3 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thủy

docx 8 trang thaodu 4620
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_1_nam_hoc_2019_202.docx

Nội dung text: 3 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thủy

  1. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 1 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (6,0 điểm) Trong truyện Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê có viết: "(1) Quen rồi. (2) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu trình có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cắt lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu." 1. Từ “tôi” trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó làm công việc gì? Tính chất của công việc đó như thế nào? (1,0 điểm). 2. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. (1,0 điểm) 3. Theo em câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần" có hàm ý gì? (0,5 điểm) 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng phép thế để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất (được bộc lộ trong đoạn trích trên) của nhân vật “tôi”. Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép thế. (3,5 điểm) Phần II (4,0 điểm) 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. (1,0 điểm). 2. Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có đoạn: Ta là con chim hót Ta là một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo Dục, tr. 55) Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng của khổ thơ em vừa chép ở câu 1 với đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
  2. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 3. Từ tình cảm biết ơn của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác khi ông vào lăng viếng Người, em suy nghĩ gì về lòng biết ơn trong xã hội ta ngày nay? Hãy trình bày ý kiến bằng đoạn văn có độ dài 2/3 trang giấy thi. (2,0 điểm)
  3. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 2 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I (5,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Trang cổ tròn vành vạnh để chỉ người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 156) 1.- Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ sau: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. 2. Em hãy giải thích tại sao trong suốt bài thơ, tác giả đùng hình ảnh “vầng trăng”, “trăng", nhưng đến hai dòng thơ cuối, tác giả lại dùng ánh trăng”? 3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về phút “giật mình" của nhân vật “ta” trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu có thành phần phụ chủ). Phần II (5,0 điểm): Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". 1, Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào? 2. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào? 3. Theo em, điều gì đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ? 4. Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi ”.
  4. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 3 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I ( 5.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới: " Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. ( ) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém." (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015) a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích. b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào? c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào? Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích. d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay. PHẦN II (5.0 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, trang 55-56, Nxb Giáo dục 2017) Câu 1 (1 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và nêu ý nghĩa nhan đề của bàithơ. Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên và xác định rõ từ ngữ thể hiện chúng. Câu 3 (0.5 điểm): Kể tên một văn bản cũng viết về đề tài mùa xuân mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và nêu rõ tên tác giả của văn bản đó. Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng mười hai câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân xứ Huế trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và phép thế dùng để liên kết. (Gạch chân, chú thích)
  5. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 4 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (7,0 điểm) Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng 1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó. 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào ? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ? 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngỡ”. 4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán). Phần II (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người. Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua" (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.
  6. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào? 3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình ? Hết
  7. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 ĐỀ 5 KỲ THI THỬ LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014). 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy. 2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó. 3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật? 4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm. Phần II (5,0 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. – Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: – Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
  8. GV: Nguyễn Thủy - 0983849265 (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014). 1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? 2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp)