3 Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9

pdf 9 trang thaodu 4890
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf3_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9

  1. ĐỀ SỐ 1 Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Môn thi: Hóa học 9. Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1.(5,0 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học để hoàn thành chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): Al NaAlOAl(OH)AlClAl(NO⎯⎯→⎯⎯→⎯⎯→⎯⎯→⎯⎯→(1)(2)(3)(4)(5) )Al 2333 3 (6)(7)(8) Al ⎯⎯→⎯⎯→⎯⎯→Al2323 OOFe(OH) 2. Chọn các chất X, X1, X2, Y, Y1,Y2 thích hợp và hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau: t0 X ⎯⎯→ X1 + CO2 ; X1 + H2O → X2 ; X2 + Y → X + Y1 + H2O ; X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O. 3. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho: a. Khí clo vào dung dịch NaOH loãng dư; b. Khí clo vào dung dịch FeSO4 dư. Câu 2.(4,5 điểm) 1. Nhiệt phân 12,95 gam một muối hidrocacbonat của kim loại R (có hóa trị không đổi trong các hợp chất) đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A, hỗn hợp B gồm khí và hơi. Hấp thụ hoàn toàn B vào bình đựng dung dịch chứa 0,07 mol Ca(OH)2, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 5,3 gam và đồng thời có 4 gam kết tủa. a. Xác định công thức muối hidrocacbonat b. Cho toàn bộ chất rắn A ở trên vào 100ml dung dịch H2SO4 0,2M (có khối lượng riêng d =1,2 g/ml). Tính nồng độ % dung dịch thu được. 2. Trộn lẫn 400ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M với 200ml dung dịch HCl aM được dung dịch (A). Cho 0,24 mol Ba(OH)2 vào dung dịch (A), lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 30 gam chất rắn. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra (dưới dạng phân tử). b. Tính giá trị của a. Câu 3: (3,5 điểm) 1. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X.Hình vẽ minh họa cho thí nghiệm nào sau đây? (1) Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với MnO2 thu được khí clo. (2) Đun nóng hỗn hợp rắn gồm CH3COONa, NaOH và CaO thu được khí metan. 0 (3) Đun nóng hỗn hợp gồm rượu etylic và H2SO4 đặc ở 170 C thu được khí etilen. (4) Đun nóng đá vôi ở 10000C thu được khí cacbonic. Hãy xác định đúng thí nghiệm và viết phương trình hóa học để minh họa cho thí nghiệm đó.
  2. 2. X là một hidrocacbon có công thức thực nghiệm (C2H5)n a) Lập luận và xác định công thức phân tử của X. b) X tác dụng với clo (ánh sáng) thì thu được tối đa 3 sản phẩm hữu cơ (A, B, C) đều chứa 2 nguyên tử clo trong phân tử. Xác định công thức cấu tạo đúng của X và 3 sản phẩm A, B, C. 3.Trình bày phương pháp thu lấy CH4 tinh khiết từ hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H2, CO2, C2H4, SO2. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Câu 4: (3,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở Y; một rượu (ancol) no, đơn chức, mạch hở Z và este T tạo bởi axit Y và ancol Z, thu được 0,185 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol NaOH thu được b gam ancol. Đốt cháy hoàn toàn b gam ancol trên thu được 0,125 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Tìm công thức phân tử của Y, Z. Tính a. Biết các phản ứng đều có hiệu suất 100%. Câu 5 . (3,5 điểm) Cho khí CO qua 70,25 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và một oxit của kim loại R (R có hóa trị không đổi), nung nóng thu được 3,36 lít (đktc) khí CO2 và hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, oxit của R. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 750ml dung dịch H2SO4 1M thu được 1,12 lít (đktc) khí H2 và hỗn hợp Z. Thêm tiếp dung dịch NaOH từ từ cho tới dư vào hỗn hợp Z, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa T. Lọc kết tủa T để ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 101,05 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit kim loại R. KEY
  3. ĐỀ SỐ 2 Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Môn thi: Hóa học 9. Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: ( 2,0 điểm) Từ NaCl, CaCO3, H2O, không khí và các điều kiện cần thiết khác, viết phương trình phản ứng điều chế: NH3, Na2CO3, NaOH, nước javen, nước clorua vôi. Câu 2: ( 2,5 điểm) 1. Có 3 lọ đựng hỗn hợp Fe + FeO, Fe + Fe2O3, FeO + Fe2O3.Hãy nhận biết hỗn hợp các chất trong các lọ trên. 2. Trong các hang động như động Hương Tích( Chùa Hương), động Phong Nha( Quảng Bình) .lại có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp? Giải thích vì sao? Câu 3: ( 2,0 điểm) 1. Có dung dịch chứa a mol NaAlO2, thêm vào dung dịch đó b hoặc 2b mol HCl đều thu được lượng kết tủa như nhau. Tính tỉ lệ a/b. 2. Viết lại công thức phân tử của các chất có thành phần cho dưới đây và gọi tên. NaC2H4O, N2H8CO3, H2P2O8Ca, C2H2O6Ba Câu 4: ( 1,5 điểm) Phản ứng crăckinh ở dạng tổng quát được viết như sau: CnH2n + 2 crăckinh CnH2a + 2 + Cb H2b trong đó a + b = n Dựa vào phản ứng tổng quát, hãy viết các phương trình hóa học