32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án)
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
32_de_thi_hsg_cap_huyen_mon_van_9_co_dap_an.docx
Nội dung text: 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án)
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn phân tích tác phẩm ấy để làm nổi bật được các ý: +Tác phẩm ra đời là nhờ nhà thơ tắm mình trong hiện thực cuộc sống 3,0 muôn màu muôn vẻ (d/c- phân tích) +Ngoài ra, tác phẩm còn được tạo dựng thành công nhờ tài năng của người 2,0 nghệ sỹ (Trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, kết cấu, hình tượng ..) * Đánh giá: 1,5 +Quan niệm như một tuyên ngôn, điều chỉnh cách nhìn phiến diện: Hoặc quá coi trọng chủ thể sáng tạo (nhà thơ) hoặc lại quá coi trọng hiện thực cuộc sống mà coi thường vai trò người viết +Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Rèn luyện tài năng, trải nghiệm cuộc sống; chia sẻ, cảm thông thì thơ mới đến được với vạn tấm lòng 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và liên hệ bản thân. 1,0 *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới mẻ, sâu 0,25 sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2021-2022 Môn: Ngữ văn - lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG I Câu 1. (8.0 điểm) Khi bàn về vai trò của niềm tin trong cuộc sống, Louisa May Alcott - nhà văn Mỹ - cho rằng: "Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin" . Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2. (12.0 điểm) Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bằng Việt, Bếp lửa) Cảm nhận của em về vẻ đẹp “kì lạ và thiêng liêng” của hình ảnh bếp lửa và nêu ý nghĩa triết lý thầm kín mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ. --------- HẾT --------- DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐIỂM Khi bàn về vai trò của niềm tin trong cuộc sống, Louisa May Alcott - nhà văn Mỹ - cho rằng: "Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin". Suy nghĩ của em về ý kiến trên. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; hạn chế đến mức thấp nhất lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các định hướng chính sau: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của niềm tin trong cuộc 1.0 sống. - Giải thích: + Ý kiến của Louisa May Alcott nhằm khẳng định vai trò của niềm tin trong cuộc đời của mỗi người. Nếu chúng ta biết giữ vững niềm tin thì có được sức mạnh để theo đuổi giấc mơ và biến ước mơ trở thành hiện thực. 2.0 + Niềm tin được ví như một động lực để giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Niềm tin vào bản thân là sự ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đánh giá được vị trí vai trò của mình trong cuộc Câu 1 sống. (8.0 điểm) - Vai trò của niềm tin trong cuộc sống: Niềm tin vào bản thân tạo động lực giúp con người theo đuổi cuộc đời riêng, thêu dệt ước mơ riêng; nhờ có niềm tin, sự nỗ lực và sáng tạo của con người được kích thích, khai mở làm nên thành quả. + Là năng lượng tiếp sức cho chúng ta trên con đường chạm tới ước mơ, hoàn thành lý tưởng của cuộc đời. + Niềm tin không chỉ là động lực bên trong tâm hồn mỗi cá nhân, mà niềm tin còn là cơ sở để gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, bởi chỉ có tin tưởng, mới có thể sẻ chia, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. 4.0 + Đối với mỗi cá nhân, trước hết quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, tạo cho mình những sự tự tin nhất định; tránh tâm lý e ngại, sợ hãi, tự ti trong tâm hồn. Đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đặt niềm tin vào những người khác để thấy cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn. * Hậu quả của việc không có niềm tin trong cuộc sống: + Thiếu niềm tin vào bản thân thì khó có thể thành công, vì thiếu nguồn động lực, sự kiên trì. + Trong các mối quan hệ xã hội, việc thiếu niềm tin lẫn nhau khiến các mối quan hệ trở nên nhạt nhẽo, tràn đầy sự nghi kỵ, khó gắn bó, đoàn kết và chia sẻ. - Khẳng định giá trị của niềm tin trong cuộc sống: niềm tin là một giá trị tinh 1.0 thần cốt lõi và cực kỳ cần thiết cho cuộc đời của mỗi con người. Câu 2 (...) Cảm nhận của em về vẻ đẹp “kì lạ và thiêng liêng” của hình ảnh bếp (12.0 điểm) lửa và nêu ý nghĩa triết lý thầm kín mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ. DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; hạn chế đến mức thấp nhất lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản của vấn đề. Dưới đây là những định hướng chính: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp “kì lạ và thiêng liêng” của 2.0 hình ảnh bếp lửa; ý nghĩa triết lý thầm kín mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ. - Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp “kì lạ và thiêng liêng” của hình ảnh bếp lửa (hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng). + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ. + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ”. 