4 Đề ôn tập thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề ôn tập thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 4_de_on_tap_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc
Nội dung text: 4 Đề ôn tập thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn
- Đề 1 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi: “Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” (Ngữ văn 9, tập một) 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính cuả đoạn văn trên là gì? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Ngữ liệu 2 Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) 3. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? 4. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? Phần 2: Làm văn Câu 1. Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Dựa vào nội dung ngữ liệu 1, phần đọc – hiểu. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đề 2. Hãy viết về ước mơ tuổi học trò. Câu 2. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Đề 2 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi: Cho đoạn văn sau: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại , như câu chuyện về một vị tiên , một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ , với những đồ đạc rất mộc mạc giản dị đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị , với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn đậm dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.” 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định nội dung đoạn trích? Ngữ liệu 2 Cho đoạn văn sau: “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. ( Nguyễn Đình Thi - Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009) 3. Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn. 4. Xác định câu ghép trong đoạn văn trên và chỉ ra thành phần câu. Phần 2: Làm văn Câu 1. Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng: 1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “ Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”. 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được. Câu 2. Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Đề 3 Phần 1: Đọc – hiểu Ngữ liệu 1 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? Hoàn cảnh đó có mối quan hệ gì tới mạch cảm xúc và chủ đề của bài thơ ? 3. Nêu nội dung chính của khổ thơ? 4. Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng rất hiệu quả một biện pháp tu từ. Em hãy chỉ ra phép tu từ đó và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? Ngữ liệu 2 Cho câu văn sau: Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp). Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu văn trên. 6. Các câu trong đoạn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Phần 2: Làm văn Câu 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Vụ tai nạn tại Gia Lâm (Hà Nội) ngày 29/ 02/ 2016 chắc vẫn ám ảnh lâu dài với nhiều người, bởi sự xót xa đau đớn tận cùng về cái chết oan uổng của 3 sinh linh vô tội. Nhưng, một nỗi xót xa khác cũng đang khiến nhiều người trăn trở, đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người. Nỗi đau sau vụ tai nạn thảm khốc, kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng xảy ra ở Gia Lâm ngày hôm qua vẫn cứa vào tâm can gia đình nạn nhân và những người ở lại. Người ta thấy sự bàng hoàng, thất thần hoảng loạn chưa dứt trong đôi mắt, trên gương mặt của người mẹ mất con, người con mất cha, người chồng mất vợ. Cái chết của những người thân yêu đến trong một tích tắc, đầy oan uổng và đau đớn. Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người. Cháu bé không còn nguyên vẹn hình hài, thoi thóp thở những giây cuối cùng của cuộc sống trên đôi tay cô giáo. Và cô giáo ấy, trong nỗ lực bằng mọi giá cứu học trò nhỏ bé bỏng, đã phải bất lực nhìn những chiếc xe cố chen khỏi đám đông, thậm chí cả khi cửa xe mở rồi, cô bé được bế lên, tài xế vẫn nhấn ga, cuống cuồng bỏ đi, bỏ lại cô bé bơ vơ giữa lòng đường.( ) (Nguồn Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu nói sau: Đã uống rượu bia thì không lái xe. Câu 2. Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.
