350 Câu trắc nghiệm và tự luận Địa lí 7 cả năm (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "350 Câu trắc nghiệm và tự luận Địa lí 7 cả năm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 350_cau_trac_nghiem_va_tu_luan_dia_li_7_ca_nam_co_dap_an.docx
Nội dung text: 350 Câu trắc nghiệm và tự luận Địa lí 7 cả năm (Có đáp án)
- BÀI TẬP ĐỊA LÍ LỚP 7 (350 câu hỏi) Bài 1. Dân số Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được quá trình phát triển dân số thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày quá trình phát triển dân số thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Quá trình phát triển dân số thế giới. - Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. - Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người, năm 2009 là hơn 6,8 tỉ người. Dự báo, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỉ người vào năm 2050. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ gia tăng dân số. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Dựa vào hình 1.2 SGK, hãy nhận xét về tình hình gia tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Dân số thế giới không ngừng tăng qua các năm, nhưng có sự khác nhau giữa các giai đoạn.
- - Từ đầu Công nguyên đến năm 1804 dân số thế giới tăng rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do tỉ lệ sinh cao, nhưng tỉ lệ tử cũng rất cao vì bệnh tật, đói kém và chiến tranh - Từ năm 1804 trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử dần dần hạ thấp vì y tế phát triển, sự phát triển của kinh tế, đời sống ở nhiều quốc gia được cải thiện Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được nguyên nhân gia tăng dân số thế giới. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh - Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được hậu quả của gia tăng dân số thế giới. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Với nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, sự bùng nỗ dân số sẽ dẫn đến A. dân đông, tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản xuất phát triển. B. nguồn lao động tăng nhanh, có lợi cho phát triển kinh tế. C. tăng nhanh khai thác tài nguyên, phá rừng lấy đất canh tác. D. sức ép dân số lớn, không đáp ứng đủ nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 4. D Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào A. cấu tạo cơ thể. B. hình thái bên ngoài. C. trang phục bên ngoài. D. sự phát triển của trí tuệ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn- gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể, các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô- it. - Nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
- + Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ. + Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi. + Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin. - Nguyên nhân : Đây là những khu vực có điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, nguồn nước, kinh tế phát triển Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Tại sao có sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Do sự khác biệt về điều kiện sống (tự nhiên, giao thông, kinh tế, ) nên dân cư trên thế giới phân bố không đều.
- - Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc. - Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc, khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt. Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng). Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Biết sơ lược quá trình đô thị hoá trên thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Đô thị xuất hiện trên Trái Đất từ thời kì A. cổ đại B. trung đại C. cận đại D. hiện đại
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. A Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Biết sơ lược quá trình đô thị hoá trên thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy nêu sơ lược về quá trình đô thị hóa trên thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời kì Cổ đại. Vào thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp. Đến thế kỉ XX, đô thị xuất hiện rộng khắp trên thế giới. - Vào thế kỉ XVIII, gần 5% dân số thế giới sống trong các đô thị. Năm 2001, con số đã lên tới 46% (gần 2,5 tỉ). Dự kiến đến năm 2025, dân số đô thị sẽ là 5 tỉ người. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Biết sơ lược sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Hãy cho biết sự hình thành và phát triển các siêu đô thị trên thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị. - Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị là Niu I-oóc (12 triệu dân) và Luân Đôn (9 triệu dân). - Trong những năm gần đây, số siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển. Bài 4. Thực hành. Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ tháp tuổi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 1. Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi. Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại, thân tháp mở rộng ra. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ tháp tuổi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ. Ngoài độ tuổi lao động có tăng chút ít. - Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ phân bố dân cư. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI
- Câu 3. Dựa vào hình 4.4 SGK, tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á những khu vực tập trung đông dân. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á là Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường * Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ phân bố dân cư. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình 4.4 SGK, tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á, cho biết các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở đâu? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Các đô thị lớn có số dân từ 8 triệu người trở lên phân bố chủ yếu ở vùng ven biển khu vực Nam Á và Đông Á. Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng A. giữa hai chí tuyến. B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa. C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc. D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường xích đạo ẩm. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất rất nhỏ (khoảng 300C). - Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm; càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. - Độ ẩm rất cao, trung bình khoảng trên 80%, nên không khí ẩm ướt và ngột ngạt. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường xích đạo ẩm. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Vì sao môi trường xích đạo ẩm cây rừng phát triển rậm rạp quanh năm? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Môi trường xích đạo ẩm cây rừng phát triển rậm rạp quanh năm vì: Độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây ở môi trường xích đạo ẩm phát triển rậm rạp quanh năm với nhiều tầng tán, tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm. * Mức độ: vận dụng
- CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình vẽ 5.4 (SGK), hãy rút ra nhận xét và cho biết tại sao rừng ở môi trường xích đạo ẩm lại có nhiều tầng? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Rừng rậm rạp, có nhiều tầng, từ mặt đất lên đến độ cao 40 – 50m có các tầng: tầng cỏ quyết, tầng cây bụi, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây gỗ cao và tầng vượt tán. - Rừng ở đây có nhiều tầng vì: độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho cây rừng phát triển rậm rạp và nhiều tầng tán. Bài 6. Môi trường nhiệt đới Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Cho biết đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới. - Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200 C; - Có 2 lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh; - Biên độ nhiệt năm, càng gần chí tuyến càng cao (hơn100C); - Có một thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 đến 9 tháng; - Lượng mưa từ 500 đến 1500 mm; mưa tập trung vào một mùa; càng gần chí tuyến, lượng mưa càng giảm dần. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới. * Mức độ: thông hiểu
- CÂU HỎI Câu 2. Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do: Lượng mưa ít; con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy khiến cho đất bị bạc màu, cây cối khó mọc lại được (chỉ có cỏ tranh mới mọc được ở đấy). Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng vì: - Do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên bề mặt đất vào mùa khô. Ở miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng. - Đất feralit là đặc trưng của đới nóng. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường ở đới nóng. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI
- Câu 4. Dựa vào hai biểu đồ ở câu 4 SGK (trang 22), hãy cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Biểu đồ A ở Bắc bán cầu. Biểu đồ B ở Nam bán cầu. - Quan sát ta thấy: + Biểu đồ A: đường nhiệt độ có 2 giá trị cực đại trong năm vào tháng 5 và tháng 10; tất cả các tháng đều có nhiệt độ trên 200C; có 3 tháng khô hạn, mưa tập trung vào một mùa từ tháng 5 đến tháng 10 – thời kì mùa hạ của Bắc bán cầu. + Biểu đồ B có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 200C vào các tháng 6, 7, 8; thời kì khô hạn kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10); mưa tập trung vào các tháng từ 11 đến tháng 4 - đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu. Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. - Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa. * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 2. Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa. - Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa. - Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới? A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông. B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển. C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a). D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. C Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ Khí hậu * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK hãy: - Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông của khu vực Nam Á, Đông Nam Á.
- - Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á mùa hạ gió thổi chủ yếu theo hướng tây nam và đông nam, mùa đông chủ yếu theo hướng bắc và đông bắc. - Lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông vì mùa hạ gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào, đem theo không khí ẩm, gây mưa lớn, còn mùa đông gió thổi từ lục địa ra, đem theo không khí khô và lạnh. Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm. - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Cây trồng phát triển quanh năm, có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. - Khó khăn: khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện tốt cho các loại mầm bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và vật nuôi. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Biết những khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. * Mức độ: thông hiểu
- CÂU HỎI Câu 2. Hãy cho biết những khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Những khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. - Lượng mưa tập trung vào một mùa làm tăng cường xói mòn đất và gây lũ lụt. - Mùa khô kéo dài, lượng bốc hơi lớn, dễ gây hạn hán. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Biết một số cây trồng chủ yếu ở đới nóng. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy nêu một số cây trồng chủ yếu của ngành nông nghiệp ở đới nóng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Lúa nước là cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng vùng nhiệt đới gió mùa, nhất là ở châu Á. - Ngô được trồng phổ biến ở những vùng đủ ẩm. - Các loại cây lấy củ: sắn trồng ở vùng đồi núi, khoai lang trồng ở vùng đồng bằng. - Cao lương được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới khô hạn của châu Phi. - Các cây công nghiệp ở vùng nhiệt đới rất phong phú: cà phê, cao su, dừa, bông, lạc Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Biết một số vật nuôi chủ yếu ở đới nóng. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Hãy nêu một số vật nuôi chủ yếu ở đới nóng GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 4. Chăn nuôi ở đới nóng chưa phát triển - Trâu, bò được chăn thả phổ biến trên các đồng cỏ. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu, bò nhất thế giới. - Cừu, dê được nuôi ở các vùng khô hạn hoặc các vùng núi. - Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung chủ yếu ở các vùng trồng nhiều cây lương thực và đông dân. Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Dân số tăng nhanh, sản lượng lương thực tăng chậm, dẫn đến bình quân lương thực đầu người ở châu Phi có xu hướng A. giảm. B. ổn định. C. tăng chậm. D. tăng nhanh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là A. dân số tăng quá nhanh. B. kinh tế phát triển chậm.
- C. đời sống nhân dân thấp kém. D. khai thác tài nguyên không hợp lí GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. A Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế, đời sống nhân dân, tài nguyên và môi trường? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với: - Phát triển kinh tế: gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, giảm tốc độ phát triển kinh tế. - Đời sống nhân dân: gây khó khăn đối với việc giải quyết các vấn đề về giáo dục, y tế, nhà ở ; giảm thu nhập, mức sống nhân dân chậm cải thiện - Tài nguyên, môi trường: gây tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Dân số đới nóng tăng quá nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên và môi trường? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Dân số đới nóng tăng nhanh sẽ làm cho:
- - Tài nguyên bị khai thác kiệt quệ. + Rừng bị suy giảm. + Đất bị xói mòn, thoái hoá. + Khí hậu nóng lên. + Nước ngầm hạ thấp. + Khoáng sản bị cạn kiệt. + Sinh vật suy giảm. - Môi trường bị huỷ hoại + Ô nhiễm nước. + Ô nhiễm không khí. Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng (nguyên nhân) * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Tìm kiếm việc làm: Ở nhiều nước đới nóng, cũng là các nước đang phát triển làn sóng di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm ngày càng nhiều. - Hạn hán thường xuyên và xung đột giữa các tộc người không dứt dẫn đến việc di dân tị nạn diễn ra rất phổ biến ở nhiều nước châu Phi. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng (hậu quả). * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Làn sóng di dân ở đới nóng đã gây ra những hậu quả gì? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 2. - Việc dân số ồ ạt kéo ra thành thị tìm kiếm việc làm đã làm cho dân thành thị tăng lên nhanh chóng, tạo sức ép đối với vấn đề việc làm và môi trường đô thị. - Di dân tị nạn gây bất ổn về đời sống, chính trị Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được sự bùng nổ đô thị ở đới nóng * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy nêu tốc độ đô thị hoá ở đới nóng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới. - Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành các siêu đô thị. - Từ năm 1989 đến năm 2000, dân số đô thị ở đới nóng đã tăng lên gấp đôi. - Vài chục năm tới, dân số đô thị của các nước đới nóng sẽ gấp hai lần tổng số dân đô thị của các nước thuộc đới ôn hòa. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được sự bùng nổ đô thị ở đới nóng ; nguyên nhân và hậu quả. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả đô thị hoá ở đới nóng GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Nguyên nhân của đô thị hóa ở đới nóng là do di dân từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm, di dân do tị nạn chiến tranh, do thiên tai. - Vấn đề đô thị hoá tự phát ở đới nóng đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đời sống (thiếu việc làm, điện nước, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, dịch bệnh ) và
- cho môi trường (rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm nước, không khí bị ô nhiễm làm mất đi vẻ đẹp của môi trường đô thị ). Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan ở đới nóng. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 1. Dựa vào 3 bức ảnh trang 39 SGK, cho biết từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Ảnh A là môi trường hoang mạc. - Ảnh B là môi trường nhiệt đới (xa van, đồng cỏ cao). - Ảnh C là môi trường xích đạo ẩm. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường ở đới nóng. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Quan sát 5 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 41 SGK, hãy chọn biểu đồ thuộc đới nóng và giải thích. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Biểu đồ B là biểu đồ thuộc đới nóng. - Vì biểu đồ B : nóng quanh năm, nhiệt độ trên 200 C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ, ít mưa vào mùa đông. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I
- * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường ở đới nóng. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào biểu đồ E, bài tập 4, SGK (trang 41), cho biết đây có phải là biểu đồ nhiệt độ lượng mưa đới nóng hay không, vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Biểu đồ E không thuộc đới nóng. - Vì biểu đồ E : mùa hạ nóng trên 25 0 C, mùa đông mát, mưa rất ít và tập trung vào thu đông. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường ở đới nóng. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào biểu đồ C, bài tập 4, SGK (trang 41), cho biết đây có phải là biểu đồ nhiệt độ lượng mưa đới nóng hay không, vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Biểu đồ C không phải của đới nóng. - Vì biểu đồ C : nhiệt độ cao nhất mùa hạ vẫn dưới 200 C, mùa đông ấm trên 50 C, mưa quanh năm. Bài 13. Môi trường đới ôn hòa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng * Chuẩn cần đánh giá: Biết vị trí của đới ôn hoà trên bản đồ Tự nhiên thế giới. * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 1. Giới hạn của đới ôn hoà nằm ở A. giữa đới nóng và đới lạnh. B. trên đới lạnh và dưới đới nóng. C. dưới đới lạnh và trên đới nóng. D. giữa đới nóng và đới lạnh bán cầu bắc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản tính chất trung gian của khí hậu. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa được biểu hiện: - Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh. - Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh. - Về lượng mưa hàng năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh. - Chịu tác động của cả khối khí nóng và khối khí lạnh. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản sự thay đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gian. * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 3. Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà. - Phân hoá theo thời gian: thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. - Phân hoá theo không gian: thể hiện ở sự thay đổi cảnh quan, thảm thực vật, khí hậu, từ tây sang đông, từ bắc xuống nam (từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao đến rừng lá kim, từ rừng lá kim sang rừng hỗn giao, thảo nguyên đến rừng cây bụi gai ), từ khí hậu ôn đới hải dương sang ôn đới lục địa hay khí hậu địa trung hải. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hoà. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Vì sao thời tiết đới ôn hoà thay đổi bất thường? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Thời tiết đới ôn hoà thay đổi bất thường là do: - Tính chất trung gian giữa hải dương và lục địa (khối khí ẩm ướt hải dương, khối khí khô lạnh lục địa). - Tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh (khối khí cực lục địa lạnh, khối khí chí tuyến nóng khô). Bài 14. Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà.
- * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Vì sao nền nông nghiệp ở đới ôn hoà sản xuất ra khối lượng nông sản lớn? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Nền nông nghiệp ở đới ôn hoà sản xuất ra khối lượng nông sản lớn là do: - Quy mô sản xuất lớn, được tổ chức theo kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa. - Ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, đặc biệt là việc tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi. - Khắc phục được những khó khăn bằng cách: + Xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh (hệ thống kênh mương, hệ thống tưới nước tự động xoay tròn, hệ thống tự động tưới phun sương). + Xây dựng các nhà kính, che phủ tấm nhựa để trồng rau mùa đông. + Ven bờ ruộng, trồng cây để chắn gió mạnh và giữ nước Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: : Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Trình bày sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hòa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hòa. Vùng Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu Cây trồng Vật nuôi Cận nhiệt đới gió Lúa nước, đậu tương, bông, các loại Lợn, gia cầm. mùa hoa quả (cam, quýt, đào, mận ). Địa trung hải Nho, cam, chanh, ôliu Lợn Ôn đới hải dương Lúa mì, củ cải đường, rau và nhiều Bò thịt, bò sữa. loại hoa quả. Ôn đới lục địa Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô Bò, ngựa, lợn.
- Hoang mạc Cừu Ôn đới lạnh Khoai tây, lúa mạch đen. Hươu Bắc cực. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp: - Tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi để đáp ứng đúng yêu cầu thị trường. - Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo kiểu công nghiệp. - Chuyên môn hóa sản xuất một vài cây trồng, vật nuôi có ưu thế của từng vùng. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất nông nghiệp. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Quan sát các ảnh 14.3, 14.4 và 14.5, nêu một số biện pháp khoa học – kĩ thuật được áp dụng nhằm khắc phục những bất lợi trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4.
- Để khắc phục lượng mưa ít, có nước tưới cho cây trồng, ở đới ôn hòa đã có các hệ thống kênh mương đưa nước đến tận từng cánh đồng (hình 14.3) hoặc bằng hệ thống tưới tự động vừa khoa học, vừa tiết kiệm nước (hình 14.4 và 14.5). Bài 15. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hoà. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Vì sao nói ngành công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật và hết sức đa dạng ở đới ôn hoà? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật và hết sức đa dạng ở đới ôn hoà vì: - Công nghiệp chế biến là thế mạnh ở đới ôn hòa vì là ngành hiện đại, tiên tiến, có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. Nhiều nước ở đới ôn hòa, lực lượng lao động có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu đối với các ngành công nghiệp chế biến hiện đại. - Các ngành công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa rất đa dạng: có nhiều ngành sản xuất khác nhau, từ sản xuất ra nguyên liệu (luyện kim, lọc dầu ) đến các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và các loại máy móc từ đơn giản đến tinh vi, tự động hóa. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Biết được đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hoà. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Cảnh quan công nghiệp của đới ôn hoà biểu hiện như thế nào?
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Ba loại cảnh quan công nghiệp thường gặp ở đới ôn hòa: - Khu công nghiệp với các nhà máy có liên quan với nhau để dễ dàng hợp tác sản xuất, giảm chi phí vận chuyển. Trong khu công nghiệp, các nhà máy nằm san sát, thuộc nhiều ngành khác nhau. - Trung tâm công nghiệp với sự tập hợp của nhiều khu công nghiệp. Ở đây có nhiều ngành công nghiệp, sản phẩm rất đa dạng. - Vùng công nghiệp, tập trung các trung tâm công nghiệp trên một lãnh thổ. Các vùng công nghiệp lớn của đới ôn hòa cũng là những vùng công nghiệp lớn Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hoà. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Trình bày khái quát đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hoà. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Khái quát đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hoà. - Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước và phát triển rất đa dạng. - Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất công nghiệp * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI
- Câu 4. Quan sát hình 15.4 và 15.5 SGK, nhận xét: cách bố trí khu dân cư (chú ý khu dân cư so với hướng chảy của sông Rai-nơ và hướng gió). Sự hợp lí của việc bố trí này. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Cách bố trí khu dân cư: Đặt ở thượng nguồn sông Rai-nơ, không nằm cùng chiều với hướng gió thổi. - Sự hợp lí của việc bố trí này. + Khu dân cư đặt ở thượng nguồn để đoạn sông chảy qua khu dân cư không bị nước thải, xăng dầu từ tàu thuyền làm ô nhiễm. + Khu dân cư được đặt tránh hướng gió đưa khí thải độc hại từ khu cảng sông vào khu dân cư. Trong ảnh, khói và khí thải bị gió thổi đưa ra cánh đồng, tuy có ảnh hưởng đến cây trồng nhưng không gây nguy hại cho con người trong khu dân cư. Bài 16. Đô thị hóa ở đới ôn hòa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trình bày những nét đặc trưng của đô thị hoá ở môi trường đới ôn hòa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Những nét đặc trưng của đô thị hoá ở môi trường đới ôn hòa. - Có tỉ lệ dân đô thị cao, có nhiều đô thị và có các đô thị lớn chiếm phần lớn tỉ lệ dân thành thị của một nước. - Các đô thị phát triển theo quy hoạch, mở cả về chiều rộng và chiều sâu. - Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chùm đô thị, chuỗi đô thị hay siêu đô thị nhờ mạng lưới đường giao thông. - Lối sống đô thị phổ biến rộng rãi ở các vùng ven đô Thông tin chung
- * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được các vấn đề về môi trường ở các đô thị đới ôn hoà. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị, các siêu đô thị ở đới ôn hòa sẽ nảy sinh những vấn đề gì về môi trường ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị, các siêu đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề đối với môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải sinh hoạt Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được những đặc điểm kinh tế - xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hoà. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Trình những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh ở đới ôn hòa và hướng giải quyết. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh ở đới ôn hòa và hướng giải quyết. - Quá trình đô thị hóa nhanh ở đới ôn hòa dẫn đến ùn tắc giao thông, thiếu chỗ ở và các công trình công cộng, thiếu việc làm - Để giải quyết những vấn đề xã hội đó, nhiều nước ở đới ôn hòa đã tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”: xây dựng nhiều thành phố vệ tinh; chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới; đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Quá trình đô thị hoá ở đới ôn hoà gắn với A. tốc độ gia tăng dân số quá nhanh. B. di dân tự do đến các thành phố lớn. C. phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ. D. làn sóng nông dân di cư tự do vào thành phố kiếm việc làm. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. C Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà; nguyên nhân và hậu quả. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Hãy nêu hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở môi trường đới ôn hòa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở môi trường đới ôn hòa. - Hiện trạng: bầu khí quyển ở đới ôn hòa bị ô nhiễm nặng nề. - Nguyên nhân: Khí thải từ các nhà máy và các phương tiện giao thông. - Hậu quả: tạo nên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu toàn cầu, băng tan ở hai cực, mực nước các đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng ô dôn.
