chỉ, nhưng nếu làm ở một nơi mà ở đó ai cũng làm biếng thì họ vẫn cứ làm việc hết mình, vì con người của họ vốn dĩ là như thế. Họ làm vậy vì phẩm giá của họ và vì lương tâm chức nghiệp của họ. Ngược lại, nếu không được sống đúng với con người của mình, với sự tự trọng, họ sẽ xin nghỉ việc và tìm một nơi khác, chứ không chấp nhận sự thỏa hiệp đến mức phản bội chính mình để rồi mình không còn là mình nữa (Trích “Từ tật xấu của người Việt nghĩ về xã hội văn minh-Báo tuổi trẻ- Giản Tư Trung) Câu 1: Theo tác giả, người Việt có những thói xấu nào và làm cách nào để triệt tiêu thói xấu ấy? Câu 2:Tác giả quan niệm thế nào là đạo đức? Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về “tòa án lương tâm”, “tòa án nhà nước”và “tòa án dư luận”?
  4. Câu 4: Theo anh, chị có phải “một xã hội chỉ được xem là văn minh khi đạt được cả tiện ích vật chất lẫn sự phong phú trong đời sống tinh thần con người”? Vì sao? Phần II :Làm văn Câu 1: Anh, chị nghĩ như thế nào về ý kiến sau: “cái tạo ra tiện ích vật chất và đời sống tinh thần của con người lại chính là trí tuệ và đạo đức.” Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân, anh chị hãy viết một đoạn văn 200 chữ bày tỏ ý kiến của mình. Câu 2: Cho hai đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Tây tiến- Quang Dũng) “Nhớ gì như nhớ người yêu, Chày đêm nện cối đều đều suối xa.” (Việt Bắc- Tố Hữu) Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của hai khổ thơ.