sau: crăckinh C10H22 C6 H12 + ? crăckinh C11H24 C5 H10 + ? crăckinh C15 H32 C6H14 + ? Câu 5: ( 3,5 điểm) 1, Xác định A1,A2, A3 , A4 và viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau với đầy đủ điều kiện( mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình phản ứng) A1→ A2→ A3 → A4→ A2 → A5→ A6→ A2 ( Cho biết A1 là thành phần chính của quặng pirit sắt) 2, Dùng phản ứng hóa học nào thì có thể loại A5 ra khỏi hỗn hợp A2, A5 và loại HCl ra khỏi hỗn hợp A2, HCl Câu 6: ( 3,5 điểm) : A là hỗn hợp hai oxit của hai kim loại. Cho CO dư đi qua 1,965 gam A nung nóng, sau phản ứng thu được chất rắn A1 và khí A2. Dẫn A2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 2,955 gam kết tủa. Cho A1 phản ứng với dung dịch H2SO4 10%, sau phản ứng (không có khí thoát ra), thu được dung dịch A3 chỉ chứa một chất tan có nồng độ 11,243% và còn lại 0,96 gam một chất rắn không phản ứng. 1. Xác định các chất trong A. 2. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong A. Câu 7: ( 4,0 điểm):
  4. 1. Trộn 1/3 lít dung dịch HCl thứ nhất(dd A) với 2/3 lít dd HCl thứ 2 (dd B) thu được 1 lít dd mới. Lấy 1/10 dd C cho tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 8,61 gam kết tủa. a. Tính nồng độ mol của dd C b. Tính nồng độ mol của dd A, dd B ( Biết CM dd A lớn gấp 4 lần CM dd B) 2.X là 1 hợp chất hữu cơ. Trong X tỉ lệ khối lượng của O so với các nguyên tố còn lại là 4: 7. Đốt cháy hoàn toàn X chỉ thu được CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol à 1: 1. Tổng số mol các chất tham gia phản ứng cháy tỉ lệ với tổng số mol các sản phẩm là 3:4. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ X. Câu 8: ( 1,0 điểm). Cho m gam hỗn hợp gồm Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400ml dd HCl 1M thu được 24,1 gam muối khan. Hãy tính m. Biết Ba = 137, H = 1, Cl= 35,5, C = 12, O = 16, S = 32, Mg = 24, Cu = 64,Na = 23) Hết KEY
  5. ĐỀ SỐ 3 Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Môn thi: Hóa học 9. Thời gian làm bài: 150 phút Câu I (5,0 điểm) 1. Viết phương trình thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có). + NaOH + NaOH X1 ⎯⎯ → X2 ⎯⎯ → X3 X4 X5 ⎯ ⎯ ⎯ → X6 ⎯ ⎯ ⎯ → X7 ⎯⎯ → X8 X1 Biết X1 là hiđrocacbon nhẹ nhất, X4 là hợp chất hữu cơ làm quỳ tính chuyển thành màu đỏ, từ X5 đến X8 là các hợp chất vô cơ. 2. Từ hỗn hợp gồm BaCO3, MgCO3, K2CO3. Trình bày phương pháp để điều chế được mỗi kim loại (các chất phải dùng dư và khối lượng các kim loại không đổi so với trong hỗn hợp). Viết các phương trình hóa học xảy ra. 3. Chỉ được dùng thêm tối đa hai thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch sau: axit sufuric, axit clohiđric, rượu etylic, axit axetic. Câu II (5,0 điểm) 1. Dẫn lượng H2 dư đi qua ống đựng 11,04 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,8 gam chất rắn. Mặt khác để hòa tan hết 0,15 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 225 ml dung dich HCl 2M a) Viết các phương trình hóa học xảy ra b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. 2. Dẫn từ từ V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm NaOH1M và Ba(OH)2 0,75M thu được x gam kết tủa. Tính V để x đạt giá trị lớn nhất. 3. Khử hoàn toàn 5,8 gam một oxit kim loại bằng khí CO. Hấp thụ hết sản phẩm khí thoát ra vào nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Mặt khác, hoà tan hết kim loại sinh ra bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được 2,52 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định công thức hóa học của oxit. Câu III (5,0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm CO2 và hiđrocacbon A (CnH2n+2). Trộn 6,72 lít hỗn hợp khí X với lượng oxi dư rồi đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Sau khi các chất được hấp thụ hết thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam và trong bình 2 có 98,5 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của A và tính thành phần phần trăm về thể tích và về khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Các thể tích đo ở đktc. 2. Hỗn hợp khí A gồm axetilen và hiđro có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Cho V lít A (đktc) đi qua Ni nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí B gồm 4 chất. Dẫn hỗn hợp khí B từ từ qua dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 5,4 gam và thoát ra hỗn hợp khí D. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí D thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 10,8 gam H2O. Tính V. 3. Hợp chất hữu cơ A (gồm C, H, O) có tỉ khối hơi so với khí hiđro là 23. Hợp chất A có thể là những chất nào? Trong các chất đó chất nào tác dụng được với Na? Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH? Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu IV (5,0 điểm) 1. A là dung dịch H2SO4 có nồng độ x mol/l, B là dung dịch KOH có nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch C. Trung hòa 100 ml dung dịch C cần dùng 40 ml dung dịch HCl 2M.