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Biết được hiện trạng ô nhiễm nước ở đới ôn hoà; nguyên nhân và hậu quả. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Hãy nêu hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nguồn nước ở môi trường đới ôn hòa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2 - Hiện trạng nguồn nước biển, nước sông, hồ và nước ngầm đới ôn hòa ô nhiễm nghiêm trọng. - Nguyên nhân: + Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển, + Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp, - Hậu quả: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Biết được nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Nguyên nhân cơ bản làm cho bầu khí quyển ở đới ôn hoà bị ô nhiễm: A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Sử dụng nhiều thiết bị làm lạnh. C. Khai thác tài nguyên không hợp lí. D. Công nghiệp và phương tiện giao thông phát triển. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 3. D Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về môi trường ở đới ôn hoà. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình 17.1 và 17.2 (SGK) gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Hình 17.1, cho thấy khí thải ở một khu liên hiệp hóa dầu vào bầu khí quyển. Hàng năm các nhà máy và các loại phương tiện giao thông đã đưa vào bầu khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. - Hình 17.2, cho thấy cây cối bị chết khô vì mưa axit. Đây chính là hậu quả của ô nhiễm không khí. Bài 18. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết các môi trường ở đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 1. Dựa vào biểu đồ A, câu 1 SGK trang 59, xác định biểu đồ đó thuộc môi trường nào ở đới ôn hoà?. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Biểu đồ A - Về nhiệt độ không quá 10 0C vào mùa hạ, có tới 9 tháng nhiệt độ xuống dưới 00C, mùa đông lạnh đến -300C.
- - Về lượng mưa, mưa ít, tháng nhiều nhất không quá 50mm và có 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi, mưa nhiều vào mùa hạ. - Như vậy, biểu đồ A sẽ thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa vùng gần cực. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết các môi trường ở đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Dựa vào biểu đồ B, câu 1 SGK trang 59, xác định biểu đồ đó thuộc môi trường nào ở đới ôn hoà?. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Biểu đồ B - Về nhiệt độ, mùa hạ lên đến 250C, mùa đông ấm áp 100C. - Về lượng mưa, mùa hạ khô hạn, mưa vào thu đông. - Như vậy, biểu đồ B thuộc kiểu khí hậu địa trung hải. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà * Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết các môi trường ở đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào biểu đồ C, câu 1 SGK trang 59, xác định biểu đồ đó thuộc môi trường nào ở đới ôn hoà?. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Biểu đồ C - Về nhiệt độ, mùa đông ấm, không xuống quá 50C, mùa hạ mát, dưới 150C. - Về lượng mưa, mưa quanh năm, tháng thấp nhất 40mm, cao nhất trên 250mm. - Như vậy, biểu đồ C thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
- Bài 19. Môi trường hoang mạc Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: - Cực kì khô hạn biểu hiện ở lượng mưa rất ít và lượng nước bốc hơi cao. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bị bốc hơi hết. - Biên độ nhiệt ngày và đêm có sự chênh lệch rất lớn (giữa trưa nhiệt độ có thể lên đến 400C nhưng ban đêm có khi hạ xuống 00C). - Biên độ nhiệt năm cũng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa nhưng không bằng sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Biết được sự thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Cách thích nghi của động vật ở hoang mạc. - Ăn, uống: kiếm ăn vào ban đêm, nhiều loài có khả năng chịu đói khát trong thời gian dài (lạc đà). - Ngủ, nghỉ: ban ngày nóng thường vùi mình trong cát hoặc các hốc đá, ít hoạt động, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, khi nhiệt độ đã hạ xuống.
- - Di chuyển: có khả năng đi xa để tìm thức ăn. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Biết được sự thích nghi của thực vật ở môi trường hoang mạc. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Thực vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Cách thích nghi của thực vật ở hoang mạc. - Lá cây: biến thành gai hay có lớp sáp bên ngoài để hạn chế sự thoát hơi nước. - Thân cây: có dự trữ nước như xương rồng hay cây hình chai; phần lớn có thân lùn thấp. - Dễ cây: rất to, dài để hút nước sâu dưới đất. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình 19.1 SGK và kiến thức đã học hãy: Cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Nguyên nhân hình thành hoang mạc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu.
- - Nguyên nhân : Có thể do có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào, hoặc do nằm sâu trong nội địa, xa ảnh hưởng của biển, hoặc khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít. Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc: - Hoạt động kinh tế cổ truyền dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt, các hoạt động như chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo, chuyên chở hàng hoá và buôn bán. - Hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào cải tạo hoang mạc như đưa nước tới bằng kênh đào hay giếng khoan để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô thị, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế hiện đại của con người ở hoang mạc. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Nông nghiệp ở hoang mạc gần đây phát triển mạnh chủ yếu nhờ A. trang bị nhiều máy móc hiện đại. B. xây dựng các kênh mương, hồ đập.
- C. lai tạo nhiều giống cây con thích hợp. D. sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu tìm nước. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. D Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Nêu nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng: - Do cát lấn hoặc do biến đổi khí hậu toàn cầu. - Chủ yếu là do con người (khai thác cây xanh quá mức). Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc * Chuẩn cần đánh giá: Biết được biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Nêu các giải pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Giải pháp khai thác hoang mạc và hạn chế hoang mạc mở rộng - Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh mương dẫn nước để khai thác hoang mạc. - Trồng cây gây rừng để vừa trống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa.
