Đề khảo sát chất lượng mũi nhọn môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 2881
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng mũi nhọn môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mui_nhon_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng mũi nhọn môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN HUYỆN NGỌC LẶC NĂM HỌC: 2021– 2022 Môn: Địa lí - Lớp 7 Đề thi gồm có: 01 trang Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày khảo sát: 1 tháng 3 năm 2022 Đề bài Câu 1:(4.5điểm) a. Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao? b. Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng ? c. Nêu sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn? Câu 2: (3.5 điểm) a. Trình bày đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới? b.Chứng minh khí hâu đới ôn hòa mang tính chất trung gian? Câu 3 (3.0 điểm) a. Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ? Câu 4: (3.0 điểm) a. Dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát biển? b. Tại sao châu Phi phải nhập khẩu lương thực và máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng? Câu 5:(1.0 điểm) Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương? Câu 6:(5.0 điểm) Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của Hoa Kì và Ca-na-đa (Năm 2001) Đơn vị: % Tên nước Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Hoa kì 26 2 72 Ca-na-da 27 5 68 a . Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Hoa Kì và Ca-na-đa . b . Qua bảng số liệu và biểu đồ nhận xét cơ cấu kinh tế của Hoa Kì và Ca-na-đa ? HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH MŨI NHỌN NĂM HỌC: 2021- 2022 Môn : Địa lí 7 Thang điểm: 20 điểm Câu Nội dung Điểm Tổng điểm 1 a.Các khu vực đông dân: - Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông 1.0đ Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin. - Nguyên nhân : Đây là những khu vực có điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa 0.5đ hình, nguồn nước, kinh tế phát triển b . Sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường : 4.5đ * Dân số tăng quá nhanh : 0.5đ - Do nhu cầu cuộc sống đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến nhiều loại khoáng sản đứng trước nguy cơ cạn kiệt . - Dân số tăng nhanh tác động đến môi trường: + Ô nhiễm nguồn nước : do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy + Ô nhiễm không khí: Do khí thải của các nhà máy và khói bụi phương tiện 0.25đ giao thong c . Sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn 0.25đ *Các hình thức tổ chức sinh sống + Quần cư nông thôn Nhà cửa xen ruộng đồng ruộng, tập hợp thành làng xóm thôn + Quần cư đô thị 0.5đ Nhà cửa xây thành phố, phường , quận * Mật độ dân số + Quần cư nông thôn: Dân cư thưa + Quần cư đô thị: Dân cư tập trung đông * Lối sống + Quần cư nông thôn 0.5đ Dựa vào truyền thống gia đình,dòng họ, làng xóm có phong tục tập quán, lễ hộ cổ truyền + Quần cư đô thị 0.5đ Cộng đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định và nếp sống văn minh ,trật tự bình đẳng. * Hoạt động kinh tế +Quần cư nông thôn Sản xuất nông ,lâm, ngư nghiệp là chính . +Quần cư đô thị Sản xuất công nghiệp, dịch vụ là chính . 0.5đ a. Đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới. - Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200 C 0.5đ - Có 2 lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh - Biên độ nhiệt năm,càng gần chí tuyến càng cao (hơn100C); 0.5đ - Có một thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 đến 9 tháng - Lượng mưa từ 500 đến 1500 mm; mưa tập trung vào một mùa; càng gần chí 0.5đ tuyến, lượng mưa càng giảm dần. 0.5đ 2 b.Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa được biểu hiện: 3.5đ
  3. - Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh. 0.5đ - Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng 0.25đ đới lạnh. 0.25đ - Về lượng mưa hàng năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh. 0.25đ - Chịu tác động của cả khối khí nóng và khối khí lạnh. 0.25đ a. Địa hình khu vực Bắc Mĩ: * Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều 0.25đ kinh tuyến. - Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000-4000m, gồm 0.25đ nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn 3.0 đ nguyên. 3 - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ. 0.25đ - Phía Đông địa hình chủ yếu là sơn nguyên và núi già a-pa-lát . b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. 0.25đ - Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15 0 B nên tạo ra sự phân hoá bắc – nam. 0.5đ - Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển. 0.5đ + Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di 0.5đ chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít. + Ngoài ra, các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao. 0.5đ - Do ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh. a.Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do : - Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu 0,5đ vực áp cao nên hầu như không mưa. - Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và 0,5đ biển ven bờ. Vì vậy ảnh hưởng của biển ít. - Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh (Ca-na-ri, Xô-ma-li, Ben-ghê-la). 0,5đ - Lục địa Á-Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi. b.Châu Phi phải nhập khẩu lương thực và máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng 0,5đ 3.0 đ vì: 4 - Nông nghiệp không chú trọng đầu tư vào sản xuất lương thực, chú trọng 0,5đ vào các đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Công nghiệp kém phát triển, chỉ có các ngành công nghiệp khai khoáng và 0,5đ công nghiệp chế biến thực phẩm. Nguyên nhân các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương là: 1.0đ Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và 5 điều hòa. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa ven biển đã biến các đảo thành những “thiên đàng 1.0đ xanh” giữa Thái Bình Dương. a . HS vẽ biểu đồ: HS vẽ biểu đồ hình tròn , chính xác , đẹp có chú giải có tên biểu đồ cho điểm tối đa . vẽ biểu đồ khác không cho điểm . 3.0đ b. Nhận xét. 6 - Trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kì và Ca-na-đa nghành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (lấy dẫn chứng) . 1.0đ 5.0đ - Công nghiệp và dịch vụ có tỉ trọng cao trong đó nghành dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (lấy dẫn chứng) 1.0đ
  4. Tổng: 20.0đ