  6. Mặt khác, trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch D. 100 ml dung dịch D phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Tính giá trị x, y. 2. Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 400 ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau phản ứng kết thúc thu được 31,2 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z. Lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 8 gam chất rắn. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X và nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu. b) Cho 31,2 gam chất rắn Y ở trên vào dung dịch chứa 0,6 mol FeCl3. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. HẾT KEY
  7. ĐỀ SỐ 4 Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Môn thi: Hóa học 9. Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (5.5điểm): 1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi sốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu được khí G và kết tủa M; cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng với dung dịch NaOH. 2. Xác định các chất A, B, C, D, E, F và hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: C Biết rằng A là thành phần chính +NaOH +E của đá phấn; B là khí không duy o A ⎯⎯t → B +NaOH +HCl A trì sự sống và sự cháy + NaOH D +F Câu 2 (2 điểm): Hãy giải thích và chứng minh bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư. Câu 3: (3,0 điểm): Hòa tan oxít MxOy bằng dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,2%. Hãy tìm công thức phân tử oxít. Câu 4: (4,0 điểm): Cho 4,58g hỗn hợp Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Hãy cho biết dung dịch CuSO4 dư hay hỗn hợp kim loại dư? Câu 5: ( 5,5điểm) Hoà tan hỗn hợp A thu được từ sự nung bột Al và S bằng dung dịch HCl lấy dư thấy còn lại 0,04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí thoát ra ở (đktc). Cho toàn bộ khí đó đi qua dung dịch Pb(NO3)2 lấy dư, sau phản ứng thu được 7,17 gam kết tủa màu đen. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của Al và S ban đầu. Cho : Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; H = 1; Pb = 207. N = 14; O = 16; Ag = 108; K = 39; C = 12 Hết
  8. ĐỀ SỐ 5 Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Môn thi: Hóa học 9. Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4 điểm): 1.Có 3 cốc đựng các chất: Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3 Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4 Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4 Chỉ được dùng thêm 2 thuốc thử để nhận biết ra từng cốc? Viết phương trình phản ứng. 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeS + HCl khí A + . KClO3 + HCl khí B + . NaHCO3 + HCl khí C + . C©u 2 (4,5 ®iÓm): 1- Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là Ca(HCO3)2. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi: - Nung nóng A và B. - Hòa tan A và B bằng dung dịch H2SO4 loãng. - Cho CO2 qua dung dịch A và dung dịch B. - Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A và dung dịch B. - Cho A và B vào dung dịch BaCl2. 2- Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein ( với các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). C©u 3 (5,0 ®iÓm) Hỗn hợp A gồm hai kim loại Na và Al. 1) Hòa tan A vào nước dư: n a) Xác định tỉ lệ số mol Na để hỗn hợp A tan hết? nAl b) Nếu khối lượng A là 16,9 gam cho tan hết trong lượng nước dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong A? 2) Cho 16,9 gam hỗn hợp A như trên vào 2 lít dung dịch HCl 0,75M, phản ứng xong thu được dung dịch X. Cho 2 lít dung dịch KOH vào X kết thúc các phản ứng thì thu được 7,8 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch KOH đã dùng? C©u 4: (3,5 ®iÓm) 1- Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 20% (lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng). Dung dịch thu được có nồng độ của muối tạo thành là 23,68%. Xác định kim loại M? 2- Nêu phương pháp tách hai muối FeCl2 và CuCl2 ra khỏi hỗn hợp của chúng mà khối lượng không thay đổi. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có)? C©u 5: (3 ®iÓm)
  9. Cho một dung dịch có chứa 0,2mol CuCl2 tác dụng với dung dịch có chứa 20gam NaOH được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch axit HCl thu được dung dịch D. Điện phân dung dịch D thu được chất khí E. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính khối lượng của chất rắn C? c. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch B? Hết KEY