- Đề 4 Câu 1 Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga Và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”. (“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” - 1990). 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 2. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn? 3. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì: Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga Và người đã làm nhiều nghề”. 4. Cụm từ “Có thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh” 5. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác? 6. Câu “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề”. Nếu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp thì câu trên thuộc loại câu nào? Phân tích cấu tạo. 7. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì? Câu 2 Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống: Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn. (J. Ruskin) Câu 3 Vẻ đẹp của người lao động mới trong đoạn ngữ liệu sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Ta hát bài ca gọi cá vào, Lướt giữa mây cao với biển bằng, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ( Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) Biển rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng, trên mặt biển đó có con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng: Thuyền ta lái gió với buồm trăng
- Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng – Câu thơ vừa thực vừa ảo, hình ảnh “ Thuyền” được đặt trong mối quan hệ hài hòa với những hình ảnh thiên nhiên ( lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng) diễn tả cảnh con thuyền tung hoành giữa trời biển mênh mông và đang làm chủ biển khơi, có gió làm người cầm lái, trăng làm cánh buồm. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Thơ Huy Cận trước Cách mạng thường thiên về thiên nhiên kì vĩ, là một thứ không gian bao la, rộng lớn đối lập với sự nhỏ bé đơn côi của con người. “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song. Sau Cách mạng, hình ảnh thơ của Huy Cận có sự đổi mới. Thiên nhiên như một người bạn đồng hành, nâng cao, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Người lao động tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng ta thấy họ được làm chủ biển khơi, lao động hăng say dũng cảm muốn chinh phục biển khơi nhưng cũng rất hòa hợp với thiên nhiên. Hình ảnh đoàn thuyền và sự hiện diện của con người không chỉ hòa hợp mà còn nổi bật ở vị trí trung tâm của vũ trụ. – Phải lcó tâm hồn lạc quan, gắn bó máu thịt với con người với cuộc sống mới thì nhà thơ Huy Cận mới có thể cất lên những vần thơ rất đẹp như vậy bằng chính tâm hồn lãng mạn của mình. b. Biển giàu đẹp nên thơ và có nhiều tài nguyên Cá nhụ cá chim cùng cá đé. Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long. – Có bao nhà thơ viết về biển, nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”. Không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, nhà thơ hình dung nước biển như những sợi tơ xanh mềm buông rũ. Những con cá thu như con thoi bạc qua lại đi về trong vùng tơ xanh ấy. Rồi nhà thơ lại thấy nước biển sóng sánh vàng như màu trăng. Đàn cá đủ loại bơi lội trong nước trăng vàng. Nhà thơ liệt kê “cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, chỉ miêu tả hai chi tiết làm cho bức tranh như sống hẳn dậy, có linh hồn: “ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” và “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Con cá song thân dày và dài trên vảy có chấm tròn màu đen và hồng như hình ảnh của một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng trong đêm. Hình dung ra cả đàn cá song như một đám hội rước đuốc tưng bừng lấp lánh trên mặt biển, đó là cảnh tượng lộng lẫy và kỳ thú ( Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã viết “ Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về” ) Tuy nhiên, hình ảnh “ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” là hình ảnh đẹp nhất. Cái đuôi cá quẫy nước, làm tung lên những giọt nước lóe sáng màu trăng giống như người họa sĩ vẩy ngọn bút tài hoa để lại một vùng bụi trăng lóe sáng trên mặt nước bằng phẳng. Rồi mặt biển như trở lại yên bình, có thể nhìn thấy những bóng sao trong đáy nước. – “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng. Những đốm sao lung linh trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho rằng : “ Nhờ câu thơ này, toàn bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và kỳ ảo hẳn lên” c. Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa, thủy chung, bao la như lòng mẹ – Người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào.
- Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. – Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là “ trăng cao gõ”. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền. Đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ, thiên nhiên và con người cùng hòa hợp trong lao động. – Con người chinh phục thiên nhiên nhưng cũng đầy lòng biết ơn với thiên nhiên “ Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” – Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hăng say, khẩn trương, sôi nổi. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. – Chỉ có một chi tiết tả trực tiếp người ngư dân “ kéo xoăn tay” gợi lên vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắp tay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo mẻ lưới đầy cá nặng. Từ phía chân trời bắt đầu hừng sáng. Khi mẻ lưới được kéo lên, những con cá quẫy đuôi dưới ánh sáng của rạng đôngvà lóe lên màu hồng như bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo được nhà thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực. Câu thơ “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” tạo một sự nhịp nhàng giữa sụ lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Với cách dùng nhiều vần trắc, âm hưởng khỏe khoắn, nhịp thơ hối hả, ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình, tạo nên khúc tráng ca lao động hào hùng giữa biển trời bao la.