- Bài 21. Môi trường đới lạnh Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 1. Môi trường đới lạnh nằm trong khoảng từ A. hai vòng cực đến hai cực. B. chí tuyến đến hai cực. C. Xích đạo đến hai cực. D. đới ôn hòa đến hai cực. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. A Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số cảnh quan ở đới lạnh. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Cảnh quan phổ biến nhất ở đới lạnh là: A. mùa xuân cây cối xanh tốt. B. cây cối xanh tốt quanh năm. C. núi băng và đồng băng ở khắp nơi. D. ven biển, động thực vật rất phong phú. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. C Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện: - Mùa đông rất dài, nhiệt độ luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C. - Mùa hạ ngắn và ít khi nóng đến 100C. - Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp băng mỏng vào mùa hạ. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết (trừ mùa hạ) Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Trình bày đặc điểm về giới thực vật và động vật ở đới lạnh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Đặc điểm giới thực vật và động vật ở đới lạnh - Thực vật chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển Bắc cực. Phần lớn là cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y. Ở Nam cực không có thực vật vì quá lạnh. - Động vật: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sửa ấm cho nhau. Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông. Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
- * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy nêu một số hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. - Hiện nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Hiện nay, hai vấn đề lớn cần phải giải quyết ở đới lạnh là A. xói mòn đất và suy giảm diện tích rừng. B. ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. C. tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng. D. thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. D Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Tại sao ở đới lạnh rất ít người sinh sống? hoàn thành câu hỏi này theo sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh dưới đây.
- Rất ít người sinh sống GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh. Khí hậu rất lạnh Rất ít Băng tuyết phủ quanh năm người sinh sống Thực vật nghèo nàn Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế hiện đại của con người ở đới lạnh. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Ở đới lạnh có nhiều tài nguyên nhưng tại sao cho đến nay, nhiều tài nguyên vẫn chưa được khai thác? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Cho đến nay, nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác vì: - Khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài. - Thiếu nhân công mà việc đưa nhân công từ nơi khác đến thì quá tốn kém.
- - Thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại Bài 23. Môi trường vùng núi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường vùng núi và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường vùng núi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Đặc điểm môi trường vùng núi. - Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao. - Khí hậu và thực vật còn có sự thay đổi theo hướng của sườn núi. - Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất khi mưa to kéo dài. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường vùng núi và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường vùng núi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Ở môi trường vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi như thế nào theo hướng sườn núi? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Sự thay đổi của khí hậu và thực vật ở môi trường vùng núi theo hướng sườn. - Những sườn núi đón gió ẩm thường có nhiều mưa, cây cối tốt tươi so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh.
- - Ở đới ôn hòa, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường vùng núi và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường vùng núi * Chuẩn cần đánh giá: Biết được sự khác nhau về cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy nêu đặc điểm cư trú của một số dân tộc vùng núi ở châu Á, Nam Mĩ và vùng Sừng châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Đặc điểm cư trú của một số dân tộc vùng núi ở châu Á, Nam Mĩ, vùng Sừng châu Phi. - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sinh sống ở vùng núi thấp có khí hậu mát mẻ và nhiều lâm sản. - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ: sống ở độ cao khoảng trên 3000m, là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng rộng lớn, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. - Ở vùng Sừng châu Phi có khí hậu nóng và khô, nên người Ê-ti-ô-pi-a thường sống ở các vùng núi cao chắn gió có nhiều mưa và có khí hậu mát mẻ trong lành. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Môi trường vùng núi và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường vùng núi * Chuẩn cần đánh giá: Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình 23.2 SGK, cho biết sự khác nhau về phân bố các vành đai thực vật giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở đới ôn hòa. Vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Câu 4. Sự khác nhau về phân bố các vành đai thực vật giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở đới ôn hòa. - Ở sườn núi đón nắng (phía nam), các vành đai thực vật nằm cao hơn phía sườn khuất nắng (phía bắc). - Nguyên nhân: Ở những sườn đón gió có khí hậu ẩm hơn, ấm hơn hoặc mát hơn, nên thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió (phía bắc). Vì bên sườn khuất gió, có khí hậu khô hơn, nóng hơn hoặc lạnh hơn. Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thế giới rộng lớn và đa dạng * Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới. * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Hãy kể tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới. Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới. + Sáu lục địa: lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực. + Sáu châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. + Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km 2, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. + Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thế giới rộng lớn và đa dạng
- * Chuẩn cần đánh giá: Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước : phát triển và đang phát triển. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển, người ta thường dựa vào chỉ tiêu nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em hoặc chỉ số phát triển con người (HDI). Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thế giới rộng lớn và đa dạng * Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào hình 25.1 SGK, nhận xét về những khu vực có thu thu nhập bình quân đầu người cao nhất và thấp nhất trên thế giới (năm 2000). GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Bắc Mĩ, Tây Âu, Bắc Âu và châu Đại Dương là những khu vực có thu nhập cao nhất, trên 20000 USD/người. - Châu Á (trừ Nhật Bản) và châu Phi là những khu vực có thu nhập đầu người thấp nhất, chủ yếu dưới 1000USD. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Thế giới rộng lớn và đa dạng * Chuẩn cần đánh giá: Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI
- Câu 4. Dựa vào bảng số liệu bài tập 2, SGK trang 81 và kiến thức đã học, hãy sắp xếp các quốc gia thành hai nhóm: các nước phát triển và đang phát triển (theo số liệu năm 1997) GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Nhóm nước phát triển bao gồm các nước: Hoa Kì và Đức, vì có thu nhập bình quân đầu người trên 20000USD, chỉ số HDI cao (trên 0,7), tỉ lệ tử vong trẻ em thấp (Đức là 5‰, Hoa Kì 7‰). - Nhóm nước đang phát triển bao gồm các nước: An-giê-ri, Bra-xin, A Rập Xê-ut, vì có thu nhập bình quân đầu người dưới 20000USD, chỉ số HDI thấp, tỉ lệ tử vong trẻ em cao (Bra-xin 37‰, An-giê-ri 34‰). Riêng A Rập Xê-ut và Bra- xin có chỉ số HDI cao hơn 0,7 nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em cao, và thu nhập dưới 20000USD cho nên hai nước này vẫn xếp vào các nước đang phát triển. Bài 26. Thiên nhiên châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm là do đại bộ phận lãnh thổ A. nằm ở bán cầu bắc. B. nằm ở bán cầu nam. C. nằm dọc theo đường xích đạo. D. nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. D Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa châu Phi. * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm hình dạng lãnh thổ châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Hình dạng lãnh thổ châu Phi Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô- ma-li. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm về địa hình của châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy trình bày đặc điểm địa hình châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Đặc điểm địa hình châu Phi. - Địa hình châu Phi tương đối đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. - Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. - Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm khoáng sản của châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Hãy trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4.
- - Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt. - Các khoáng sản kim loại quý như vàng, kim cương; đồng, Ni-ken, crôm phân bố nhiều ở Nam Phi. - Dầu mỏ, khí đốt và phốt phát tập trung chủ yếu ở Bắc Phi. - Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên khoáng sản ở châu Phi đã tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, ngoài ra còn có luyện kim, cơ khí Bài 27. Thiên nhiên châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên ở châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, thời tiết ổn định. - Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới. - Các môi trường tự nhiên của châu Phi (xích đạo ẩm, cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới, hoang mạc, địa trung hải) đều nằm đối xứng qua xích đạo. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI
- Câu 2. Hãy cho biết đặc điểm đường bờ biển châu Phi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Ảnh hưởng của đường bờ biển đến khí hậu châu Phi - Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi. - Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển, nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong lục địa Nam Phi. - Chính vì thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng của biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Tại sao khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi vì: - Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển, nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong lục địa Nam Phi. - Chính vì thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng của biển rõ hơn Bắc Phi. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi. * Mức độ: vận dụng
- CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 27.1 và 27.2, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Dựa vào hình 27.1 và 27.2, ta thấy : - Nơi có lượng mưa dưới 200 mm là môi trường hoang mạc – thực động vật nghèo nàn. - Lượng mưa từ 200 mm đến 500 mm là môi trường xa van. - Lượng mưa trên 1000 mm là môi trường xa van và rừng rậm nhiệt đới. Bài 28. Thực hành: phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 1. Quan sát hình 27.2 SGK và dựa vào kiến thức đã học: So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi. - Châu Phi có các môi trường: rừng xích đạo, xa van, hoang mạc chí tuyến và cận nhiệt đới khô. + Môi trường rừng xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê. + Hai môi trường xa van nằm ở phía Bắc và phía Nam Xích đạo. + Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi và hoang mạc Ca-la-ha-ri ở Nam Phi. + Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Át-lát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi. - Trong các môi trường tự nhiên ở châu Phi thì môi trường xa van và môi trường hoang mạc là hai môi trường chiếm diện tích lớn.
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 2. Quan sát hình 27.2 SGK và dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát biển? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do : - Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu vực áp cao nên hầu như không mưa. - Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, vì vậy ảnh hưởng của biển ít. - Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh (Ca-na-ri, Xô-ma-li, Ben-ghê-la). - Lục địa Á-Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa C trong hình 28.1 SGK và sắp xếp biểu đồ C vào vị trí nào (1, 2, 3 hoặc 4 trong hình 27.2 SGK) cho phù hợp?. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa C trong hình 28.1 SGK. - Nhiệt độ cao nhất (tháng 4) khoảng 28 0C. Nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 200C. - Lượng mưa: Mưa trung bình năm là 2592 mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5. - Phù hợp với vị trí số 1 trong hình 27.2 SGK. Đây là biểu đồ khí hậu môi trường xích đạo ẩm.
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa B trong hình 28.1 SGK và sắp xếp biểu đồ B vào vị trí nào (1, 2, 3 hoặc 4 trong hình 27.2 SGK) cho phù hợp?. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa B trong hình 28.1 SGK. - Nhiệt độ cao nhất (tháng 5) là 350C. Nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) khoảng 200C. - Lượng mưa: Mưa trung bình năm là 897 mm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. - Phù hợp với vị trí số 2 trong hình 27.2 SGK. Đây là biểu đồ khí hậu môi trường nhiệt đới. Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm cơ bản về dân cư châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Đặc điểm nổi bật của dân cư châu Phi hiện nay là A. mật độ dân số cao. B. tỉ lệ dân thành thị cao C. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. D. số dân ít nhưng đang tăng nhanh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. C
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Đặc điểm nào không thuộc về châu Phi hiện nay? A. Dân số đông nhất thế giới. B. Tỉ lệ đói nghèo cao nhất thế giới. C. Tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất thế giới. D. Số người mắc bệnh AIDS cao nhất thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. A Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm dân cư châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 3. Dựa vào hình 29.1 SGK và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố dân cư và đô thị châu Phi; giải thích nguyên nhân về sự phân bố đó. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. + Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người như vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc, mật độ dân số dưới 2 người/km2. + Trong khi đó, hầu hết vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin, dân cư tập trung rất đông. - Châu Phi có nhiều thành phố nhưng phân bố cũng không đều. Các thành phố, nhất là thành phố lớn tập trung chủ yếu ở ven biển. - Nguyên nhân của sự phân bố dân cư và đô thị không đều ở châu Phi phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, nhất là khí hậu, địa hình, nguồn nước và yếu tố kinh tế - xã hội.
- Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của châu Phi? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Bùng nổ dân số : Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới, gia tăng dân số nhanh đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Đại dịch AIDS : năm 2000, hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS, phần lớn ở độ tuổi lao động, điều này đang đe doạ sự phát triển kinh tế – xã hội. - Xung đột tộc người và sự can thiệp của nước ngoài. Bài 30. Kinh tế châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản đặc điểm kinh tế chung của châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm chung về kinh tế châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Phần lớn các quốc gia châu Phi có kinh tế lạc hậu. Nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- - Phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài nên dễ bị thiệt hại khi kinh tế thế giới biến động. - Một số nước tương đối phát triển là Cộng hoà Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản đặc điểm các ngành kinh tế của châu Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Hãy trình bày thực trạng ngành công nghiệp châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Thực trạng ngành công nghiệp châu Phi. - Các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. + Giá trị sản lượng công nghiệp của châu Phi chiếm 2% toàn thế giới. + Ngoài ngành khai khoáng truyền thống, nhiều nước châu Phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí. + Công nghiệp luyện kim và chế tạo máy chỉ phát triển ở một vài nước. + Các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri - Khó khăn lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở châu Phi là: thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản các ngành kinh tế của châu Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước có nền công nghiệp phát triển nhất ở châu Phi.
- GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Công nghiệp châu Phi chậm phát triển là do: + Trình độ dân trí thấp. + Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật. + Cơ sở vật chất lạc hậu. + Thiếu vốn nghiêm trọng - Các nước có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi là Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập nhờ thu hút được vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Quan sát hình 30.1 SGK, nêu sự phân bố một số cây trồng chính ở châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Sự phân bố một số cây trồng chính ở châu Phi. Cây trồng Phân bố - Cây công nghiệp + Ca cao Duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê + Cà phê Duyên hải vịnh Ghi-nê, cao nguyên Đông Phi + Cọ dầu Duyên hải vịnh Ghi-nê, Trung Phi, duyên hải Đông Phi + Lạc Ni-giê, Ca-mơ-run, Xu-đăng, Cộng hoà dân chủ Công Gô - Cây ăn quả cận Ven Địa Trung Hải và ven biển cực nam châu Phi nhiệt - Cây lương thực : Cộng hoà Nam Phi và các nước ven Địa Trung Hải. lúa mì, ngô Bài 31. Kinh tế châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi
- * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm các ngành kinh tế của châu Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Tại sao châu Phi phải nhập khẩu lương thực và máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Châu Phi phải nhập khẩu lương thực và máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng vì: - Nông nghiệp không chú trọng đầu tư vào sản xuất lương thực, chú trọng vào các đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Công nghiệp kém phát triển, chỉ có các ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến thực phẩm. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm các ngành kinh tế của châu Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản vì: - Có nhiều sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới được trồng ở các đồn điền thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài. - Tài nguyên khoáng sản có nhiều nhưng công nghiệp kém phát triển. - Vì thế các sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản của châu Phi chủ yếu để xuất khẩu. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị ; nguyên nhân và hậu quả.
- * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Hãy nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của đô thị hóa ở châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của đô thị hóa ở châu Phi. - Tỉ lệ dân thành thị ở các quốc gia châu Phi thấp nhưng tốc độ đô thị hóa lại tăng nhanh. - Nguyên nhân: gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn (do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột tôn giáo ). - Kinh tế lạc hậu, đô thị hóa nhanh làm xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột quanh các thành phố, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường cần giải quyết. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Cho bảng số liệu dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi năm 2000 và 2009 Quốc gia Dân số (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị (%) Năm 2000 Năm 2009 Năm 2000 Năm 2009 An-giê-ri 31,0 35,4 49,0 63,0 Ai Cập 69,8 78,6 43,0 43,0 Ni-giê-ri-a 126,6 152,6 36,0 47,0 Xô-ma-ni 7,5 9,1 18,0 37,0 Kê-ni-a 29,8 39,1 20,0 19,0 Nhận xét và giải thích về dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Dân số các quốc gia trên tăng nhanh do tỉ lệ ra tăng dân số tự nhiên cao, khó thực hiện kế hoạch hóa vì gặp các trở ngại về tập tục, truyền thống, khoa học kĩ thuật kém phát triển
- - Tỉ lệ dân số thành thị có sự khác nhau giữa các quốc gia. Có những quốc gia tỉ lệ dân số thành thị cao (An-giê-ri, Ni-giê-ri-a, Ai Cập), và tăng nhanh (An- giê-ri, Ni-giê-ri-a, Xô-ma-ni), có những quốc gia tỉ lệ dân số thành thị thấp (Kê- ni-a). - Nguyên nhân gia tăng dân số đô thị một số quốc gia châu Phi: + Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở đô thị phát triển. + Sản xuất nông nghiệp không ổn định, mức sống nông dân thấp, dân nông thôn đổ về các đô thị. + Chiến tranh làm dân tị nạn đổ về các đô thị. Bài 32. Các khu vực châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Bắc Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Bắc Phi. - Dân cư: chủ yếu người Ả rập và người Bec-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê- ô-it, theo đạo Hồi. - Kinh tế: tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch. Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng một số loại cây nhiệt đới như lạc, bông, ngô sản lượng không lớn. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Trung Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI
- Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Trung Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Trung Phi. - Dân cư: là khu vực đông dân nhất châu Phi; chủ yếu người Ban-tu thuộc chủng tộc Nê-grô-it, có tín ngưỡng đa dạng. - Kinh tế: phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Bắc Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy trình bày khái quát về đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. - Rìa phía tây bắc là dãy núi trẻ Át-lát; ven Địa Trung Hải là các đồng bằng và các sườn núi hướng về phía biển hàng năm có mưa khá nhiều, rừng sồi và dẻ mọc rậm rạp. Vào sâu trong nội địa, lượng mưa giảm nhanh chóng, rừng nhường chỗ cho xavan và cây bụi phát triển. - Lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra với khí hậu rất khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm không quá 50mm. Cảnh quan khắp nơi chỉ thấy các bãi đá, các cồn cát, hoặc núi đá khô trơ trụi. Thực vật chỉ có cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi với bộ dễ dài ăn sâu xuống đất để hút nước ngầm. Tuy nhiên, ở các ốc đảo, cây cối vẫn mọc xanh tốt. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiênkhu vực Trung Phi. * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 4. Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên ở môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới ở khu vực Trung Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm chiếm diện tích lớn. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm nhiều nước; lớn nhất là sông Công-gô. - Môi trường nhiệt đới gồm hai dải nằm ở phía bắc và phía nam môi trường xích đạo ẩm. Lượng mưa giảm rõ rệt, trong năm có một mùa mưa và một mùa khô. Do độ ẩm không đủ nên rừng thưa và xavan phát triển. Bài 33. Các khu vực châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên khu vực Nam Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Đặc điểm địa hình của khu vực Nam Phi. - Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000m. - Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. - Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Bắc Phi và Nam Phi. * Mức độ: thông hiểu
- CÂU HỎI Câu 2. Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm dịu hơn khí hậu của Bắc Phi ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm dịu hơn khí hậu của Bắc Phi vì: - Nam Phi : + Có diện tích nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi; + Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào; + Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng, khi gió đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm. - Bắc Phi : + Có diện tích lớn hơn Nam Phi; + Đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa; + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa. + Địa hình Bắc Phi ở độ cao trên 200 m, dãy Át-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Bắc Phi, khu vực Trung Phi, khu vực Nam Phi. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Thành phần chủng tộc của Nam Phi khác với của Bắc Phi và Trung Phi như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Thành phần chủng tộc của Nam Phi đa dạng hơn của Bắc Phi và Trung Phi. - Nam Phi chủ yếu là người Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, người lai. Riêng Ma-đa- ga-xca là người Man-gat thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
- - Bắc Phi chủ yếu là người Ả-rập, Bec-be (Ơ-rô-pê-ô-it). Trung Phi chủ yếu là người Nê-grô-it. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì I * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Nam Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Hãy trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế khu vực Nam Phi và một số đặc điểm kinh tế của Cộng hòa Nam Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Đặc điểm nổi bật về kinh tế khu vực Nam Phi và một số đặc điểm kinh tế của Cộng hòa Nam Phi. - Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi. - Cộng hòa Nam Phi là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất và cũng là một trong những nước xuất khẩu chủ yếu uranium, kim cương, crôm của thế giới. + Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất + Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi. Bài 34. Thực hành. So sánh nề kinh tế của ba khu vực châu Phi Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế và các khu vực của châu Phi. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 1. Quan sát hình 34.1 trong SGK hãy: - Nêu tên các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm và khu vực phân bố.
- - Nêu tên các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/năm và khu vực phân bố. - Nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân theo đầu người. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Các nước có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm là : Ma- rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai Cập, Na-mi-bi-a, Bốt-xa-voa, Cộng hoà Nam Phi, phân bố ở phía bắc ven Địa Trung Hải và cực nam của châu Phi. - Các nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/năm là : Buốc- ki-na Pha-xô, Ni-giê, Sát, Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, phân bố ở Trung và Nam Phi. - Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa 3 khu vực : Nam Phi là cao nhất rồi đến Bắc Phi và Trung Phi là thấp nhất. Trong từng khu vực, thu nhập bình quân đầu người cũng không giống nhau. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Bắc Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Hãy trình bày khái quát đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Khái quát đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Phi. - Các nước ven Địa Trung Hải, kinh tế khá phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. - Do có sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam nên cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng. Ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới. Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, bông, ngô. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật kinh tế của khu vực Trung Phi.
- * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy trình bày khái quát đặc điểm kinh tế khu vực Trung Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Khái quát đặc điểm kinh tế khu vực Trung Phi. - Phần lớn là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Giá nông sản và khoáng sản trên thế giới không ổn định, làm cho nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực thường xuyên rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Châu Phi * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Nam Phi. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 4. Hãy trình bày khái quát đặc điểm kinh tế khu vực Nam Phi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. - Hầu hết các nước Nam Phi vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. - Cộng hoà Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi. Bài 35. Khái quát châu Mĩ Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Khái quát châu Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Biết được vị trí địa lí của châu Mĩ trên bản đồ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Dựa vào quả Địa cầu ta thấy, châu Mĩ nằm hoàn toàn ở A. nửa cầu Đông.
