3 Đề tham khảo thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

doc 4 trang thaodu 4040
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề tham khảo thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc3_de_tham_khao_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: 3 Đề tham khảo thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. Đề 1 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi: “Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” (Ngữ văn 9, tập một) 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính cuả đoạn văn trên là gì? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Ngữ liệu 2 Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) 3. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? 4. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? Phần 2: Làm văn Câu 1. Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Dựa vào nội dung ngữ liệu 1, phần đọc – hiểu. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đề 2. Hãy viết về ước mơ tuổi học trò. Câu 2. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
  2. Đề 2 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi: Cho đoạn văn sau: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại , như câu chuyện về một vị tiên , một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ , với những đồ đạc rất mộc mạc giản dị đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị , với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn đậm dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.” 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định nội dung đoạn trích? Ngữ liệu 2 Cho đoạn văn sau: “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. ( Nguyễn Đình Thi - Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009) 3. Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn. 4. Xác định câu ghép trong đoạn văn trên và chỉ ra thành phần câu. Phần 2: Làm văn Câu 1. Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng: 1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “ Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”. 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được. Câu 2. Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
  3. Đề 3 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? Hoàn cảnh đó có mối quan hệ gì tới mạch cảm xúc và chủ đề của bài thơ ? 3. Nêu nội dung chính của khổ thơ? 4. Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng rất hiệu quả một biện pháp tu từ. Em hãy chỉ ra phép tu từ đó và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? Ngữ liệu 2 Cho câu văn sau: Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp). Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu văn trên. 6. Các câu trong đoạn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Phần 2: Làm văn Câu 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Vụ tai nạn tại Gia Lâm (Hà Nội) ngày 29/ 02/ 2016 chắc vẫn ám ảnh lâu dài với nhiều người, bởi sự xót xa đau đớn tận cùng về cái chết oan uổng của 3 sinh linh vô tội. Nhưng, một nỗi xót xa khác cũng đang khiến nhiều người trăn trở, đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người. Nỗi đau sau vụ tai nạn thảm khốc, kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng xảy ra ở Gia Lâm ngày hôm qua vẫn cứa vào tâm can gia đình nạn nhân và những người ở lại. Người ta thấy sự bàng hoàng, thất thần hoảng loạn chưa dứt trong đôi mắt, trên gương mặt của người mẹ mất con, người con mất cha, người chồng mất vợ. Cái chết của những người thân yêu đến trong một tích tắc, đầy oan uổng và đau đớn. Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người. Cháu bé không còn nguyên vẹn hình hài, thoi thóp thở những giây cuối cùng của cuộc sống trên đôi tay cô giáo. Và cô giáo ấy, trong nỗ lực bằng mọi giá cứu học trò nhỏ bé bỏng, đã phải bất lực nhìn những chiếc xe cố chen khỏi đám đông, thậm chí cả khi cửa xe mở rồi, cô bé được bế lên, tài xế vẫn nhấn ga, cuống cuồng bỏ đi, bỏ lại cô bé bơ vơ giữa lòng đường.( ) (Nguồn Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu nói sau: Đã uống rượu bia thì không lái xe. Câu 2. Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.