5.0 + Bếp lửa được nhóm lên không phải bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. + Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn. - Ý nghĩa triết lý thầm kín mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ. + Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”; 3.0 + Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và nêu ấn tượng của bản 2.0 thân. Lưu ý: - Giáo viên cần cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. . DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2021-2022 Môn: Ngữ văn - lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG II Câu 1. (8.0 điểm) Có người cho rằng: “ Gia đình không chỉ là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Gia đình không chỉ là nơi có những người thân yêu. Gia đình còn là nơi chúng ta được yêu thương, được chở che; được phép vấp ngã mà luôn nhận những lời chỉ bảo và động viên. Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa bình yên, vững chắc cho bất cứ ai trong số chúng ta”. Viết bài văn nghị luận bàn về giá trị của gia đình và vai trò của gia đình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Câu 2. (12.0 điểm) Nhận định về giá trị nghệ thuật truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả Sách Giáo viên Ngữ văn 9, tập 1 viết: “Truyện thành công nổi bật ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý; ở ngòi bút miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. --------- HẾT --------- DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐIỂM ( ) Viết bài văn nghị luận bàn về giá trị của gia đình và vai trò của gia đình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hạn chế đến mức thấp nhất lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các định hướng chính sau: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giá trị của gia đình và vai trò của 1.0 gia đình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. - Giá trị của gia đình: + Giải thích khái niệm gia đình: là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. + Gia đình là “tổ ấm”, nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên; nơi có những Câu 1 4.0 (8.0 điểm) người thân yêu; là “chỗ dựa bình yên, vững chắc”, nơi chúng ta được yêu thương, được chở che, được phép vấp ngã mà luôn nhận những lời chỉ bảo và động viên. Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống. + Gia đình có tác động rất lớn đến việc xây dựng xã hội; là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài. - Vai trò của gia đình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. + Trên một phương diện nào đó, dịch bệnh cũng là cơ hội để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng liêng, có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái...tạo điều kiện gắn kết các thành viên trong gia đình (các thành viên trong gia đình có điều kiện gắn bó, thông cảm, chia sẻ với nhau 2.0 nhiều hơn; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn, con cái hiểu thêm về công việc của cha mẹ; mỗi người dường như có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình). + Chính sự yêu thương, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình đã trở thành nguồn sức mạnh to lớn, góp phần không nhỏ trong công cuộc phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid -19. - Khẳng định giá trị của gia đình và nêu trách nhiệm của bản thân đối với gia 1.0 đình, nhất là trong thời gian ở nhà chống dịch. ( ) “Truyện thành công nổi bật ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý; ở ngòi bút miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên và theo em . 1.Yêu cầu về kĩ năng: Câu 2 Bài làm biết vận dụng phương pháp làm văn nghị luận văn học để nghị luận về (12.0 điểm) một tác phẩm truyện; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hạn chế đến mức thấp nhất lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giá trị nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc 2.0 lược ngà’ (Nguyễn Quang Sáng) Phân tích để làm sáng tỏ nhận định: - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý. + Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. + Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao 4.0 món quà ấy cho con gái. * Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh. - Ngòi bút miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em. + Nhân vật bé Thu: Phân tích diễn biến tâm lý (thông qua thái độ và hành động) của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha để thấy được bé Thu là cô bé giàu tình cảm, sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cững cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ rất hồn nhiên và ngây thơ. + Nhân vật ông Sáu: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông ông Sáu trong 4.0 những ngày ông về thăm quê và những ngày ở căn cứ để thấy được tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con. Điều đó đã bộc lộ thêm một nét đẹp của người chiến sĩ cách mạng (uy nghiêm trên chiến trường nhưng rất tình cảm đối với con và gia đình). * Nhà văn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của nhân vật trẻ em rất tinh tế. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm, tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người và tình người. - Khẳng định giá trị nghệ thuật của truyện ngắn và tài năng của nhà văn 2.0 Nguyễn Quang Sáng. Lưu ý: - Giáo viên cần cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; ; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (8 điểm) Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương. (Phương ngôn Bun-ga-ri) Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu phương ngôn trên trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang ra sức phòng chống đại dịch COVID-19. (Bài viết không quá 02 trang giấy thi) Câu 2: (12 điểm) Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. (Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập hai) Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I. Yêu cầu về kỹ năng HS biết cách xây dựng một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng 0.75 đạo lí. Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. II. Yêu cầu về nội dung kiến thức: Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Hoa hồng: Biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần của con người (niềm vui, niềm hạnh phúc ) 2.0 - Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến cho họ niềm vui, hạnh phúc, tay ta còn vương mãi mùi hương, niềm vui không mất đi mà còn đọng mãi trong ta. Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp thì tự bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc. 2. Phân tích, bàn luận - Khẳng định sự đúng đắn của câu phương ngôn: + Thông thường chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc thì 1.0 Câu 1 trước hết mình phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Khi mang lại cho người khác niềm vui thì mình cũng sẽ hạnh phúc. + Sự thật là, khi ta tìm cách mang lại niềm vui cho người khác thì 1.0 niềm vui mà ta cảm nhận được đã tự nhân đôi. Dẫn chứng thực tế khi cả đất nước đang gồng mình phòng chống 1.5 đại dịch Covid-19: tiêu biểu là các y bác sỹ tuyến đầu, bộ đội, công an; toàn thể nhân dân đồng lòng, chung sức bằng những việc làm cụ thể: ủng hộ tiền, phát gạo, phát khẩu trang miễn phí và còn nhiều nghĩa cử cao đẹp khác - Sự chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với mọi người chính là biểu hiện 0.5 của ứng xử văn hoá đẹp, một tinh thần vì cộng đồng. - Phê phán những người chỉ lo vun vén hạnh phúc cho bản thân mà 0.5 quên đi những người xung quanh mình. 3. Liên hệ và bài học rút ra cho bản thân 0.75 Lưu ý: Thí sinh có thể có quan điểm, cách lập luận, trình bày khác nhau, giám khảo có thể tùy theo bài viết để đánh giá cho điểm hợp lí. I. Yêu cầu về kỹ năng - HS làm được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một nhận định, xác định đúng luận điểm, có khả năng phân tích, bình luận. 1.0 - Trình bày bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc, ít mắc lỗi. II. Yêu cầu về kiến thức 1.0 DeThi.edu.vn
- 32 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1. Mở bài Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung cơ bản của bài thơ Bếp lửa: Bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu nặng. 2. Thân bài: * Khái quát 1.5 - Giải thích nhận định: + Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tức là khẳng Câu 2 định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững. + Nhận định đã khái quát hai vấn đề: quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; chức năng giáo dục và thẩm mĩ của văn chương đối với con người. - Hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ. - Khẳng định: Bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình (tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi con người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh. * Phân tích, chứng minh - Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia 3.0 đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: + Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà. (dẫn chứng) + Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm. (dẫn chứng) + Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. (dẫn chứng) + Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía cuộc đời bà vất vả, gian khổ, tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng. (dẫn chứng) + Cháu tâm nguyện: luôn trân trọng, nhớ bà, biết ơn bà (dẫn chứng) + Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: Bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương (dẫn chứng) - Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài hòa trong tình yêu quê hương đất nước - qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước, dân tộc, nhân dân mình: + Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước. (dẫn chứng) + Người cháu nhớ về bà, biết ơn bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu nhân 1.5 dân, đất nước, dân tộc mình. (dẫn chứng) - Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người đọc với bài thơ: DeThi.edu.vn