- B. nửa cầu Tây. C. bán cầu Bắc. D. bán cầu Nam. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Khái quát châu Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Biết được giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Châu lục nằm trải dài trên nhiều vĩ độ nhất là A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Phi. D. châu Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. D Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Khái quát châu Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được những đặc điểm khái quát về dân cư, dân tộc của châu Mĩ. Nguyên nhân * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ, nguyên nhân do lịch sử nhập cư. Bắc Mĩ sử dụng ngôn
- ngữ chính là tiếng Anh. Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Khái quát châu Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được những đặc điểm khái quát về dân cư, dân tộc của châu Mĩ. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ. - Trước thế kỉ XV, ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-ít (người Anh điêng và người E-xki-mô). - Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc : + Ô-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang); + Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ); + Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang); + Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai). Bài 36. Thiên nhiên Bắc Mĩ Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Bắc Mĩ được giới hạn từ vòng cực bắc đến A. xích đạo. B. vĩ tuyến 150B. C. chí tuyến bắc.
- D. vĩ tuyến 200B. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. B Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000-4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ. - Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng bắc-tây nam. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của khí hậu Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa - Theo chiều vĩ độ (bắc – nam), Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. - Theo chiều kinh tuyến (đông – tây): + Bờ Tây của Bắc Mĩ có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. + Bờ đông của Bắc Mĩ hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- - Ngoài ra còn có sự phân hóa khí hậu theo chiều cao. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. - Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 150 B nên tạo ra sự phân hoá bắc – nam. - Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển. + Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít. + Ngoài ra, các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao. - Do ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh. Bài 37. Dân cư Bắc Mĩ Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày tóm tắt về đặc điểm dân cư Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Tóm tắt về đặc điểm dân cư Bắc Mĩ. - Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều. Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.
- - Tỉ lệ đô thị hóa cao, hơn 76% dân số Bắc Mĩ sống ở các đô thị. Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương. Gần đây, sự xuất hiện nhiều thành phố mới ở miền nam và duyên hải Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Tại sao ở miền bắc và phía tây của Bắc Mĩ, dân cư lại rất thưa thớt? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Ở miền bắc và phía tây của Bắc Mĩ, dân cư rất thưa thớt vì: - Khu vực miền bắc có khí hậu rất lạnh, nhiều nơi đất bị đóng băng. - Khu vực phía tây là vùng núi Coóc-đi-e cao và hiểm trở, do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 3. Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Sự thay đổi trong phân bố dân cư của Hoa Kì và nguyên nhân. - Dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và đông bắc ven Đại Tây Dương xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
- - Nguyên nhân: các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm dân cư Bắc Mĩ. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI Câu 4. Dựa vào hình 37.1 SGK, hãy nhận xét về mật độ dân số của Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. Mật độ dân số của Bắc Mĩ. Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu (người/km2) Dưới 1 Bán đảo A-la-xca và bắc Ca-na-đa Từ 1 đến 10 Vùng núi Coóc-đi-e Từ 11 đến 50 Dải đồng bằng ven Thái Bình Dương Từ 51 đến 100 Phía nam và phía đông của đồng bằng trung tâm (nơi có sông Mi-xi-xi-pi chảy qua). Trên 100 Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải đông bắc Hoa Kì Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế (nông nghiệp) của Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 1. Hãy trình bày một cách khái quát về đặc điểm nông nghiệp Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1.
- - Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa với nền nông nghiệp của Mê-hi-cô. - Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Đây là hai nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. - Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo lương thực trong nước. - Hạn chế: nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế (nông nghiệp) của Bắc Mĩ. * Mức độ: thông hiểu CÂU HỎI Câu 2. Vì sao Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát triển được một nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. - Có diện tích đất nông nghiệp lớn, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. - Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học ứng dụng mạn mẽ trong sản xuất nông nghiệp. - Điều kiện khí hậu cũng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế (nông nghiệp) Bắc Mĩ. * Mức độ: vận dụng CÂU HỎI
- Câu 3. Quan sát hình 36.3 và 38.2 SGK, cho biết sự phân bố một số sản phẩm nông nghiệp ở Bắc Mĩ theo bảng sau. Vùng khí hậu Trồng trọt Chăn nuôi Ôn đới Cận nhiệt đới Nhiệt đới GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Sự phân bố một số sản phẩm nông nghiệp ở Bắc Mĩ. Vùng khí hậu Trồng trọt Chăn nuôi Ôn đới Lúa mì, ngô, đậu tương, mía, cam, bông Bò, lợn Cận nhiệt đới Bông, mía, cam, lạc Bò Nhiệt đới Dừa, chuối, cà phê, cam, ngô Bò Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế (nông nghiệp) của Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 4. Hãy trình bày sự phân hóa trong sản xuất nông nghiệp của Bắc Mĩ. Tại sao lại có sự sự phân hóa đó? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 4. - Sản xuất nông nghiệp của Bắc Mĩ có sự phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. + Vùng đồng bằng Bắc Mĩ:Lúa mì được trồng nhiều ở phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì. Xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía ) và cây ăn quả. + Vùng núi và cao nguyên phía tây, phía đông của Hoa Kì là vùng chăn nuôi gia súc. Phía tây nam Hoa Kì trồng nhiều cây ăn quả: cam, chanh và nho.
- + Trên sơn nguyên Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu. - Nguyên nhân của sự phân hóa: do sự phân hóa các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông đã ảnh hưởng tới sự phân hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ. Bài 39. Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế (công nghiệp) của Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết-thông hiểu CÂU HỎI Câu 1. Trình bày các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp của Hoa Kì biến đổi như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa, - Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì : + Về ngành: trước đây, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống. Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ, + Về mặt lãnh thổ : từ chỗ công nghiệp phân bố tập trung ở vùng đông bắc thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA). * Mức độ: nhận biết
- CÂU HỎI Câu 2. Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 2. Ý nghĩa của Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ đối với các nước Bắc Mĩ. - Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô. - Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô. - Mở rộng thị trường nội địa. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế (dịch vụ) của Bắc Mĩ. * Mức độ: nhận biết CÂU HỎI Câu 3. Trình bày vai trò và sự phân bố các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 3. Vai trò và sự phân bố các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ. - Nhìn chung, trong cơ cấu kinh tế của các nước khu vực Bắc Mĩ, ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng từ 68 đến 72%; trong khi đó công nghiệp chiếm 26 đến 27%; nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp, từ 2 đến 5%. - Các ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải Các ngành này phân bố chủ yếu ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và “Vành đai Mặt Trời” của Hoa Kì. Thông tin chung * Khối: 7, Học kì II * Chủ đề: Bắc Mĩ * Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế (công nghiệp) Bắc Mĩ. * Mức độ: vận dụng